Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

CÁCH CÀI MAC OS X LÊN VMWARE TRÊN WINDOWS CHẠY MƯỢT MÀ NHƯ MÁY MACBOOK XỊN



macosx_vmware.

Mac OS X là một hệ điều hành tiên tiến, dễ dùng và cực kỳ ổn định khi sử dụng hàng ngày, chưa kể là Mac OS vốn rất đẹp nếu so với Windows hay Linux. Được sử dụng nó là mơ ước của rất nhiều người. Thế nhưng cái giá để có thể xài Mac OS là rất đắt đỏ vì Mac OS được tạo ra với mục đích chỉ chạy trên các máy tính Macintosh do Apple sản xuất. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Mac OS X lên VMWare trên Windows:

Trước giờ, thông thường để chạy Mac OS X thì bạn chỉ có thể có 2 cách:

1. Mua một cái máy Mac: khỏi nói, có tiền mua thì khỏi bàn rồi nhưng mà giá máy Mac thì mắc gấp 2-3 máy PC/Laptop cùng cấu hình

hackintosh.

2. Áp dụng kỹ thuật Hack-intosh, tức là cài đặt Mac OS lên một cái máy tính PC bình thường: cách này cho đến nay vẫn là phương thức thường dùng của người không có điều kiện mua máy Mac (có giá gấp 2-3 lần một PC hay Laptop cùng cấu hình), tuy nhiên giới hạn của Hackintosh là cấu hình máy hiện tại mà bạn đang sở hữu ít khi có thể chạy trơn tru với bản Mac OS Hack này do phần cứng không tương thích (Mac OS vốn chỉ hỗ trợ 1 số driver rất giới hạn), việc cài Hackintosh cũng khiến Mac OS bất ổn do các phần mở rộng nhân hệ thống (Kernel Extension - Kext) không phải lúc nào cũng tương thích với nhân của OS vì nó do các developer không phải cua Apple làm, tìm cách làm cho Mac OS chạy với các phần cứng không đúng với Apple thiết kế. Hackintosh về cơ bản bạn chỉ có 2 lựa chọn, 1 là mua 1 cái máy PC được lựa chọn kỹ phần cứng tương thích với các Kext đã được các Dev tạo sẵn, hoặc chấp nhận chạy Mac OS mà thiếu tính năng. Do đó giải pháp Hackintosh không thực sự hoàn thiện. Đặc biệt là Hackintosh hầu như ít tương thích với cácc Laptop vì cấu hình Laptop là không thể thay đổi. Vậy nên giấc mơ xài Mac OS có vẻ thực sự rất xa vời :)

Giải pháp tốt nhất hiện nay:


Cài đặt Mac OS X mọi phiên bản (từ 10.5 trở lên) lên VMWare như một máy ảo:


Giải thích ngắn gọn: VMWare thực ra có một phiên bản VMWare dành cho Mac OS gọi là VMWare Fusion, bản VMWare này hỗ trợ việc chạy Mac OS X trên các máy Mac (chuyện đương nhiên :)), đây chính là khởi nguồn cho ý tưởng "VMWare Fusion có thể chạy Mac OS trên máy Mac. Vậy có cách nào để VMWare Workstation chạy Mac OS trên máy PC/Laptop Windows không?

Ý tưởng này thực sự rất thú vị: do đó các hacker (trong đó có mình) có tham gia 1 thread trên InsanelyMac thảo luận về ý tưởng port các đoạn mã/tính năng hỗ trợ chạy Mac OS từ VMWare Fusion (Mac) qua VMWare Workstation (Windows). Ý tưởng này rất khả thi vì các bản VMWare thực ra được tạo ra từ cùng một CodeBase (cơ sở mã nguồn) như nhau thôi.

Lúc đầu việc port được thực hiện khá thủ công. Đầu tiên là thử dùng máy ảo dạng FreeBSD (profile bsd) vì Mac OS X thực ra là một bản phát triển của Unix, rồi một file iso mồi thay thế cho UEFI boot (lúc đầu VMWare 6.0 - 7.0 chưa hỗ trợ UEFI - chôm từ Hackintosh) ... Các bước thủ công đó đều đem tới một kết quả rất khả quan là Mac OS boot và cài đặt bình thường trên VMWare Workstation Windows. Tuy nhiên cách làm khá phức tạp rất khó áp dụng vì liên quan tới patch VMWare này nọ để nó hỗ trợ Mac OS X ...

Tới cuối năm 2011, một bạn siêu nhân nick Zenith432 đã tổng hợp các kỹ thuật trên và làm thành 1 bộ script tự động để patch VMWare, sau đó là sự ra đời của VMWare Workstation 8.0 cung cấp trọn vẹn UEFI boot cũng như một siêu nhân khác chỉnh sửa patchscript của bạn trên thành một bộ công cụ có tên Unlocker. Kỹ thuật patch VMWare để VMWare Workstation có các tính năng hỗ trợ Mac OS X như VMWare Fusion coi như hoàn thiện.

Ok giới thiệu dài dòng vậy để bạn hiểu rõ nguồn gốc phát triển khá lâu dài của kỹ thuật này và giờ là cách thực hiện :)

Yêu cầu phần cứng:

Dĩ nhiên đây là máy ảo chạy trên máy thật nhưng dù gì thì vẫn có một chút yêu cầu đối với phần cứng đủ để chạy VMWare:

1. RAM: 8 GB, tốt nhất là 8 GB muốn chạy máy ảo mà số RAM thấp hơn 8 GB thì hơn ái ngại chút vì máy sẽ chậm

2. CPU: Intel Core i3, Core i5 hay Core i7 thế hệ nào cũng được vì Core i5 trở lên có hỗ trợ tập lệnh ảo hóa Intel Virtualization VT-x nên. Nếu Core i7 thì ngon hơn vì có thêm tập lệnh VT-d (IO Direct) giúp máy ảo truy cập trực tiếp phần cứng thật nên máy nhanh hơn. Core 2 Duo thì thôi dẹp vì không có VT-x máy chạy chậm lắm không chạy nổi VMWare đâu

3. Ổ cứng: tốt nhất là SSD nếu có điều kiện (SSD 128GB giờ cũng khoảng 1 triệu mấy rẻ bèo, cắm vô thấy cái máy chạy nhanh gấp 100 lần liền), nếu không thì dùng HDD cũng được nhưng cảnh báo là sẽ chậm vì Mac OS X là HĐH đọc ghi dữ liệu rất ác, ngay cả máy Mac xịn cũng chuyển qua SSD cả rồi vì HDD chậm lắm. Tuy nhiên với Windows là HĐH chủ thì chúng ta có 1 phép màu khác :D nếu dùng HDD mà áp dụng phép màu này thì hiệu quả cũng được gần bằng SSD , tuy nhiên RAM bắt buộc phải 8 GB, dưới 8 GB là thua, cuối bài sẽ nói tới cái tối ưu này

Yêu cầu phần mềm:

1. Tải về VMWare Workstation bản 11.0 tải tại đây

2. Tải về ảnh đĩa VMDK bộ cài Mac OS X 10.7 Lion mà xnohat đã tạo sẵn tại đây (cái này không thể kiếm ở đâu khác đâu :)) . Tải về giải nén (pass giải nén: xnoha) được file Mac OS X Lion Installer.vmdk .

3. Tải về VMWare Mac OS Unlocker từ InsanelyMac tại đây (tải bản mới nhất là Unlocker 2.0.4 tương thích VMWare Workstation 11.0)

Cách thực hiện:

1. Cài đặt VMWare Workstation 11.0 : cái này thì tự cài nghen

2. Sau khi cài xong VMWare thì giải nén cái Unlocker 2.0.4 ở trên ra 1 folder, sau đó chạy file win-install.cmd

macosx_vm_01.

Đợi 1 chút cho Unlocker nó patch VMWare, xong thì nó tự tắt cửa sổ dòng lệnh

3. Vào VMWare tạo máy ảo mới > chọn Custom (Advanced) > chọn Hardware là Workstation 10 vì Hardware 10 có hỗ trợ VMWare Fusion, bản Hardware 11 VMWare Fusion chưa hỗ trợ > Next > I will install ... later ... > Chọn Mac OS X > chọn Mac OS X 10.7 (như hình dưới) > Next > chọn chỗ lưu máy ảo Mac OS X, nên chọn lưu vô ổ SSD để tăng tốc độ truy cập ổ cứng cho Mac OS X > Firmware Type chọn EFI (tức là UEFI) > Processors để mặc định là được > RAM mặc định > Network để là NAT > Next mấy cái mặc định tới khi gặp chỗ Create a New Disk (tạo ổ cứng mới) > Next > chọn Store Virtual Disk as a Single File để có hiệu suất cao > Next mấy cái tới Finish luôn.

macosx_vm_02.

Vậy là đã có máy ảo

4. Chọn máy ảo Mac OS X 10.7 và click vô dòng "Edit virtual machine settings":

macosx_vm_03.




Bấm nút Add ở cửa sổ hiện ra, chỗ Hardware Type chọn Hard Disk:

macosx_vm_04.

Next > Next > Chọn "Use an existing virtual disk" > Next > Disk File: chọn tới chỗ file Mac OS X Lion Installer.vmdk lúc nãy. Bấm Finish.

Xong, giờ thì bấm nút Start (nút play màu xanh) để khởi động máy ảo Mac OS X.
Chờ 1 chút sẽ thấy giao diện cài đặt Mac OS như dưới (hoặc giao diện chọn ngôn ngữ)

macosx_vm_05.

Ok giờ thì phần cài đặt là của bạn, tự khám phá nhé :D

Lưu ý: ổ đĩa ảo vẫn chưa được format đâu, nhớ dùng Utilities > Disk Utility để format thành định dạng Mac OS Extended rồi mới cài được nhé.

Cài xong Mac OS X thì có thể vô App Store để update lên Mac OS X mới nhất 10.10 Yosmite nếu bạn thích cái HĐH bóng lộn ấy :D

Cập nhật thêm:

Quan trọng - Cài đặt VMWare Tools lên cho Mac OS X:


VMWare Tools là một bộ driver của VMWare giúp cho Mac OS X có các tính năng:
  • Tự động điều chỉnh độ phân giải màn hình ( View -> Autosize -> Autofit Guest )
  • Kéo thả file giữa HĐH chủ (Windows) và HĐH khách (Mac OS X)
  • Chia sẻ ổ cứng, thư mục từ HĐH Windows qua Mac OS X.
VMWare Tools này thực ra là bản trích xuất từ VMWare Fusion.

Bạn vào menu VM > Removable Devices > CD/DVD > Setting > Chọn "Use iso image file"

Tìm tới thư mục cài đặt VMWare (thường là "C:\Program Files (x86)\VMware\VMware Workstation\") trong đó có file Darwin.iso. Đây chính là bộ cài VMWare Tools cho Mac OS, chọn Open . Rồi chỗ mục Device Status chọn Connected > Bấm OK

Bạn sẽ thấy ổ đĩa CD tự chạy VMWare Tools, click cài đặt. Cứ next next next tới khi nó có nút Restart là xong.

Chúc bạn vui vẻ với Mac OS X trên Windows - Apple không thích điều này :))))

Cập nhật thêm:

Tăng tốc độ ổ HDD gần bằng SSD

Kỹ thuật tăng tốc này gọi là Disk Read/Write Caching on RAM tức là khi đọc ghi dữ liệu xuống ổ cứng, chúng ta sẽ dùng RAM là một bộ đệm tạm ở giữa giúp tốc độ truy xuất ổ cứng tăng lên tới 200% (tùy trường hợp).

Tuy nhiên vì dùng RAM làm bộ đệm nên máy cần phải nhiều RAM, ít nhất là 8GB RAM thì mới đủ cho vừa đệm ổ cứng vừa VMWare vừa Máy ảo Mac OS X.

Cách làm thì dùng phần mềm

1. SuperCache:
cái này thì mắc lắm (1000$ cho 1 license) có c***k nhưng chỉ cho bản 32bit thôi :D nên bạn nào giàu có tiền mua thì xài, cái này xài thì tốt nhất, hiệu quả nhất, tốc độ tăng mát trời ông địa luôn

2. PrimoCache: kém hơn SuperCache 1 chút nhưng giá mềm hơn nhiều, chỉ 29$ (650k VND) nhưng không có c***k. Bạn được xài thử đầy đủ tính năng tới 90 ngày rồi mua

PrimoCache thì cấu hình như dưới đây:

macosx_vm_06.

Tóm tắt: dùng 1024 MB RAM làm bộ đệm, áp dụng đệm cho Đọc lẫn Ghi, bật chế độ đệm Ghi tức là ghi lên RAM sau đó 10 giây mới đẩy xuống ổ cứng (đây là phép màu đó, vì ghi lên RAM nên nhanh hơn ổ cứng 1000 lần, sau đó từ RAM mới từ từ ghi xuống ổ cứng)

Chúc bạn vui vẻ với cái ổ cứng HDD nhanh gần bằng SSD

xnohat ( www.facebook.com/xnohat )

Bài này nếu bạn nào copy đi đâu vui lòng đặt link dẫn nguồn về xnohat

DEMO tốc độ Mac OS X trên VMWare cho bạn nào thắc mắc, chạy mượt Adobe Photoshop CC nghen ( thử với PS vì đây là thứ mà mọi người xài Mac OS đều thích xài )




https://www.tinhte.vn/threads/cach-cai-mac-os-x-len-vmware-tren-windows-chay-muot-ma-nhu-may-macbook-xin.2458263/

 

  PHẦN GÓP Ý

Chào bạn!

+ Mình cho bạn biết một điều là mọi phần cứng hiện nay sử dụng CPU intel đều có thể Cài Mac mượt mà với hackintosh.
+ Việc cài Hackintosh không khiến Mac OS X bất ổn do việc sau khi cài xong, hackintosher sẽ phải tối ưu lại hệ thống. Không phải là cứ cài vào là xong mà còn phải tối ưu hệ thống thông ủa DSDT, kext và config. Việc này đòi hỏi tính kiên trì cao và nếu không kiên trì thì bạn có thể thuê dịch vụ cài.
+ Một số thành phần không có kext nhưng đã có kext là chạy ổn định chứ k vấp váp như bạn nói. Không có kext tương thích chủ yếu là card wifi, mà card wifi thì có thể thay hoặc sử dụng usb wifi.
+ Khi bạn mua Laptop thì không có sự lựa chọn nhiều về phần cứng , chủ yếu tránh xa card Firepro mà thôi. Hầu hết laptop bây giờ tránh được Firepro thì cài Mac đều tương thích cả, phần cứng Desktop cũng vậy.
+ Hackintosh là giải pháp tốt nhất về hiệu năng và tính năng của hệ thống Mac OS X giá rẻ.
____
+ VMware không phải áp dụng nhiều thủ thuật nhưng vấn đề nẩy sinh là phần cứng của Máy thật phải đủ mạnh, như bạn nói tối thiểu 8GB ý thì hackintosh chỉ cần 4GB là đủ. Chạy trên máy ảo bạn không tận dụng hết được sức mạnh của phần cứng máy tính mà bị giới hạn trong phần cứng của máy ảo. Rõ ràng máy bạn CPU 4 lõi 8 luồng, GPU GTX 980 VRAM 4GB mà vào máy ảo cũng chỉ có VRAM 128MB trong khi Hackintosh thì nhận đủ 4 lõi 8 luồng và nhận đủ GTX980 4GB - bạn nói gì về điều này?

Thật sự thì mình chưa thấy bạn biết đến mùi vị của Hackintosh mà giám phán như người trong cuộc như vậy là một điều phi lí. Mình nghiên cứu sâu Hackintosh hơn một năm và hiểu rõ vấn đề. Nếu VMWare ngon hơn thì mình đã không cần nghiên cứu rồi.
___ 

 

Đã từng dùng qua 2 cách là cài trên máy thật và máy ảo, cá nhân mình thấy thì cài trên máy ảo có lợi thế là dễ dàng hơn trên máy thật, cài máy thật phải lọ mọ backup dữ liệu kẻo cài lung tung 1 hồi bay hết mất, máy thật nhiều lúc gặp sự cố thì ko có máy để mà google tìm giải pháp  



Nhìn cái cấu hình đòi hỏi thì xách tiền mua con mac về xài cho rồi chứ lăng tăng cài tới cài lui chi cho mệt.

Mà có win rồi cài mac chi? Chỉ khi nào anh em mê lắm mới cài, cài rồi ngồi ngó chứ đã quen xài win rồi thì ai rãnh xài mac (và ngược lại)... Đồ hoạ ư? Chắc pro lắm mới cần, mà pro quá thì mua luôn mac cho rồi 

 

 

..................................................................................


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét