Quy hoạch dựa trên các thuộc tính sau: type của file nhạc, folder chứa, tên file, và quan trọng nhất là TAGs.
Type - định dạng nhạc
Nhạc lossy thì các bác down về định dạng nào thì để nguyên thế, ko convert gì hết nữa, có chăng đổi tên và add tag. Nếu là các bác muốn convert từ lossless sang lossy thì định dạng tốt nhất là m4a nero. Cho chất lượng cao hơn mp3 với cùng 1 bitrate. Và cũng được hỗ trợ nhiều ko thua gì mp3.
Nhạc lossless thì tốt nhất là nên lưu ở định dạng FLAC, mặc dù tất cả các định dạng lossless đều cho chất lượng như nhau, nhưng FLAC là định dạng mở. FLAC cùng với WAV là 2 type được tất cả các player hỗ trợ mặc mà ko cần thêm bất cứ 1 addon nào. Thế nhưng WAV ko hỗ trợ TAG, và dung lượng lớn hơn FLAC khá nhiều. No care. Flac hỗ trợ rất nhiều kênh nhạc, các bác hoàn toàn có thể convert các file nhạc đa kênh lossless sang flac để play tỉnh như ruồi.
Một định dạng lossless khác mà các bác có thể quan tâm, đó là m4a ALAC. ALAC là codec lossless do Apple phát triển. m4a ALAC có ưu điểm là phần mềm nào chơi dc mp4 thì cũng chơi dc alac. Trong đó có foobar2000. Trước đây component alac cho fb2k bị giới hạn chỉ chơi 16bit44.1kHz nhưng nay nó đã hỗ trợ lên tới 24bit96kHz đủ cho những người khó tính.
Lý do tại sao dùng ALAC trong khi flac đã quá tốt: lỗi nằm ở S.J ch* m*. Lão ko chịu cho iTunes hỗ trợ hoàn toàn flac. Trong khi đó iTunes lại là soft có khả năng giúp quản lý và truy xuất nhạc tốt nhất. Và sự thực thì vẫn chưa có phần mềm nào quản lý nhạc hay như iTunes. Đó là lý do chính phải dùng ALAC. Nếu các bác ko có nhu cầu này thì chúc mừng các bác, các bác có thể yên lành với FLAC.
Xong việc chọn định dạng, vậy giờ sẽ convert như thế nào ?
Nếu các bác có nhu cầu convert kiểu tàu nhanh thì có thể dùng thẳng fb2k để convert . Nhưng lựa chọn tốt nhất cho mọi vấn đề liên quan tới convert đều nằm ở đây:
Code:
http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/46036-convert-audio-voi-dbpoweramp-danh-cho-audiophile.html
Ngày thứ 2...
Thực tế hiện nay, đa số nhạc lossless mà mọi người có trong HDD đều được lấy nguồn là internet, cho dù có một số người sẽ là copy từ người khác, nhưng "người khác" kia cũng lại là download từ trên mạng về. Chúng ta phải cảm ơn rất nhiều uploader đã tạo điều kiện cho những người yêu âm nhạc tiếp cận được kho tàng văn hóa rộng khắp thế giới này.
Khi những bí ẩn của âm thanh số không còn là bí ẩn nữa, cộng đồng những người coi internet như là một kho nhạc khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều những "khách hàng" khó tính. Họ yêu cầu chất lượng cao ở những gì mình download. Đồng thời, trong số những uploader, dĩ nhiên, cũng xuất hiện những người coi trọng chất lượng những bản rip của mình. Giữa người download và người upload dần dà xuất hiện những quy chuẩn chung mà chúng ta thấy ngày nay ở những album được upload lên mạng:
- Tính chất "y hệt CD gốc" được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo điều này các uploader thường sử dụng tính năng AccurateRip nếu đầu đọc của họ có hỗ trợ. Và dùng các phần mềm có chứng nhận là sử dụng dc tính năng AccurateRip như EAC hoặc DBPowerAMP. Nhiều người thích rip đĩa nhạc thành file iso hoặc nrg. Cá nhân mình thì cho rằng điều này giống như quẳng cho người down một đống shit và để họ tự moi trong đó ra mà lấy vàng.
- Một album được up bởi 1 uploader "lịch sự" thì thường bao gồm: file log, file m3u, file cue, folder chứa các file scan, và file flac ( luôn luôn là flac và luôn luôn là 1 file duy nhất cho cả album, dĩ nhiên cũng có những người "rảnh", nhưng điều này ko thường xảy ra ). File log chứa thông tin về quá trình RIP, file m3u = playlist, file cue giải thích trong cái file flac bự chảng kia, từ giây thứ mấy tới giây thứ mấy là track nào, đại loại thế.
- Có một ngoại lệ, đó là khi album được "RIP" ( thật ra thì trong trường hợp này điều này ko đúng lắm ) từ những nguồn âm analog như đĩa LP, băng từ etc, thông thường với những nguồn âm này thì tính chất "y chang bản gốc" là điều không thể. Và quá trình "RIP" phụ thuộc rất lớn vào thiết bị, phần mềm và trình độ của người thu. Album dc thu vào máy tính giống như một bản ghi âm và dĩ nhiên là ko hề có một file log nào được tạo ra. File cue và m3u nếu có được tạo thì cũng thường là bằng cách "thủ công". Bởi vậy, nếu bạn gặp đâu đấy những album có chữ 24bit-96kHz thì hãy nói lời cảm ơn hay khâm phục gì đó tới người thu, và nhất là đừng bao giờ hạch sách "file log đâu ba, up nhạc dỏm ko có log mà cũng đòi 24bit" nhé.
Slit
Những người down nhạc ( chúng mình đấy ) sẽ ko có khó khăn gì và cũng ko thay đổi gì được 3 cái gạch đầu dòng trên cả. Chỉ có 1 trúc trắc nhỏ: việc rip toàn album thành chỉ 1 file nhạc liền mạch gây cho một vài người sự khó chịu. Cá nhân mình, việc đầu tiên sau khi down 1 album nhạc về đó là sửa lại lỗi trong file cue và split ( tách ) rời các trach nhạc ra thành những file riêng rẽ.
Để làm việc này thật sự mà nói thì có khá nhiều software để mà làm, nhưng mọi phần mềm đều làm theo một cách thức giống nhau: convert flac thành wav ~~> split file wav ( chỉ file wav mới cắt trực tiếp dc, và cắt dễ tới nỗi dùng lệnh DOS cũng cắt dc ) ~~> convert các file wav mới thành flac. Bạn thấy gì chứ, đó thật ra chỉ là 2 quá trình convert. Mà convert thì tại sao ko dùng ngay chính một phần mềm quen thuộc đối với tất cả, là fb2k để làm ?
Hãy vào trang này:
Code:
http://flac.sourceforge.net/download.html
Dùng notepad để mở file cue, nếu dòng thấy dòng FILE ghi tên file flac nhưng phần mở rộng lại là WAV, kiểu như vầy:
Code:
REM GENRE Jazz REM DATE 1999 REM DISCID A00F1F0C REM COMMENT "ExactAudioCopy v0.99pb5" PERFORMER "Caecilie Norby" TITLE "Queen of Bad Excuses" FILE "Queen of Bad Excuses.WAV" WAVE
Vào output format chọn flac, chọn nén ở level 8. Xong back. Vào Destination, chọn output path là "original folder", ở output style hãy chọn "convert each trach blah blah..", trong ô name format - rất vui - nếu album đó là của duy nhất một ca sẽ bạn hãy điền:
Code:
%track%. %title%
Code:
%track%. %artist% - %title%
Sau đó thì bạn có thế Back và nhấn nút convert. Nếu là lần đầu tiên thì foo sẽ hỏi bạn "bạn để file flac.exe ở đâu" - hãy trỏ tới file đó trong thư mục "program file\flac". foo convert cũng tốt như bao phần mềm khác. Vì cùng dùng chung một file flac.exe làm decoder mà, thậm chí, hỗ trợ đa nhân luôn.
Convert xong, xóa cái file bự đi. Hoàn tất bước split.
( nếu mà bạn có file wav và muốn tách thành nhiều file wav nhỏ, thì chẳng cần download flac.exe làm gì, chỉ cần mở file cue lên bằng fb2k, convert và chọn định dạng output cũng là wav, là dc )
TagScaner is God
Đã qua rồi cái thời tìm bài hát mình yêu thích bằng ... mắt. Với hệ quả từ công nghệ quả lý cơ sở dữ liệu trong kinh doanh, và sự ra đời của XML, các tag đã được đưa vào trong file nhạc như một thành phần ko thể thiếu. Nó giúp cho quá trình tìm kiếm, duyệt cũng như truy xuất thông tin file nhạc trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Biết về tag cũng như biết cách xử lý tag sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều panadol trước màn hình vi tính của mình...
Bỏ qua việc nói dông dài, ta hãy bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi lớn nhất "làm sao để chỉnh tag".
Ans: nếu là file nhạc mp3, hãy nhấp chuột phải vào file nhac, chọn properties, vô tab details để chỉnh. Nếu là lossless, sau khi cài DBPowerAMP, vào properties sẽ thấy có tab IDTags, vô đó mà chỉnh, blah blah...
...đó và một vài cách tương tự gần như là những cách duy nhất để chỉnh tag trong buổi đầu của âm thanh số. Lẽ dĩ nhiên nhiều người sẽ thấy việc làm như cách trên thật là ngu ngốc và thủ công. Có cầu ắt có cung, nhiều soft chuyên dụng để chỉnh IDtags ra đời, chung quy thì cũng chỉ có những tính năng tương đối giống nhau. Nhưng có sofft tốt có soft ko, cũng như xe đạp nhật thì đạp trơn hơn xe đạp phượng hoàng...
Chiếc xe đạp nhật mình nói ở đây là phần mềm TagScaner, thật ra thì cũng đã từng giới thiệu trên dd mình rồi, nhưng bài viết đó viết cũng đã khá lâu, mà cũng chỉ là giới thiệu chứ chưa có đi sâu gì nhiều, nhân có post này mình sẽ phô tất cả bí mật pháp bảo của mình ra cho mọi người tìm hiểu.
Trước hết, trang chủ của TagScaner nằm ở đây, bạn nên vào download bản mới nhất về và cài đặt, TagScaner cập nhật khá thường xuyên.
Code:
http://www.xdlab.ru/en/
Như các bạn thấy giao diện của TagScaner ( từ giờ gọi tắt là TS ) có 4 tab chính truy xuất vào 4 chức năng chính của phần mềm: đổi tên file nhạc ( theo tag ), edit tags, get tag ( từ file name, từ internet, từ một tag khác... ), và một chức năng ( mà mình ít dùng ) đó là xuất playlist. Ở hình trên, tag đang trong tab TagEditor là nơi để edit tag.
Edit Tag
Rất trực quan, bạn kéo những fiel nhạc / folder chứa nhạc , thả vào cửa sổ chính của chương trình, danh sách các file sẽ được liệt kê như hình trên. Muốn chỉnh sửa tag của file nào bạn chọn file đó, xong thì nhấn SAVE hoặc Ctrl +S và TS sẽ tự chuyển xuống file tiếp theo. Đối với những tag có tính chung như Artist ( đối với album của 1 ca sỹ ), Album Title, Album Artist, Year, Genre, ... bạn có thể chọn nhiều file rồi edit và save luôn một thể. Luôn nhớ, chọn files trước khi edit..
Một lưu ý nhỏ cho các bạn dùng iTunes: muốn iTunes hiện artwork đẹp, hãy nhớ set nội dung cho trường Album Artist. Nếu album là của nhiều ca sỹ, hãy set nó là "Various Artist".
Để add album art, bạn hãy chuẩn bị một tấm hình, ko nhất thiết là khổ vuông nhưng thường thì khổ vuông cho hiển thị đẹp nhất trên các player. Đối với tagscaner thì ko giới hạn kích thước hình cũng như kiểu file, bạn có thể add là file JPEG, BMP, PNG.... Cá nhân mình rất đơn giản, lấy ngay một tấm hình scan trong thư mục scan, crop lấy một mẩu vuông vuông, save thành fiel "cover.jpg", kéo thả vào. Như hình trên các bạn thấy. Thêm vài MB vào một file nhạc 30MB ko phải là vấn đề gì quá lớn.
Nếu các bạn thắc mắc, 2 cái ô vuông màu đỏ mình khoanh tròn ở trên kia có ý nghĩa gì. Thì trả lời là đó là minh họa cho chức năng Text Transform. Đại loại là nếu bạn down những album mà người rip để tag toàn chữ hoa, toàn chữ thường, hay v.v. đại loại thế thì bạn có thể dùng chức năng này để đưa các tags về kiểu "Every First Up". Chỗ này đa số mọi người biết cũng dc mà ko biết cũng dc. Vì ít dùng và ảnh hưởng cũng ko lớn lắm.
giờ sang phần:
Đổi tên file
Thông thường, file nhạc nếu là của 1 ca sỹ, thì tên file thường đặt theo kiểu [track]. [title], như album Hey Eugene trên hình. Còn nếu là album nhiều ca sỹ tham gia, tên file thường là [track]. [artist] - [title]. Dấu chấm và dấu gạch ngang có thể thay đổi tùy theo sở thích của mỗi người, nhưng [track], [artist], và [title] là nhất thiết phải có - vì một số lý do mà các bạn có thể tự suy ra được.
Vấn đề ở đây là đa số mọi người chỉ quen với một kiểu đặt tên. Nhưng nhiều người vì cảm thấy việc rename quá phiền hà nên bỏ qua, và một vài người thì dù khổ cũng phải làm. Haizz, đâu nhất thiết phải khổ thế.
Chỉnh tag xong thì sang bên tab "Music Rename", hoặc kéo những file/folder mà chắc chắn đã có tag đúng thả vào TS. Bạn sẽ thấy như hình dưới:
Mình đã bôi đen các file của album Hey Eugene, và chuẩn bị rename tất cả sang kiểu như trong ô trống. Có một cái review ngay bên dưới luôn. Sau đó mình sẽ rename file của album "jazz forr a ranny afternoon" ( hay lắm, 2 đĩa ) theo kiểu như được viết bằng chữ đỏ. Đối với các bạn đã quen config fb2k thì việc tự gõ các ký hiệu %album%, %track% ... sẽ ko gặp khó khăn lắm. Nếu ko quen thì các bạn có thể click vào danh sách các trường ở phần Placeholders. Rất đơn giản. Định kiểu xong thì có thể nhấn nút Rename luôn được rồi, có nhầm cũng ko sao, vì TS luôn luôn cho phép bạn Undo bất cứ thao tác nào.
Get IDtags tự động
1. Từ internet
TS có thể tự động lấy tags từ cơ sở dữ liệu của 4 nguồn database lớn về tag trên internet:
FreeDB là 1 nguồn rất hay dc các trình edit tag khác sử dụng làm database mặc định, tracktype cũng sở hữu một CSDL lớn, và theo trí nhớ thì mình get dc tag từ tracktype nhiều hơn là từ freedb. Để lấy dc tag từ 2 nguồn này, bạn phải đảm bảo 1 điều sau: trong tên các file nhạc phải có đánh số thứ tự ca khúc và tên ca khúc. Nếu tên có kiểu track01.flac, track02.flac chẳng hạn thì bạn phải tự đổi tên dựa theo tracklist, hoặc nếu các file đã có track và title rồi thì bạn sử dụng tính năng đổi tên ( đã nói ở trên ) để rename.
Muốn get tags từ freedb hoặc tracktype, bạn chọn tất cả các file trong 1 album, chọn DB ở menu xổ bên phải, và nhấn search.
Như trên đã nói, muốn lấy tag từ freedb hoặc tracktype, bạn cần có %track% và %title%. Và bạn sẽ có dc các tags còn lại như album, year, v.v.. Vậy nếu bạn ko có track và title, nhưng lại có thông tin về album thì sao ?
Lúc đó hãy dùng 2 nguồn DB còn lại: amazon hoặc discogs. Cũng chọn tất cả file trong album, chọn amazon hoặc discogs ở menu, gõ tên album vào ô trống và nhấn search. Nếu search thành công bạn sẽ tự phát hiện ra phải làm gì tiếp theo ngay thôi.
Đôi lúc, ta gặp phải những album rất cà khịa, các file ko hề có một tý tag nào nhưng trong tên file thì đầy đủ cả %track%, %title% lẫn %artist%. Lúc đó có thể bạn ko cần dùng tới DB trên internet mà có thể dùng chức năng:
Get tags from file name:
Rất đơn giản, chọn các file, sau đó gõ cấu trúc filename mà bạn nhận ra vào ô trống bên phải, sau đó nhấn generate. Các idtags sẽ dc tự động phân biệt và tách ra cho bạn, bạn có thể dugnf chức năng preview để kiểm tra.
Get tag from other tag
Thật ra tính năng này có tác dụng hoán đổi 2 tag bị gán nhầm chỗ với nhau. Chi tiết các bạn có thể xem ở hình dưới:
tối làm tiếp....
http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/204407-huong-dan-quy-hoach-kho-nhac.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét