Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Link2SD FAQ

Q. What is Root?

Q. How to get root permission?
The rooting process varies from device to device, look at the following forums for a working method on your device.


Q. How can I check whether my phone is properly rooted?
The simplest way to check if you have root privilege is to run "su" command in the shell (terminal). If you don't have a terminal app you can
install free "Android Terminal Emulator" application from the Google Play.

Type su and press enter in the terminal, superuser request window should be popped up and when you allow it, the prompt character should
change from '$' to '#'. The pound sign (#) is the typical symbol used to indicate that you are now running commands as root. If you see something different, your phone is not properly rooted.

Q. I get "Mount script cannot be created. cannot create /system/etc/install-recovery.sh: not enough memory" error.
Some HTC devices are "NAND locked". On "NAND locked" (or "S-ON") devices the /system partition is write-protected by the bootloader and thus cannot be modified even if you have root privileges. 
In order to use Link2SD you need to do "S-OFF" to disable this NAND lock. (a.k.a. "NAND unlock" or "unlocking the bootloader")

Q. Is busybox required for Link2SD?
No, not required.


Q. I've installed link2SD and it is moving the apps to the main partition of SD instead to the 2nd partition.
Click "Create Link" to move and link applications to 2nd partition with Link2SD. You can see "Linked -> SD card" label for linked apps. 
If you click "Move to SD" app will be moved to first partition with native app2sd method of Android OS. This is same as going to "Manage Applications" and then clicking "Move to SD". You can see "on SD Card" label for those apps.

Q. What is the difference between “Move To SD Card (Native to Android)" and “Create (Symbolic) Link” in Link2SD?
Which method conserves the greatest amount of internal memory, what are the advantages of "linking" over "moving" and vice versa?

Native apps2sd
Starting with Android 2.2 (Froyo) Google introduced native apps2SD. 
This method moves 

* apk file on Android 2.2
* apk + lib files on Android 2.3+

into a secure folder on your SD card in the main FAT partition.

It is the easiest method because it doesn't require you to partition your sdcard and root privilige. 

It has some disadvantages though. 

First disadvantage is that application files are just stored on the sdcard's main FAT partition. 
When you enable USB mass storage to share files with your computer (or otherwise unmounts or removes the external storage), any application installed on the external storage and currently running is killed. 
The system effectively becomes unaware of the application until mass storage is disabled and the external storage is remounted on the device. 
Besides killing the application and making it unavailable to the user, this can break some types of applications in a more serious way. 

So second disadvantage is that not all apps can be moved with native apps2sd method because of above reason. 
In order for the application to consistently behave as expected, developer should not allow the application to be installed on the external storage if it uses any of the following features, due to the cited consequences when the external storage is unmounted:
Widgets, Services, Alarm Services, Live Wallpapers, Live Folders, Account Managers, Sync Adapters, Broadcast Receivers listening for "boot completed". 

Force move (requires root);
You can force the apps move to SD card with native apps2SD even the application does not support moving as described above.
Link2SD and some other apps can force move apps if you have root privileges. But, note that this can break some applications, as described above.

Link2SD

Link2SD moves apk + dex + lib files of the application to the second partition and creates symbolic links in the original locations on internal storage. 
First advantage is that it can free up more space from the internal storage compared to native apps2sd method because it moves the dex file as well.

The second advantage of Link2Sd over native apps2sd is that by creating symlinks you get Android assume these apps are installed into the internal memory, though in fact all the files are located on the SD. 
Therefore you can link all applications to SD card; widgets, services, live wallpapers etc., all of them will work without any problem from SD card.

The third advantage is that, even when you mount the SD card to your PC your linked apps are all still live and working!
Because Android unmounts the first FAT partition to share files with your computer but the second partition remains mounted. Link2SD allows you to run all of your "SD apps" even when mounted to your computer as a disk drive.

And, disadvantage is that, obviously, it requires root privilege and a second partition on your SD card. 
It's not working "out-of-the-box" as native apps2sd, you need to root your device and create a second partition on your SD card yourself.

Q. How can I create a partition on my SD card? 
If you have a custom recovery installed (ClockworkMod or AmonRa) on your phone you can use it to create a second partition on your SD card.
Or you can use a computer to create it;
  • on Windows there are some free partition manager applications such as "MiniTool Partition Wizard Home Edition", "EaseUS Partition Master Home" etc. You can use any of them that you prefer.
  • on Linux you can use GParted.
  • on Mac OS you can use its Disk Utility.
Q. I get error with the mounting of my Ext partition. It says device busy.
Your second partition may be already mounted. Most probably your rom has already builtin a2sd, try to disable a2sd on your ROM. 

Q. I succesfull set up Link2SD and linked most of my applications to SD card and enabled "auto link". But when I install a new app I see reduction on the internal storage even if the app is linked. Why am I still losing space?
Link2SD does not link application's private data files that are located in /data/data directory, they remain in the internal storage. Thus each app you install will still have some data on the internal storage so you can still potentially fill up your internal storage even if you are moving all of your apps over.

Begining from version 3.4, Link2SD Plus can move application's private data files that are located in /data/data directory. You need to use a non-FAT file system (ext2, ext3, ext4 or f2fs) on your second partition in order to link app's private data files. Because the FAT file system (FAT16, FAT32 or exFAT) does not support UNIX (POSIX compliant) file ownership or permissions and will cause a security breakdown of app\'s private files.
On devices that have emulated SD card, external data and obb files are actually located on the internal storage. These files can fill up your internal storage in that case.

Q. I've linked an app, but when I go to "Settings -> Applications -> Manage applications" I see that the app is still on my Phone, "Move to SD card" button is active.
By creating symlinks you get Android assume these apps are installed into the internal memory, though in fact all the files are located on the SD.
To check if an application is linked or not use Link2SD application.

Q. I am getting read-only file system error and can not link any app anymore.
If your 2nd partition becomes read-only, it may be a filesystem error or corruption. On Linux (and Android) any filesystem error can trigger filesystem go read-only (for protecting fs).
Try to reformat your second partition or fsck utiltiy to fix fs errors, following is an example usage of fsck command.

e2fsck -fpDC0 /dev/block/mmcblk0p2

Also, if you use AmonRa recovery you can run its "Repair sd-ext" function to fix file system errors on the 2nd partition.

Q. What does it mean to freeze an app - what is the benefit of doing that?
Freezing an app makes it disabled in the system. The app is still installed, but it cannot run (cannot be opened, turned on, accessed, etc). 
The benefit of doing this can be preventing it from running in the background, downloading data and killing your battery when you don't even use it. With a simple un-freeze you can run a frozen app again. 
Disabled apps are marked -Frozen- in Link2SD.

The other way is to manually uninstall the unwanted apps but the problem with manually deleting apps is that you may not get market updates.
Plus, once you delete an app, it is difficult to get it back in case you actually need it.
Freezing allows you to get the same benefits as uninstalling while allowing you to get updates and to un-freeze at anytime to use the frozen app. 

Note that freezing doesn't clear up space on your phone, the application files are still where they are.

Q. I see -Updated- label on some applications, what does it mean? 
Pre-installed apps (eg. YouTube, Google Maps, Google Voice, etc.) will initially be system apps, residing in /system.
When updating such apps, the old apk will stay in /system while the updated version will be placed in /data. After such an update, the app will be marked -Updated- in Link2SD.
For system apps in -Updated- status, you can free up space in /data by replacing the old apk (in /system) by their updated version (from /data). This can be done by selecting the Link2SD option "Integrate update into system".
For saving even more memory space for such apps, you may select to link these apps via Link2SD. However, system apps can't be linked by Link2SD, so before this can be done they have to be converted from system app to user app before. This can either be done by:
*) Converting the app from System app to User app via Link2SD (option "Convert to user app"), then link it via Link2SD
or
*) Un-install the app via Link2SD, then reboot, then re-install it from Google Play (it will then be re-installed as a user app), then link it via Link2SD

Converting from a System app to a User app via Link2SD (option 1 above) for existing and running apps may cause problems ('application stopped unexpectly' errors), which may persist even after rebooting your device. In such cases the 2nd option above may be a better solution. However, before using option 2 above and uninstalling such apps, make sure that you will be able to re-install them from Google Play afterwards. 
Never do that for internal Android components, only for pre-installed apps like YouTube, Google Voice, Google Maps, pre-installed File explorer apps, etc. 

Q. The free space doesn't increase after linking the applications, what could be the reason for this?
Moving files to 2nd partition and creating symlinks can delay the freeing of storage space; you might need to wait some time for the change to be visible.
Or you can reboot the phone to see the changes immediately.

Q. What exactly does "Clean up the 2nd partition" do? 
"Clean up the 2nd partition" function scans the second partition (/data/sdext2 directory) and finds the apk and dex files that are not associated with any apps (i.e. garbage files). When finished, shows the files it found and asks for confirmation to delete them. It doesn't delete anything without your permission.

Q. What exactly does "Link dalvik-cache files" do? 
"Link dalvik-cache files" function finds the applications that their apk files are linked but dex files are not linked and then links the dex files of them.

Q. What exactly does "Clean up the dalvik-cache" do? 
"Clean up the dalvik-cache" function scans /data/dalvik-cache directory and finds the files that are not associated with any apps (i.e. garbage files). When finished, shows the files it found and asks for confirmation to delete them. It doesn't delete anything without your permission.

Q. Library files that I linked get unlinked after restarting my phone, why?
On Android 2.3 and 2.2, the links to the lib files are being lost after rebooting because the PackageManager service unpacks all native libraries from the apk files at boot time. 

Android 2.3 links native library directories and it does not unpack libs for apps on the external card since they have their libraries in the ASEC container. But it unpacks the lib files that are linked by Link2SD.

Logcat log shows what is going on...

...
I/PackageManager( 184): Unpacking native libraries for /data/app/com.aurorasoftworks.quadrant.ui.standard-1.apk
I/PackageManager( 184): Unpacking native libraries for /data/app/com.cerience.reader.app-1.apk
I/PackageManager( 184): Unpacking native libraries for /data/app/arity.calculator-1.apk
I/PackageManager( 184): Unpacking native libraries for /data/app/com.eclipsim.gpsstatus2-1.apk
...

You can use "relink lib files at boot option" as workaround.

Q. Altough "auto link" is on, some apps are not linked to SD card automatically, instead, I see that that they are installed on SD card with native app2sd method of Android. I need to link them manually.
Beginning with Android 2.2, application developers can express the preferred installation location for their applications in the manifest of the apps.  The attribute supports three values: "internalOnly", "preferExternal", and "auto". 
At install time, the system checks the value of android:installLocation and installs the application .apk according to the preferred location, if possible. If the application has requested external installation, the system installs it in the SD card. If the attribute is "auto", the system will decide where to install the application based on several factors. 

If an application is installed on SD card with native app2sd method, it can not be linked to SD card with Link2SD.
You need to link it manually.

If you decide to use Link2SD and "auto link" on, set default install location to "internal" within Link2SD to prevent conflict Link2SD and native app2sd.
In that case, apps will be installed in internal storage even if the application is declared as "preferExternal" or "auto" and Link2SD can link its files.

Q. Every time the phone boots have a message "mount warning" and i must quick reboot the phone in order to see my linked apps, which could be the cause?
Some roms (for example new Samsung Gingerbread ROMs) do not have install-recovery.sh and init.d scripts to mount 2nd partition at boot.
Therefore Link2SD mounts the 2nd partition after system finishes mounting and you need to perform "Quick reboot" after each "real boot".

This problem has been fixed starting from version 1.9.11. If you still experiment this problem, please install latest version and run "Recreate mount scripts" from the menu within Link2SD.

Q.  I can't see some apps that I've linked on "My Apps" in market.
Try clean cache & data for Market application within Link2SD. 
If some apps are still missing from "My apps" afterwards, just install any app from the market and they will show up.

Q. I switch off my phone to remove the SD card, then switch on while SD card is removed. After I insert SD card again all apps that are linked to SD card get force close and failed to open.
On Android 1.6 and 2.1, missing app permissions may cause these force closes. 
On Android 2.2+ this is not the case, you can remove, reboot and re-insert the SD card without any problem.

On Android 1.6 and 2.1, the only way to recover from this is re-installing the app. You can re-install the app within Link2SD, it will re-install the application from the existing apk file, does not download anything.

The issue is that, if an app can not be found by the package manager at boot time its permissions become missing on Android 1.6 and 2.1.
Even if it is avaliable for subsequent boots the permission problem continues and only re-installing can repair it.

Monitoring adb logcat while the phone is booting shows what is going on;

W/PackageManager( 138): Not granting permission android.permission.INTERNET to package <an app> it was previously installed without
W/PackageManager( 138): Not granting permission android.permission.WAKE_LOCK to package <an app> it was previously installed without
W/PackageManager( 138): Not granting permission android.permission.VIBRATE to package <an app> because it was previously installed without
...
...

/data/system/packages.xml file, which stores which apps are installed and which permissions they have, shows:

<package name="bz.ktk.bubble" codePath="/data/app/bz.ktk.bubble.apk" system="false" ts="1297597502000" version="19" userId="10024">
<sigs count="1">
<cert index="18" key="30820255308201bea0030201020204490d7e..." />
</sigs>
<perms />
</package>

as you can see the permissions block is empty. But it should be like this:

<perms>
<package name="bz.ktk.bubble" codePath="/data/app/bz.ktk.bubble.apk" system="false" ts="1297597502000" version="19" userId="10024">
<sigs count="1">
<cert index="18" key="30820255308201bea0030201020204490d7e..." />
</sigs>
<perms>
<item name="android.permission.WAKE_LOCK" />
<item name="android.permission.VIBRATE" />
</perms>
</package>

Manually editing the packages.xml file does not help. What fixes it is to re-install the application.
You can use batch reinstall capability of Link2SD.

Q. What happens if I uninstall or update a linked application?
If you uninstall a linked application its apk, dex and lib files will be automatically deleted from the SD card by Link2SD.
If you update a linked application new apk, dex and lib files will be placed in the internal memory at first and then they will be automatically relinked by Link2SD in the background. You don't have to manually relink after updating an application.
Note: Since the app is linked again, On Android 1.6 and 2.1, shortcut and the widget of the app should be re-added to homescreen if the apk file is linked.

Q. I saw a new version of Link2SD in the market, do I need to unlink my applications before upgrading and then relink with the new version?
No, you don't need to do anything special before upgrading, you can directly upgrade to the new version.

Q.What happens to my linked apps if I uninstall the Link2SD app? 
Will my linked apps will be automatically uninstalled or moved back to phone memory? And then if I install it back will they stay there?
Nothing happens. All linked apps remain intact and can be run even if you uninstall the Link2SD. 
And if you install Link2SD back, you can see that they are there as linked.

Q. I get "Segmentation Fault" error on ICS (Android 4.0) when I try to move an app to SD card or try to Freeze/UnFreeze an app.
It's due to an issue in ChainsDD's superuser su binary on ICS. 
Try with ClockworkMod's Superuser or Chaninfire's SuperSU.

Q. I upgraded/changed my ROM and I can not see my linked apps, their files are on the 2nd partition but the system can not see the apps. How can I make them available, do I need to reinstall and relink them again?
No, if you didn't wipe data when updating ROM the only thing you need to do is to run "Recreate mount scripts" from "menu -> more" within Link2SD and do a normal (not quick) reboot. 
If you wiped data, after executing "Recreate mount scripts" and rebooting, run "Relink all application files" from "menu -> more" and then reboot. All of your linked apps should be available again after reboot.
If you also wiped dalvik-cache, in addition to the above step run "Link dalvik-cache files".

Q. I have installed Link2SD on my Samsung Galaxy S3. When I try to move any app to SD Card I get a warning saying my device does not support app2sd. What does it mean?
Currently, Android only supports the primary external storage for native App2SD function. 
If the primary external storage is emulated from the internal phone storage (like in S3, Note 1&2 etc.) or does not exists at all, moving app to SD function will not be supported by Android system. It's the limitation of device (rom & hardware). 
You can link the app in order to move its files to your SD card.

Q. When I try to link an app I get "mkdir failed for /data/sdext2/data, File exists" error.
This error has been fixed starting from version 2.4. If you still experiment this problem, please install latest version and run "Recreate mount scripts" from the menu within Link2SD and reboot.

 

ĐÃ CÓ THỂ MUA ỨNG DỤNG WINDOWS PHONE BẰNG TÀI KHOẢN SIM VIETTEL

tinhte_Windows_Phone_Store_Viettel.

Những bạn dùng Windows Phone và sử dụng SIM Viettel giờ đây đã có thể mua ứng dụng từ máy WP với số tiền được trừ vào tài khoản điện thoại. Việc sử dụng rất đơn giản: bạn chỉ cần gắn sim Viettel, sau đó truy cập vào kho ứng dụng Windows Store trên điện thoại WP để mua ứng dụng trực tiếp. Số tiền sẽ được trừ thẳng vào tài khoản chính của Viettel. Một lưu ý nhỏ là bạn phải thiết lập vùng (region) sử dụng của máy ở Việt Nam.

Sau khi đã chuyển vùng (region) của máy về Việt Nam, bạn vào mục Ví Tiền (Wallet). Nhấn chọn phần dấu 3 chấm góc phải phía dưới màn hình (options) và chọn làm mới. Chờ một xíu thì máy sẽ hiện lên mục Viettel Account. Từ bây giờ khi thanh toán trên Windows Store từ máy WP, bạn sẽ có thêm lựa chọn Viettel Account để trả tiền vào tài khoản điện thoại, rất tiện lợi và nhanh chóng.

Mình thử trên Lumia 530 nên không chắc các máy của HTC hoặc của hãng khác có áp dụng được không? Các bạn thử kiểm tra trên máy của mình xem như thế nào. Trước đây Nokia từng hợp tác với MobiFone và Vinaphone để tích hợp khả năng thanh toán bằng tài khoản điện thoại trên nền tảng Symbian Anna/Belle.

tinhte_Windows_Phone_Store_Viettel_2.
 
https://www.tinhte.vn/threads/da-co-the-mua-ung-dung-windows-phone-bang-tai-khoan-sim-viettel.2382097/

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

ĐẠI GIA CÔNG NGHỆ LÀM NHÀ THÔNG MINH

(PCWorldVN) Với sức mạnh nền tảng di động, Google và Apple đang chuyển cuộc chiến từ smartphone sang smartthings, kéo theo đó là các đối tác từ Qualcomm cho đến Samsung hay LG.
Cả Apple và Google đang cạnh tranh để cung cấp các kiến trúc cơ bản cho các mạng lưới thiết bị, tiện ích. Vào hồi tháng 5, tại hội nghị phát triển hàng năm của mình, Apple đã công bố HomeKit- một nền tảng phần mềm trung gian mới cung cấp khả năng liên kết giữa các thiết bị gia đình và sản phẩm của hãng.
Trong khi đó, Google đã mua lại Nest- nhà sản xuất máy điều nhiệt thông minh với giá 3,2 tỷ USD. Gần đây Google cũng  đã phát động một nỗ lực tương tự với phần mềm cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên sản phẩm của mình và các đối tác.

Các đại gia trong thị trường nhà thông minh
Trong vài năm qua, sự phát triển của điện toán đám mây đã làm cho việc phát triển smartthings (đồ vật thông minh) dễ dàng hơn hơn bao giờ hết trong việc xây dựng các tiện ích kết nối. Người dùng có thể theo dõi và điều khiển từ xa các thiết bị của mình, thường là thông qua các ứng dụng trên smartphone của họ. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng sản xuất các loại cảm biết và thiết bị  trở  nên thông minh hơn. Ví dụ như bộ điều khiển ánh sáng đèn trên di động hay máy dò chuyển động cảnh báo những kẻ xâm nhập... Công ty nghiên cứu IHS Công nghệ dự đoán, đến năm 2018, người dùng sẽ cài đặt, thiết lập 45 triệu dịch vụ nhà thông minh. ABI Research cũng dự đoán thị trường ngành công nghiệp này sẽ tăng trưởng ở mức hai chữ số đến năm 2018, đặc biệt dẫn đầu là thị trường công nghệ tự động hoá. Dự kiến mức tiêu thụ các thiết bị tự động hoá ngôi nhà sẽ tăng trưởng từ 1,9 triệu thiết bị lên 19 triệu thiết bị/năm.

Quirky với sản phẩm thông minh của mình
Tuy nhiên, cuộc đua để thực hiện những tiện ích và cảm biến làm việc với nhau chỉ mới bắt đầu. Cũng giống như Google và Yahoo tạo ra công cụ tìm kiếm mang lại trật tự cho Internet trong thập niên 90. Các công ty khởi nghiệp và những nhà khổng lồ như Apple, AT&T và Google đều hướng tới cho phép người dùng điều khiển căn nhà của mình từ xa thông qua Internet. Bất cứ ai tạo ra nền tảng hấp dẫn, tiện lợi nhất sẽ không chỉ cách mạng hóa cách chúng ta sống mà còn có cơ hội dẫn đầu thị trường có doanh thu 12 tỷ USD trong 5 năm tới. Trong thực tế, nhiều người trong chúng ta đã được sống trong môi trường Internet of Things. Chúng ta có máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, các thiết bị trực tuyến như Apple TV và Roku Box, hay Smart TV. Đây chỉ là những thiết bị có thể làm việc với nhau chứ chưa thực sự được coi là hệ thống thông minh.
Apple HomeKit sẽ sớm hiện hữu trong ngôi nhà của bạn.
Apple HomeKit sẽ có thể tương tác với các tiện ích thông minh của nhiều hãng sản xuất tiêu dùng khác như điều chỉnh độ sáng của bóng đèn Philip Hue, mở cửa ga-ra xe và điều chỉnh nhiệt độ trong nhà... Nhưng hãng cũng chưa cụ thể được việc tạo ra ứng dụng thông minh cho toàn bộ căn nhà của bạn. Còn Google, ngoài Nest ra, hãng còn mua lại Dropcam - một doanh nghiệp startup (công ty khởi nghiệp) chuyên sản xuất camera theo dõi căn nhà từ xa dành cho các hộ gia đình. Google cũng hợp tác cùng Mercedes Benz, Whirlpool và nhà sản xuất bóng đèn LIFX để tích hợp sản phẩm của những công ty này vào hệ thống máy điều nhiệt thông minh Nest.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của nhà khổng lồ tìm kiếm này là làm thế nào để có thể thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng  rằng dữ liệu cá nhân nhạy cảm được thu thập được an toàn và nằm đúng chỗ. Sự phát triển của Google và Apple sẽ đòi hỏi nhiều hơn các quy định mới. Độ tin cậy, bảo mật và khả năng sử dụng sẽ có yêu cầu cao hơn nhiều so với hiện nay, nếu không chúng ta sẽ ở trong một tương lai kết nối mạng đầy phiền toái.
Nhiều đại gia công nghệ khác cũng đang có những động thái nhằm xâm nhập thị trường thông minh như Tập đoàn 122 tuổi General Electric hợp tác với công ty khởi nghiệp Quirky để mở rộng ý tưởng cho các tiện ích kết nối, ví dụ như điện thoại sẽ phát âm thanh “ping” khi lấy quả trứng ra khỏi khay đựng... Quirky sẽ tái ứng dụng hàng ngàn đăng ký phát minh đã không còn hữu dụng với GE để cho ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Tham vọng của liên minh này là đưa các ứng dụng phần mềm vào hệ điều hành của nhà kĩ thuật số.
Trung tâm điều khiển thông minh của SmartThings
Một số hoạt động đáng chú ý khác như việc Microsoft đang tùy biến giao diện điều khiển Xbox One trở thành trạm điều khiển thông minh cho ngôi nhà. Cho đến nay, bước đi lớn nhất của hãng là hợp tác với Insteon để cung cấp dịch vụ nhà tự động hóa và các ứng dụng trên Windows và Windows Phone.
Các nhà sản xuất thiết bị dân dụng khác như LG, Samsung, Whirlpool hay Philip đang cố gắn bổ sung kết nối không dây trong sản phẩm của mình. Nhưng điều này vẫn chưa thể nói lên điều gì khi các khía cạnh khác của nhà thông chưa thể xử lý tốt. Samsung mới đây đã quyết định mua lại SmartThings, một công ty khởi nghiệp được 2 năm với chuyên môn về thiết kế các phần mềm trên di động cho phép kết nối và điều khiển các thiết bị gia dụng.
SmartThings cung cấp một trạm Wi-Fi cho phép người dùng kết nối các sản phẩm từ một loạt các công ty, bao gồm cả Quirky, Jawbone, Honeywell và kiểm soát chúng bằng ứng dụng duy nhất. Hệ thống có mức giá tốt (100 USD), nhưng SmartThings sẽ cần phải chứng tỏ mình hơn khi Apple và Google đang xâm nhập lãnh địa của mình. Thị trường dân dụng cũng như smarthone trong tương lai là điểm quan trọng nhất đối với Samsung, doanh số bán hàng của các thiết bị công nghệ đang sụt giảm vào năm 2013 và cũng giống như nhiều nhà sản xuất thiết bị, hãng đang phải vật lộn để duy trì mức lợi nhuận cao trong phân khúc di động.
LG cung cấp các thiết bị lẫn dịch vụ để dùng trong phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp... tất cả được điều khiển thông qua ứng dụng chat LINE. Một số sản phẩm khác của LG như bóng đèn thông minh thì dùng kết nối ZigBee để giao tiếp với trung tâm điều khiển. Mặt khác người dùng có thể sử dụng từng ứng dụng riêng để điều khiển SmartHome. LG còn cung cấp ứng dụng lựa chọn công thức nấu ăn và đặt thời gian, nhiệt độ của lò vi sóng hay điều khiển máy giặt với các chế độ quay, xả và thời gian giặt tùy theo loại đồ...


Tủ lạnh thông minh có kết nối Wi-Fi
 

Kết nối và bảo mật
Wi-Fi là phương tiện kết nối chính của hệ thống thông minh, nhưng một khi nó không hoạt động thì việc giải quyết các vấn đề rắc rối có liên quan tương đối khó khăn. Do vậy mạng Wi-Fi cần phải được cải thiện tính năng bảo mật đang tin cậy hơn với thời điểm hiện tại để hỗ trợ kết nối mới trong tương lai.
Internet băng thông rộng sẽ cần được đảm bảo đáng tin cậy như mạng lưới điện hiện nay. Hệ thống modem kết nối sẽ cần đơn giản dễ dàng trong cài đặt và ổn định hơn so.  Kết nối bất cứ thiết bị nào với  mạng Wi-Fi trong nhà là một thách thức đối với nhiều người. Một số thiết bị cần thông tin xác thực khác, chẳng hạn như tên người dùng và mật khẩu như của Apple hay Google. Khi thay đổi mật khẩu, sản phẩm thông minh cần phải nhận được mật khẩu mới, nếu không nó sẽ ngừng làm việc.
Các nhà viễn thông trên thế giới cũng tận dụng lợi thế của mình để tham gia vào dịch vụ nhà thông mình như  AT & T với Digital Home, cho phép người dùng giám sát an ninh, nguồn năng lượng từ ứng dụng trên thiết bị di động với mức giá từ 5 USD - 40 USD ở thị trường Mỹ. Còn đối thủ Verizon mặc dù đã ngưng dịch vụ bảo vệ và tự động hóa vào hồi tháng 2 nhưng trong tương lai hãng vẫn còn có hàng triệu khách hàng để khai thác. Xfinity Home của nhà cung cấp cấp truyền hình Comcast là một bộ dịch vụ nhà tự động hóa có thể được kiểm soát với máy tính bảng từ xa. Người sử dụng Xfinity Home hiện có thể điều khiển hệ thống báo động, ánh sáng, camera, đồng thời đọc dự báo thời tiết, tin tức thời sự thông qua một màn hình cảm ứng, và hơn nữa còn có thể gắn các vật dụng hoặc thiết bị như ấm cà phê hoặc đèn, vào một adapter không dây để điều khiển từ xa. Trong tương lai gần, khách hàng sẽ có thể kiểm tra email, nghe thư thoại và điều khiển đầu ghi kỹ thuật số thông qua hệ thống này.
Hệ thống nhà hát tại gia cũng được vận hành theo mô hình nhà thông minh. Tại Mỹ, các nhà cung cấp đã phân phối các gói dịch vụ như Prima Cinema trị giá 35.000 USD, và người dùng thậm chí có thể xem các bộ phim mới vào đúng ngày bộ phim ra mắt các rạp chiếu. Các bộ phim được tải tự động và được xác định qua công nghệ quét vân tay.
Kết nối Wi-Fi trong nhà thông minh
 
Bên cạnh những lợi ích sử dụng, nhà thông minh sẽ là một mục tiêu hấp dẫn cho tin tặc và phần mềm độc hại. Ngay cả khi các thiết bị tự đẩy lùi những kẻ tấn công thì vẫn còn nhiều điểm khác dễ bị tổn thương  như  PC, phần mềm, laptop và điện thoại di động.  Khi  đưa mọi thứ trong nhà kết nối Internet, chúng ta cũng phải chịu những rủi ro bảo mật giống như với bất kỳ thiết bị kết nối khác là chúng có thể bị hack.
ADT với nền tảng Pulse Wireless Platform bộ điều khiển trung tâm dành cho nhà thông minh,  có kết nối dữ liệu từ các sản phẩm như camera, khóa thông minh và đèn. Nếu người dùng đăng ký tham gia vào dịch vụ của ADT, các dấu hiệu bất thường sẽ được gửi tới công ty an ninh này hoặc các bên liên quan để can thiệp khi cần thiết. VIA International thì cung cấp phần mềm trên nền tảng đám mây, cho phép các nhà cung cấp kiểm soát công nghệ bên trong nhà của khách hàng, đồng thời phần nào canh chừng những kẻ đột nhập.
Dịch vụ như Prima Cinema cho nhà thông minh
 
Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây chính là nền tảng hệ điều hành, các ứng dụng có thể chạy trên iOS hay Andoroid hoặc chỉ đơn giả là một giao diện web. Hai điều cơ bản về nhà thông minh trong tương lai mà các nhà phát triển cần quan tâm đó là: thứ nhất, các mảng tài nguyên của nền tảng sử dụng cần phải đảm bảo linh hoạt, dễ dàng lựa chọn với chủ nhà.  Thứ hai, làn sóng ra đời của các thiết bị thông minh sẽ dựa trên công nghệ được đảm bảo độ tin cậy, các công ty sản xuất cần phải đặt trọng tâm nhiều hơn về  vấn đề an ninh, khả năng sử dụng, và sự riêng tư để được khách hàng chấp nhận.
Liên minh SmartHome
Gần đây Microsoft gia nhập AllSeen Alliance, liên minh bao gồm khoảng 50 công ty công nghệ gồm nhiều tên tuổi lớn khác như Qualcomm,Panasonic, LG Electronics và Sharp... với mục tiêu thúc đẩy những công nghệ và giao thức liên quan đến sản phẩm nhà thông minh. Các hãng công nghệ trong liên minh này đang nghiên cứu một chuẩn kết nối dựa trên dòng chip được phát triển bởi Qualcomm với tên gọi là AllJoyn. Chuẩn này tạo ra kết nối ngang hàng cho các thiết bị và ứng dụng trong môi trường Internet of Things(IOT). Những nhà sản xuất chip khác cũng có những bước đi riêng của mình, ví dụ Marvell vừa giới thiệt các công nghệ như low-power WiFi, ZigBee và Bluetooth trên mạch vi điều khiển SoC. Hệ thống này kết hợp các thành phần riêng biệt thành một đơn vị tích hợp đầy đủ các tính năng. Hệ thống xử lý có mức tiêu thụ năng lượng thấp, cho phép kéo dài tuổi thọ pin và đủ nhỏ để phù hợp với thiết bị dân dụng. Chip SoC của Marvell sẽ được sử dụng trong các sản phẩm kết nối với các giao thức mà Apple đã xây dựng.
Một liên minh khác được bảo trợ bở Google và Samsung là Thread Group hướng tới các giao thức mới cho hệ thống nhà thông minh. Thread Group  với sự tham gia của Nest Labs (thuộc Google), Samsung, ARM, Freescale, Silicon Labs, Yale Security, Big Ass Fans... Mục tiêu là tạo ra giao thức mạng không dây dựa trên IP, cho phép các thiết bị phần cứng trong nhà kết nối với đám mây an toàn. Hiện tại sản phẩm Nest đã sử dụng phiên bản thử nghiệm của giao thức mới.
Intel, Samsung và Dell là thành viên sáng lập của Open Interconnect Consortium (OIC). Tổ chức này giới thiệu những phương thức truyền tải dữ liệu giữa những thiết bị mà không phụ thuộc vào hệ điều hành, dạng phần cứng cũng như công nghệ truyền thông không dây. Các nhà phát triển có thể tạo ra những gói phần mềm phục vụ cho việc liên lạc và thông báo giữa các thiết bị trong IoT như thiết bị di động, remote điều khiển, thiết bị đeo, đồ gia dụng và các bộ cảm biến khác. Những công ty đầu tiên tham gia tổ chức này phải thiết lập các tiêu chuẩn chung cho việc kết nối, tìm và phát hiện, sau đó xác thực giữa các thiết bị.
PC World VN, 10/2014 
http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-cong-nghe/2014/10/1236581/dai-gia-cong-nghe-lam-nha-thong-minh/

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

TRÊN TAY SAMSUNG GALAXY NOTE EDGE VỚI VIỀN CONG, CẤU HÌNH NHƯ NOTE 4

DSC_5301 2.

Galaxy Note Edge và Galaxy Note 4 là đôi bạn mới được Samsung ra mắt tại IFA vừa rồi. Note Edge có ngôn ngữ thiết kế cũng như cấu hình về cơ bản giống với Note 4, ngoại trừ nó có thêm phần màn hình cong ở viền bên phải. Trong bài viết này mình sẽ nói về cái lợi ích của phần màn hình tràn xuống viền phải, nó là bổ sung cần thiết cho màn hình chính trong đa số trường hợp. Bên cạnh đó Samsung cũng tận dụng khá tốt để trình diễn cái hay của màn hình cong này, chủ yếu là cho người dùng thuận tay phải.



DSC_5243 2.
Note Edge giống Note 4 ở nhiều điểm, không chỉ thiết kế, cấu hình mà còn cả cách đóng hộp và phụ kiện.

DSC_5256 2.
Chúng ta vẫn có một chiếc máy mặt lưng làm từ nhựa giả vân da và khung nhôm. Ở phía cạnh phải, Samsung đã kéo tràn màn hình hiển thị xuống mép để tạo thành màn hình cong. Phần tiếp giáp màn hình và khung vẫn là đường cắt kim cương sáng, tinh tế.

DSC_5260 2.
Note Edge có màn hình 5"6 với CPU Qualcom Snapdragon 805 4 nhân 2.7GHz, RAM 3GB, máy ảnh 16MP, camera trước 3.7MP...

DSC_5276 2.
Phần cong này liền mạch với phần phẳng, nó được chia cắt bằng một đường thẳng đậm màu hơn màn hình chính. Nhiệm vụ của nó là hiển thị bổ sung thông tin cho màn hình chính, trong những ngữ cảnh khác nhau thì nhiệm vụ của màn hình này cũng khác nhau.

DSC_5279 2.
Bên cạnh hiển thị icon ứng dụng, thông báo, một số chức năng đặc biệt thì phần cong này chứa được cả thư mục ứng dụng. Bạn sẽ không phải đặt chúng ở màn hình chính nữa.

DSC_5283 2.
Màn hình cong đang được dùng làm thước đo. Ngoài ra nó còn giúp truy cập nhanh một số tiện ích như đếm giờ, hẹn giờ, bật/tắt đèn flash hay ghi âm.

DSC_5284 2.
Khi chụp hình hay quay phim nó sẽ hiển thị các nút chức năng để chúng ta có một màn hình preview rộng rãi hơn. Tất cả các nút được di chuyển lên trên đây.

DSC_5287 2.
Còn khi duyệt web nó sẽ hiển thị một đoạn nội dung cá nhân, khi vuốt lên trên màn hình cong thì sẽ hiển thị panel với các ứng dụng để chuyển nhanh qua một ứng dụng nào đó.

DSC_5297 2.
Dĩ nhiên chiếc Note Edge này cũng có bút S-Pen như Note 4 cho một số mục đích sử dụng. Chiếc Note Edge trong bài này do cửa hàng ClickBuy nhập về từ Nhật Bản.​

Cấu hình cơ bản của Samsung Galaxy Note Edge:
  • Hệ điều hành: Android 4.4 Kitkat
  • CPU: 2.7 GHz Quad-Core Processor
  • Ram: 3GB
  • Bộ nhớ trong: 32GB / 64GB. Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài
  • Màn hình: 5.6" Quad HD+ Super AMOLED (2560 x 1440 + 160)
  • Camera sau: 16 Mega pixel Auto Focus với Smart OIS
  • Camera trước: 3.7 Mega pixel, f1.9
  • Các tính năng với S Pen: Air Command: Action Memo, Screen Write, Image Clip, Smart Select, S Note, Snap Note, Direct Pen Input.
  • Các tính năng với màn hình cong: Revolving Interaction, Immersive apps (Camera, Video, S Note), Ticker board, Express me, Quick Tools, Night Clock...
  • Kết nối: WiFi 802.11 a/b/g/n/ac (HT80) MIMO PCIe, cổng hồng ngoại,
  • Kích thước: 151.3 x 82.4 x 8.3mm, 174g
Cảm ơn cửa hàng ClickBuy (111 Trần Đăng Ninh, HN) đã hỗ trợ sản phẩm để thực hiện bài viết này.

 
https://www.tinhte.vn/threads/tren-tay-samsung-galaxy-note-edge-voi-vien-cong-cau-hinh-nhu-note-4.2380948/

IFIXIT MỔ IPAD MINI 3: KHÓ SỬA CHỮA

Mới ra mắt cách đây hơn 1 tuần, chiếc iPad Mini thế hệ thứ 3 của Apple đã chính thức bị mổ xẻ dưới bàn tay của đội ngũ iFixit và kết quả bất ngờ không kém so với người anh em iPad Air 2 với điểm đánh giá cấp độ sửa chữa 2/10.
Điểm đánh giá về khả năng sửa chữa của iPad Mini 3 được ghi nhận rất cao ở thang điểm 2/10, bằng với iPad Air 2 cho thấy máy thực sự rất khó sửa chữa.
Cũng giống như iPad Air 2, chiếc iPad Mini 3 kế nhiệm năm nay được Apple ứng dụng kiểu thiết kế và các tính năng khá giống nhau, trong đó đều có sự xuất hiện của vỏ máy màu vàng và cảm biến Touch ID. Bên cạnh đó, các thông số còn lại không có quá nhiều khác biệt so với model năm ngoái với màn hinh 7.9 inch, chip A7 và M7, camera 5 MP và Wi-Fi chuẩn n.
iPad Mini thế hệ thứ 3 lần đầu tiên có thêm phiên bản màu vàng.
Tuy nhiên, một điểm mới khá quan trọng trên máy là bộ điều khiển NFC từ nhà sản xuất NXP sẽ lần đầu tiên có mặt trên iPad bởi nó sẽ kết hợp với cảm biến Touch ID mới để thực hiện thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra, trong quá trình khám phá, iFixit còn phát hiện ra rằng, việc tháo gỡ khung giữ nút Home chứa cảm biến Touch ID thực sự rất khó khăn do nó được gắn vào màn hình khá chắc chắn bằng lớp keo nóng. Nói cách khác, nếu như phải sửa chữa tấm panel màn hình, chắc chắc nó sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của Touch ID.
Dưới đây là một số hình ảnh mổ xẻ iPad Mini 3:
Sau quá trình xử lí nhiệt để làm tan lớp keo, iFixit tiếp tục sử dụng các tấm dụng cụ iOpener để chèn các cạnh máy nhằm giúp dễ mở hơn.
Quá trình tháo tấm màn hình thành công.
Tiếp tục sử dụng công cụ để tháo vít kết nối giữa panel màn hình và kính bảo vệ.
Vị trí nút Home và cũng là nơi đặt cảm biến Touch ID.
Do được găn lớp keo nóng khá chắc chắn nên phải rất khó khăn mới có thể tách rời được các mạch cảm biến.
Cảm biến Touch ID (ô màu đỏ) được sản xuất bởi NXP Semiconductors.
Từ trái qua phải:
- Mô đun Wi-Fi (339S0213) của Universal Scientific Industrial (ô màu vàng)
- Chip Apple A1 (343S00004-A1) (ô màu xanh đậm)
- Bộ điều khiển NFC (65V10) của NXP Semiconductors (màu xanh dương)
- Vi xử lý A7 (APL0698) đi kèm với RAM 1 GB LPDDR3 DRAM của SK Hynix (ô màu đỏ)
- Bộ nhớ trong 16/64/128 GB của SK Hynix (ô màu da cam)
Từ trái qua phải:
- Fairchild Semiconductor FDMC6676BZ và MOSFET FDCM6683 (màu xanh dương)
- Bộ khuếch đại âm thanh Apple 338S1199 và Apple 338S1077 (ô màu vàng)
- LPC18A1 (chip hỗ trợ Apple M7) của NXP Semiconductors (ô màu đỏ)
- Bộ giải mã âm thanh Apple (Cirrus Logic) 338S1213 (ô màu da cam)
Mở thành công tòa bộ linh kiện của iPad Mini 3.
Kết luận
Đánh giá cuối cùng của iFixit cho biết, iPad Mini 3 khó sửa nhất là ở chỗ thay thế và di chuyển nút Home có gắn liền với cảm biến Touch ID, tiếp đến là cổng kết nối Lighting do đã được gắn chặt vào bo mạch.
Bên cạnh đó, màn hình LCD và lớp kính bảo vệ của máy cũng không được gắn liền thành một thể thống nhất như trên iPad Air 2 để giảm độ mỏng mà thay vào đó vẫn được tách riêng như những model cũ. Do vậy, có thể sẽ thay thế màn hình bị hỏng hóc một cách dễ dàng.
Ngoài ra, dù pin máy cũng như một số thành phần linh kiện không được hàn cố định với bo mạch nhưng với việc sử dụng nhiều keo kết dính tại các vị trí như lớp kính, camera trước, pin, camera sau và cáp dẹt thì nó cũng phần nào gây khó khăn hơn cho người sửa chữa.
Tiến Thanh
Theo iFixit
  http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/1380170/ifixit-mo-ipad-mini-3-kho-sua-chua