Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và Công ty AIC đều phủ nhận liên quan đến sự trùng hợp giữa lô hàng máy tính bảng giá rẻ được cho là giống với loại máy tính bảng trong đề án sách giáo khoa điện tử
Ngày
26-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Minh Hoàng,
Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết sở không
liên quan đến chuyện Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) nhập lô hàng máy
tính bảng có xuất xứ từ Đài Loan.
Đó là việc của AIC!
Ông Hoàng cũng nói rằng đề án về sách giáo khoa (SGK) điện tử sử dụng máy tính bảng mà sở vừa công bố mới chỉ trên tinh thần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đa chiều, chưa được UBND TP và Bộ GD-ĐT thông qua. “Vì đề án chưa được thông qua nên không có chuyện sở đứng ra mua máy tính bảng. AIC nhập hàng gì, sử dụng vào mục đích gì thì đó là việc của công ty họ. Nếu đề án thí điểm SGK điện tử được thông qua thì phải có sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư… để tính toán cụ thể, chi tiết việc mua sắm thiết bị, sau đó sẽ công khai đấu thầu” - ông Hoàng cho biết.
Trước đó có
thông tin AIC nhập lô hàng 3.500 máy tính bảng có xuất xứ từ Đài Loan
qua cảng Hải Phòng, có giá thành khoảng 900.000 đồng/chiếc. Đáng nói là
những máy tính bảng này có thông số kỹ thuật, cấu hình gần giống hoàn
toàn thông tin chiếc máy tính bảng mà Sở GD-ĐT TP HCM công bố hôm 18-8.
Theo đó, trong đề án thí điểm SGK điện tử mà Sở GD-ĐT TP HCM công bố hôm 18-8, sở đưa ra 5 phương án lựa chọn máy tính bảng cho học sinh. Cụ thể, ở lựa chọn 1, máy tính bảng cỡ 7,85 inch, giá 3 triệu đồng/chiếc; thông số kỹ thuật ghi: máy tính bảng có màn hình 7,85 inch, độ phân giải 1.024x768, CPU quad core A31S, bộ nhớ lưu trữ 8 GB, camera chính 3 Mp, camera phụ 2 Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.500 mAh, hệ điều hành Android.
“Nhập máy để tặng khách hàng”
Trước nghi vấn AIC cùng NXB Giáo dục “hậu thuẫn” cho đề án SGK điện tử triển khai ở TP HCM, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 26-8, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, khẳng định: “AIC chưa bao giờ nhập loại máy tính bảng nào 7 inch với giá 900.000 đồng/chiếc để đưa vào bất cứ dự án giáo dục nào tại TP HCM hay các địa phương khác. Số lượng 3.500 chiếc máy tính bảng chúng tôi mua từ Đài Loan và nhập qua cảng Hải Phòng là để phục vụ cho các công việc nội bộ và tặng cho khách hàng”.
Bà Nhàn cũng cho biết đề án SGK điện tử của Sở GD-ĐT TP HCM mới là giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, chưa được duyệt, chưa biết mua cái gì... thì chẳng có gì liên quan đến máy tính của AIC nhập về (!?). “Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hội thảo lần này là lần thứ hai để lấy ý kiến. Lần thứ nhất tổ chức vào ngày 18-7, do Công ty AVITECH và Intel trình bày; lần thứ hai là do Samsung và tư vấn nước ngoài trình bày. Công ty tôi đến dự với tư cách là khách mời, trong đó tôi có trực tiếp phát biểu tại hội thảo là “đề xuất TP nếu như có phê duyệt đề án thì nên lựa chọn các hãng lớn, có chất lượng tốt, trong đó nên ưu tiên cho Samsung và Intel là 2 hãng lớn đã đầu tư tại Việt Nam và nên mua trực tiếp từ các hãng này mà không cần thông qua chúng tôi để có thể có mức giá hợp lý nhất cho học sinh”. Sau các hội thảo này, tôi không thấy báo chí nhắc đến tên của AVITECH hay Samsung, Intel mà chỉ thấy nhắc đến tên công ty chúng tôi với những thông tin sai lệch” - bà Nhàn trần tình.
Bà Nhàn cũng cho rằng AIC hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và việc công ty này ký kết hợp đồng với NXB Giáo dục để nghiên cứu và sản xuất SGK điện tử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép. Theo bà Nhàn, NXB Giáo dục không hợp tác độc quyền với AIC toàn bộ SGK điện tử và SGK điện tử có thể đi kèm với máy tính bảng của nhiều hãng khác nhau. “Việc chúng tôi và NXB Giáo dục hợp tác với nhau không liên quan gì tới việc TP HCM thực hiện đề án SKG điện tử” - bà Nhàn nói.
Đó là việc của AIC!
Ông Hoàng cũng nói rằng đề án về sách giáo khoa (SGK) điện tử sử dụng máy tính bảng mà sở vừa công bố mới chỉ trên tinh thần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đa chiều, chưa được UBND TP và Bộ GD-ĐT thông qua. “Vì đề án chưa được thông qua nên không có chuyện sở đứng ra mua máy tính bảng. AIC nhập hàng gì, sử dụng vào mục đích gì thì đó là việc của công ty họ. Nếu đề án thí điểm SGK điện tử được thông qua thì phải có sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư… để tính toán cụ thể, chi tiết việc mua sắm thiết bị, sau đó sẽ công khai đấu thầu” - ông Hoàng cho biết.
Máy tính bảng do AIC nhập, được cho là giống với máy tính bảng trong đề án SGK điện tử Ảnh: CHÁNH TRUNG
Theo đó, trong đề án thí điểm SGK điện tử mà Sở GD-ĐT TP HCM công bố hôm 18-8, sở đưa ra 5 phương án lựa chọn máy tính bảng cho học sinh. Cụ thể, ở lựa chọn 1, máy tính bảng cỡ 7,85 inch, giá 3 triệu đồng/chiếc; thông số kỹ thuật ghi: máy tính bảng có màn hình 7,85 inch, độ phân giải 1.024x768, CPU quad core A31S, bộ nhớ lưu trữ 8 GB, camera chính 3 Mp, camera phụ 2 Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.500 mAh, hệ điều hành Android.
“Nhập máy để tặng khách hàng”
Trước nghi vấn AIC cùng NXB Giáo dục “hậu thuẫn” cho đề án SGK điện tử triển khai ở TP HCM, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 26-8, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, khẳng định: “AIC chưa bao giờ nhập loại máy tính bảng nào 7 inch với giá 900.000 đồng/chiếc để đưa vào bất cứ dự án giáo dục nào tại TP HCM hay các địa phương khác. Số lượng 3.500 chiếc máy tính bảng chúng tôi mua từ Đài Loan và nhập qua cảng Hải Phòng là để phục vụ cho các công việc nội bộ và tặng cho khách hàng”.
Bà Nhàn cũng cho biết đề án SGK điện tử của Sở GD-ĐT TP HCM mới là giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, chưa được duyệt, chưa biết mua cái gì... thì chẳng có gì liên quan đến máy tính của AIC nhập về (!?). “Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hội thảo lần này là lần thứ hai để lấy ý kiến. Lần thứ nhất tổ chức vào ngày 18-7, do Công ty AVITECH và Intel trình bày; lần thứ hai là do Samsung và tư vấn nước ngoài trình bày. Công ty tôi đến dự với tư cách là khách mời, trong đó tôi có trực tiếp phát biểu tại hội thảo là “đề xuất TP nếu như có phê duyệt đề án thì nên lựa chọn các hãng lớn, có chất lượng tốt, trong đó nên ưu tiên cho Samsung và Intel là 2 hãng lớn đã đầu tư tại Việt Nam và nên mua trực tiếp từ các hãng này mà không cần thông qua chúng tôi để có thể có mức giá hợp lý nhất cho học sinh”. Sau các hội thảo này, tôi không thấy báo chí nhắc đến tên của AVITECH hay Samsung, Intel mà chỉ thấy nhắc đến tên công ty chúng tôi với những thông tin sai lệch” - bà Nhàn trần tình.
Bà Nhàn cũng cho rằng AIC hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và việc công ty này ký kết hợp đồng với NXB Giáo dục để nghiên cứu và sản xuất SGK điện tử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép. Theo bà Nhàn, NXB Giáo dục không hợp tác độc quyền với AIC toàn bộ SGK điện tử và SGK điện tử có thể đi kèm với máy tính bảng của nhiều hãng khác nhau. “Việc chúng tôi và NXB Giáo dục hợp tác với nhau không liên quan gì tới việc TP HCM thực hiện đề án SKG điện tử” - bà Nhàn nói.
Sách điện tử bài tập chỉ 2.000 đồng
Một thành viên của NXB Giáo dục Việt Nam
là Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Đà Nẵng đã phát hành sách
điện tử bài tập các khối lớp bậc phổ thông. Tại trang web iseebooks.vn,
các sách bài tập gồm sách in và sách điện tử iseebooks, tùy theo khối
lớp, có các giá bán khác nhau nhưng iseebooks có giá cố định là 2.000
đồng. Ví dụ, vở bài tập tiếng Việt, lớp 2 - tập 1 có giá 8.500 đồng, tập
2 là 8.000 đồng, trong đó iseebooks 2.000 đồng. Các cuốn sách bài tập
này do tác giả Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên.
Thông tin từ công ty này cho biết khách
hàng khi mua sẽ nhận được sách in và mã số iseebooks để tải về máy tính.
Hiện tại sách chỉ được tải về trên máy tính để bàn và laptop. H.Lân
Chất lượng đáng ngờ
Ngày 23-8, một nickname là Thienhai...
đã đưa lên Facebook thông tin về một chiếc máy tính bảng có tên là AIC
Group Smart Education (được cho là giá nhập vào chỉ 900.000 đồng từ Đài
Loan) có rất nhiều điểm tương đồng với cấu hình máy tính bảng được nêu
trong hội thảo về đề án SGK điện tử do Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hôm
18-8.
Rảo một vòng qua các cửa hàng, siêu thị
điện tử tại TP HCM, chúng tôi thấy có đến hàng chục thương hiệu máy tính
bảng, có thể điểm qua như HaiPad, CutePad, ICOO, IBUY, AINOI, GEMEI,
Ramos, Windows... Những loại máy này có mức giá rẻ “giật mình”, phổ biến
chỉ từ 1-2 hoặc 3 triệu đồng/chiếc, nguồn gốc xuất xứ đa phần từ Trung
Quốc, Đài Loan, một số là của Hồng Kông, Hàn Quốc. Cấu hình của những
chiếc máy này chỉ thuộc vào nhóm cấp thấp với màn hình 7 hoặc 8 inch, độ
phân giải trung bình chỉ đạt 1.024x600 pixel hoặc hơn một chút. Màn
hình sử dụng công nghệ LCD cũ, nhìn khá tối, vỡ hạt, bộ nhớ trong từ 4-8
GB, còn vi xử lý thì thường là loại lõi kép, lõi tứ nhưng không rõ là
của hãng nào.
Nếu so sánh chiếc máy tính bảng do AIC
nhập thì thậm chí những mẫu máy tính bảng lạ hoắc bên trên còn có cấu
hình tốt hơn. Như vậy, rõ ràng với mức giá chỉ 900.000 đồng, chất lượng
máy tính bảng do AIC nhập về như thế nào là một dấu hỏi lớn! C.Trung
Đặng Trinh - Văn Duẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét