Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Ivy Bridge và Sandy Bridge giống nhiều mà khác cũng chẳng ít


Ivy Bridge được xem là thế hệ vi xử lí kế nhiệm Sandy Bridge của Intel được hứa hẹn sẽ cung cấp một sức mạnh tuyệt vời để hệ thống hoạt động trở nên nhanh hơn bao giờ hết.

Vẫn duy trì nét tương đồng

Đầu tiên chúng ta có thể kể đến chính là phong cách thiết kế tương tự của Sandy Bridge khi có kết hợp giữa CPU và GPU vào trong cùng một chip duy nhất. Theo lời của kiến trúc sư trưởng thiết kế Ivy Bridge, Varghese George, thì Sandy Bridge là nền tảng có mức ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc Ivy Bridge. Kiến trúc tích hợp cả CPU và GPU vào một chip duy nhất thật sự là một điểm tuyệt vời từ Sandy Bridge mà Ivy Bridge cần làm theo.
Sẽ có một số lượng tương tự các tính năng giống như Sandy Bridge dựa trên SKU, vì vậy bạn có thể mong đợi từ các biến thể của Core i3, i5 và có thể là i7, bao gồm cả K-series - một chip có thiết kế mở khóa cho phép bạn có thể ép xung dễ dàng.
Ivy Bridge vẫn mang kiến trúc vòng nhằm tích hợp các thành phần CPU và GPU vào trong một chip duy nhất và cũng sẽ giới bạn mức độ ép xung vi xử lí. Vì vậy nhiều khả năng chip này sẽ tiếp tục mở rộng được số lõi thay vì tốc độ bus.
Ivy Bridge có thể vẫn giữ lại cấu hình cùng một socket làm cho sản phẩm trở nên tương thích ngược với thế hệ tiền nhiệm. Đây thực sự là một điều lí tưởng trong tương lai khi mà các bo mạch chủ hiện tại của Sandy Bridge cũng có thể chạy vi xử lí Ivy Bridge. Điều đó cũng có nghĩa là người dùng có thể cập nhật cho bo mạch chủ thông qua một firmware.

Không thiếu đi những sự thay đổi

Chắc chắn sẽ có khá nhiều các thay đổi ở Ivy Bridge so với Sandy Bridge. Thành phần GPU tích hợp trên chip này được sản xuất dựa trên qui trình công nghệ 22 nm. Điều đó có nghĩa rằng Ivy Bridge sẽ mang đến hiệu suất làm việc cao hơn và điện năng tiêu thụ thấp hơn so với Sandy Bridge.
Điểm mấu chốt chính của việc này chính là khả năng thiết lập mở rộng, bao gồm cả việc điều chỉnh mức TDP cao hoặc thấp hơn. Điều này cũng giúp cho các đối tác OEM của Intel có thể mở rộng việc tập trung các kiến trúc vi xử lí giống nhau. Ví dụ, các chủ sở hữu có thể thiết lập một hệ thống bằng cách sử dụng TDP riêng biệt dưới danh nghĩa "TDP Up" hoặc "TDB Down".
Điểm thú vị khác chính là việc Intel đã kết hợp một cách khá tốt trong việc đưa tính năng ép xung vi xử lí vào trong Ivy Bridge. Công nghệ ép xung vi xử lí hiện trở nên năng động hơn và cho phép người dùng có thể thay đổi ngay mà không cần thiết phải khởi động lại.
Về phía bộ nhớ, có quá nhiều các thay đổi đã được Intel áp dụng cho Ivy Bridge. Hãng cũng đã thay đổi khá nhiều trong việc điều chỉnh tần số DRAM của mình nhằm hỗ trợ cho các hoạt động OC.
Đồ họa HD mới trong Ivy Bridge được phát triển trên công nghệ 22 nm với các engine API đồ họa mới cùng với các hiệu ứng đổ bóng mạnh mẽ hơn. Với thiết kế lại này, đồ họa HD của Ivy Bridge sẽ mạnh hơn rất nhiều so với HD 2000 và HD 3000 có trong Sandy Bridge.
Theo phát biểu giới thiệu gần đây, Intel cho biết Ivy Bridge sẽ có mức điện áp thấp hơn nhiều so với Sandy Bridge. Sức mạnh này càng được củng cố khi Intel mang đến bộ nhớ cache L3 riêng dành cho GPU, nghĩa là khi xử lí đồ họa thì Ivy Bridge sẽ không cần phải gọi đến bộ nhớ cache chia sẻ ở phía CPU.
Các kiểm nghiệm cho rằng sức mạnh đồ họa của Ivy Bridge được cho là tăng lên đáng kể, bao gồm cả việc hỗ trợ video QuickSync và khả năng chơi game 3D.
Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét