Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

MỔ RUỘT ASUS ZENFONE 2, VỎ NHỰA DỄ THÁO, NHIỀU ỐC, BO MẠCH NHỎ CHI CHÍT CHIP

Trang QQ.com đã đăng tải một loạt hình ảnh mổ xẻ chiếc ASUS ZenFone 2. Qua hình ảnh thì có vẻ như việc tháo bung chiếc máy này không quá khó khăn, vỏ máy làm bằng nhựa với nhiều ngàm giữ và nhiều ốc, các mô-đun camera, pin, khe SIM và thẻ nhớ có thể được thay thế (nếu hư hỏng) khá dễ dàng. Tuy nhiên, bo mạch của máy rất nhỏ với chi chít các tụ và chip nằm sát nhau. Chúng ta cũng không được xem cận cảnh màn hình và tấm nền, khá đáng tiếc.

Hình ảnh không được đẹp như iFixit, anh em xem tạm vậy:


mặt_sau.
Đây là ASUS ZenFone 2 mặt sau nơi sự tò mò bắt đầu.​

Chỗ_nạy_vỏ.
Vỏ của ZenFone 2 có thể tháo rời, có một khe nhỏ tại góc dưới bên phải thân máy, bạn dùng móng tay để nạy ra.​

Vỏ.
Vỏ được làm bằng vật liệu PC + ABS khá dẻo, có in logo Intel inside cho biết máy dùng vi xử lý Intel.​

NFC.
Mặt trong của vỏ có mạch NFC.​

Tháo_ốc.
Chúng ta phải mở 14 con ốc cố định để tháo được cụm nút âm lượng và khung nhựa bảo vệ phần cứng.​

Khung_mạch_vol.
Đây là khung nhựa và cáp điều khiển âm lượng nằm dưới nút bấm.​

Khung.
Khung nhựa bảo vệ phần cứng với chi chít nhiều lỗ bắt ốc.​

cáp_vol.
Cáp điều khiển âm lượng được dán cố định vào máy bằng băng keo 2 mặt.​

Khung_ăng_ten.
Phía trên, mặt trong của khung nhựa bảo vệ có các ăng-ten Wi-Fi, Bluetooth, GPS và phía dưới tích hợp ăng-ten sóng.

Loa_ngoài.
Tiếp tục tháo mô-đun loa ngoài.​

Mic_rung.
Mạch nhỏ xíu này là mô-đun chứa mic chống ồn và cục rung.​

Tháo tiếp mạch sạc, kết nối microUSB. Mạch này được gắn bằng socket.​

pin.
Pin được gắn vào thân máy bằng 7 con ốc và kết nối bằng socket.​

sim_thẻ.
Một điều thú vị là mô-đun chứa 2 khe SIM và khe thẻ nhớ microSD được ASUS dán trực tiếp lên vỏ kim loại bên ngoài của cục pin.

ZenFone 2 dùng pin Li-Po dung lượng 3000 mAh 3,8 V, model pin là C1191424, cell pin ATL.​

cạp_lồng.
Tháo cạp lồng che bo mạch chính.​

bo_mạch.
Bo mạch, cụm camera trước, camera sau, loa thoại được tháo rời.​


Bo mạch được sản xuất bởi COMPEQ Đài Loan, phía trước bo mạch tích hợp cảm biến ánh sáng, cảm biến tiệm cận, jack tai nghe 3,5 mm, socket kết nối camera sau, camera trước.

mạch_mặt_trước.
Chi tiết về các con chip tại mặt trước bo mạch (tương ứng với màu, riêng màu vàng chói quá mình để nguyên chữ đen)
  • Chip giải mã âm thanh Realtek ALC5647
  • Chip Wi-Fi Broadcom BCM4339
  • Chip khuếch đại âm thanh Ti TPA2080D1
  • Chip xử lý băng tần 4G Intel PMB9933
  • IC nguồn Intel PMB6830
  • Bộ nhớ RAM 256 Mb LPDDR2 điện năng thấp Winbond W978H6KBVX
  • Mô-đun gởi nhận gói tin đầu cuối Tx-Rx FEM dành cho kết nối dữ liệu di động Skyworks SKY77597-11 (màu vàng)
  • Vi xử lý Intel Atom Z3560 64-bit cùng RAM 4 GB
  • Chip xử lý NFC Broadcomm BCM20795.

mạch_mặt_sau.
Lật lại mặt sau của bo mạch:
  • Chip xử lý tín hiệu GPS, GPRS, Bluetooth 4.0 Intel PMB8818
  • Chip xử lý tín hiệu định vị GPS, GLONASS Broadcom BCM47531A1
  • Chip thu phát tần số vô tuyến Intel PMB5747
  • Chip chuyển đổi ăng-ten Murata LMSWx
  • Chip khuếch đại đa băng tần Skyworks SKY7851
  • Mô-đun khuếch đại độ mạnh đa băng tần đa chế độ (PAM) Skyworks SKY77627-11
  • Chip xử lý sạc nhanh Qualcomm SMB1357
  • Bộ nhớ 32 GB SanDisk SDIN8DE4-32G
  • Chip chuyển đổi ăng-ten Skyworks SKY7006 (màu vàng)
Theo: My Fix Guide
 

File đính kèm:

 https://www.tinhte.vn/threads/mo-ruot-asus-zenfone-2-vo-nhua-de-thao-nhieu-oc-bo-mach-nho-chi-chit-chip.2453419/

[IGNITE 2015] WINDOWS 10 SẼ LÀ PHIÊN BẢN WINDOWS CUỐI CÙNG

Windows_10.

Tại hội nghị Ignite 2015, Microsoft nói rằng chúng ta nên nghĩ đến Windows 10 như một dịch vụ và đây cũng sẽ là phiên bản cuối cùng của Windows. Khác với các phiên bản Windows trước đây, Microsoft sẽ không để cho Windows 10 cũ đi mà nó sẽ được nâng cấp và cập nhật liên tục.

Microsoft rất tự tin về hướng đi mới đối với Windows, dẫn lời một người phát ngôn của Microsoft: "Chúng tôi không nói về tương lai của thương hiệu (Windows) vào lúc này nhưng người dùng có thể tin tưởng rằng Windows 10 sẽ luôn được cập nhật và hỗ trợ cho nhiều loại thiết bị từ máy tính PC đến điện thoại, Surface Hub, HoloLens và Xbox. Chúng tôi đang hướng đến tương lai dài lâu của một Windows nhiều đổi mới."

Như vậy, tương lai của Windows sẽ phụ thuộc vào những bản cập nhật hệ thống thay vì một phiên bản OS mới, hoàn chỉnh với nhiều tính năng tích hợp. Các bản cập nhật có thể sẽ được phát hành khi cần thay vì phải chờ đến một thời điểm nhất định trong tuần (trước đây Microsoft thường phát hành các bản vá vào ngày thứ 3, còn gọi là Patch Tuesday và thủ tục này sẽ không còn được áp dụng với Windows 10). Window 10 được chia thành nhiều thành phần OS khác nhau do đó các ứng dụng tích hợp sẵn và Start Menu có thể được cập nhật độc lập với lõi OS.

Microsoft muốn đảm bảo rằng hệ điều hành Windows có thể chạy trên tất cả các dạng thiết bị nên có vẻ như hãng sẽ không có ý định phát hành thêm một OS nào khác. Mục tiêu của Microsoft là một Windows thống nhất và thử liên tưởng đến trình duyệt Chrome vốn được Google cập nhật thường xuyên, Windows cũng vậy và người dùng sẽ không mấy bận tâm đến con số cho biết bạn đang dùng phiên bản nào, cũ hay mới. Thông qua hệ thống cập nhật, các tính năng mới sẽ được dọn sẵn, bạn chỉ việc mở máy lên và trải nghiệm.

Theo: Slashgear
 

https://www.tinhte.vn/threads/ignite-2015-windows-10-se-la-phien-ban-windows-cuoi-cung.2458668/

 

 

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

CÁCH CÀI MAC OS X LÊN VMWARE TRÊN WINDOWS CHẠY MƯỢT MÀ NHƯ MÁY MACBOOK XỊN



macosx_vmware.

Mac OS X là một hệ điều hành tiên tiến, dễ dùng và cực kỳ ổn định khi sử dụng hàng ngày, chưa kể là Mac OS vốn rất đẹp nếu so với Windows hay Linux. Được sử dụng nó là mơ ước của rất nhiều người. Thế nhưng cái giá để có thể xài Mac OS là rất đắt đỏ vì Mac OS được tạo ra với mục đích chỉ chạy trên các máy tính Macintosh do Apple sản xuất. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Mac OS X lên VMWare trên Windows:

Trước giờ, thông thường để chạy Mac OS X thì bạn chỉ có thể có 2 cách:

1. Mua một cái máy Mac: khỏi nói, có tiền mua thì khỏi bàn rồi nhưng mà giá máy Mac thì mắc gấp 2-3 máy PC/Laptop cùng cấu hình

hackintosh.

2. Áp dụng kỹ thuật Hack-intosh, tức là cài đặt Mac OS lên một cái máy tính PC bình thường: cách này cho đến nay vẫn là phương thức thường dùng của người không có điều kiện mua máy Mac (có giá gấp 2-3 lần một PC hay Laptop cùng cấu hình), tuy nhiên giới hạn của Hackintosh là cấu hình máy hiện tại mà bạn đang sở hữu ít khi có thể chạy trơn tru với bản Mac OS Hack này do phần cứng không tương thích (Mac OS vốn chỉ hỗ trợ 1 số driver rất giới hạn), việc cài Hackintosh cũng khiến Mac OS bất ổn do các phần mở rộng nhân hệ thống (Kernel Extension - Kext) không phải lúc nào cũng tương thích với nhân của OS vì nó do các developer không phải cua Apple làm, tìm cách làm cho Mac OS chạy với các phần cứng không đúng với Apple thiết kế. Hackintosh về cơ bản bạn chỉ có 2 lựa chọn, 1 là mua 1 cái máy PC được lựa chọn kỹ phần cứng tương thích với các Kext đã được các Dev tạo sẵn, hoặc chấp nhận chạy Mac OS mà thiếu tính năng. Do đó giải pháp Hackintosh không thực sự hoàn thiện. Đặc biệt là Hackintosh hầu như ít tương thích với cácc Laptop vì cấu hình Laptop là không thể thay đổi. Vậy nên giấc mơ xài Mac OS có vẻ thực sự rất xa vời :)

Giải pháp tốt nhất hiện nay:


Cài đặt Mac OS X mọi phiên bản (từ 10.5 trở lên) lên VMWare như một máy ảo:


Giải thích ngắn gọn: VMWare thực ra có một phiên bản VMWare dành cho Mac OS gọi là VMWare Fusion, bản VMWare này hỗ trợ việc chạy Mac OS X trên các máy Mac (chuyện đương nhiên :)), đây chính là khởi nguồn cho ý tưởng "VMWare Fusion có thể chạy Mac OS trên máy Mac. Vậy có cách nào để VMWare Workstation chạy Mac OS trên máy PC/Laptop Windows không?

Ý tưởng này thực sự rất thú vị: do đó các hacker (trong đó có mình) có tham gia 1 thread trên InsanelyMac thảo luận về ý tưởng port các đoạn mã/tính năng hỗ trợ chạy Mac OS từ VMWare Fusion (Mac) qua VMWare Workstation (Windows). Ý tưởng này rất khả thi vì các bản VMWare thực ra được tạo ra từ cùng một CodeBase (cơ sở mã nguồn) như nhau thôi.

Lúc đầu việc port được thực hiện khá thủ công. Đầu tiên là thử dùng máy ảo dạng FreeBSD (profile bsd) vì Mac OS X thực ra là một bản phát triển của Unix, rồi một file iso mồi thay thế cho UEFI boot (lúc đầu VMWare 6.0 - 7.0 chưa hỗ trợ UEFI - chôm từ Hackintosh) ... Các bước thủ công đó đều đem tới một kết quả rất khả quan là Mac OS boot và cài đặt bình thường trên VMWare Workstation Windows. Tuy nhiên cách làm khá phức tạp rất khó áp dụng vì liên quan tới patch VMWare này nọ để nó hỗ trợ Mac OS X ...

Tới cuối năm 2011, một bạn siêu nhân nick Zenith432 đã tổng hợp các kỹ thuật trên và làm thành 1 bộ script tự động để patch VMWare, sau đó là sự ra đời của VMWare Workstation 8.0 cung cấp trọn vẹn UEFI boot cũng như một siêu nhân khác chỉnh sửa patchscript của bạn trên thành một bộ công cụ có tên Unlocker. Kỹ thuật patch VMWare để VMWare Workstation có các tính năng hỗ trợ Mac OS X như VMWare Fusion coi như hoàn thiện.

Ok giới thiệu dài dòng vậy để bạn hiểu rõ nguồn gốc phát triển khá lâu dài của kỹ thuật này và giờ là cách thực hiện :)

Yêu cầu phần cứng:

Dĩ nhiên đây là máy ảo chạy trên máy thật nhưng dù gì thì vẫn có một chút yêu cầu đối với phần cứng đủ để chạy VMWare:

1. RAM: 8 GB, tốt nhất là 8 GB muốn chạy máy ảo mà số RAM thấp hơn 8 GB thì hơn ái ngại chút vì máy sẽ chậm

2. CPU: Intel Core i3, Core i5 hay Core i7 thế hệ nào cũng được vì Core i5 trở lên có hỗ trợ tập lệnh ảo hóa Intel Virtualization VT-x nên. Nếu Core i7 thì ngon hơn vì có thêm tập lệnh VT-d (IO Direct) giúp máy ảo truy cập trực tiếp phần cứng thật nên máy nhanh hơn. Core 2 Duo thì thôi dẹp vì không có VT-x máy chạy chậm lắm không chạy nổi VMWare đâu

3. Ổ cứng: tốt nhất là SSD nếu có điều kiện (SSD 128GB giờ cũng khoảng 1 triệu mấy rẻ bèo, cắm vô thấy cái máy chạy nhanh gấp 100 lần liền), nếu không thì dùng HDD cũng được nhưng cảnh báo là sẽ chậm vì Mac OS X là HĐH đọc ghi dữ liệu rất ác, ngay cả máy Mac xịn cũng chuyển qua SSD cả rồi vì HDD chậm lắm. Tuy nhiên với Windows là HĐH chủ thì chúng ta có 1 phép màu khác :D nếu dùng HDD mà áp dụng phép màu này thì hiệu quả cũng được gần bằng SSD , tuy nhiên RAM bắt buộc phải 8 GB, dưới 8 GB là thua, cuối bài sẽ nói tới cái tối ưu này

Yêu cầu phần mềm:

1. Tải về VMWare Workstation bản 11.0 tải tại đây

2. Tải về ảnh đĩa VMDK bộ cài Mac OS X 10.7 Lion mà xnohat đã tạo sẵn tại đây (cái này không thể kiếm ở đâu khác đâu :)) . Tải về giải nén (pass giải nén: xnoha) được file Mac OS X Lion Installer.vmdk .

3. Tải về VMWare Mac OS Unlocker từ InsanelyMac tại đây (tải bản mới nhất là Unlocker 2.0.4 tương thích VMWare Workstation 11.0)

Cách thực hiện:

1. Cài đặt VMWare Workstation 11.0 : cái này thì tự cài nghen

2. Sau khi cài xong VMWare thì giải nén cái Unlocker 2.0.4 ở trên ra 1 folder, sau đó chạy file win-install.cmd

macosx_vm_01.

Đợi 1 chút cho Unlocker nó patch VMWare, xong thì nó tự tắt cửa sổ dòng lệnh

3. Vào VMWare tạo máy ảo mới > chọn Custom (Advanced) > chọn Hardware là Workstation 10 vì Hardware 10 có hỗ trợ VMWare Fusion, bản Hardware 11 VMWare Fusion chưa hỗ trợ > Next > I will install ... later ... > Chọn Mac OS X > chọn Mac OS X 10.7 (như hình dưới) > Next > chọn chỗ lưu máy ảo Mac OS X, nên chọn lưu vô ổ SSD để tăng tốc độ truy cập ổ cứng cho Mac OS X > Firmware Type chọn EFI (tức là UEFI) > Processors để mặc định là được > RAM mặc định > Network để là NAT > Next mấy cái mặc định tới khi gặp chỗ Create a New Disk (tạo ổ cứng mới) > Next > chọn Store Virtual Disk as a Single File để có hiệu suất cao > Next mấy cái tới Finish luôn.

macosx_vm_02.

Vậy là đã có máy ảo

4. Chọn máy ảo Mac OS X 10.7 và click vô dòng "Edit virtual machine settings":

macosx_vm_03.




Bấm nút Add ở cửa sổ hiện ra, chỗ Hardware Type chọn Hard Disk:

macosx_vm_04.

Next > Next > Chọn "Use an existing virtual disk" > Next > Disk File: chọn tới chỗ file Mac OS X Lion Installer.vmdk lúc nãy. Bấm Finish.

Xong, giờ thì bấm nút Start (nút play màu xanh) để khởi động máy ảo Mac OS X.
Chờ 1 chút sẽ thấy giao diện cài đặt Mac OS như dưới (hoặc giao diện chọn ngôn ngữ)

macosx_vm_05.

Ok giờ thì phần cài đặt là của bạn, tự khám phá nhé :D

Lưu ý: ổ đĩa ảo vẫn chưa được format đâu, nhớ dùng Utilities > Disk Utility để format thành định dạng Mac OS Extended rồi mới cài được nhé.

Cài xong Mac OS X thì có thể vô App Store để update lên Mac OS X mới nhất 10.10 Yosmite nếu bạn thích cái HĐH bóng lộn ấy :D

Cập nhật thêm:

Quan trọng - Cài đặt VMWare Tools lên cho Mac OS X:


VMWare Tools là một bộ driver của VMWare giúp cho Mac OS X có các tính năng:
  • Tự động điều chỉnh độ phân giải màn hình ( View -> Autosize -> Autofit Guest )
  • Kéo thả file giữa HĐH chủ (Windows) và HĐH khách (Mac OS X)
  • Chia sẻ ổ cứng, thư mục từ HĐH Windows qua Mac OS X.
VMWare Tools này thực ra là bản trích xuất từ VMWare Fusion.

Bạn vào menu VM > Removable Devices > CD/DVD > Setting > Chọn "Use iso image file"

Tìm tới thư mục cài đặt VMWare (thường là "C:\Program Files (x86)\VMware\VMware Workstation\") trong đó có file Darwin.iso. Đây chính là bộ cài VMWare Tools cho Mac OS, chọn Open . Rồi chỗ mục Device Status chọn Connected > Bấm OK

Bạn sẽ thấy ổ đĩa CD tự chạy VMWare Tools, click cài đặt. Cứ next next next tới khi nó có nút Restart là xong.

Chúc bạn vui vẻ với Mac OS X trên Windows - Apple không thích điều này :))))

Cập nhật thêm:

Tăng tốc độ ổ HDD gần bằng SSD

Kỹ thuật tăng tốc này gọi là Disk Read/Write Caching on RAM tức là khi đọc ghi dữ liệu xuống ổ cứng, chúng ta sẽ dùng RAM là một bộ đệm tạm ở giữa giúp tốc độ truy xuất ổ cứng tăng lên tới 200% (tùy trường hợp).

Tuy nhiên vì dùng RAM làm bộ đệm nên máy cần phải nhiều RAM, ít nhất là 8GB RAM thì mới đủ cho vừa đệm ổ cứng vừa VMWare vừa Máy ảo Mac OS X.

Cách làm thì dùng phần mềm

1. SuperCache:
cái này thì mắc lắm (1000$ cho 1 license) có c***k nhưng chỉ cho bản 32bit thôi :D nên bạn nào giàu có tiền mua thì xài, cái này xài thì tốt nhất, hiệu quả nhất, tốc độ tăng mát trời ông địa luôn

2. PrimoCache: kém hơn SuperCache 1 chút nhưng giá mềm hơn nhiều, chỉ 29$ (650k VND) nhưng không có c***k. Bạn được xài thử đầy đủ tính năng tới 90 ngày rồi mua

PrimoCache thì cấu hình như dưới đây:

macosx_vm_06.

Tóm tắt: dùng 1024 MB RAM làm bộ đệm, áp dụng đệm cho Đọc lẫn Ghi, bật chế độ đệm Ghi tức là ghi lên RAM sau đó 10 giây mới đẩy xuống ổ cứng (đây là phép màu đó, vì ghi lên RAM nên nhanh hơn ổ cứng 1000 lần, sau đó từ RAM mới từ từ ghi xuống ổ cứng)

Chúc bạn vui vẻ với cái ổ cứng HDD nhanh gần bằng SSD

xnohat ( www.facebook.com/xnohat )

Bài này nếu bạn nào copy đi đâu vui lòng đặt link dẫn nguồn về xnohat

DEMO tốc độ Mac OS X trên VMWare cho bạn nào thắc mắc, chạy mượt Adobe Photoshop CC nghen ( thử với PS vì đây là thứ mà mọi người xài Mac OS đều thích xài )




https://www.tinhte.vn/threads/cach-cai-mac-os-x-len-vmware-tren-windows-chay-muot-ma-nhu-may-macbook-xin.2458263/

 

  PHẦN GÓP Ý

Chào bạn!

+ Mình cho bạn biết một điều là mọi phần cứng hiện nay sử dụng CPU intel đều có thể Cài Mac mượt mà với hackintosh.
+ Việc cài Hackintosh không khiến Mac OS X bất ổn do việc sau khi cài xong, hackintosher sẽ phải tối ưu lại hệ thống. Không phải là cứ cài vào là xong mà còn phải tối ưu hệ thống thông ủa DSDT, kext và config. Việc này đòi hỏi tính kiên trì cao và nếu không kiên trì thì bạn có thể thuê dịch vụ cài.
+ Một số thành phần không có kext nhưng đã có kext là chạy ổn định chứ k vấp váp như bạn nói. Không có kext tương thích chủ yếu là card wifi, mà card wifi thì có thể thay hoặc sử dụng usb wifi.
+ Khi bạn mua Laptop thì không có sự lựa chọn nhiều về phần cứng , chủ yếu tránh xa card Firepro mà thôi. Hầu hết laptop bây giờ tránh được Firepro thì cài Mac đều tương thích cả, phần cứng Desktop cũng vậy.
+ Hackintosh là giải pháp tốt nhất về hiệu năng và tính năng của hệ thống Mac OS X giá rẻ.
____
+ VMware không phải áp dụng nhiều thủ thuật nhưng vấn đề nẩy sinh là phần cứng của Máy thật phải đủ mạnh, như bạn nói tối thiểu 8GB ý thì hackintosh chỉ cần 4GB là đủ. Chạy trên máy ảo bạn không tận dụng hết được sức mạnh của phần cứng máy tính mà bị giới hạn trong phần cứng của máy ảo. Rõ ràng máy bạn CPU 4 lõi 8 luồng, GPU GTX 980 VRAM 4GB mà vào máy ảo cũng chỉ có VRAM 128MB trong khi Hackintosh thì nhận đủ 4 lõi 8 luồng và nhận đủ GTX980 4GB - bạn nói gì về điều này?

Thật sự thì mình chưa thấy bạn biết đến mùi vị của Hackintosh mà giám phán như người trong cuộc như vậy là một điều phi lí. Mình nghiên cứu sâu Hackintosh hơn một năm và hiểu rõ vấn đề. Nếu VMWare ngon hơn thì mình đã không cần nghiên cứu rồi.
___ 

 

Đã từng dùng qua 2 cách là cài trên máy thật và máy ảo, cá nhân mình thấy thì cài trên máy ảo có lợi thế là dễ dàng hơn trên máy thật, cài máy thật phải lọ mọ backup dữ liệu kẻo cài lung tung 1 hồi bay hết mất, máy thật nhiều lúc gặp sự cố thì ko có máy để mà google tìm giải pháp  



Nhìn cái cấu hình đòi hỏi thì xách tiền mua con mac về xài cho rồi chứ lăng tăng cài tới cài lui chi cho mệt.

Mà có win rồi cài mac chi? Chỉ khi nào anh em mê lắm mới cài, cài rồi ngồi ngó chứ đã quen xài win rồi thì ai rãnh xài mac (và ngược lại)... Đồ hoạ ư? Chắc pro lắm mới cần, mà pro quá thì mua luôn mac cho rồi 

 

 

..................................................................................


Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

SỬ DỤNG BÀN PHÍM THAY THẾ CHO CHUỘT BỊ HỎNG WIN XP, 7, 8

Sử dụng bàn phím thay thế cho chuột bị hỏng, xử lý chuột bị hỏng như thế nào, cách sử dụng chuột bàn phím máy tính, dùng bàn phím điều khiển chuột

Chuột và bàn phím là 2 thiết bị rất quen thuộc trên máy tính của bạn. Khi chuột của các bạn không có hoặc không hoạt động, các bạn sẽ thấy việc điều khiển máy tính là bất khả thi. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng bàn phím điều khiển con chuột trên màn hình máy tính 1 cách đơn giản.

Nhấn ALT trái + SHIFT trái + NUM LOCK để bật tính năng Mouse Keys, chọn Yes (bằng cách nhấn enter). Cách này dùng chung cho cả win XP và Win 7.


Sử dụng bàn phím thay thế cho chuột bị hỏng Win XP, 7, 8


Khi tính năng này được bật sẽ có 1 icon nhỏ bên dưới thanh Taskbar, bạn dùng bàn phím số bên tay phải để điều khiển chuột theo hình vẽ sau



Sử dụng 1 trong 8 phím tương ứng để di chuyển chuột theo các hướng.
Giữ CTRL + "phím di chuyển": cho phép di chuyển nhanh hơn
Giữ SHIFT + "phím di chuyển": cho phép di chuyển chậm hơn.

Để tắt tính năng này cần nhấn ALT trái + SHIFT trái + NUM LOCK 1 lần nữa.

http://vforum.vn/diendan/showthread.php?38601-Su-dung-ban-phim-thay-the-cho-chuot-bi-hong-Win-XP-7-8&s=874779250e1fe9969e1fa4c6382db998

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

[CAMERA.TINHTE.VN] GIỚI THIỆU ỨNG DỤNG MIỄN PHÍ TỰ HỌC VÀ TÌM HIỂU VỀ DOF / BOKEH

unnamed-1.

Xin giới thiệu với anh em một ứng dụng trực tuyến tìm hiểu về DOF (depth of field range - độ sâu trường ảnh) rất trực quan, dễ hiểu và có thể ứng dụng cụ thể cho thiết bị chụp ảnh mà bạn đang có. Đây là ứng dụng của lập trình viên Michael Bemowski người Ba Lan thực hiện. Ứng dụng giả lập toàn bộ hình ảnh thực tế với từng tiêu cự ống kính, máy chụp và kích thước cảm biến ảnh, khoảng cách chụp, khẩu độ ống kính... để có kết quả dof hoặc bokeh thực tế như thế nào. Click vào đây để xem và sử dụng miễn phí. Bạn chỉ việc bấm vào link để tìm hiểu, hoặc tải về thiết bị di động để dành xem khi cần.

Ứng dụng giả lập có thể tuỳ chọn 4 ảnh nền có độ phân giải cao, 8 người mẫu có chiều cao khác nhau và 10 loại bokeh tuỳ ý người dùng. Mỗi một thay đổi về thông số thiết bị chụp đề có ảnh hưởng tức thì tới khung ảnh và đối tượng chụp một cách trực quan. Bạn có thể quan sát sự thay đổi trên kết quả ảnh để có bài học hay kết quả cho mình.

Các thông số tuỳ chỉnh:
  1. Tiêu cự ống kính (focal length)
  2. Khẩu độ (aperture)
  3. Kích thước film / cảm biến ảnh hoặc dòng máy ảnh cụ thể (camera model)
  4. Khoảng cách từ máy ảnh đến mẫu chụp và hậu cảnh (background)
Các thay đổi trực quan về:
  1. Độ sâu trường ảnh (dof)
  2. Vùng mờ hậu cảnh (background blur)
  3. Khoảng cách nét tối ưu (hiperfocal distance)
  4. Hiệu ứng nhiễu xạ (diffraction - làm mờ mềm toàn khung ảnh)
Học trực tuyến hoặc tải phiên bản dùng offline cho các thiết bị tại: http://dofsimulator.net
Cài đặt cho thiết bị di động tại: Link

Screen Shot 2015-05-04 at 11.13.03.

Ví dụ:
  1. Appearance.: Chọn mẫumẫu nữ Women 1; Background Paris; khung ảnh ngang
  2. Lens: Chọn tiêu cự ống kính 85mm, khẩu f/2.8; kích thước sensor máy compact 1.5" (crop 1.85x)
  3. Position: Khoảng cách từ máy đến mẫu 8mm; hậu cảnh cách mẫu 25mm
Kết quả:
1.

2a.

  1. Appearance.: Chọn mẫumẫu nữ Women 1; Background Paris; khung ảnh ngang
  2. Lens: Chọn tiêu cự ống kính35mm, khẩu f/8; kích thước sensor máy 35mm (full-frame)
  3. Position: Khoảng cách từ máy đến mẫu 8mm; hậu cảnh cách mẫu 25mm
Kết quả:
2.

1a.

Dof - Độ sâu trường ảnh là gì?
Là thuật ngữ được dùng để diễn tả vùng trước và sau tính từ điểm nét của anh. Viết tắt là DOF (Depth of field). Kiểm soát vùng này bằng cách tuỳ chỉnh khẩu độ ống kính. Chẳng hạn bức ảnh được chụp với khẩu độ f/2.8, vùng trước và sau điểm nét mờ. Trong khi bức ảnh sau, khép khẩu độ xuống f/8, khoảng ảnh rõ của chủ thể nhiều hơn (dày hơn).

Bối cảnh và độ dài tiêu cự (focal length)
Chiều sâu của bối cảnh trong ảnh còn chịu ảnh hưởng của tiêu cự ống kính. Khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính từ ống góc rộng đến ống téle với cùng một góc chụp cùng bối cảnh, chiều sâu của bối cảnh cũng thay đổi. Với mỗi khung ảnh, người chụp di chuyển vị trí chụp để giữ đúng khung cảnh giữa các tấm ảnh thì với ống tiêu cự 35mm cảm giác bối cảnh rộng rãi khác với ống kính góc hẹp hơn (85mm), cùng khung cảnh, cảnh có khoảng cách hẹp hơn, hậu cảnh cũng gần lại nổi bật hơn.

DOF bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố:
  1. Độ mở ống kính (f number)
  2. Khoảng cách giữa background và chủ thể.
  3. Khoảng cách giữa ống kính và chủ thể.
  4. Độ dài tiêu cự (focal length).

Mời các bạn.
3.

unnamed-8.

unnamed.

 

https://www.tinhte.vn/threads/camera-tinhte-vn-gioi-thieu-ung-dung-mien-phi-tu-hoc-va-tim-hieu-ve-dof-bokeh.2457244/

 

 

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

KASPERSKY TÌM RA NHÓM HACKER CHUYÊN CÀI MÃ ĐỘC VÀO FIRMWARE Ổ CỨNG

Ngọc Phạm (Kaspersky Lab) 06:00 - 04 tháng 3, 2015

Nhóm tin tặc đa quốc gia The Equation Group bị phát hiện là đã phát triển sâu Fanny, có khả năng thay đổi firmware ổ cứng của hơn 10 hãng công nghệ để đánh cắp thông tin.

Trong nhiều năm qua, Viện Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu Kaspersky Lab (GReAT) đã giám sát chặt chẽ hơn 60 mối đe dọa, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới. Các mối đe dọa ngày càng phức tạp hơn vì có sự tham gia của nhiều quốc gia được trang bị những công cụ tiên tiến nhất.
Mặc dù vậy, các chuyên gia Kaspersky Lab đã phát hiện một nhóm tin tặc hoạt động trong gần hai thập kỷ qua, nổi bật với các kỹ thuật phức tạp và tinh vi, mang tên The Equation Group

Kaspersky tim ra nhom hacker chuyen cai ma doc vao firmware o cung
The Equation Group là nhóm tin tặc hàng đầu trên thế giới mạng. (Ảnh minh họa) 

Theo Kaspersky Lab, sự độc đáo của Equation Group thể hiện qua các khía cạnh hoạt động, như việc sử dụng các công cụ rất phức tạp và đắt đỏ để lây nhiễm mã độc, đánh cắp dữ liệu, che đậy giấu vết một cách chuyên nghiệp, và tận dụng các kỹ thuật gián điệp cổ điển để phát tán phần mềm độc hại.
Để lây nhiễm mã độc, Equation Group sử dụng kỹ thuật “cấy ghép Trojan” bao gồm những Trojan đã được đặt tên bởi Kaspersky Lab như: EquationLaser, EquationDrug, DoubleFantasy, TripleFantasy, Fanny và GrayFish.
Khả năng tàng hình và bám "dai như đĩa"
Đây có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất trong kho vũ khí của Equation Group, và khả năng đầu tiên được biết đến là lây nhiễm phần mềm độc hại cho các ổ đĩa cứng. Bằng cách tái lập trình firmware của ổ cứng (tức chương trình quản lý và điều khiển ổ đĩa cứng), nhóm tin tặc có thể đạt được hai mục đích:
Mục đích thứ nhất: Phần mềm độc hại tồn tại bền bỉ trong ổ cứng để định dạng đĩa và tái cài đặt firmware. Nếu mã độc được đưa vào firmware, nó có thể tự hồi sinh mãi mãi, đồng thời có có thể ngăn chặn việc xóa một khu vực nhất định.

Kaspersky tim ra nhom hacker chuyen cai ma doc vao firmware o cung 
Ổ cứng trên máy tính của bạn có thể đang bị cài firmware nhiễm độc.

Costin Raiu, Giám đốc GReAT Kaspersky Lab, cho biết: “Một điều nguy hiểm là khi ổ cứng bị nhiễm độc, nó không thể tự quét lại firmware gốc. Nguyên nhân là do hầu hết các ổ cứng có chức năng ghi dữ liệu vào khu vực lưu trữ firmware nhưng không có chức năng để đọc firmware gốc trở lại”.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó có thể giúp nhóm tin tặc bẻ khóa các mật mã. “Thực tế, việc chúng cấy ghép GrayFish vào quá trình khởi động hệ thống, có thể giúp chúng nắm bắt các mật khẩu mã hóa và lưu nó vào khu vực ẩn này”, Costin Raiu nói thêm.
Trước đó, Kaspersky Lab từng cho biết, các điệp viên đã thực hiện một bước đột phá công nghệ khi tìm ra cách để tích hợp phần mềm độc hại vào các dòng mã phức tạp được gọi là firmware mà sẽ chạy mỗi khi máy tính được bật.
Kaspersky Lab đã tái tạo lại chương trình gián điệp và nhận ra rằng, chúng có thể làm việc trong các ổ đĩa của hơn 10 công ty, bao gồm nhiều tên tuổi trên thị trường, như Western Digital Corp, Seagate Technology Plc, Toshiba Corp, IBM, Micron Technology Inc và Samsung Electronics Co Ltd...

Khả năng truy xuất dữ liệu từ các máy tính không có internet
Sâu Fanny được phát hiện trong tất cả các cuộc tấn công được thực hiện bởi nhóm Equation. Mục đích chính của nó là để lập ra một bản đồ hệ thống mạng cô lập (air-gapped network), nói cách khác là để hiểu được cấu trúc liên kết của một mạng lưới mà chúng không thể đạt được và để thực hiện lệnh cô lập hệ thống. Để làm được điều này, nó được sử dụng một lệnh và kiểm soát cơ chế dựa trên USB đặc biệt, cho phép những kẻ tấn công truyền dữ liệu qua lại giữa các mạng air-gapped network.
Khi một USB nhiễm độc, nó sẽ có một khu vực lưu trữ ẩn được sử dụng để thu thập thông tin cơ bản từ máy tính không có kết nối Internet. Và sau đó gửi thông tin về máy chủ của hacker khi USB được cắm vào một máy tính bị nhiễm sâu Fanny và có kết nối Internet. Nếu kẻ tấn công chạy lệnh trên air-gapped network, chúng có thể lưu các lệnh này trong khu vực ẩn của USB.  Khi USB được cắm trở lại vào các máy trong mạng cô lập, sâu Fanny sẽ nhận lệnh và thực thi chúng.

Sâu Fanny có liên quan tới "bạn đường" STUXNET và FLAME
Nhóm Equation đã tương tác mạnh mẽ với các nhóm khác, chẳng hạn như việc nhóm khai thác sâu Stuxnet và Flame. Nhóm Equation có quyền truy cập vào lỗi zero-day trước khi chúng bị khai thác bởi Stuxnet và Flame, và đồng thời chia sẻ việc khai thác với với những người khác.
Ví dụ, trong năm 2008, sâu Fanny đã khai thác trước hai lỗ hổng zero-day có liên quan đến Stuxnet vào tháng 6/2009 và tháng 3/2010.
Nhóm Equation đã sử dụng một hệ thống máy chủ C&C bao gồm hơn 300 tên miền và hơn 100 máy chủ. Các máy chủ được đặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Ý, Đức, Hà Lan, Panama, Costa Rica, Malaysia, Colombia và Cộng hòa Séc.
Từ năm 2001, Equation Group đã thực hiện hàng ngàn phiên lây nhiễm, và có thể lên đến hàng chục ngàn nạn nhân ở hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm các lĩnh vực: Chính phủ và các cơ quan ngoại giao, các viện viễn thông, hàng không vũ trụ, năng lượng, nghiên cứu hạt nhân, dầu khí, công nghệ nano, các nhà hoạt động quân sự và các học giả, phương tiện truyền thông đại chúng, giao thông vận tải, các tổ chức tài chính và các công ty phát triển công nghệ mã hóa.

Sâu Fanny bị phát hiện sau 5 tháng hoạt động
Trong giai đoạn lây nhiễm, nhóm Equation có khả năng đã sử dụng mười cách khai thác trong một chuỗi. Tuy nhiên, các chuyên gia của Kaspersky Lab nhận thấy rằng, không có nhiều hơn ba cách khai thác được sử dụng: Nếu một trong hai cách khai thác đầu tiên không thành công, chúng sẽ thử đến khai thác thứ ba. Nếu cả ba cách khai thác đều thất bại, chúng sẽ không lây nhiễm hệ thống nữa.
Các sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện một số hành động tấn công người dùng của mã độc kể trên. Nhiều vụ tấn công không thành công vì vấp phải sự phát hiện và ngăn chặn khai thác các lỗ hổng chưa được biết từ công nghệ Automatic Exploit Prevention. Theo Kaspersky Lab, sâu Fanny có lẽ đã được tạo ra vào tháng 07/2008, được hệ thống tự động của Kaspersky Lab phát hiện lần đầu và đưa vào danh sách đen trong tháng 12/2008.

KIỂM TRA CHUYẾN BAY CỦA MÌNH CÓ TRANG BỊ WI-FI HAY Ổ ĐIỆN VỚI GOOGLE FLIGHT

Google-Flight-2.

Ngày càng có nhiều chuyến bay được trang bị sẵn Wi-Fi và ổ điện để sạc các thiết bị. Và thông qua Google Flight bạn có thể biết được chuyến bay nào có tiện ích này. Dùng Google Flight bạn cũng có thể đặt vé máy bay với hãng hàng không có chuyến mà bạn muốn đi.

Tính năng này được cập nhật sau khi Google hợp tác với Routehappy, một dịch vụ đánh giá các chuyến bay. Routehappy thu thập dữ liệu về những hãng hàng không, máy bay, khoang hành khách, đường bay và lịch bay, để cung cấp cho người dùng cái mà họ gọi là “tỉ lệ hài lòng.” Khi người dùng thực hiện một phép tìm kiếm trên Google Flight, dữ liệu từ Routehappy sẽ hiển thị trong phần kết quả của mỗi chuyến bay.

Dữ liệu của Routehappy có cho cả những chuyến bay quốc tế vì vậy nếu bạn có đi nước ngoài và đi xa thì nên kiểm tra trước để có thể đặt được những chuyến bay có trang bị Wi-Fi và ổ điện. Chi phí cho việc sử dụng Internet vệ tinh trên các chuyến bay hiện tại cũng không phải là quá cao, bạn có thể tham khảo lại bài viết này. Ngoài ra thì nếu bạn không mua Internet để xài thì vẫn có thể dùng các dịch vụ miễn phí cung cấp qua kết nối Wi-Fi như xem phim, chơi game,...

Link đến Google Flight:
https://www.google.com/flights/
 

File đính kèm:

 

https://www.tinhte.vn/threads/kiem-tra-chuyen-bay-cua-minh-co-trang-bi-wi-fi-hay-o-dien-voi-google-flight.2441124/