|
(PCWorldVN) Đây là nơi tập hợp tất cả thiết lập liên quan đến hệ
thống, tương tự như phần Control Panel trong các phiên bản Windows
trước đây
- 10 thủ thuật tận dụng tối đa các tính năng trong Windows 10
- 10 điều cần biết trước khi nâng cấp lên Windows 10
- 6 tính năng sẽ biến mất trong Windows 10
- 7 công nghệ phần cứng bạn sẽ gặp trong Windows 10
- Windows 10 sẽ giúp Microsoft vực dậy mảng di động?
Khi nhấn vào Settings, trình đơn Settings mới của Windows 10 sẽ mở ra trong một cửa sổ mới có giao diện rõ ràng, thân thiện với thiết bị cảm ứng cùng với những mô tả đơn giản trông giống như phần PC Settings trong Windows 8.
Tuy nhiên, khác với PC Settings nằm ẩn trong thanh Charms Bar của Windows 8, phần Settings trong Windows 10 nằm ngay trong Start Menu.
Build 10130 được cho là bản build cuối cùng trước khi phiên bản Windows 10 chính thức được phát hành vào ngày 29/7 tới đây. Hồi đầu năm nay, Microsoft dường như muốn kết hợp phần Settings và Control Panel lại chung với nhau. Tuy nhiên, trong bản Build 10130 thì Control Panel vẫn tích hợp khá nhiều thiết lập quan trọng và hoàn toàn nằm tách rời so với phần Settings.
Nhìn chung, trình đơn Settings mới rất hữu ích vì mang hầu hết thiết lập cơ bản của máy tính ra khỏi Control Panel. Nhờ vậy, người dùng không muốn đào sâu vào mục Device Manager có thể nhìn thấy các phần cứng kết nối của họ và điều chỉnh các thiết lập Internet. Trình đơn Settings cũng có thêm vài thiết lập không tồn tại trong Control Panel, chẳng hạn như các tùy chọn liên quan đến quyền riêng tư cho người dùng máy tính bảng và điện thoại.
Trình đơn Settings mới trong Windows 10 hiện có các thẻ khác nhau: System, Devices, Network & Internet, Personalization, Accounts, Time & Language, Ease of Access, Privacy và Update & Security.
Thẻ System là nơi cung cấp các tùy chọn thiết lập cơ bản cho máy tính, bao gồm việc thay đổi một số thiết lập màn hình, tùy chọn năng lượng, lựa chọn ứng dụng mặc định cho các loại tập tin khác nhau và các giao thức, cùng với thiết lập chuyển đổi giữa chế độ tablet và PC chế độ. Trong phần Tablet Mode, bạn có thể bật hay tắt chế độ máy tính bảng và chọn cách xử lý các thao tác đăng nhập (hoặc đăng nhập trực tiếp vào chế độ tablet, trực tiếp vào chế độ PC, hoặc đăng nhập vào chế độ như khi bạn tắt hệ thống).
Thẻ Devices chứa các thiết lập liên quan đến thiết bị ngoại vi như chuột, touchpad và bàn phím. Thẻ này được chia thành 5 phần riêng biệt: Printers & Scanners, Connected Devices, Mouse & Touchpad, Typing và AutoPlay.
Thẻ Network & Internet có thể được truy xuất theo nhiều cách, thông qua trình đơn Settings bằng cách nhấn vào biểu tượng mạng trong khay hệ thống hoặc bằng cách nhấn vào Network Settings trong thanh Networks bên cạnh màn hình.
Thẻ Network & Internet có một vài mục khác nhau tùy thuộc vào máy tính, chẳng hạn như máy tính để bàn thường không có card mạng không dây và do đó phần Wi-Fi không xuất hiện trong Network & Internet.
Thẻ Personalization không phải là nơi cho phép thay đổi tất cả thiết lập liên quan đến tùy chỉnh, nhưng đó là nơi mà hầu hết mọi người sẽ vào để thay đổi giao diện hệ điều hành.
Riêng phần Themes chỉ là nơi cung cấp liên kết đến các thiết lập cơ bản trong Control Panel.
Trong trình đơn Settings mới của Windows 10, thẻ Accounts có 5 lựa chọn: Your account, Sign-in options, Work access, Family & other users và Sync your settings. Thẻ Accounts này cung cấp các tùy chỉnh liên quan đến việc thiết lập tài khoản, các tùy chọn đăng nhập, đồng bộ và chia sẻ tài khoản làm việc và gia đình.
Thẻ Time & Language trong trình đơn Settings của Windows 10 khá đơn giản, là nơi để thay đổi thời gian và ngày tháng, thêm ngôn ngữ và điều chỉnh các thiết lập ngôn ngữ.
Thẻ Ease of Access là nơi bạn sẽ tìm thấy hầu hết thiết lập khả năng tiếp cận của Windows 10. Nếu đang muốn tìm một giao diện độ tương phản cao, kích hoạt tính năng tường thuật bằng giọng nói hay thêm phụ đề, bạn sẽ tìm thấy những tùy chọn này ở đây.
Thẻ Privacy có một số thiết lập riêng tư mà bạn không thể tìm thấy trong Control Panel vì các thiết lập này được thiết kế cho máy tính bảng và điện thoại.
Microsoft đã loại bỏ hoàn toàn biểu tượng Windows Update trong Control Panel và chuyển sang trình đơn Settings mới của Windows 10. Thẻ Update & Security là nơi bạn sẽ tìm thấy Windows Update cùng với các tùy chọn để kích hoạt Windows, sao lưu, phục hồi, Windows Defender và các tùy chọn dành cho nhà phát triển.
http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/06/1240823/kham-pha-trinh-don-settings-trong-windows-10/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét