SO SÁNH GOOGLE CHROMECAST VỚI APPLE AIRPLAY
Chiếc Google Chromecast là một giải pháp đơn giản và rẻ tiền để mang nội dung từ Internet về với TV
của bạn, và nó là một nền tảng mới để nhiều công ty nội dung, dịch vụ
video trực tuyến tiếp cận với người dùng. Thế nhưng Chromecast (và công
nghệ Google Cast giúp nó hoạt động) xuất hiện trong thời buổi của AirPlay, một giao thức truyền nội dung không dây từ thiết bị iOS hay máy tính Mac ra màn hình ngoài thông qua Apple TV. Vậy Chromecast khác biệt như thế nào so với cách thức của Apple?
Việc tích hợp và sử dụng trên các thiết bị
AirPlay được tích hợp vào hầu hết những chiếc iPhone, iPad hiện nay, và
nó cũng hoạt động với một số máy tính Mac mới nữa. Để sử dụng AirPlay,
người dùng sẽ cần đến chiếc Apple TV (giá 99$) có chức năng như một "đầu
thu tín hiệu" và gắn trực tiếp vào TV. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể
truyền nhạc không dây đến các bộ loa và dàn âm thanh được gắn mác "Made
for AirPlay" với nhiều mức giá khác nhau. Sau nhiều năm có mặt trên thị
trường, AirPlay đã có một lượng người dùng nhất định và đã thiết lập
được vị thế của mình: khách hàng biết làm thế nào để dùng nó, lập trình
viên biết làm thế nào để đẩy AirPlay vượt ra khỏi việc truyền âm thanh,
hình ảnh đơn thuần. Họ đã làm ra những game có thể chơi kết hợp với
AirPlay (một số game đua xe chẳng hạn), tức vừa xài màn hình trên thiết
bị iOS, vừa xài màn hình lớn ở ngoài.
Trong khi đó, Google bán ra Chromecast với giá chỉ 35$, thấp hơn rất
nhiều so với chi phí sở hữu một cục Apple TV (Google Cast, công nghệ
chính giúp Chromecast hoạt động, cũng sắp được mang lên Google TV
cũng như tích hợp thẳng vào bên trong những chiếc TV đời mới sắp ra
mắt). Một khi bạn đã có Chromecast trong tay, bạn có thể ra lệnh truyền
video từ bất kì nơi nào mà trình duyệt Chrome có thể chạy được: máy tính Windows, máy Mac, Android, iOS. Như vậy, giải pháp của Google linh hoạt hơn AirPlay.
Giao diện người dùng
Apple TV có thể xem như một giải pháp lai giữa set-top box truyền thống
với một giải pháp truyền nội dung trực tiếp từ thiết bị di động của
chúng ta. Khi bạn mới chạy Apple TV lên, bạn sẽ thấy một giao diện tương
tự như iOS và bạn có thể điều khiển nó, khởi chạy một số app,... bằng
remote đi kèm, không cần phải đụng đến smartphone hay tablet. Còn khi
chạy những ứng dụng nào có hỗ trợ AirPlay trên iOS, một nút nhỏ sẽ xuất
hiện để bạn chạm vào đó, chọn đúng tên Apple TV của mình, và video sẽ
được truyền thẳng từ thiết bị ra Apple TV. Khi đó thì việc điều khiển sẽ
phụ thuộc chủ yếu vào màn hình cảm ứng của bạn.
Chromecast thì tập trung vào vấn đề truyền nội dung. Không có chiếc
remote nào xuất hiện, tất cả mọi thứ đều được đảm đương bởi những ứng
dụng hỗ trợ cho Google Cast và từ ứng dụng đó, bạn có thể nói Chromecast
làm gì. Gần giống với AirPlay, những app được hỗ trợ sẽ có một nút
"Cast", và khi chạm vào đó thì nội dung sẽ bắt đầu được phát.
Bạn có thể truyền những gì?
AirPlay giờ đây đã hỗ trợ nhiều dịch vụ nổi tiếng sau một thời gian dài
có mặt trên thị trường, chẳng hạn như Hulu Plus (cái này phổ biến ở Mỹ),
HBO GO. Còn hiện tại, Google Cast chỉ mới hỗ trợ cho YouTube và Netflix
cùng một số app nhỏ khác. Google hứa hẹn rằng nhiều đối tác nội dung
khác sẽ tham gia vào cuộc chơi, tuy nhiên để bắt kịp với Apple TV thì
Google sẽ phải bước những bước đi nhanh hơn.
Ngoài ra, Chromecast có khả năng truyền nội dung từ trình duyệt Chrome
và tên gọi của nó là "Chrome tab projection". Về cơ bản, tính năng này
cho phép trình duyệt Chrome (đã cài một plugin nhỏ)
gửi trang web trực tiếp từ PC của chúng ta đến Chromecast. Nó sử dụng
mạng Wi-Fi để truyền trang web local chứ không đi qua máy chủ của Google
và giao thức được dùng ở đây là WebRTC. Bộ giao thức này cho phép các
trình duyệt có thể giao tiếp với nhau trực tiếp mà không cần thông qua
server trung gian, cũng chẳng cần phải cài thêm plugin. WebRTC hiện đã
có mặt trong Chrome và Firefox, và người ta cũng đang dự tính phổ biến
việc gọi điện video thông qua chuẩn này.
Ví dụ cho dễ hiểu, mình chạy Chrome trên Mac và đang vào Tinh tế, mình
nhấn nút Cast thì toàn bộ nội dung trang web đang hiển thị trong Chrome
sẽ được xuất ra TV (thông qua Chromecast).
Chrome Tab Projection
AirPlay cũng có tính năng "Mirroring" tương tự như trên, tuy nhiên nó
cho phép hiển thị toàn bộ hệ điều hành ra TV ngoài (thông qua Apple TV,
và áp dụng cho một số thiết bị iDevice đời mới). Không quan trọng là bạn
đang dùng app nào, bạn đều có thể xuất toàn bộ hình ảnh đang xuất hiện
trên màn hình máy tính ra ngoài, giống hệt như lúc bạn kết nối máy tính
hay thiết bị iOS vào TV bằng cáp HDMI/VGA vậy. So ra thì AirPlay Mirroring
tuyệt hơn Chrome tab projection, tuy nhiên bạn buộc phải xài toàn bộ
máy móc thuộc hệ sinh thái của Apple thì mới tận dụng được Mirroring.
AirPlay Mirroring
Sự hỗ trợ từ bên thứ ba
AirPlay không phải là một công nghệ mới. Người dùng Apple đã quen với
cách mà lập trình viên tích hợp nó vào những ứng dụng trên App Store.
Hiện nay rất nhiều app cũng đã hỗ trợ AirPlay và đó là một trong những
lý do mà người dùng gắn kết lâu dài với iOS.
Google cũng biết được vai trò cực kì quan trọng của lập trình viên trong
cuộc chơi này, và hãng đã ngay lập tức ra mắt công cụ phát triển phần
mềm (SDK) cũng như các hàm API để cho phép lập trình viên đưa Google
Cast vào app của mình. Bộ SDK này có thể dùng với app Android, iOS và cả
Chrome OS nên tận dụng được thế mạnh "mở" của mình. Chưa dừng lại ở đó,
Google nói là các đối tác phần cứng của hãng sẽ tích hợp Cast vào các
sản phẩm của họ. Nhưng nếu muốn thành công, hãng sẽ phải tìm kiếm sự hỗ
trợ từ rất nhiều nhà cung cấp nội dung và các app lớn, nếu không thì Google lại đi vào vết xe đổ của Google TV.
Tóm lại:
http://www.tinhte.vn/threads/so-sanh-google-chromecast-voi-apple-airplay.2145897/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét