Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

3 - GIẢI PHÁP CỦA CÁC HÃNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Một bài toàn thì luôn có nhiều lời giải khác nhau, với bài toán trải nghiệm người dùng thì mỗi hệ điều hành cũng có những cách giải riêng của mình. Tuy nhiên đó là phần giải thuật, phần nhân hệ thống - nó hơi khó hiểu, với người dùng bình thường thì chúng ta quan tâm đến cái bề mặt nhiều hơn. Để cho dễ hiểu thì mình sẽ đưa ra thêm một vài thông số, những thông số này tuỳ vào từng hệ điều hành mà nó điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với giải thuật của mình (nhưng câu chữ sau không đúng về mặt kĩ thuật mà sử dụng từ ngữ đơn giản với mục đích truyền đạt nội dung rõ hơn - mong các bạn thông cảm):

  • Bộ nhớ tạm và thời gian chạy nền của ứng dụng: mỗi khi một ứng dụng bị ẩn đi và bạn chuyển sang dùng một ứng dụng khác, thì lúc này nó sẽ bị đóng băng (như trên iOS, Wp) hoặc tiếp tục chạy một lúc nữa (Android, BB). Ngưng ngay hay chạy tiếp một lúc là tuỳ vào từng hệ điều hành sẽ quyết định. Ngừng ngay thì nhiều bạn nói không có đa năng, chạy tiếp lâu thì có đa năng nhưng hao tài nguyên, hao pin.
  • Tiến trình hệ thống: Để giải quyết việc vẫn có một số những thao tác cần chạy nền (ví dụ up hình lên facebook, tải file …) thì xuất hiện một số những tiến trình được hỗ trợ bởi hệ thống (dịch vụ nền) và các tiến trình này luôn được ưu tiên chạy dù bạn có tắt phần mềm đi. Và cũng như trên, tuỳ vào từng OS mà nó quy định các tiến trình này như thế nào: như WP thì đang up hình bằng fb mà bạn thoát ra thì nó không up nữa, nhưng với Android thì nó vẫn chạy tiếp.
Khi một ứng dụng được ẩn đi và bạn chạy ứng dụng khác, hoặc khi 1 cửa sổ chìm xuống để bạn kích hoạt 1 cửa sổ khác lên (như đa nhiệm trên Samsung Galaxy) thì hệ điều hành định nghĩa đó là một phần mềm không dùng nữa. Và tất nhiên bạn không dùng nữa thì nên đóng băng hoặc tắt nó đi. Tuy nhiên như nói ở trên, dù có bị đóng băng nhưng nếu phần mềm đó có sử dụng một tiến trình hệ thống, thì tiến trình này vẫn tiếp tục được ưu tiên chạy (nhạc tiếp tục hát, file tiếp tục tải …) Tuy nhiên tiếp tục chạy cho xong, hay một lúc phải tự tắt thì còn tuỳ vào quy ước của hệ điều hành đó.

Android linh động và đa năng tốt hơn iOS
và Samsung thì luôn là hãng cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn nhất


Tham khảo:
IceNinja đã nói:
Xin trả lời theo ý hiểu của 1 end user

Đa nhiệm là làm nhiều việc cùng 1 lúc, với người dùng cuối thì đa nhiệm là làm các tác vụ như nghe nhạc, xem phim, đọc báo, web, download ... Nói kĩ ra thì khi tôi đang làm 1 việc hãy chắc chắn rằng việc tôi làm trước đó vẫn đang đc diễn ra.

Ios đa nhiệm có giới hạn ví dụ vừa lướt web vừa nghe nhạc. Một số tác vụ download song song bị giới hạn, chỉ có itunes, appstore... Chính hãng là vẫn download song song khi ta chạy app khác

Android thì đa nhiệm mở rộng hơn, cho 3rd app download song song, cho phép chạy nhiều ứng dụng trên 1 màn hình. Cài floating apps bạn có thể chạy bất cứ chương trình nào ở 1 cửa sổ nhỏ song song với chương trình chính.
Samsung còn làm cho trải nghiệm đa nhiệm của mình lên tầm cao hơn khi cung cấp chức năng multi windows chia màn hình làm để chạy app khác nhau, nếu root thì tất cả phần mềm đều có thể chạy đa nhiệm

Thiết bị di động càng có màn hình lớn càng cần đa nhiệm, để tiết kiệm thời gian và công việc "có vẻ" hiệu quả hơn. Cái này mình thấy Android đang làm rất tốt

Mình cần:
Download nhất định phải đa nhiệm, nhạc cũng vậy
Game và phim không nhất thiết, nhưng phải resume được
Thu âm cuộc gọi cũng phải đc chạy song song với call app
Các app ghi chú tuyệt đối phải đc chạy trên bất kì nền ứng dụng nào (cái này ios rất chán vì ko có, thành ra ipad rất khó ghi chú)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét