HIỆU ỨNG ZENO ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH, MẬT MÃ VÀ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ CÓ THÊM TRIỂN VỌNG MỚI
"Một nguyên tử trong trạng thái lượng tử sẽ không thay đổi trạng
thái khi bạn đo lường, theo dõi nó" Đây là giả thuyết về hiệu ứng Zeno
mà các nhà
khoa học đã dự đoán từ lâu, tưởng chừng như chuyện đùa nhưng mới đây Đại học Cornell đã chứng mình đó là sự thật.
Khi đang quan sát các nguyên tử cực lạnh trong đám mây khí Rubidium, các
nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miễn là bạn còn quan sát nó thì nó không
hề di chuyển xung quanh. Cụ thể hơn, các nhà khoa học thường dùng laser
để đo lường các đặc tính của nguyên tử đó và họ càng đo lâu thì chúng
càng ít di chuyển. Nhưng ngay khi giảm cường độ laser hoặc tắt đi hoàn
toàn thì các nguyên tử lại di chuyển tự do xung quanh.
Khám phá lần này hứa hẹn tạo ra bước tiến lớn trong sự phát triển của
máy tính lượng tử. Đầu tiên, điều này chứng minh tính khả thi của
mật mã lượng tử
- nếu được áp dụng, hacker không thể nào đánh cắp được dữ liệu mà không
phá hủy nó. Đồng thời, nếu dựa theo cách này để ngăn chặn nguyên tử di
chuyển theo ý muốn, các nhà nghiên cứu có thể tạo nên các loại cảm biến
lượng tử và thiết bị chuyển mạch vô cùng nhạy cảm, có tác dụng ngay khi
nguyên tử di chuyển chậm lại,... Tất nhiên, đây chỉ là một trong những
bước tiến sơ khai của máy tính lượng tử nhưng rõ ràng, chúng ta lại có
thêm một bằng chứng cho thấy tính khả thi của nó trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét