Thế nào là Android box, Android TV?
Khái niệm Android TV và Android box tại Việt Nam hiện nay đang bị bóp méo đi rất nhiều. Nếu dạo quanh một số trang bán hàng, bạn sẽ thấy rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là Android TV nhưng thực chất chúng chỉ là Android box. Trong khi đó, nhiều người dùng nhầm lẫn giữa TV tích hợp hệ điều hành Android và Android TV, cũng như nghĩ rằng Android Tv thực chất không khác gì với Android thông thường. Do đó để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc so sánh, trước tiên mình sẽ nói về khái niệm của 2 thiết bị này.
Android box
Android box Zidoo X6 Pro
Bùng nổ tại Việt Nam từ 2012, Android box là những thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc với mục tiêu đem lại trải nghiệm TV thông minh cho người sử dụng dụng với mức chi phí thấp. Khác với đầu HD truyền thống chỉ tập trung vào tính năng chơi phim/nhạc, Android box hướng đến giải pháp giải trí toàn diện với khả năng chơi game và những dịch vụ truyền hình trực tuyến. Nhờ sử dụng nền tảng Android, tất cả mọi yếu tố này có thể đạt được rất dễ dàng bởi các ứng dụng và với chi phí rất thấp.
Android box sử dụng phiên bản hệ điều hành Android dành cho di động, giống như điện thoại và tablet. Cũng cần lưu ý là tuy Android là hệ điều hành mở miễn phí, tuy nhiên tất cả các hãng di động lớn như Samsung, Sony hay HTC đều đăng ký bản quyền và được sự hỗ trợ trực tiếp từ Google trong quá trình phát triển. Trong khi đó hầu hết các đầu Android box hiện nay đều sử dụng phiên bản phát hành miễn phí, do đó không có bất kỳ sự hỗ trợ chính thức nào từ Google. Mỗi thương hiệu Android box đều cố gắng tuỳ biến giao diện sản phẩm của mình để tạo sự khác biệt so với phần còn lại, tuy nhiên về cơ bản các tính năng vẫn không có bất kỳ sự thay đổi nào so với Android gốc.
Về phần cấu hình, Android box sử dụng các dòng chipset giá rẻ từ Trung Quốc. Bạn sẽ không thể tìm thấy những cái tên nổi tiếng như Nvidia, Qualcomm hay MediaTek mà thay vào đó là Rockchip, AMlogic và Allwinner. Các chipset được sử dụng hiệu năng không cao, tuy nhiên đủ để chạy các ứng dụng giải trí cơ bản. Nhờ không sử dụng các dịch vụ mạng, độ mượt mà Android box đem lại nhìn chung là khá tốt, có thể sánh ngang với những dòng điện thoại tầm trung dù hiệu năng chip thấp hơn.
Android TV
Sony Android TV W800C
Tất cả các thiết bị sử dụng Android TV cho đến thời điểm này đều được sự hỗ trợ từ cả nhà sản xuất (Sony, Nvidia, Razor,...) và cả Google. Ngoài việc tích hợp một số ứng dụng độc quyền, những thiết bị Android TV đều sử dụng giao diện mặc định của Google với tính năng tương tự nhau.
Về phần cấu hình, các thiết bị Android TV có cấu hình rất đa dạng, từ rẻ tiền cho đến cao cấp. Điểm chung là các hãng sản xuất ưu tiên những thương hiệu lớn trên thị trường chipset như Qualcomm, MediaTek và Nvidia. Nhìn chung, các dòng Android TV box có cấu hình rất cao ngay cả khi so sánh với điện thoại cao cấp; điển hình như Nvidia Shield Android TV (Tegra X1) hay Razor Forge TV (Qualcomm S805). Dĩ nhiên giá của nó cũng cao không kém. Trong khi đó, về phần TV thì riêng Sony cũng sử dụng chipset từ MediaTek với hiệu năng khá. Nhờ được tối ưu rất tốt, các thiết bị Android TV đem lại trải nghiệm mượt mà có thể sánh ngang với các dòng điện thoại cao cấp.
Giao diện
Giao diện của Sony Android TV W800C (trái) và Zidoo X6 Pro (phải)
Android box
- Tối ưu cho màn hình TV.
- Sử dụng launcher riêng của từng hãng nhưng thường chỉ thiết kế lại màn hình chính, các menu tuỳ chọn bên trong giữ nguyên từ Android gốc.
- Ưu tiên các ứng dụng giải trí đa phương tiện cài sẵn
- Tối ưu cho điều khiển bằng remote
- Tối ưu cho màn hình TV.
- Sử dụng Android TV launcher của Google, thiết kế lại toàn bộ giao diện từ home cho đến menu.
- Giao diện dạng bàn cờ chia ra nhiều nhóm, kích thước biểu tượng ở mức trung bình
- Có xu hướng thiết kế gợi ý nội dung cho người dùng.
- Giao diện tối ưu cho việc điều khiển bằng remote
- Hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói
Tính năng
Thông tin về phiên bản Android cua Sony W800C (trái) và Zidoo X6 Pro (phải)
- Hệ điều hành được tuỳ biến bởi hãng thứ 3 dựa trên nền tảng Android di động
- Mức độ tương thích trung bình với các ứng dụng trên PlayStore, chủ yếu là vì cấu hình không cao và phương pháp tương tác.
- Tối ưu cho ứng dụng giải trí
- Chỉ được hỗ trợ bởi hãng sản xuất, không đảm bảo sẽ lâu dài
- Cập nhật phiên bản phụ thuộc vào hãng sản xuất
- Được phát triển bởi chính Google
- Mức độ tương thích cao với các ứng dụng trên PlayStore (kho ứng dụng được phát triển riêng chứ không dùng chung với điện thoại)
- Cấu hình không thực sự quan trọng vì được Google tối ưu cho ứng dụng
- Tối ưu cho ứng dụng giải trí
- Được hỗ trợ lâu dài bởi nhà sản xuất và Google.
- Android TV là chuẩn chung của Google, sự tuỳ biến của các nhà sản xuất là tương đối thấp do đó thời gian chờ đợi để được nâng cấp có thể sẽ ngắn hơn cả điện thoại (trong trường hợp của Sony). Cập nhật phần mềm phụ thuộc chính vào Google.
PlayStore của Android box (trái) và PlayStore của điện thoại Android (phải)
PlayStore của Android TV (trái) và PlayStore của Android box (phải)
Không có sự khác biệt trong tính năng ứng dụng KODI trên Android box và Android TV
Trải nghiệm
Chơi game Asphalt 8 trực tiếp trên Sony W800C
Remote kèm theo của Sony W800C (trái), ứng dụng remote tích hợp sẵn trên Sony Xperia M5 (giữa), remote của Zidoo X6 Pro (phải)
Riêng về mặt trải nghiệm người dùng, Android TV có thể xem là có ưu thế hơn hẳn so với Android box.
Những tính năng nâng cao đáng giá chỉ có ở Android box
Xét những yếu tố mình đề cập ở trên, Android TV là quá đủ để đáp ứng nhu cầu giải trí thông thường của người dùng. Nếu đã sở hữu những dòng Android TV như Sony Bravia 2015, không có nhiều lý do để bạn tốn thêm chi phí sắm đầu Android box. Tuy nhiên tính đến thời điểm bài viết này, Android box vẫn có một số lợi thế nhất định như sau:
Chi phí: nếu như ngân sách của bạn dưới 10 triệu, giải pháp sử
dụng đầu Android box và TV không thông minh đem đến trải nghiệm tương
đương một chiếc Android TV. Dĩ nhiên là bạn sẽ phải hi sinh đôi chút
chất lượng hình ảnh, nhưng đây là điều không thể tránh khỏi. Và đứng ở
góc độ thực tế, 10 triệu khó lòng mà giúp bạn sở hữu TV chất lượng cao
trừ những đợt xả hàng tồn.
Pass-though tín hiệu: như một quy luật, chip âm thanh tích hợp
trong Android box không phải là loại tốt với chất lượng chỉ dừng lại ở
mức trung bình. Để khắc phục điều này, các hãng trang bị tính năng
pass-though cho phép tính hiệu âm thanh được truyền tải nguyên gốc từ
Android box đến thẳng Receiver, ở đó nó được DAC chuyên dụng giải mã và
cho chất lượng âm thanh xuất ra tốt hơn rất nhiều so với chip tích hợp.
Sony Android TV W800C mà mình thử nghiệm lại hoàn toàn thiếu tính năng
quan trọng này và tất cả tín hiệu âm thanh được đưa ra ngoài theo chuẩn
PCM (đã qua xử lý bởi chip âm thanh tích hợp). Đối với những hệ thống âm
thanh giá rẻ, điều này là không ảnh hưởng nhiều vì khả năng xử lý âm
thanh của chip X1 là rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn sở hữu dàn âm thanh cao
cấp và receiver đắt tiền, Android box sẽ là lựa chọn tốt hơn để tối ưu
chất lượng âm thanh.https://tinhte.vn/threads/so-sanh-android-tv-va-android-box-lieu-chung-ta-co-can-den-ca-2.2526526/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét