Fabrizio Capobianco,
chủ tịch và nhà sáng lập của Funambol, một công ty chuyên về mã nguồn mở
trên di động, đã có một bài chia sẻ khá thú vị với Gizmodo.
Sẽ có những ngày mà bạn nhận ra một xu hướng trở nên cực kỳ rõ ràng. Ngày hôm nay là một ngày như vậy.
Tôi đã thấy thương hiệu Android dần dần biến mất. Đầu tiên là Nexus xuất hiện, sau đó Samsung đưa ra thương hiệu Galaxy, làm cho cái tên Android trở nên mờ nhạt hơn. Giờ đây, cái tên Android đã trở nên vô hình.
Lúc đầu, tôi nghĩ Google đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến mà họ sẽ phải gánh chịu thất bại trước các đối tác của mình, nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng đây không phải là một sự tình cờ. Đây không phải là một xu hướng. Đây là một cố gắng có chủ đích. Của Google.
Tại Hội nghị Thế giới Di động (MWC) năm ngoái, Android có mặt ở khắp mọi nơi. Khu vực Android là khu vực rộng lớn nhất. Android là trọng tâm và các nhà phát triển phần cứng chỉ là phụ.
Năm nay (nhân tiện, nếu bạn đến MWC và muốn gặp tôi, hãy báo cho tôi biết), Android sẽ vắng mặt tại MWC 2013. Không một khu vực nào dành riêng cho Android, không một gian hàng nào. Hoàn toàn biến mất.
Nếu bạn đọc các tin tức và quảng cáo về HTC One, bạn sẽ khó có thể nhìn thấy cái tên Android. HTC đang cố gắng quảng bá thương hiệu của mình, Android thì chìm sâu vào khung nền phía sau. Hoàn toàn biến mất.
Dĩ nhiên, Android đang chiếm thế thượng phong. Android thống trị đến mức nếu bạn nói rằng bạn đang bán "một chiếc điện thoại Android", bạn giống như là một công ty chung chung rẻ tiền. Không ai muốn điều đó, họ muốn trở nên sành điệu và khác biệt. Để Android lại cho các công ty Trung Quốc chuyên sao chép!
Tuy vậy, không chỉ có các nhà phát triển phần cứng. Chính Google đang giết chết thương hiệu Android. Họ rời xa cái tên Android khi đổi tên Android Market thành Google Play, và bây giờ họ đang tiếp tục rời xa cái tên đó.
Họ muốn Google trở thành thương hiệu, chứ không phải là Android.
Thương vụ đầy rủi ro? Tôi không chắc. Ai quan tâm tới Android? Các nhà phát triển. Chỉ có các nhà phát triển thôi.
Kể cả nếu bạn "dìm" thương hiệu này xuống, các nhà phát triển vẫn sẽ biết tới nó. Điều đó sẽ không tạo sự khác biệt. Bạn sẽ không mất các nhà phát triển nếu bạn đang "dìm" thương hiệu Android xuống.
Tuy vậy, việc sở hữu 2 thương hiệu sẽ gây khó hiểu cho người tiêu dùng. Google đang lên kế hoạch mở các cửa hàng bán lẻ. Họ đã mua một công ty sản xuất phần cứng (Motorola). Họ đang thay đổi, và họ muốn đặt cái tên "Google" lên phía trước, là trung tâm.
Có ai để ý tới từ iOS? Không ai cả (ồ, có bạn, nhưng bạn là người nghiện công nghệ).
Tất cả mọi người đều biết tới cái tên Apple. Họ biết tới cái tên iPhone và iPad. iOS là để dành cho người nghiện công nghệ. Đó là cái tên bị ẩn giấu. Đó giống như là một cái tên dành riêng cho những người phân biệt được động cơ V12 và V6 vậy.
Android đang thống trị đến mức, nó có thể bị giết chết. Bởi vì nó chỉ là những thứ bên trong. Những thứ quan trọng, giờ là ở bên ngoài.
Android đã biến mất. Bị giết chết bởi cha đẻ của mình.
Sẽ có những ngày mà bạn nhận ra một xu hướng trở nên cực kỳ rõ ràng. Ngày hôm nay là một ngày như vậy.
Tôi đã thấy thương hiệu Android dần dần biến mất. Đầu tiên là Nexus xuất hiện, sau đó Samsung đưa ra thương hiệu Galaxy, làm cho cái tên Android trở nên mờ nhạt hơn. Giờ đây, cái tên Android đã trở nên vô hình.
Lúc đầu, tôi nghĩ Google đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến mà họ sẽ phải gánh chịu thất bại trước các đối tác của mình, nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng đây không phải là một sự tình cờ. Đây không phải là một xu hướng. Đây là một cố gắng có chủ đích. Của Google.
Tại Hội nghị Thế giới Di động (MWC) năm ngoái, Android có mặt ở khắp mọi nơi. Khu vực Android là khu vực rộng lớn nhất. Android là trọng tâm và các nhà phát triển phần cứng chỉ là phụ.
Năm nay (nhân tiện, nếu bạn đến MWC và muốn gặp tôi, hãy báo cho tôi biết), Android sẽ vắng mặt tại MWC 2013. Không một khu vực nào dành riêng cho Android, không một gian hàng nào. Hoàn toàn biến mất.
Nếu bạn đọc các tin tức và quảng cáo về HTC One, bạn sẽ khó có thể nhìn thấy cái tên Android. HTC đang cố gắng quảng bá thương hiệu của mình, Android thì chìm sâu vào khung nền phía sau. Hoàn toàn biến mất.
Dĩ nhiên, Android đang chiếm thế thượng phong. Android thống trị đến mức nếu bạn nói rằng bạn đang bán "một chiếc điện thoại Android", bạn giống như là một công ty chung chung rẻ tiền. Không ai muốn điều đó, họ muốn trở nên sành điệu và khác biệt. Để Android lại cho các công ty Trung Quốc chuyên sao chép!
Tuy vậy, không chỉ có các nhà phát triển phần cứng. Chính Google đang giết chết thương hiệu Android. Họ rời xa cái tên Android khi đổi tên Android Market thành Google Play, và bây giờ họ đang tiếp tục rời xa cái tên đó.
Họ muốn Google trở thành thương hiệu, chứ không phải là Android.
Thương vụ đầy rủi ro? Tôi không chắc. Ai quan tâm tới Android? Các nhà phát triển. Chỉ có các nhà phát triển thôi.
Kể cả nếu bạn "dìm" thương hiệu này xuống, các nhà phát triển vẫn sẽ biết tới nó. Điều đó sẽ không tạo sự khác biệt. Bạn sẽ không mất các nhà phát triển nếu bạn đang "dìm" thương hiệu Android xuống.
Tuy vậy, việc sở hữu 2 thương hiệu sẽ gây khó hiểu cho người tiêu dùng. Google đang lên kế hoạch mở các cửa hàng bán lẻ. Họ đã mua một công ty sản xuất phần cứng (Motorola). Họ đang thay đổi, và họ muốn đặt cái tên "Google" lên phía trước, là trung tâm.
Có ai để ý tới từ iOS? Không ai cả (ồ, có bạn, nhưng bạn là người nghiện công nghệ).
Tất cả mọi người đều biết tới cái tên Apple. Họ biết tới cái tên iPhone và iPad. iOS là để dành cho người nghiện công nghệ. Đó là cái tên bị ẩn giấu. Đó giống như là một cái tên dành riêng cho những người phân biệt được động cơ V12 và V6 vậy.
Android đang thống trị đến mức, nó có thể bị giết chết. Bởi vì nó chỉ là những thứ bên trong. Những thứ quan trọng, giờ là ở bên ngoài.
Android đã biến mất. Bị giết chết bởi cha đẻ của mình.
Gia Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét