Những chiếc TV CRT có kích thước khủng và âm thanh sống động
Gia đình mình có truyền thống vừa ăn vừa xem TV từ hồi mình
còn tấm bé cơ. Hồi đó, loa TV CRT (loại TV dùng bóng đèn hình to to ấy)
nghe khá tốt, nhờ vào kích thước lớn của mình mà đồng thời các TV thời
cũ có âm thanh lớn cũng như sống động hơn.
Loa bên trong của một Smart TV
Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, chiếc TV hiện đại ngày nay có độ phân giải ngày càng cao, kích thước ngày càng mỏng đẹp, duy chỉ có chấ lượng âm thanh là giảm đi mà thôi. Các kỹ sư thiết kế cũng đau đầu lắm chớ, làm sao mà mà có đủ không gian để có chỗ cho các củ loa to bự trong khi thiết kế ngày càng theo xu hướng mỏng nhẹ đi, thậm chí Sony bây giờ còn dùng cả cái màn hình để làm loa TV luôn. Vậy làm sao để vừa nghe tốt mà xem hình vẫn thấy đẹp. Các nhà sản xuất âm thanh tất nhiên không thể làm ngơ trước cơ hội làm ăn này.
Các hệ thống loa surround được được nhiều người tin dùng
Hiện nay thì chúng ta có hai giải pháp để tăng chất lượng âm thanh của dàn nghe-nhìn tại gia, đó là các dàn âm thanh 5.1/ 7.1, điển hình dễ thấy nhất là các dàn của Denon, Klipsch, Logitech, Sony, Yamaha,... gồm nhiều loa vệ tinh con và 1 cục subwoofer và soundbar. Các bộ loa này phải đi dây khá lằng nhằng, mất thẩm mỹ, và không phải ai cũng có thể sử dụng được, nhất là đối với người cao tuổi hay trẻ con.
Soundbar được nhiều anh em lựa chọn vì thiết kế hiện đại, dế sử dụng
Và giải pháp còn lại là soundbar, với chỉ 1 thanh loa gồm nhiều loa nhỏ và một subwoofer chủ động, trông cực kỳ gọn gàng lại trở thành tiêu điểm chú ý cho người dùng hiện đại. Mình nhớ có đọc đâu đó cái câu “TV chưa đủ, phải có soundbar Sony”. Ý của Sony có phần nào hơi quảng cáo nhưng mà thiệt sự thì họ cũng muốn tốt cho người dùng, vì các bạn hoàn toàn xứng đáng được hưởng những tiêu chuẩn cao hơn với khoản đầu tư hợp lý.
Altec Lansing ADA106 - soundbar đầu tiên được trình làng
Soundbar ngày càng được trang bị nhiều công nghệ nhằm cho chất lượng âm thanh tốt nhất
Một chiếc soundbar thường sở hữu khoảng từ 2 củ loa con trở lên. Mỗi củ loa con sẽ được phân bố vị trí phù hợp, tính toán các góc đặt để phần nào mô phỏng được hiệu ứng âm thanh surround từ các hiệu ứng âm học khi âm thanh bị dội tường, từ đó làm cho cảm giác âm thanh được rộng mở, giàu chi tiết và sống động hơn.
Subwoofer bổ sung cho soundbar
Và để làm Soundbar trở thành phương pháp thay thế triệt để cho loa TV thì các hãng thường thiết kế thêm một subwoofer đi kèm để bổ sung dải trầm, nhờ có subwoofer và các loa con được phân bố có chủ đích nên các bộ soundbar chất lượng cao vừa nghe nhạc tốt vừa xem phim hay và bỏ xa các bộ loa TV. Hồi lúc đầu các soundbar còn kết nối với subwoofer qua dây dẫn chứ cỡ 2 3 năm trở lại đây thì mình bắt đầu thấy các hãng làm soundbar đã tích hợp kết nối giữa chúng với nhau nên việc “giấu” subwoofer vào góc nào đó khuất tầm mắt trong phòng càng trở nên dễ dàng hơn.
Soundbar với đa dạng cổng kết nối tiện lợi cho người dùng
Bản thân Soundbar hầu như đã sở hữu tất cả mọi thứ cần thiết
nên quá trình thiết lập chúng rất dễ dàng, không gây quá nhiều khó khăn
ngay cả đối với người chưa có kinh nghiệm bày trí thiết bị. Loa soundbar
ngày nay cũng thường đi kèm cùng khá nhiều tùy chọn kết nối thông dụng
như Bluetooth, AUX, USB, HDMI hay coaxial nên bạn có thể sử dụng nó với
bất cứ nguồn phát nào mà mình đang có. Đa số người dùng đều lựa chọn kết
nối trực tiếp từ các nguồn phát tiện lợi (như smartphone hay TV chẳng
hạn) là đã có thể bắt đầu các trải nghiệm giải trí ngay lập tức.
Soundbar ngày nay có nhiều tuỳ chọn để phù hợp với nhu cầu của người dùng
Loa soundbar là một hệ thống life-style nên hầu hết chúng đều có thiết kế giản tiện, các đường nét không quá sắc sảo, vuông vức, để bày trí trong phòng khách, phòng sinh hoạt chung của gia đình mà không làm phá vỡ các cấu trúc thẩm mỹ của căn phòng.
https://tinhte.vn/threads/tan-man-ve-soundbar-giai-phap-nang-cap-am-thanh-cho-chiec-tv-thoi-hien-dai.2888771/?utm_campaign=related_threads&utm_medium=tags&utm_source=internal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét