Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

8 LÝ DO MÌNH KHÔNG DÙNG MÁY ẢNH DSLR NỮA, CHỈ DÙNG MRL CHO CẢ CHỤP LẪN QUAY VIDEO

 Thông báo

8 lý do mình không dùng máy ảnh DSLR nữa, chỉ dùng MRL cho cả chụp lẫn quay video
Kết thúc quý 1 năm 2022, kể cả nguyên một năm 2021, chúng ta chỉ được chứng kiến duy nhất 1 chiếc DSLR được ra mắt đó là Pentax K3 III. Mình đã từng cho rằng DSLR vẫn luôn có một thị trường riêng, một tố chất riêng, một số nhu cầu nhất định cần đến.

[​IMG]
Nhưng đến thời điểm hiện tại, các máy ảnh MRL được các hãng chăm chút và cho ra những công nghệ cực kì khủng khiếp, nó đang cố gắng bao phủ gần như toàn bộ nhu cầu, các phương diện mà người dùng đang cần đến ở một chiếc máy chụp ảnh. Người anh DSLR đang dần bị hụt hơi, không còn theo kịp, không có đủ các đổi mới nữa. Còn các ưu điểm vượt trội trước giờ đã không còn thu hút được người dùng và các hãng thì cũng đang dần không còn mặn mà nữa.

[​IMG]
Bên dưới đây mình xin chia sẻ một số lý do mình sẽ không mua, không dùng các máy ảnh DSLR nữa, mời các bạn cùng xem.



DSLR quá nặng là cái mà ai cũng thấy ngay. Một chiếc DSLR nếu đặt lên bàn cân với một chiếc MRL thì có thể lệch nhau đến gấp rưỡi về cân nặng.

Đối với anh em làm nghề thì cái này không thành vấn đề, nhưng mà đối với anh em người dùng bình thường thì đây là một vấn đề rất lớn.

[​IMG]
Người dùng đã dần nhận ra một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ mới là chân lý. Có nó, họ sẽ dễ dàng trong các chuyến đi hơn, mang vác cũng đỡ nhọc công hơn.

Trọng lượng và kích thước là một yếu tố mà MRL vượt trội hơn hẳn DSLR và mang yếu tố quyết định thắng thua ngay từ những ngày đầu MRL được ra mắt.


[​IMG]
Hệ thống lens cho máy ảnh cũng quan trọng tương tự như hệ sinh thái ứng dụng của một hệ thống di động vậy.

Máy ảnh có tốt đến mấy mà không có một hệ thống lens đa dạng và chất lượng cao thì cũng khó mà được người dùng đón nhận. Chưa kể là tính đa dạng, đáp ứng nhiều đối tượng người dùng, nằm ở nhiều tấm giá để người dùng lựa chọn lại là một câu chuyện khác nữa.

[​IMG]
MRL có một thống lens quá nghèo nàn? Đúng thực là như vậy nhưng đây là câu chuyện của 6-7 năm về trước, cái thời mà Sony còn cho ra mắt các loại ngàm để sử dụng ống kính ngàm A, hoặc ngàm Canon EF gắn cho Sony E. Muốn dùng máy ảnh MRL bạn phải nghĩ ngay đến mua ngàm gì vì thời điểm đó, các chiếc ống kính MRL còn khá đắt đỏ và chưa có nhiều sự lựa chọn cho người dùng phổ thông với giá thành thấp. Chưa kể có muôn vàn loại ngàm MF, AF,.. và hàng ngàn câu hỏi như lấy nét ngon không, tracking được không… khá nhức đầu.

[​IMG]
Còn ở thời điểm hiện tại, ống kính MRL của các hãng đã quá nhiều loại, rất nhiều phân khúc khác nhau, nhiều tiền hay ít tiền đều có. Từ đó người dùng thoải mái hơn rất nhiều và dần ít nghĩ về các loại ngàm.

Một câu chuyện nữa là các hãng dần không còn cập nhật các dòng ống kính DSLR của mình nữa. Điển hình là với Nikon thì mình thấy trong năm vừa rồi hầu như không có một cái ống kính ngàm F nào được ra mắt.

[​IMG]
Chỉ có Canon vẫn đang theo đuổi ống kính ngàm EF của họ, vì hệ sinh thái ống kính này còn được ưa chuộng quá rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực chụp ảnh, mà còn có cả quay video nữa.


[​IMG]
Công nghệ là yếu tố mà MRL đưa ra làm ưu thế cạnh tranh hàng đầu, ngay từ những ngày đầu ra mắt luôn và đến thời điểm hiện tại thì ưu thế này vẫn rất mạnh mẽ.

[​IMG]
[​IMG]
Hình chụp từ Nikon Z9.

Các công nghệ như tốc độ lấy nét, độ chính xác khi lấy nét, tracking người, vật thể, động vật, mắt người, mắt động vật, công nghệ chống rung body… từ lâu đã bỏ xa các máy ảnh DSLR.


Chưa kể chúng ta hiện đã có các tính năng chuyên nghiệp, chuyên sâu hơn, như chồng hình để nét toàn bộ hình trên Fujifilmtốc độ chụp liên tục nhanh hơn vượt trội, kính ngắm EVF đẹp hơn, nét hơn.


[​IMG]
DSLR được cho là có độ bền cực kì cao, chịu được các điều kiện khắc nghiệt và có khả năng vận hành trong nhiều điều kiện khó trong tự nhiên. Đúng là như vậy, DSLR đã từng cho cảm giác an toàn hơn, hoạt động ổn định, nhanh và chính xác, được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đánh giá cao và cực kì ưa chuộng.

[​IMG]
Điển hình phải kể đến như dòng Nikon D6 series, Canon 1Dx Mark III hoặc là Pentax K1 series. Chúng thực sự khủng khiếp, rất bền, và chinh chiến với các nhiếp ảnh gia hardcore trong nhiều năm. Mình không phủ nhận điều này nhưng có 2 lý do mà mình không chọn DSLR ở thời điểm hiện tại:
  • Mình và rất nhiều anh em người dùng phổ thông khác không phải nhiếp ảnh gia chuyên chụp các môi trường khắc nghiệt.
  • Độ bền và sức chống chịu của các máy ảnh MRL đã tốt hơn rất nhiều, không còn là một nhược điểm lớn như những ngày đầu ra mắt nữa.


Để mà nói một chiếc DLSR bền hơn hay MRL bền hơn thì mình vẫn luôn nghiêng về DSLR nhưng mà yếu tố này tính trên phương diện hơn thua so sánh giữa 2 bên, chứ còn sử dụng thực tế thì MRL hiện đang làm rất tốt rồi. Bằng chứng là đến thời điểm hiện tại, các chiếc máy ảnh MRL tuy đã ra đời từ rất lâu rồi như Sony A6000, Sony A7 Mark 1 hoặc 2, Fujifilm XT đời 1 hoặc 2 … nhưng vẫn còn được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.


[​IMG]
Kính ngắm quang học và kính ngắm điện tử cũng là một yếu tố làm người dùng vẫn không thể quên được DSLR, người dùng vẫn thích kính ngắm quang học bởi vì nó thực hơn, nó đẹp hơn, độ nổi khối chắn chắn là hơn một chiếc kính ngắm điện tử.

Dành cho anh em chưa biết, điểm khác nhau dễ nhận biết nhất giữa DSLR và MRL là
  • DSLR có kính ngắm quang học (VF), sử dụng gương lật và lăng kính 5 cạnh để đưa hình ảnh và ánh sáng thực tế đi từ chủ thể đến mắt chúng ta.
  • MRL không có gương lật, không có lăng kính 5 cạnh, MRL sử dụng hình ảnh từ sensor, render sau đó chiếu lên một cái màn hình nhỏ xíu trên kính ngắm của máy và được gọi là kính ngắm điện tử (EVF).


Những ngày đầu ra mắt, MRL thường chỉ được trang bị các loại kính ngắm điện tử cho góc nhìn bị phẳng hơn, xấu hơn và độ nét thì rất kém. Người dùng DSLR khi nhìn vào liền có sự không hài lòng, bạn thử nghĩ xem, một bên là một màn hình hiển thị, một bên là ánh sáng thực tế thì chắc chắn ánh sáng thực tế sẽ đẹp hơn rồi.

Kính ngắm quang học còn giúp cho người chụp quan sát, nhận định được ánh sáng thực tế như thế nào để đưa ra các thông số máy ảnh chính xác hơn, nhanh hơn, còn EVF sẽ cho ra màn hình cái mà ta nhìn thấy là bức ảnh mà ta chụp luôn.

[​IMG]
Hiện tại thì EVF trên máy ảnh MRL còn được cập nhật thêm nhiều tính năng hay hơn nữa, nhiều công nghệ hơn nữa điển hình là nhà Nikon và Canon:
  • Nikon trang bị công nghệ Dual-Streaming, công nghệ này render 2 luồng cùng lúc. Luồng thứ nhất phục vụ cho kính ngắm trong khi luồng thứ hai phục vụ cho việc chụp và ghi hình. Từ đó cho phép kính ngắm luôn hoạt động không bị chớp đen khi chụp nữa, tìm hiểu thêm tại đây.
  • Canon thì trang bị khả năng lấy nét bằng mắt người ở kính ngắm điện tử cho máy Canon R3 của họ.

[​IMG]
Bên cạnh đó là sự bùng nổ của camera trên điện thoại, người dùng đã vô tình được làm quen với cách chụp nhìn qua màn hình mà không cần nhìn kính ngắm nữa, cho nên người dùng dần quen và không còn chú ý đến tính năng này nữa.

Cho nên đến thời điển hiện tại kính ngắm với mình không còn là vấn đề giữa MRL và DSLR nữa.



Tốc độ chụp trên các chiếc máy DLSR thường nằm ở mức cao nhất cũng chỉ 14 hoặc 16 khung hình/giây, khó mà cao hơn được. Màn trập và gương lật sử dụng quá nhiều yếu tố cơ khí, cho nên dần dần các hãng đang chạm tới giới hạn vật lý của các linh kiện, khiến máy ảnh DSLR khó mà tăng tốc độ chụp lên hơn nữa. Cụ thể Canon 1Dx Mark III cũng chỉ có thể chụp được 16 khung hình/giây mà thôi, việc sản xuất ra một chiếc máy ảnh DSLR có tốc độ chụp cao hơn là có thể nhưng rất khó và giá thành sẽ rất cao.

Các hãng máy ảnh như Canon đang tìm các giải pháp với cho việc này, họ thay đổi bằng cách sử dụng từ tính hoặc các cấu trúc khác, tìm hiểu thêm tại bài viết bằng sáng chế của Canon tại đây.

[​IMG]
Màn trập cơ học ở thời điểm ban đầu hơn được màn trập điện tử ở chỗ là trong giới hạn vật lý của nó, sẽ không bị tình trạng rolling shutter, cho nên thời gian đầu các máy MRL vẫn sử dụng màn trập cơ học nhưng tốc độ chụp vẫn không cao hơn DSLR được mặc dù đã lược bỏ đi gương lật.


Các hãng cũng đã tập trung nhiều để cho ra các công nghệ mới để khắc phục các điểm yếu của màn trập điện tử, như A9, hoặc A1 đều có các ưu thế riêng. Còn riêng Nikon trên chiếc máy ảnh Nikon Z9 đã bỏ hẳn màn trập cơ học, sử dụng hoàn toàn màn trập điện tử, đây có thể cho thấy là những bước tiến mới và giảm bớt đi tầm quan trọng của màn trập cơ học.


Liên quan đến tốc độ thì mình nói thêm là MRL ở thời điểm hiện tại đã không còn tình trạng mất ổn định, giật lag, hoặc dễ bị quá nhiệt như ngày xưa. Lúc trước sử dụng các máy ảnh Sony bạn có thể cảm nhận được sự delay của nó khi chụp luôn, máy thì nhanh hết pin, đôi khi bị lag đứng máy luôn do nhiệt độ cao, nhưng hiện tại thì đã không còn nữa.


[​IMG]
Thứ mà các bạn thường tâm đắc khi nhắc đến một chiếc máy DSLR là cảm giác chụp, tiếng của màn trập, của gương lật, cảm nhận của xúc giác khi các thành phần cơ khí đập vào nhau khi bấm chụp. Thú thật đây từng là một cảm giác tuyệt vời, nó cho mình cảm hứng rất mạnh mẽ, chuyện này thể hiện ở chỗ khi mà các bạn cầm một chiếc máy ảnh như Nikon D5 hay Canon 1Dx Mark III sẽ thử ngay tính năng chụp liên tục.


Nhưng dần, đối với mình yếu tố này đã thay đổi, sự tiện lợi gọn nhẹ của MRL đã chinh phục mình, khiến mình không còn quá nhiều cảm giác với DSLR nữa.


[​IMG]
Các hãng hiện tại đã có quá nhiều sự lựa chọn tầm trung hoặc cho người mới rồi, các máy ảnh MRL ngày càng rẻ hơn kể cả giá thành của body và lens.

[​IMG]
Các dòng máy quay chụp tốt với giá thành dễ tiếp cận cho người mới như Sony A6000, ZV-E10, Fujiflm X-S10, X-E4, X-A7, Nikon Z50, Zfc, Canon M series … cũng như rất nhiều máy khác nữa.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy giá thành ở thời điểm hiện tại không còn là vấn đề của máy ảnh MRL nữa.


[​IMG]
Sau tất cả các lý do trên, dần dần sau này mình không còn có ý định mua một chiếc máy ảnh DSLR nữa, tuy nhiên nếu đã có sẵn thì dùng vẫn được. Ngoài ra, thời gian gần đây, người quen hoặc anh em hỏi tư vấn chọn mua thì mình cũng hạn chế tối đa việc giới thiệu một chiếc DSLR. Hi vọng qua bài viết anh em sẽ hiểu hơn về 2 dòng máy ảnh này và có những quyết định mua và sử dụng đúng với nhu cầu và mục đích của anh em,

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

LET'S FINISH SETTING UP YOUR DEVICE

 

How to completely remove the annoying "Let's finish setting up your device" message on Windows 10 and Windows 11

 How to completely remove the annoying "Let's finish setting up your device" message on Windows 10 and Windows 11

Windows 10 and Windows 11 come packed with features designed to make your work and life easier, including Microsoft 365 and Windows Hello. But if you don't take the time to set them up, Windows will constantly remind you with a "Let's finish setting up your device" message. If you want to turn this message off on Windows 10 and Windows 11, here's what to do.

On Windows 10
1. Go to Settings > System > Notifications & actions
2. Uncheck the checkboxes as indicated

On Windows 11
1. Got to Settings > System > Notifications
2. Uncheck the checkboxes as indicated

Windows 10 and Windows 11 come packed with features designed to make your work and life easier, including Microsoft 365 and Windows Hello. But if you don't take the time to set them up, Windows will constantly remind you with a "Let's finish setting up your device" message. If you want to turn this message off on Windows 10 and Windows 11, here's what to do.

Let's finish setting up your device

Typically, you will see the “Let’s finish setting up your device” message after you install a Windows Update and restart your PC. If you haven't done so already, Windows will point out that you haven’t set up Microsoft 365, Windows Hello, OneDrivePhone Link, or synchronized your activity data between your Windows PCs.

If you ever find yourself in this situation, don't worry! You have two options; you can choose to “Continue” to proceed to setup those services you have not yet set up, or “Remind me in 3 days” to remind you to set up these services later.

At this time, there is no option to decline the "Let's finish setting up your device" message on either Windows 10 or Windows 11.

Shut off reminders on Windows 10

In order to shut off these "Let's finish setting up your device" reminders on Windows 10, here's what to do.

1. Go to Settings > System > Notifications & actions
How to completely remove the annoying "Let's finish setting up your device" message on Windows 10 and Windows 11 - OnMSFT.com - April 5, 2022
2. Uncheck the checkboxes as shown

It might be a good idea to uncheck all of the boxes or toggle off Get notifications from apps and other senders. Even after you save these settings, a future Windows Update may be pushed to your device and revert everything back to the Windows "preferred" default settings.

Shut off reminders on Windows 11

Microsoft may have learned from its mistakes on Windows 10 and provided an easier option to disable the reminder messages from appearing on your Windows 11 PC. Here's what to do.

1. Go to Settings > System > Notifications
2. Uncheck both checkboxes at the bottom of the Notifications menu
How to completely remove the annoying "Let's finish setting up your device" message on Windows 10 and Windows 11 - OnMSFT.com - April 5, 2022

If you are an experienced Windows 10 and 11 user, these pop-ups can be infuriating. Equally infuriating is that even after you choose and save your settings, a future Windows Update can (and probably will) revert your Windows 10 and Windows 11 settings back to Microsoft's "preferred" setting.

So if you are sick and tired of being overwhelmed with extra Windows notifications that you don't want or need, follow this guide after your next Windows Update just in case. Of course, that annoying pop up won't aggravate you anymore, but there is no guarantee that it won't re-enable it in a future Windows Update? to completely get rid of it yet.

https://www.onmsft.com/how-to/get-rid-of-lets-finish-setting-up-your-device

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

CÂY SẢ: LOÀI CÂY CHO MÙI HƯƠNG THƠM NỒNG CHỮA BỆNH

 

Cây Sả: Loài cây cho mùi hương thơm nồng chữa bệnh

Lặng lẽ trong góc vườn nhà ai, có những bụi cây nhỏ, cây thon dài luôn tỏa ra mùi hương nồng nàn dễ chịu. Mùi hương ấy âm thầm xua đuổi bao loài côn trùng khó chịu. Loài cây này ngoài làm thứ gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, nó còn là thứ cây thuốc chữa bệnh. Đó chính là cây Sả. Vậy đặc điểm, công dụng của Sả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé.

1. Mô tả về cây Sả

Cây còn được biết đến với những cái tên như: Cỏ Sả, Sả chanh, Hương mao, Tranh thơm,… Sả có nhiều giống: Sả chanh (hay Sả dịu), Sả Java (hay Sả xòe), Sả bẹ (Sả Sri Lanka), Sả hồng (hay Sả rộng, Sả Palma-rosa)… Tất cả đều thuộc họ Lúa (Poaceae).

1.1. Sả chanh

Sả chanh (còn gọi Sả dịu), tên khoa học Cymbopogon flexuosus. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan. Đây là loại cây bụi sống lâu năm, thân cao 1m – 1,5m. Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Thân rễ trắng hay hơi tím. Bẹ lá không có lông và có sọc dọc. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống. Cây sả chanh được nhân giống bằng cách trồng từ tép sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm.

1.2. Sả Java

Sả Java (Cymbopogon winterianus), có nguồn gốc từ quần đảo Java thuộc Indonesia. Giống Sả này thường mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m. Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím. Cây có đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau. Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm. Lá sả Java thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh, khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá.. Chồi con mọc từ nách lá, tạo thành cây con được gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi. Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng.

1.3. Sả bẹ

Sả bẹ (còn gọi là Sả Sri Lanka), tên khoa học Cymbopogon nardus. Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Sả bẹ mọc thành bụi, tán rộng, thân cao tới 2m, lá dài hẹp, có ít hoặc không có lông. Hoa mọc kép, cụm hoa chùy, hoa dài 60 – 80cm. Gốc Sả Sri Lanka có màu tím hồng hay tím đỏ.

1.4. Sả hồng

Sả hồng (Sả hoa hồng, Sả Palma-rosa), tên khoa học Cymbopogon martinii, Cây Sả Hồng có thân lá nhỏ hơn các loại sả khác, mọc thành bụi cao đến 1,5m. Lá và hoa sả hồng được dùng chiết xuất tinh dầu nguyên chất.

Quảng cáo
Sả mọc thành bụi, tương đối dễ trồng
Sả mọc thành bụi, tương đối dễ trồng

2. Phân bố và thu hái của cây Sả

2.1. Phân bố

Cây Sả được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Trong đó những nước sản xuất tinh dầu Sả lớn nhất thế giới là Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Sả được trồng nhiều tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và một số nông trường ở miền Bắc.

2.2. Thu hái

Sả có thể trồng và thu hái quanh năm. Người ta dùng Sả vào mục đich làm nguyên liệu chế biến thực phẩm hoặc chiết xuất tinh dầu. Nếu dùng để ăn thì sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng thì có thể tỉa lấy các nhánh to, trồng và vun gốc cho ra nhánh mới. Còn nếu trồng để lấy tinh dầu thì thu hoạch sau khi trồng khoảng 10 – 12 tháng là tốt nhất. Khi ấy các gốc Sả đã già, sẽ cho lượng tinh dầu cao. Người ta cắt cả lá và bẹ, chừa lại một khúc 8 – 10cm trên mặt đất, rồi tiếp tục tưới nước chăm bón cho ra nhánh mới. Từ những nhánh ấy, khoảng 5 – 6 tháng sau là có thể tiếp tục thu hoạch để chiết xuất lấy tinh dầu.

Thân và lá Sả được sử dụng rất nhiều để làm gia vị và chữa bệnh
Thân và lá Sả được sử dụng rất nhiều để làm gia vị và chữa bệnh

3. Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản

3.1. Bộ phận dùng của Sả

Những nhánh Sả khi thu hoạch phần thường được sử dụng nhiều nhất là thân và lá.

3.2. Chế biến Sả

Sả được dùng tươi cho mục đích chế biến món ăn, hoặc được xay thành bột để làm gia vị nấu nướng.

Quảng cáo

Sả cũng có thể được phơi trong bóng mát hay sấy khô dùng làm thuốc.

Ngoài ra còn một ứng dụng rộng rãi của Sả đó là chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu Sả có rất nhiều ứng dụng trong các ngành làm đẹp, chăm sóc da, tóc, xua đuổi côn trùng rất hiệu quả, giải cảm, kháng khuẩn, giảm đau, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp dễ ngủ…

3.3. Bảo quản

Sả tươi hay khô có thể giữ khá lâu trong môi trường khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ phòng.

Tinh dầu Sả nên chứa trong những hũ thủy tinh nhỏ tối màu. Nên cất giữ nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ quá nóng, tránh ánh sáng trực tiếp. Có thể cất giữ trong tủ lạnh.

4. Thành phần hóa học trong cây Sả

Lượng tinh dầu dồi dào là thành phần chính trong cây Sả. Hàm lượng tinh dầu này thay đổi từ 0,4 – 2% tùy thuộc vào giống, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và chăm bón. Ví dụ trong giống Sả chanh (Cymbopogon flexuosus), hàm lượng tinh dầu là 0,7 – 1,5%, Sả Java (Cymbopogon winterianus) là 0,8 – 2%, còn Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) chỉ có 0,4 – 0,8%.

Trong tinh dầu Sả chứa nhiều hợp chất thơm như: Citral, Geraniol, Acetat, Caproat geranyl, Dipenten, Metylheptenon, Carvon và một số ít Aldehyde như Heptandehyde và Citronellol. Trong các hợp chất này thì Geraniol, Citronellol, Citrat có hàm lượng cao nhất.

Tinh dầu sả có rất nhiều công dụng
Tinh dầu sả có rất nhiều công dụng

5. Những công dụng của cây Sả

Trong Đông Y, Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Nó được biết đến với rất nhiều công dụng như:

  • Giải cảm: Lá và thân Sả đập dập nấu nước với các loại lá chứa nhiều tinh dầu như: Hương nhu, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Ngải cứu,… Tất cả đem xông để chữa cảm lạnh. Lưu ý khi xông phải chú ý uống nhiều nước và ở nơi kín gió.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Củ Sả non đem thái nhỏ, phơi khô tán bột (phối hợp với Mạch nha).
  • Tẩy uế răng miệng, khử mùi hôi: Bột củ Sả 10 phần phối hợp với Phèn phi 1 phần, trộn đều, luyện viên.
  • Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực, làm ra mồ hôi: Lá Sả tươi nấu nước nóng uống.
  • Chữa phù nề 2 chân, tiểu ít: Củ Sả (2 nắm) phối hợp với Cỏ xước, rễ Cỏ tranh hoặc bông Mã đề (mỗi thứ 1 nắm).
  • Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10gr, Củ gấu 8gr, Vỏ rụt 8gr, Trần bì 6gr, Hậu phác 6gr. Sắc nước uống.
  • Chữa đầy bụng: Lá Sả, vỏ Bưởi, Mộc thông, Trạch tả, Cỏ bấc, Hồi hương (mỗi thứ 10gr), Quế 5gr, Bồ hóng 2gr, Diêm tiêu 2gr, Xạ hương 0,05gr. Tất cả đem sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 20 phút. Chia uống 2 lần sau bữa ăn trong ngày.
  • Giải rượu: Dùng vài củ Sả rửa sạch, giã nát với một ít nước lọc. Gạn lấy nước cho người đang say rượu uống. Người đó sẽ nhanh chóng tỉnh lại và giảm nhanh cảm giác đau đầu.
  • Chữa chàm mặt trẻ em: Giã nát bôi ngoài vết chàm.
  • Ngăn ngừa ung thư: Thường xuyên sử dụng nước Sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan,….

6. Lưu ý khi sử dụng Sả

Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của Sả. Nhưng trên thực tế, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng Sả. Vì Sả có thể có tác dụng kích thích tử cung gây nên sảy thai. Còn trên phụ nữ đang cho con bú, Sả có tính ấm khi dùng Sả nhiều có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Do Sả tính ấm nên một số bệnh nhân người bị nhiệt cũng không nên sử dụng. Những người cơ thể suy yếu cũng cần cẩn trọng khi dùng Sả vì tính chất mãnh liệt của vị thuốc này.

Không nên uống tinh dầu Sả trực tiếp vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Cây Sả là một thứ gia vị và vị thuốc rất phổ biến và tương đối dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu muốn dùng Sả với mục đích chữa bệnh thì nên có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc để tránh tác dụng phụ. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

https://youmed.vn/tin-tuc/cay-sa-loai-cay-cho-mui-huong-thom-nong-chua-benh/