Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

BÊN TRONG SURFACE LAPTOP: PHẢI CẮT VẢI, CPU, RAM, SSD HÀN CHẾT, 0 ĐIỂM IFIXIT!

Surface Laptop đã bán ra và nó đã ngay lập tức lên bàn mổ của máy anh iFixit. Nhìn qua có thể thấy linh kiện bên trong được sắp xếp khá gọn gàn, cục pin lớn chiếm gần hết không gian bên trong, nhưng để sửa chữa thì không phải là ý hay. iFixit đánh giá khả năng sửa chữa của chiếc máy này là 0/10, lâu lắm rồi mới thấy mấy ảnh đánh giá như vậy, vì Surface Laptop "không thể mở ra mà không để lại nhiều thiệt hại lớn", còn "CPU, RAM, bộ nhớ đều được hàn lên mainboard và không thể nâng cấp gì cả". Pin của thiết bị cũng khó thay thế nên iFixit lo rằng khi chai pin không biết phải làm sao để gắn cục mới vào.

Ben_trong_Surface_Laptop_1.jpeg
Anh ấy còn nguyên vẹn trước khi bị mổ ra
Ben_trong_Surface_Laptop_2.jpeg
Chụp X quang một cái để xem tình hình cái nào
Ben_trong_Surface_Laptop_3.jpeg
Cục này nguyên gốc là để máy không bị trầy, bóc ra coi có gì, không có gì cả :D

Ben_trong_Surface_Laptop_4.jpeg
Giờ tới phần chính nè. Để mở máy ra, phải dùng dao cắt lớp vải Alcantara. Lớp này do một công ty chuyên cung cấp, nó cũng là loại vải lót bên trong của các thương hiệu bóp, ví, túi, thời trang xa xỉ. Cắt ra kiểu này đau quá.

Ben_trong_Surface_Laptop_5.jpeg

Ben_trong_Surface_Laptop_6.jpeg
Tiếp tục cắt, và một khi đã cắt ra bạn sẽ không bao giờ có thể hồi phục nó lại như cũ được nữa, thế nên iFixit mới đánh giá khả năng sửa chữa là 0.
Ben_trong_Surface_Laptop_7.jpeg
Giống như những thiết bị công nghệ hiện đại khác, để mở ra bạn phải làm chảy lớp keo mới dám đi tiếp, còn không dễ bị gãy lắm.

Ben_trong_Surface_Laptop_8.jpeg
Bóc được bàn phím ra rồi, nó là cả một tấm phủ lên trên luôn

Ben_trong_Surface_Laptop_9.jpeg
Tới đây là hết vui: cổng kết nối giữa bàn phím, touchpad với mainboard được giấu dưới một lớp shield nữa nên việc mở ra khó khăn hơn
Ben_trong_Surface_Laptop_10.jpeg
Toàn bộ tấm trên

Ben_trong_Surface_Laptop_11.jpeg
Muốn gỡ trackpad ra, bạn phải tháo lớp băng keo dán ở trên trước, sau đó tháo tới ốc

Ben_trong_Surface_Laptop_12.jpeg

Ben_trong_Surface_Laptop_13.jpeg
Giờ xử tới phần bên dưới. Nhìn vào cũng thấy khá là gọn gàng đấy
Ben_trong_Surface_Laptop_14.jpeg
Bóc loa của Surface Laptop, loa này có vẻ khá lớn
Ben_trong_Surface_Laptop_15.jpeg
Hai chiếc loa của Surface Laptop hai bên không cân xứng với nhau, giống trên Surface Pro 4, nó đã được tối ưu cho đúng vị trí đặt nó
Ben_trong_Surface_Laptop_16.jpeg
Đây là ăng-ten của Surface Laptop, nó được đặt sát vào dải nhựa để có thể thu phát sóng tốt, không bị cản trở vì khung kim loại

Ben_trong_Surface_Laptop_17.jpeg
Bóc mainboard của máy ra cái nào, sắp mổ xong rồi đó
Ben_trong_Surface_Laptop_18.jpeg
Màu đỏ chính giữa là CPU Core i7-7660U, màu cam kế bên là RAM LPDDR3 do SKHynix sản xuất, màu vàng là SSD 256 GB của Toshiba, xanh dương là bộ điều khiển màn hình do Microsoft phát triển và xanh lá là chip Wi-Fi, Bluetooth của Marvell.
Ben_trong_Surface_Laptop_19.jpeg
Bóc đến cổng 3.5mm, không có gì lạ lắm. Ở góc này bạn cũng có thể thấy bản lề rất chắc chắn của Surface Laptop.

Ben_trong_Surface_Laptop_20.jpeg
Bye bye màn hình
Ben_trong_Surface_Laptop_21.jpeg
Toàn bộ linh kiện của Surface Laptop


Nguồn: iFixit
 

https://tinhte.vn/threads/ben-trong-surface-laptop-phai-cat-vai-cpu-ram-ssd-han-chet-0-diem-ifixit.2704730/ 

 

 

 

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

LẮP ĐẶT CAMERA AN NINH: ĐỪNG TRAO "CHÌA KHÓA" CHO NGƯỜI XA LẠ!

Nhiều kỹ thuật viên lắp đặt camera an ninh dùng chung một tài khoản cho rất nhiều nhà đang là nỗi băn khoăn lớn và tiềm tàng nhiều rủi ro. Người tiêu dùng cần lưu ý.

Sử dụng chung tài khoản để dễ quản lý?
Camera an ninh đang là thiết bị công nghệ nhận được sự quan tâm từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi lắp đặt, một số kỹ thuật viên sử dụng chính email của họ để tạo tài khoản và dùng chung cho rất nhiều nhà khác nhau thay vì yêu cầu chủ nhà cung cấp thông tin tài khoản email.
Hệ thống quản lý camera an ninh
Hệ thống quản lý camera an ninh
Anh T. Lực ngụ Bình Chánh cho biết, có nhu cầu mua camera an ninh để quan sát và bảo vệ nhà tốt hơn nên anh tìm đến dịch vụ lắp đặt camera an ninh do người quen giới thiệu. Sau khi lắp đặt thành công, kỹ thuật viên gửi đến anh một ứng dụng camera trên điện thoại và máy tính cùng với tài khoản đăng nhập.
Đáng chú ý, anh Lực cho biết, tài khoản dùng để đăng nhập vào camera an ninh là tài khoản email của kỹ thuật viên đã lắp đặt camera. Mọi thao tác đăng nhập vào tài khoản trên thiết bị đều do kỹ thuật viên này thực hiện. Khi được hỏi làm sao để đăng nhập vào thiết bị của bố mẹ, theo lời anh Lực thuật lại: "Kỹ thuật viên này nói rằng nếu muốn đăng nhập vào các máy khác, cứ gọi điện thoại thì kỹ thuật viên này sẽ tới thiết lập và hướng dẫn cách dùng vì quá trình thiết lập hơi rối rắm".
Chị T. Kiều, ngụ Thủ Đức cũng cho biết tương tự sau khi lắp đặt camera an ninh tại nhà. Chị nói: "Hầu hết mọi thiết lập đều do kỹ thuật viên tự làm và cài đặt trên thiết bị của mình. Mình chỉ biết mở ra sử dụng và không mảy may để ý đến việc đăng nhập hay thao tác khi lỗi xảy ra. Nếu có phát sinh trong việc đăng nhập, chỉ gọi báo kỹ thuật viên bên đó xuống thực hiện lại giúp".
Mặc khác, chị Kiều cũng cho biết đã thắc mắc tại sao không sử dụng tài khoản email của chính mình và mật khẩu riêng thì kỹ thuật viên lắp đặt cho biết: "Việc tạo tài khoản sẽ khá rắc rối và khiến người dùng khó sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng mật khẩu này giúp cho kỹ thuật viên có thể can thiệp từ xa khi lỗi xảy ra.".
Đồng thời, chị Kiều cũng cho biết, kỹ thuật viên này cũng nói rằng, khi lỗi xảy ra thì sẽ sửa dễ hơn và không ai có thể vào được camera an ninh của chị.
Đừng trao "chìa khóa" cho người xa lạ!
Camera an ninh là một hệ thống giám sát căn nhà bạn theo thời gian thực và đó là dữ liệu cá nhân, cần được bảo mật tốt nhất. Đặc biệt, người dùng không muốn cuộc sống đời tư được phơi bày ra bên ngoài và do đó, sự quản lý tài khoản, quản lý hình ảnh cần được chú trọng và quan tâm hơn.
Chưa có thể biết được rằng, hình ảnh camera an ninh do kỹ thuật viên lắp có được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau hay không? Nhưng chắc chắn rằng, hình ảnh của bạn đang chia sẻ cho một người xa lạ, đó chính là người kỹ thuật viên đã lắp đặt camera. Nếu người dùng chấp nhận cho "thỏa thuận" như vậy, đồng nghĩa với việc chấp nhận quyền riêng tư cá nhân của mình được kỹ thuật viên đó sử dụng. Lời khuyên đưa ra, đừng trao "chìa khóa" của căn nhà bạn cho người xa lạ, mà hãy tự bảo vệ mình bằng chính quyền lợi vốn dĩ bạn nhận được.
Mặt khác, tài khoản sử dụng chung cho nhiều nhà được đăng nhập bởi tài khoản của kỹ thuật viên đó. Khi xảy ra trường hợp tài khoản trên bị tấn công, tất nhiên, hình ảnh camera của bạn và nhiều ngôi nhà khác sẽ được phơi bày.
Vì vậy, ngay từ khi lắp đặt, người tiêu dùng nên yêu cầu sử dụng email của chính mình, hãy thiết lập mật khẩu riêng tư. Nếu có phát sinh xảy ra lỗi, yêu cầu kỹ thuật viên đến kiểm tra và tự tay đăng nhập tài khoản và mật khẩu để đảm bảo hình ảnh của gia đình bạn do bạn quản lý thay vì người khác "coi hộ".
Đó chính là hành động bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ gia đình tránh những sự dòm ngó ở bên ngoài.
Gia Hưng

VÌ SAO KHÔNG NÊN DÙNG TIN NHẮN SMS ĐỂ XÁC THỰC HAI YẾU TỐ VÀ LỰA CHỌN THAY THẾ LÀ GÌ?

Với kiểu xác thực hai yếu tố thông qua SMS, một mã code sẽ được gửi tới điện thoại người nhận và bạn sẽ dùng nó để tiếp tục đăng nhập. Nhưng thực tế, tin nhắn SMS có nhiều vấn đề bảo mật và là lựa chọn kém an toàn khi cần xác thực hai yếu tố. Dù cũng cần làm rõ rằng, cách này vẫn còn an toàn hơn so với việc không dùng xác thực hai yếu tố.
Khi không dùng phương thức này, kẻ tấn công chỉ cần mật khẩu để đăng nhập tài khoản của bạn. Khi xác thực bằng SMS, ai đó sẽ cần cả mật khẩu và mã code gửi trong tin nhắn. Nên đương nhiên SMS vẫn an toàn hơn là không cần gì cả. Nếu đó là lựa chọn duy nhất thì hãy cứ dùng SMS. Tuy vậy, bạn cũng nên biết vì sao các chuyên gia khuyên không nên dùng SMS khi bạn có các lựa chọn khác, và những lựa chọn thay thế mà họ gợi ý.
Nhiều dịch vụ yêu cầu xác thực hai yếu tố để đảm bảo an toàn
Nhiều dịch vụ yêu cầu xác thực hai yếu tố để đảm bảo an toàn

Việc đổi sim sẽ giúp kẻ tấn công có được số điện thoại của bạn

Đây là cách xác thực bằng SMS: Khi đăng nhập, bạn sẽ nhận được tin nhắn văn bản tới số điện thoại đã cung cấp trước đó. Bạn nhập đoạn mã code trong tin nhắn đó và đăng nhập. Nghe có vẻ rất an toàn. Nhưng liệu có phải chỉ một mình bạn có được số điện thoại đó và một mình bạn thấy được đoạn code đó trên điện thoại hay không? Câu trả lời là không.
Nếu ai đó biết được số điện thoại của bạn hay các thông tin cá nhân như 4 số cuối số điện thoại mà bạn dùng để bảo mật trên xã hội, sẽ rất dễ tìm được bởi các công ty, chính phủ rò rỉ dữ liệu ra ngoài, họ có thể liên hệ liên hệ với công ty điện thoại và đổi số. Việc này được gọi là đổi sim (SIM swap), tương tự như khi bạn mua điện thoại mới và đổi số điện thoại sang đó. Kẻ tấn công mạo nhận là bạn sẽ cung cấp vài thông tin cá nhân, công ty điện thoại sẽ thiết lập lại điện thoại của họ bằng số của bạn, nhờ thế họ sẽ có được mã code gửi tới số điện thoại đó.
Ở Anh đã xảy ra những báo cáo về tình trạng nói trên khi kẻ tấn công đánh cắp số điện thoại của người dùng và truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ. New York cũng đã cảnh báo về hình thức giả mạo đánh cắp này. Về cốt lõi thì đây là hình thức tấn công lừa đảo qua mạng bằng việc lừa công ty điện thoại.

Tin nhắn SMS có thể bị can thiệp theo nhiều cách

Hoàn toàn có thể đánh cắp tin nhắn SMS. Các chính khách, nhà báo ở những quốc gia hà khắc đều muốn cẩn thận bởi chính phủ có thể đọc được tin nhắn SMS. Điều này đã xảy ra ở Iran khi các hacker nước này cho biết đã xâm nhập tài khoản Telegram thông qua tin nhắn SMS.
Kẻ tấn công lợi dụng vấn đề ở SS7, hệ thống kết nối roaming, để đọc tin nhắn SMS ở bất cứ đâu. Còn nhiều cách khác mà tin nhắn SMS có thể bị rò rỉ, bao gồm cả việc dùng trạm thu phát sóng giả, tin SMS không được thiết kế để bảo mật nên cũng không thể tin tưởng hoàn toàn chúng.
Tin nhắn SMS được gửi tới điện thoại để xác thực
Tin nhắn SMS được gửi tới điện thoại để xác thực
Nói cách khác một hacker có nghề và một chút thông tin có thể hack điện thoại của bạn, truy cập tài khoản trực tuyến. Đó là lý do vì sao Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ không còn khuyến khích sử dụng tin nhắn SMS để xác thực hai yếu tố.

Lựa chọn thay thế: tạo đoạn mã code trên thiết bị của bạn

Khi phương pháp xác thực hai yếu tố không dựa trên SMS tỏ ra an toàn hơn bởi các công ty điện thoại không thể để ai khác có được đoạn code đó. Lựa chọn phổ biến giờ đây là các ứng dụng như Google Authenticator hoặc Authy với các tính năng tương tự.
Các ứng dụng này sẽ tạo đoạn mã ngay trên điện thoại của bạn. Ngay cả khi kẻ tấn công đã chuyển số điện thoại của bạn sang điện thoại của họ, họ cũng không thể có được đoạn mã code. Dữ liệu cần để tạo đoạn code này sẽ chỉ có trên điện thoại của bạn mà thôi. Người dùng thậm chí còn không cần phải dùng những code này vì Twitter, Google và Microsoft còn kiểm tra phương pháp xác thực hai yếu tố bằng ứng dụng và cho phép đăng nhập trên thiết bị bằng cách đăng nhập vào ứng dụng đó trên điện thoại.
Ngoài ra cũng có các thiết bị token. Những công ty lớn như Google và Dropbox đã sử dụng chuẩn mới cho token xác thực hai yếu tố có tên U2F. Chúng có khả năng bảo mật cao hơn so với việc dựa vào các công ty di động hay mạng điện thoại lỗi thời.
Một thiết bị token xác thực hai yếu tố
Một thiết bị token xác thực hai yếu tố
Nếu buộc phải dùng SMS, bạn có thể tạo số Google Voice và gửi tới dịch vụ yêu cầu xác thực bằng SMS. Sau đó hãy đăng nhập tài khoản Google và xem các tin nhắn trên website hoặc ứng dụng Google Voice. Lưu ý là Google Voice không hỗ trợ ở Việt Nam nhưng nếu bạn đang ở quốc gia khác thì hoàn toàn có thể sử dụng.

https://quantrimang.com/vi-sao-khong-nen-dung-tin-nhan-sms-de-xac-thuc-hai-yeu-to-va-lua-chon-thay-the-la-gi-136371