- Một nhóm từ tìm kiếm có thể được viết dưới dạng đặt trong dấu ngoặc kép, ví dụ: “Nguyễn Công Hoan”, hoặc cũng có thể viết theo kiểu giữa các từ tìm kiếm có sử dụng dấu cách “-“, ví dụ: Nguyễn-Công-Hoan, hai cách viết này là tương đương về mặt cú pháp.
- Trước đây hệ thống tìm kiếm của Google không hiểu được những ký tự đặc biệt như dấu # nhưng nay thì nó đã có thể nhận biết được. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể sử dụng bất cứ ký tự nào bạn muốn. Chẳng hạn nếu bạn nhập vào trong lệnh tìm kiếm các ký tự như “t.” hay “t-“ hay “t^” thì hệ thống tìm kiếm của Google sẽ chỉ đưa ra các kết quả tương tự mà không có sự phân biệt nào cả.
- Với Google, bạn cũng có thể tra từ đồng nghĩa của các từ. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm về từ house và bạn cũng muốn tìm luôn cả từ home, bạn hãy đánh ~house.
- Có một toán tử ít người biết đến của Google cũng rất hữu dụng, đó là toán tử “numrange” (dãy số). Ví dụ, nếu bạn đánh 2007…2009 (chú ý là chỉ có 2 dấu chấm giữa hai số đầu và cuối) thì Google sẽ tự động tìm kiếm trong các năm 2007, 2008 và 2009.
- Công cụ truy tìm định nghĩa của Google đôi khi rất cần thiết. Chẳng hạn khi bạn nhập lệnh: define:css, kết quả trả về sẽ là “Short for Cascading Style Sheets” ( viết tắt của Cascading Style Sheets) cùng nhiều giải thích khác nữa. Cũng với tính năng này còn có một toán tử định nghĩa khác mềm mại hơn là cách nhập what is something, ví dụ cũng với lệnh define:css như trên bạn có thể nhập lệnh để có kết quả tương tự là what is css.
- Google còn có một chương trình phụ trợ khá thú vị khác giúp bạn tìm kiếm thông tin dựa trên việc nhập những câu hỏi hoặc những cụm từ đơn giản kiểu như when was Einstrin born? Hay Einstein birthday. Kết quả tìm được cho cả hai lệnh tìm kiếm trên là “Albert Einstein Date of Birth: 14 March 1879”.
- Google sẽ tiến hành tìm kiếm tất cả những từ có trong lệnh nhập của bạn, bất kết bạn có dùng dấu + để gắn kết các từ đó hay không, và như thế, việc thêm dấu + vào giữa các từ hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, sẽ có những khác biệt trong tìm kiếm nếu bạn dùng thêm toán tử OR trong lệnh nhập (chú ý OR phải được viết hoa, còn nếu viết thường thì toán tử này không có tác dụng). Bạn cũng có thể dùng ngoặc đơn và ký tư | (dấu vạch đứng). Chẳng hạn, nếu bạn nhập lệnh Hamlet (pizza|coke), kết quả tìm kiếm được sẽ là những trang web có chứa từ (hoặc được kết nối tới từ) “Hamlet” và chứa thêm ít nhất một trong hai từ “pizza” và “coke”.
- Khi muốn hạn định lại số thông tin cần tìm ở một số định dạng file nhất định thì filetype chính là cú pháp lệnh bạn cần dùng. Chẳng hạn khi bạn nhập lệnh: hướng dẫn học word filetype:pdf, các kết quả trả về sẽ đưa ra những file có liên quan đến các từ “hướng dẫn”, “học”, “word” mà có phần đuôi file là pdf. Ngoài ra nếu bạn muốn mở rộng kết quả tìm kiếm với những file có đuôi .doc thì bạn sẽ dùng thêm toán tử OR với cách nhập lệnh như sau: hướng dẫn học word filetype:pdf OR filetype:doc.
- Nếu sử dụng lệnh info: url(‘/lưu ý kà không có khoảng cách trước và sau dấu :’), bạn sẽ thu được kết quả là thông tin về trang web có đường dẫn URL tương ứng. Chẳng hạn nếu bạn nhập info:www.vnn.vn, Google sẽ trình bày cho bạn những thông tin liên quan đến trang www.vnn.vn mà nó thu thập được. Tính năng này cũng có thể thực hiện được bằng cách đánh trực tiếp địa chỉ đường link vào ô tìm kiếm của Google.
- Khi muốn tìm các trang web có xuất xứ từ một khu vực nào đó, bạn có thể dùng toán tử location. Ví dụ khi đánh lệnh queen location:canada, kết quả thu về sẽ là những bài viết chứa từ “queen” có trong các trang web ở Canada. Trong những trường hợp như thế này thì những địa danh viết tắt quen thuộc như US, UK cũng được chấp nhận.
Theo thuthuatpc
Xem thêm: http://windowsvn.vn/thu-thuat-windows/nhung-quy-dinh-cu-phap-tim-kiem-co-ban-trong-google-ma-ban-nen-biet.chn#ixzz1bi1PVr1t
Windowsvn.vn - Tin tức Windows cập nhật hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét