VoLTE là dịch vụ thoại chất lượng cao của Viettel, mang tới chất lượng tuyệt hảo cho các khách hàng có nhu cầu cao về gọi điện. Công nghệ này giúp cho khách hàng có thể cảm nhận âm thanh trung thực, trong trẻo, nghe rõ hơn ngay cả trong môi trường nhiều tiếng ồn. Và ngay sau đây, mình sẽ hướng dẫn bạn cách đăn ký VoLTE.
Công nghệ HD Voice (VoLTE) giúp đảm bảo âm thanh băng rộng, dải tần âm thanh được mở rộng từ 50Hz – 7kHz, trong khi cuộc gọi thông thường hiện nay có dải tần âm thanh chỉ giới hạn từ 0,3kHz – 3,4kHz. Do đó, VoLTE có thể loại bỏ tạp âm giúp chất lượng cuộc gọi thoại tốt hơn nhiều lần. Và đặt biệt, thời kết nối cuộc gọi chỉ còn chỉ mất khoảng 2.7 giây, tức nhanh hơn gấp đôi so với công nghệ truyền thống trước đó.
Lưu ý trước khi đăng ký VoLTE (HD Voice)
Cước phí đăng ký dịch vụ: Miễn phí.
Thời gian triển khai dịch vụ: Từ ngày 3/12/2018 đến hết ngày 31/12/2018.
Phạm vi áp dụng: Toàn quốc.
Đối tượng tham gia: Các thuê bao di động Viettel nhận được tin nhắn khuyến mãi mời đăng ký dịch vụ từ tổng đài.
VolTE sẽ được kích hoạt khi cả người nghe và người gọi cùng đăng ký dịch vụ.
Điện thoại bạn phải hỗ trợ VoLTE (phần lớn các smartphone có kết nối 4G đều hỗ trợ).
Kích hoạt chế độ VoLTE trên thiết bị.
Khách hàng phải có sử dụng sim 4G.
Hướng dẫn đăng ký dịch vụ VoLTE (HD Voice) của Viettel
Bước 1: Trong giai đoạn đầu, Viettel sẽ cho phép một số nhóm khách hàng đăng ký dùng thử VoLTE (HD Voice) miễn phí, và để biết mình có trong danh sách đó hay không bạn có thể soạn tin nhắn theo cú pháp sau:
HDCALL gửi 191.
Bước 2: Nếu tin nhắn trả về có nội dung "Xin lỗi, chương trình khuyến mãi này không áp dụng cho thuê bao của quý khách..." thì rất tiếc SIM của bạn không nằm trong danh sách hỗ trợ dùng thử. Còn nếu tin nhắn trả về có nội dung kích hoạt thành công thì xin chúc mừng bạn.
Sau khi đăng ký thành công, bạn cần kích hoạt tính năng thoại chất lượng cao trên điện thoại theo hướng dẫn sau.
Hướng dẫn kích hoạt dịch vụ VoLTE (HD Voice) trên điện thoại iOS
Bước 1: Trên iPhone/iPad truy cập vào mục Cài đặt > Di Động.
Bước 2: Chọn tiếp vào mục "Tùy chọn dữ liệu di động".
Bước 3: Click chọn vào tính năng "Bật LTE".
Bước 4: Tại đây bạn hãy chọn vào "Thoại & dữ liệu".
Hiện vẫn chưa có hướng dẫn đối với các thiết bị chạy Android, mình sẽ cập nhật ngay sau khi có hướng dẫn từ Viettel.
Như vậy, mình đã hướng dẫn bạn cách kích hoạt thoại chất lượng cao VoLTE của Viettel. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích bạn nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Trong series những bài viết căn bản này, mình sẽ bắt đầu về Windows 32-bit vs 64-bit, x86 và x64 là gì. Từ đó anh em sẽ không phải thắc mắc những thứ như "Tại sao máy mình có 8 GB RAM mà cài Windows
xong chỉ nhận có 4 GB" hay "Tại sao mình tải cái ứng dụng XXX đó về cài
trên máy không được?" hay "Office có bản 32-bit với 64-bit, cài cái nào
đây?" …
Đã là người dùng Windows thì ít nhiều chúng ta đều biết đến sự
tồn tại của bản 32-bit và 64-bit, nó có từ rất lâu rồi kể từ thời
Windows XP kia và xưa thì đa phần dùng bản 32-bit, phổ biến đến độ bản
64-bit gần như không được nhớ đến và người dùng phổ thông cũng hiếm khi
cài đặt vì một cái lý do mà tới giờ mình vẫn chưa thể kiểm chứng là
"64-bit nặng hơn 32-bit", mình chỉ thấy lúc đó bản 64-bit hỗ trợ driver
kém hơn nên không xài thôi. Với phần cứng máy tính hồi đó thì chỉ cần
nghe "nặng hơn" là đủ để không xài 64-bit. Thế nhưng đến thời đại Windows 10 thì 64-bit lại phổ biến hơn, cũng dễ hiểu khi mà phần cứng giờ đã mạnh hơn và nó cần Windows 64-bit
để khai thác toàn diện. Rốt cuộc giờ thế giới đảo chiều, Windows 64-bit
lại phổ biến hơn 32-bit. Không chỉ Windows, các hệ điều hành khác như
Ubuntu cũng có bản 32-bit và 64-bit. Thế nhưng khi nói về 2 khái niệm
này thì chúng ta phải nói về cả phần cứng lẫn phần mềm.
Đầu tiên là vụ 32-bit và 64-bit, 2 giá trị này nghĩa là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến chiếc máy tính của anh em?
32-bit hay 64-bit dùng để mô tả kiến trúc hay thiết kế của vi xử
lý và cũng là độ rộng của thanh ghi (register) của CPU. Một vi xử lý
32-bit tích hợp register 32-bit và tương tự với vi xử lý 64-bit sẽ tích
hợp register 64-bit. Giờ CPU trên máy tính đa phần là 64-bit nhưng ở thế
giới SoC cho thiết bị di động như smartphone thì 64-bit SoC chỉ mới
xuất hiện trong khoảng 4 năm trở lại đây, chẳng hạn như Snapdragon
800/801 nổi tiếng một thời vẫn là SoC 32-bit được những flagship thời đó
như HTC One M8, OnePlus One, Xiaomi Mi4, Sony Xperia Z3 sử dụng và điểm
chung của chúng là đều có không quá 3 GB RAM. Sau này kể từ Snapdragon
810 trở đi thì SoC này đã dùng kiến trúc 64-bit và 4 GB RAM bắt đầu phổ
biến.
Trở lại với register thì đây là một bộ nhớ có dung lượng rất nhỏ và vi
xử lý cần nó để truy xuất nhanh dữ liệu để tối ưu hiệu năng xử lý. Bit
là đơn vị thể hiện độ rộng của register. Một register 64-bit có thể lưu
nhiều dữ liệu hơn so với 32-bit và cũng chính độ rộng này ảnh hưởng đến
khả năng khai thác bộ nhớ ngẫu nhiên (RAM) của CPU.
Register 32-bit tương ứng với 2^32 (4.294.967.296) ô địa chỉ
trong bộ đệm nên bị giới hạn truy xuất tối đa 4 GB hay 4.294.967.296
byte RAM. Trong khi đó 64-bit hay 2^64 (18.446.744.073.709.551.616) ô
địa chỉ, không chỉ có độ rộng gấp đôi so với 32-bit mà số lượng ô địa
chỉ trong register còn gấp 4.294.967.296 lần. Trên lý thuyết CPU có
register 64-bit sẽ có thể truy xuất 18.446.744.073.709.551.616 byte RAM
hay 18.446.744 Terabyte (TB) RAM. Thực tế thì CPU 32-bit chỉ có thể khai
thác khoảng 3,5 GB RAM bởi 1 phần của register được dùng để lưu những
dữ liệu tạm khác bên cạnh ô địa chỉ bộ nhớ. CPU 64-bit với register có
không gian nhớ cực lớn đã loại bỏ rào cản truy xuất bộ nhớ RAM, bạn có
gắn vài chục TB RAM đi nữa thì vẫn chưa thấm vào đâu với khả năng khai
thác của vi xử lý.
Bên cạnh 2 khái niệm 32-bit và 64-bit thì người ta còn hay gọi 32-bit
là x86 còn 64-bit là x64. Cách gọi này cũng đúng nhưng cần phải hiểu
x86 hay x64 là tập lệnh mà vi xử lý sử dụng:
Intel 8086 x86 vs Intel Core i7-8086K phiên bản kỷ niệm.
X86 là kiến trúc tập lệnh do Intel phát triển, giới thiệu vào
năm 1978 trên dòng vi xử lý 8086, nó còn được gọi là IA-32. Kiến trúc
tập lệnh (ISA) đóng vai trò là giao tiếp giữa phần mềm và phần cứng nên
một phần mềm được viết cho kiến trúc x86 sẽ chỉ có thể chạy trên phần
cứng x86, ở đây là CPU x86. Trong khi đó x64 là phần mở rộng hay phiên
bản 64-bit của x86 và mặc dù cả Intel lẫn AMD đều phát triển kiến trúc
tập lệnh này nhưng AMD là hãng đầu tiên chuẩn hoá và công bố cấu hình
vào năm 2000. Hãng cũng đăng ký sáng chế cho kiến trúc x64của mình và
đặt tên là AMD64 thành ra nhiều khi x64 còn được gọi là amd64. Kiến trúc
x64 tương tích ngược với các ứng dụng x86, tức là phần mềm viết cho
kiến trúc x86 vẫn có thể chạy với CPU x64 mà không cần phải chỉnh sửa
lại nhưng phần mềm viết cho kiến trúc x64 lại không thể chạy trên CPU
x86.
Nói tới đây thì hẳn anh em đã hiểu 32-bit/x86 vs 64-bit/x64 qua đó giải
thích cho 2 câu hỏi cơ bản về phần cứng lẫn phần mềm hay gặp trên
Windows:
"Tại sao máy em có 8 GB RAM mà máy chỉ nhận 4 GB?" > Do em cài
Windows 32-bit - Windows cũng là một phần mềm và nó được viết cho kiến
trúc 32-bit/x86 thành ra nó sẽ không thể nhận toàn bộ dung lượng RAM,
chỉ giới hạn ở 4 GB. Giải pháp duy nhất là cài Windows 64-bit.
"Tại sao em cài phần mềm XXX không được trên Windows?" > Do em cài
một phần mềm 64-bit trên Windows 32-bit. Các hãng làm phần mềm thường
phát hành cả 2 phiên bản 32-bit lẫn 64-bit nhưng nhiều phần mềm chỉ có
bản 64-bit thành ra khi tải về thì anh em không thể cài lên máy chạy
Windows 32-bit được.
Windows 32-bit vs 64-bit, cách phân biệt?
Nói về khác nhau ở kiến trúc thì mình xin chịu thua, đó là chuyện cao
siêu của mấy anh kỹ sư bên Microsoft làm ra Windows. Những ở khía cạnh
là người dùng bình thường thì những khác biệt có thể thấy rất rõ bên
ngoài. Điển hình như mục Program Files trong ổ C:
Trên Windows 10 64-bit chẳng hạn thì anh em sẽ thấy có những 2
thư mục gồm Program Files và Program Files (x86). Program Files là thư
mục mặc định chứa ứng dụng desktop (.exe) khi anh em cài vào máy. Tuy
nhiên, Program Files (x86) sẽ dành cho các ứng dụng 32-bit/x86 còn
Program Files còn lại dành cho ứng dụng 64-bit/x64. Sở dĩ phải cần có 2
thư mục riêng biệt bởi khi ứng dụng khởi chạy và cần truy xuất dữ liệu
chia sẻ chẳng hạn như các file .dll thì chúng sẽ có thể tìm chính xác ở
đâu nhờ 2 thưc mục riêng rẽ cũng là 2 đường dẫn riêng.
Và cũng cần nhắc lại rằng, nếu anh em đang dùng Windows 32-bit thì không
thể cài ứng dụng x64 nhưng nếu anh em đang dùng Windows 64-bit thì
không phải bận tâm về điều này, ứng dụng x86 hay x64 đều chạy được.
Để xác định Windows của bạn là 32-bit hay 64-bit thì cách nhanh nhất là
vào ổ C: chứa Windows xem có 2 thư mục Program Files nói trên hay không.
Nếu chỉ có 1 thư mục Program Files mà không có Program Files (x86) thì
xác định đây là Windows 32-bit.
Để chắc ăn hơn nữa thì trên Windows 10 anh em có thể nhấn Start
> tìm About your PC (mục này trong Settings > System > About)
> trong phần Device specifications anh em lưu ý dòng System type như
hình trên: 64-bit operating system, x64-based processor tức hệ điều hành
(Windows 10) 64-bit, vi xử lý x64 (Intel Core i9-9900K) như chiếc máy
mình đang dùng.
Phần mềm 32-bit vs 64-bit chọn cái nào?
Như đã nói, anh em xài Windows 32-bit thì không thể cài ứng dụng
64-bit, riêng anh em xài Windows 64-bit thì mỗi khi tìm tải ứng dụng khá
là phân vân khi không biết phải chọn phiên bản nào. Theo kinh nghiệm
của mình thì hãy cài phiên bản x64 nếu ứng dụng có. Mình lấy ví dụ điển
hình như trình duyệt Firefox, khi tải về mình thường chọn phiên bản x64,
các trình duyệt như Chrome, Opera đều tự động nhận biết hệ thống 32-bit
hay 64-bit để tải về và cài đặt phiên bản tương ứng. Trong trường hợp
ứng dụng không có phiên bản 64-bit thì anh em cứ tải bản 32-bit về dùng
bình thường.
Ứng dụng 64-bit so với 32-bit không khác biệt nhiều về trải nghiệm, mình
từng rất "ngố" khi nghĩ rằng cài trình duyệt web 64-bit sẽ duyệt nhanh
hơn gấp đôi so với phiên bản 32-bit .
Thực ra ứng dụng 64-bit có 2 thứ tốt hơn so với 32-bit là nó có thể
khai thác độ bảo mật cao hơn của hệ thống 64-bit cũng như có thể khai
thác nhiều hơn 4 GB bộ nhớ RAM mỗi khi truy xuất. Do đó ứng dụng 64-bit
thường ổn định hơn so với 32-bit.
Office 32-bit và 64-bit? Mình thường cài bản 64-bit, tuy nhiên
nếu như anh em cài đặt tự động thì Office vẫn tải về bản 32-bit. Một lý
do khiến Microsoft vẫn gợi ý người dùng xài bản 32-bit đó là nhiều
plug-in được các hãng thứ 3 phát triển cho Office không tương thích với
phiên bản Office 64-bit. Mình từng gặp vấn đề này trong Outlook 64-bit
khi mà plug-in giúp lọc email rác lại không hoạt động được với phiên bản
này, phải cài lại bản 32-bit. Không chỉ Microsoft mà nhiều hãng vẫn gợi
ý người dùng tải bản 32-bit cũng vì lý do tương thích.
Chung quy lại còn mấy ngày nữa là năm 2019, anh em nên dùng
Windows 64-bit, hãy quên bản 32-bit đi bởi lỡ máy có đang 4 GB RAM mà
muốn nâng lên 8 GB thì anh em không cần phải cài lại Windows nếu đang
dùng bản 64-bit, cứ cắm thêm là máy nhận thêm. Chưa kể nhiều phần mềm đã
bắt đầu bỏ phiên bản 32-bit để tập trung phát triển 64-bit.
Sạc nhanh
là một giải pháp tuyệt vời và thuận tiện giúp cho chúng ta luôn có
nhiều thời gian hơn để sử dụng các thiết bị di động xung quanh. Sạc
nhanh hiện nay có rất nhiều chuẩn như Quick Charge của Qualcomm, VOOC
của OPPO hay Pump Expres của MediaTek và nhiều nữa. Nhưng trong bài này
có một chuẩn mà mình muốn đề cập và phân tích cho anh em đó là USB Power Delivery. Đây là một chuẩn sạc được thiết kế để sạc cho hầu hết các phân khúc thiết bị chứ không chỉ là điện thoại hay tablet.
Ở thời điểm mới ra mắt của Pixel 2 và Pixel 2 XL, đây là hai thiết bị
mới nhất hỗ trợ USB Power Delivery. Hai flagship này có thể làm việc với
phụ kiện sạc lên tới 27 Watt nhưng thông thường là ở mức 18 Watt. Bộ
đôi Pixel này trang bị cổng USB Type-C, và trước khi tìm hiểu về USB
Power Delivery, có một vấn đề mà chúng ta cần làm rõ, đó là...
USB Power Delivery (PD) và USB Type-C
Đa số mọi người không rành và thường nhầm lẫn rằng PD và USB Type-C
chính là một vì nhiều thiết bị Type-C có hỗ trợ PD và ngược lại. Tuy
nhiên, sự thật là hai khái niệm này là khác nhau rõ ràng. Type-C là tên
của một loại cổng USB mới nhất được giới thiệu, có hình dáng đối xứng,
còn PD là tên của một chuẩn sạc được tích hợp vào cổng đó. Tuy nhiên, để
sử dụng USB PD thì chúng ta cần phải dùng cổng USB Type-C vì nó phụ
thuộc vào thiết kế các chân giao tiếp.
Bắt đầu tìm hiểu nào! Đầu tiên chúng ta cần biết công suất được tính
bằng đơn vị Watt. Trong các thiết bị điện tử, chúng ta có công thức đơn
giản "Công suất = Điện áp x Dòng điện".
Trước đây khi thế giới còn dùng nhiều chuẩn USB 2.0, những thiết bị sử
dụng USB 2.0 sử dụng thông số dòng và áp tương ứng là 500 mA và 5V (
milliAmpere và Volt), đồng nghĩa chúng ta có 2.5 Watt điện năng. Sau đó,
với USB 3.1 thì dòng điện được nâng lên con số khoảng 900 mA. Khi chúng
ta chuyển qua USB Type-C, các hãng đã cấu hình để cổng này có thể
truyền tải điện năng lên tới 1.5 hay 3.0A để có nhiều năng lượng hơn khi
kết nối hoạt động với các thiết bị Type-C khác. USB PD là một đặc tả kỹ
thuật độc lập, có thể hoạt động trên cả hai chuẩn USB 2.0 và 3.0, đặc
biệt hơn nó có thể truyền tải điện năng lên tới 100 Watt
Thông số dòng và áp cho một vài chuẩn USB
Để sử dụng được USB PD, thiết bị của chúng ta còn cần phải phụ thuộc vào
liệu có được nhà sản xuất trang bị cho nó hay không. Tương tự như Quick
Charge của Qualcomm hay VOOC, cả thiết bị và củ sạc đều phải được trang
bị tính năng này thì mới sử dụng được.
Cái nhìn kỹ hơn về Power Delivery
Một trong cái hay và cũng chính là động lực của các hãng để phát triển
Power Delivery đó chính là tạo ra một chuẩn sạc chung cho tất cả: điện
thoại, tablet, laptop, vân vân và mây mây. Với việc sử dụng chung này
thì trong tương lai chúng ta sẽ giảm được đáng kể lượng rác điện tử thải
ra môi trường (ở đây chính là các củ sạc với đầy đủ các loại và các
chuẩn khác nhau). Để một chuẩn mà có thể dùng được cho nhiều thiết bị
thì các nhà phát triển đã nghĩ ra một cách...
Dải thiết bị được sử dụng của chuẩn USB PD rất rộng, từ 2.5W cho tới tận 100W
USB Power Delivery có 5 cấu hình sạc với các thông số được biểu diễn ở
hình bên dưới. Như kiến thức cơ bản chúng ta từng biết rằng công suất
phụ thuộc vào dòng và áp. Các cấu hình của PD phân phối các dòng và điện
áp ra các độ lớn khác nhau, dẫn đến công suất sạc khác nhau, tối đa có
thể lên tới 100 Watt. Thường thì các thiết bị di động chỉ cần 10 tới 18
Watt là đủ, còn với laptop thì khoản 80-90 Watt. Để so sánh thì Quick
Charge của Qualcomm hỗ trợ tối đa lên tới 36 Watt, VOOC thì 20 Watt. Một
lưu ý rằng để sử dụng công suất cao, chúng ta cũng cần một sợi cáp USB
đặc biệt có tên gọi Full Featured USB Cable, vì cáp tiêu chuẩn đa số chỉ
hỗ trợ tới 7.5 Watt mà thôi.
Thông số 5 cấu hình của USB PD 1.0, khá đơn giản cho mỗi cấu hình
Cấu hình điện năng của bản 3.0
USB PD hiện nay chúng ta sử dụng là chuẩn PD 3.0. Ở chuẩn
này, PD có một khái niệm là Power Rule. Đây là một tập các quy tác phân
phối điện áp và dòng điện cho thiết bị. Chúng ta có các mốc công suất
để, và Power Rule sẽ phân chia ra mỗi mốc công suất có những mức điện áp
để cung cấp
Với công suất lớn hơn 15W, PD 3.0 sẽ có mức điện áp 5 và 9 Volt
Với lớn hơn 27W, PD 3.0 sẽ có mức 5, 9 và 15 Volt
Tương tự, khi lớn hơn 45W thì chúng ta có 5, 9, 15 và 20 Volt
Ngoài việc dùng cho sạc nhanh, cái hay của USB PD là bạn có thể sử dụng
cả thiết bị lưu trữ điện năng hoặc cả thiết bị ngoại vi để cung cấp năng
lượng cho phần cứng khác, lấy ví dụ anh em có thể dùng điện thoại để
cấp điện cho một ổ đĩa cứng chẳng hạn. Trong quá trình sạc, cả thiết bị
sạc và được sạc sẽ giao tiếp với nhau bằng cách gửi qua lại những gói dữ
liệu nhỏ mang trong đó thông tin để cung cấp điện năng (dòng và áp) phù
hợp cho thiết bị để đảm bảo an toàn. Theo lý thuyết thì điều này khác
phức tạp vì cổng giao tiếp cần phải sử dụng cho cả hai mục đích là
truyền tải dữ liệu và truyền tải điện năng.
Chúng ta sẽ có một cổng gọi là Dual-Role-Data. Cổng này sẽ đóng vai trò
Downstream Facing Port (DFP). DFP sẽ báo cho nguồn điện mức công suất
được hỗ trợ của thiết bị để nguồn điện biết và cung cấp. Quá trình sạc
sẽ bắt đầu bằng cấu hình sạc có công suất cao nhất, nhưng nó sẽ điều
chỉnh thấp dần xuống cho tới khi nó phù hợp với nguồn điện đầu vào mà
thiết bị chịu được. Tương tự khi thiết bị cung cấp điện cho thiết bị
khác thì cổng DRD sẽ đóng vai trò là Upstream Facing Port (UFP) để "lắng
nghe nhu cầu" của thiết bị cần nạp điện từ đó cung cấp đúng lượng điện.
Vì có nhiều cấu hình công suất để sạc nên danh sách các thiết bị sử
dụng được USB PD trải rất dài từ điện thoại, laptop, máy tính bảng.
Kết
Như vậy dễ thấy rõ ràng USB Power Delivery có thể sẽ trở thành một chuẩn
sạc tiêu chuẩn cho tương lai vì những lợi ích mà nó mang lại. Mặc dù
hiện tại trên các thiết bị di động nhỏ như điện thoại, chúng ta chưa
thấy được nhiều về lợi ích của nó, nhưng với các pin sạc dự phòng và
laptop thì đây lại là một lợi ít rất lớn và rất tiện cho người dùng.
USB nói chung đã trở thành một cổng kết nối không thể thiếu trong đời
sống, và chúng ta gần như đã trở nên quá thân thuộc với cổng này, đặc
biệt với USB-A, cổng USB hình chữ nhật và microUSB trên các thiết bị di
động. USB Type-C ban đầu xuất hiện với rất nhiều trở ngại, từ việc thay
đổi thói quen sử dụng của người dùng, cho tới việc phải thay đổi phụ
kiện, gặp rắc rối về mức độ phổ biến và tương thích. Khó khăn là vậy,
nhưng có thể nói năm 2018 này là một năm bùng nổ của USB-C, loại cổng
USB mới nhất với hình dạng đối xứng cong mềm mại và tích hợp vào đó khả
năng kết nối tuyệt vời.
Ôn lại một chút về USB-C
Mình từng có một bài so sánh USB-C và Lightning,
nếu đọc xong, anh em có thể dễ dàng kết luận, về tính năng thì USB-C
hơn Lightning gần như hầu hết về mọi mặt. Và cũng không phải ngẫu nhiên
khi Apple đã thay Lightning bằng USB-C trên thế hệ iPad Pro mới nhất của
họ và trước đó là trên các dòng MacBook. Và tất nhiên trong tất cả các
dòng, USB-C được cho là tối ưu nhất trong các USB.
Cổng C được USB Implemanters Forum (USB-IF) phát triển vào năm 2013, và
chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt vào vài năm gần đây, tầm
2017-2018. Cổng C có dạng oval đối xứng, giúp thuận tiện trong thao tác
sạc hơn rất nhiều so với các hình dáng truyền thống cũ.
Đi kèm với khái niệm USB-C là chuẩn USB 3.1,
cùng từ USB-IF phát triển. USB 3.1 rất vượt trội, nhờ vào khả năng
truyền tải dữ liệu tốc độ cao và khả năng tương thích truyền tải năng
lượng của nó. Bằng việc sử dụng USB-C với USB 3.1, chúng ta có thể
truyền một video dài khoảng một tiếng chỉ trong khoảng 30 giây với điều
kiện tốt.
Đây là cổng USB mới nhất, nhanh nhất, tiến tiến nhất trong "dòng họ"
USB-C như đã nói đã được đưa ra lần đầy cách đây 5 năm, và luôn liên tục
được phát triển để trở thành một tiêu chuẩn cho mọi nhà mọi người. Bên
cạnh Thunderbolt 3,
USB-C cho người dùng khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ bàn thờ
nhất trong các loại USB đang tồn tại. Không những thế, USB-C còn có thể
kết nối với GPU rời và cả màn hình, sạc và cung cấp năng lượng cho tiết
bị. Dĩ nhiên không thể không nói tới khả năng sạc nhanh và công nghệ
Power Delivery.
Cũng cần phải nhắc kĩ rằng USB-C và Power Delivery hay USB 3.1 không
phải là một, nói đơn giản USB-C chỉ là một loại cổng không hơn không
kém, cổng đó hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào các công nghệ mà nó có
thể tích hợp được.
Và mặc dù tối đa có thể hỗ trợ chuẩn 3.1, trên thực tế vẫn có nhiều sự
khác biệt giữa các cổng C với nhau. Ví dụ như những cổng USB-C với USB
3.1 tiêu chuẩn hiện tạilaf USB 3.1 Gen 2, cho phép sử dụng hiệu năng tốt
hơn rất nhiều so với Gen 1. Đa số Gen chỉ xài trên USB-A truyền thống,
USB-A rất phổ biến, tuy vậy cần phải có một vài cổng chuyển nếu muốn kết
nối với thiết bị màn hình hay ngoại vi phức tạp khác.
So với USB 2.0 hay 3.0 thì có thể nói rằng đây là bước nhảy vọt lớn khi
mà hai giao tiếp kia đã tồn tại tận 14 năm rồi. Cả hai cái cũ đều chậm
hơn đáng kể và gặp một số trở ngại về giao tiếp năng lượng, sạc.
Vậy có bao giờ anh em thắc mắc tại sao nó lại quá nhanh như vậy? Phải
chăng thay đổi thiết kế giúp nó nhanh hơn; thật ra thay đổi cơ bản nằm ở
công nghệ bên trong nó. Cuối năm 2015, chúng ta bắt đầu có chuẩn
Thunderbolt 3 đặc biệt cho cổng C. Nó bắt đầu được trang bị trên các
laptop Windows và rồi là MacBook Pro vào năm 2016, và một vài mẫu bo
mạch gaming.
Ngoài những tốc độ nhanh hơn, hiệu năng cao hơn, Thunderbolt 3 còn cho
phép chúng ta kết nối với màn hình có độ phân giải lên tới 4K, đồng thời
cho phép sạc năng lượng và kiểm soát dòng điện tốt. Dễ thấy với tất cả
lý do trên, tại sao nhiều hãng quyết định thay thế toàn bộ kết nối bằng
USB-C. USB-C cho phép sạc công suốt lên tới 100W thông qua công nghệ
Power Delivery và nó có thể set các cấu hình công suất để phù hợp với cả
những thiết bị nhỏ như chuột hay bàn phím cho tới những thứ tiêu thụ
điện cao như laptop hay màn hình.
USB-C sẽ là chìa khoá trong tương lai rất gần
Tại thời điểm này, USB-C đang trên đà phát triển, cả đến Apple vốn hay
"tự chế" cho mình cũng đã xài C trong vài năm qua. Ưu điểm là không thể
chối cãi, cả về hình dáng và tính năng. Nhìn vào thị trường công nghệ
bây giờ, không giống như cách đây vài năm, C là một cái gì đó khá hiếm
và xa xỉ, thì giờ nó đã trở nên phổ thông hơn.
Càng phổ biến, phụ kiện càng nhiều và giá thành sẽ càng sẽ, khả năng phổ
cập sẽ trở nên cao hơn. Mình gặp nhiều người, cả hệ sinh thái phần cứng
của họ đều dùng cổng C và họ chỉ cần đem Theo một sợi cáp và một củ sạc
cho tất cả những hành vi sử dụng, từ laptop cho đến điện thoại.
Theo một báo cáo khoa học
mới đăng trên tạp chí Science Advances, một nhóm các nhà khoa học tại
Viện nghiên cứu hóa lý Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, dẫn đầu là giáo sư Sun
Jian đã tạo ra cách để biến đồng thành một vật liệu mới, có tính chất “gần giống hệt như” vàng.
Theo họ, khám phá mới này sẽ cho phép tạo ra vàng nhân tạo để sử dụng
trong các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị chế tạo, vốn đang phải dựa
vào nguồn cung vàng tự nhiên trong lòng đất.
Để làm được điều này, giáo sư Sun và các cộng sự bắn một chùm khí argon
nóng và được tích điện vào bề mặt tấm đồng. Chùm khí này sẽ phá vỡ các
nguyên tử đồng ra khỏi bề mặt tấm kim loại
ban đầu. Một hệ thống hứng sẽ thu những nguyên tử này, làm nguội chúng
để tạo ra một lớp cát mịn. Mỗi hạt cát được tạo ra này có đường kính vài
nanometre. Sau đó các nhà khoa học đem loại bột này để làm chất xúc tác
trong quá trình biến than thành ethanol, một phản ứng hóa học phức tạp
mà chỉ có kim loại quý mới có khả năng làm xúc tác.
“Hạt nano đồng thu được sau quá trình bắn tia argon có tính
chất tương tự như vàng và bạc. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sau
khi xử lý, nguyên tố đồng có thể biến từ ‘gà’ thành ‘phượng hoàng’,”
giáo sư Sun viết trong báo cáo nghiên cứu đăng trên Science Advances.
Thậm chí những phân tử nano đồng này có thể đem đúc thành những đồng xu
vàng giả khá giống thật nhưng mật độ nguyên tử vẫn y hệt như kim loại
đồng bình thường.
Nếu nghiên cứu này cho ra kết quả chính xác, thì ngành công nghệ
sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì hiện tại bên trong những thiết
bị như smartphone hay máy tính, việc sử dụng vàng, bạc và bạch kim tự
nhiên là điều không thể tránh. Ước tính 1 tấn quặng vàng chỉ đủ lượng
kim loại quý để sản xuất 40 chiếc smartphone mà thôi.
Ở điều kiện bình thường, đồng dễ tạo ra phản ứng hóa học với các chất
khác nên không được ưa chuộng như vàng khi chế tác chân cắm và tiếp xúc.
Chính vì thế phát hiện của giáo sư Sun và các cộng sự, biến đồng trở
thành một trạng thái vật chất lì và ổn định hơn thông thường, chống chọi
được việc oxi hóa và nhiệt có thể sẽ khiến chi phí sản xuất các thiết
bị công nghệ giảm đi đáng kể.
Hóa ra, "Giả Kim Thuật" là có thật, và nó chỉ cần một ít thành tựu công
nghệ để trở thành hiện thực chứ không như trong truyện giả tưởng.
Anh em điểm danh bên dưới xem nhà ai xem TV LCD mà vẫn dùng loa tích hợp bên trong theo TV cho mình xem với
Như nhà mình thì tối nào má với mấy dì cũng ngồi quay quần xem TV cả,
xem "Quỳnh Bấp Bênh", xem "Gạo nếp Gạo tẻ" nè, xem "The Voice Kid
Vietnam" nè. May mà có cái soundbar với cục sub vừa vừa nghe còn đỡ chán chứ không chắc mình nhấc đít lên đi sau khi ăn xong tô cơm rồi.
Những chiếc TV CRT có kích thước khủng và âm thanh sống động
Gia đình mình có truyền thống vừa ăn vừa xem TV từ hồi mình
còn tấm bé cơ. Hồi đó, loa TV CRT (loại TV dùng bóng đèn hình to to ấy)
nghe khá tốt, nhờ vào kích thước lớn của mình mà đồng thời các TV thời
cũ có âm thanh lớn cũng như sống động hơn.
Loa bên trong của một Smart TV
Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, chiếc TV hiện đại
ngày nay có độ phân giải ngày càng cao, kích thước ngày càng mỏng đẹp,
duy chỉ có chấ lượng âm thanh là giảm đi mà thôi. Các kỹ sư thiết kế
cũng đau đầu lắm chớ, làm sao mà mà có đủ không gian để có chỗ cho các
củ loa to bự trong khi thiết kế ngày càng theo xu hướng mỏng nhẹ đi,
thậm chí Sony bây giờ còn dùng cả cái màn hình để làm loa TV luôn. Vậy
làm sao để vừa nghe tốt mà xem hình vẫn thấy đẹp. Các nhà sản xuất âm
thanh tất nhiên không thể làm ngơ trước cơ hội làm ăn này.
Các hệ thống loa surround được được nhiều người tin dùng
Hiện nay thì chúng ta có hai giải pháp để tăng chất lượng âm thanh của
dàn nghe-nhìn tại gia, đó là các dàn âm thanh 5.1/ 7.1, điển hình dễ
thấy nhất là các dàn của Denon, Klipsch, Logitech, Sony, Yamaha,... gồm
nhiều loa vệ tinh con và 1 cục subwoofer và soundbar. Các bộ loa này
phải đi dây khá lằng nhằng, mất thẩm mỹ, và không phải ai cũng có thể sử
dụng được, nhất là đối với người cao tuổi hay trẻ con.
Soundbar được nhiều anh em lựa chọn vì thiết kế hiện đại, dế sử dụng
Và giải pháp còn lại là soundbar, với chỉ 1 thanh loa gồm nhiều loa nhỏ
và một subwoofer chủ động, trông cực kỳ gọn gàng lại trở thành tiêu điểm
chú ý cho người dùng hiện đại. Mình nhớ có đọc đâu đó cái câu “TV chưa
đủ, phải có soundbar Sony”. Ý của Sony có phần nào hơi quảng cáo nhưng
mà thiệt sự thì họ cũng muốn tốt cho người dùng, vì các bạn hoàn toàn
xứng đáng được hưởng những tiêu chuẩn cao hơn với khoản đầu tư hợp lý.
Altec Lansing ADA106 - soundbar đầu tiên được trình làng
Soundbar không mới, Altec-Lansing trình làng hệ thống
soundbar/subwoofer đầu tiên với tên gọi Voice of the Digital Theatre từ
những năm 1998 rồi, nhưng xui một cái là thời điểm đó, do thiên hướng
chọn các thiết bị có vẻ ngoài to nạc, kềnh càng, trông "chắc ăn" nên em
này bị hắt hủi lắm, người ta toàn đi mua mấy bộ dàn to to thôi. Mẫu
Cambridge SoundWorks TVWorks 250 (ra mắt vào những năm’90) cũng cùng
chung số phận hẩm hiu đó. Mãi về sau này người dùng mới bắt đầu quan tâm
đến chúng, soundbar không chỉ đơn giản là một cái hộp chữ nhật rồi có
một hàng loa phát ra phía trước, xét kỹ càng thì chúng cũng phức tạp.
Soundbar ngày càng được trang bị nhiều công nghệ nhằm cho chất lượng âm thanh tốt nhất
Một chiếc soundbar thường sở hữu khoảng từ 2 củ loa con trở lên. Mỗi củ
loa con sẽ được phân bố vị trí phù hợp, tính toán các góc đặt để phần
nào mô phỏng được hiệu ứng âm thanh surround từ các hiệu ứng âm học khi
âm thanh bị dội tường, từ đó làm cho cảm giác âm thanh được rộng mở,
giàu chi tiết và sống động hơn.
Subwoofer bổ sung cho soundbar
Và để làm Soundbar trở thành phương pháp thay thế triệt để cho loa TV
thì các hãng thường thiết kế thêm một subwoofer đi kèm để bổ sung dải
trầm, nhờ có subwoofer và các loa con được phân bố có chủ đích nên các
bộ soundbar chất lượng cao vừa nghe nhạc tốt vừa xem phim hay và bỏ xa
các bộ loa TV. Hồi lúc đầu các soundbar còn kết nối với subwoofer qua
dây dẫn chứ cỡ 2 3 năm trở lại đây thì mình bắt đầu thấy các hãng làm
soundbar đã tích hợp kết nối giữa chúng với nhau nên việc “giấu”
subwoofer vào góc nào đó khuất tầm mắt trong phòng càng trở nên dễ dàng
hơn.
Soundbar với đa dạng cổng kết nối tiện lợi cho người dùng
Bản thân Soundbar hầu như đã sở hữu tất cả mọi thứ cần thiết
nên quá trình thiết lập chúng rất dễ dàng, không gây quá nhiều khó khăn
ngay cả đối với người chưa có kinh nghiệm bày trí thiết bị. Loa soundbar
ngày nay cũng thường đi kèm cùng khá nhiều tùy chọn kết nối thông dụng
như Bluetooth, AUX, USB, HDMI hay coaxial nên bạn có thể sử dụng nó với
bất cứ nguồn phát nào mà mình đang có. Đa số người dùng đều lựa chọn kết
nối trực tiếp từ các nguồn phát tiện lợi (như smartphone hay TV chẳng
hạn) là đã có thể bắt đầu các trải nghiệm giải trí ngay lập tức.
Soundbar ngày nay có nhiều tuỳ chọn để phù hợp với nhu cầu của người dùng
Loa soundbar là một hệ thống life-style nên hầu hết chúng đều có thiết
kế giản tiện, các đường nét không quá sắc sảo, vuông vức, để bày trí
trong phòng khách, phòng sinh hoạt chung của gia đình mà không làm phá
vỡ các cấu trúc thẩm mỹ của căn phòng.
Phần mềm xử lý video 4K một cửa để chỉnh sửa, chuyển mã, thay đổi kích thước video 4K với khả năng tăng tốc GPU đầy đủ.
· Thay đổi kích thước video 4K / HD từ GoPro, iPhone, DJI và máy ảnh hoạt động.
· Cắt, cắt, hợp nhất, thêm hiệu ứng và phụ đề để phù hợp với YouTube, Instagram.
· Ổn định, khử video từ GoPro, DJI; loại bỏ mắt cá
· Chuyển đổi H264 sang H265 (HEVC), MKV sang MP4, 4K thành 1080p, v.v.
· Tải xuống video, danh sách phát và kênh trực tuyến từ hơn 1000 trang web.
· Ghi lại luồng trực tiếp / trò chơi từ máy tính để bàn và webcam.
· Sao lưu DVD vào các tập tin video kỹ thuật số.
· Không hỗ trợ miễn phí; Không nâng cấp miễn phí;
· Vui lòng kích hoạt phần mềm trước tháng 1, 2, 2019.
Digiarty_Videoproc.zip
VideoProc for Windows:DAEGV-ZQLZU-22AA6-N2TVR
VideoProc for Mac:DBN3N-GUTD3-3OC3V-6MYP3
Why you should be using VideoProc to edit, convert, resize and adjust your GoPro video content
If you own an action
camera, it’s probably a GoPro. But if you are planning on sharing any
footage of your latest outdoor adventure with friends and colleagues,
you will need more than just hardware. You will need software.
If you own an action camera, it’s probably a GoPro. But if you are
planning on sharing any footage of your latest outdoor adventure with
friends and colleagues, you will need more than just hardware. You will
need software.
Specifically, software such as Digiarty’s VideoProc. What is VideoProc?
VideoProc
is video editing and conversion software for people who want an easy,
stable and fast tool that can be used to post-process and reduce the
file size of video footage – regardless of whether it was taken on a
smartphone, camera or even an action cam such as GoPro.
VideoProc is touted as an easy-to-use option when you need to quickly and easily convert GoPro footage
into a format that its media player will actually recognise and read.
It’s especially good for users who have to handle 4K video content
files, since they usually require more technically-intensive software to
edit and convert due to their larger size.
If you know what you
want and don’t have the time, expertise or a computer powerful enough to
opt for more advanced or professional-grade software solutions such as
Final Cut X or Adobe Premiere Pro, VideoProc is an alternative well
worth exploring.
Read on to see how to process and reduce the file size of a GoPro video without quality loss. You may also watch the video below to see how VideoProc facilitates video processing.
How does hardware acceleration make VideoProc different?
VideoProc
has a key feature that other video processing tools don’t: It uses
hardware acceleration to achieve better results by tapping tap into your
computer's hardware in a more specialised way. Through hardware
acceleration, software can recognise which tasks are best suited to the
computer’s graphics processing unit (GPU), allowing VideoProc to edit,
convert and resize video content faster and more efficiently.
It’s about getting your computer to work smarter not harder. Hardware acceleration benefits the end-user in several ways: 1. Optimal file sizes
When
compared with several competing conversion and video software kits,
video content converted to MP4 (H.264) with VideoProc is significantly
smaller in terms of file size.
According to Digiarty, its
exclusive video processing technology can deliver a compression ratio of
more than 90 per cent. Those gains in efficiency Work over a broad
range of formats and codecs.
VideoProc supports more than 370
built-in video audio codecs and comes ready to play ISO images, HEVC,
H.264, MPEG-4, AVI, MKV, MOV, M2TS, MOD camcorder footage, 1080p
multi-track HD videos and 4K @60fps video content. 2. Better quality
Video
content converted or edited using VideoProc maintains almost all of the
original footage quality due to the deinterlacing technology and the
high-quality engine integrated with the software.
And, in some cases, VideoProc can improve the quality of a GoPro video
footage. The software is able to automatically optimise image quality
dynamically, reduce noise and adjust definition to make the final
product clearer.
3. Lower CPU usage
As a
result of the hardware acceleration used by VideoProc, the processing
power required to convert video content is much lower and the strain on
the Central Processing Unit (CPU) is less than when using other
conversion suites.
The temperature of a CPU during VideoProc
rendering that uses hardware acceleration is significantly lower as a
by-product of more efficient CPU management. This reduces the risk of
any damage or problems associated with an overheated CPU. By leveraging
hardware acceleration, software solutions such as VideoProc can convert
video content at higher speeds with less risk of thermal damage.
It also means that users can work in the background while video content renders. What other features else does VideoProc offer?
VideoProc
offers an array of additional features that go beyond video conversion.
The software has both easy-to-access presets and more advanced video
audio parameter adjustment options to use when touching up large HD or
4K footage taken from a GoPro camera.
They include:
Stabilize Video
Noise Removal
Make GIF
Lens Correction
MakeMKV
Adjust playback speed and audio volume
Merge
Rotate / Flip
Effects
Subtitles
Crop
Cut
One-Stop Video Processing Software
Ultimately,
it doesn’t matter how good your hardware is. Software is always going
to be necessary to produce the best results and get the most out of your
action camera.
If you’re looking to make simple and easy
adjustments or conversions, VideoProc streamlines that process in a way
that makes more sense than other more complicated or expensive
alternatives.