Như vậy là người dùng yêu thích công nghệ đã có thể sử dụng phiên bản Windows 10 chính thức từ Microsoft sau một khoảng thời gian chời đợi trong hồi hộp và háo hức. Có rất nhiều những tính năng mới được nâng cấp trên phiên bản hệ điều hành mới này mà người dùng cảm thấy rất thích thú cũng như nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực từ giới công nghệ, và hãng Microsoft cũng không quên đầu tư cho những “đứa con” của mình, tức những thiết bị di động khi ra mắt phiên bản Windows 10 Mobile mới. Tuy không tạo được nhiều ấn tượng mạnh đối với phiên bản Windows 10 này, nhưng dù sao hệ điều hành cũng đã sửa lỗi và bổ sung thêm những tính năng hữu ích khác để giúp thiết bị tiết kiệm pin hiệu quả hơn trước. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến phản hồi chỉ trích từ phía người dùng rằng Windows 10 gây tốn pin hơn trước và một phần lỗi này là do sự hợp tác của hai gã "khổng lồ" Intel và Microsoft đã và đang làm với nhau. Và nếu như người dùng cảm thấy chiếc máy của mình đang trong tình trạng ngốn pin hơn thì người dùng phải chắc chắn rằng tất cả các driver trong máy đều đã được cập nhật đầy đủ và là phiên bản mới nhất để tạm gọi là giải quyết vấn đề, hoặc các thiết lập mặc định khi người dùng cài Windows 10 đã gây ảnh hưởng. Và đây những công cụ quen thuộc và những tính năng mới được đưa vào bên trong phiên bản Windows 10 mới để người dùng hiểu rõ hơn và từ đó có thể tối ưu hóa thiết bị của mình để ít tiêu thụ pin nhất có thể.
Battery Saver
Không riêng gì máy tính để bàn,,máy tính xách tay hay các thiết bị di động thì bên trong hệ điểu hành luôn hỗ trợ việc hiển thị tỷ lệ phần trăm pin để người dùng có thể kiểm soát được mức độ pin mà người đang sử dụng còn lại là bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu như chỉ là hiển thị mức độ sử dụng của thiết bị không thì chưa đủ, những người dùng khó tính còn muốn can thiệp sâu hơn nữa để có thể tối ưu theo ý muốn của người dùng tùy vào những trường hợp khác nhau. Đối với phiên bản Windows 10, khi người dùng cài đặt thì gần như hãng Microsoft đã tự động thiết lập sao cho chiếc máy có thể hoạt động với hiệu suất pin cao nhất và điều này làm cho người dùng cảm thấy không chủ động được khả năng sử dụng pin trên thiết bị. Chính vì thế, công cụ Battery Saver sẽ là phương pháp để giải quyết vấn đề này. Có thể nói một cách đơn giản rằng, Battery Saver sẽ cho phép người dùng kiểm soát được mức độ tiêu hao năng lượng bằng việc tự động tằt hoặc hạn chế hoạt động của các ứng dụng được thiết lập sẵn, cụ thể khi người dùng bật tính năng Battery Saver:
- Tạm dừng dịch vụ cập nhật thông tin của lịch và email.
- Ngừng cập nhật Live Tile.
- Hạn chế các ứng dụng chạy nền.
Để có thể truy cập vào tính năng Battery Saver này, người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + I để truy cập vào cửa sổ Systems và vào phần Battery Saver hoặc người dùng truy cập vào nút Start -> Settings -> chọn tab Battery Saver ở cột bên trái. Trong cửa sổ Battery Saver Settings, người dùng có thể tùy chỉnh các thiết lập như tự động bật tính năng Battery Saver khi mức năng lượng xuống còn ở mức nào đó (mặc định là 20%), cho phép xuất hiện thông báo đẩy từ ứng dụng trong lúc sử dụng tính năng hay cho phép những ứng dụng chạy nền mặc dù đang bật tính năng Battery Saver. Một điều lưu ý là tính năng Battery Saver không phải là một tính năng tự động mà người dùng phải khởi động tính năng này theo cách thủ công.
Người dùng có thể truy cập tính này bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + I sau đó vào mục Battery Saver hoặc vào nút Start và chọn Settings.
Chọn vào mục System
Tại thẻ Battery Saver, ở cột bên trái sẽ hiện những thông tin như thời gian sử dụng còn lại của pin, xem danh sách các phần mềm ngốn pin nhất hay tùy chỉnh các thiết lập của tính năng Battery Saver.
Người dùng có thể xem những phần mềm nào đang ngốn nhiều năng lượng nhất thông qua việc hiển thị tỷ lệ phần trăm.
Tại dòng "Turn battery saver on automatically....", người dùng sẽ check vào ô vuông nếu muốn sử dụng tính năng này cũng như thiết lập mức năng lượng khi nào tính năng Battery Saver sẽ được bật lên. Ngoài ra, mặc định khi người dùng khởi động tính năng này sẽ không cho phéo hiển thị các thông báo đẩy từ các ứng dụng cũng như giảm độ sáng màn hình ở mức thấp để tiết kiệm pin, người dùng cũng có thể tùy chỉnh các thiết lập này. Người dùng cũng có thể cho phép các ứng dụng chạy ngoại lệ bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu + ở phần Add an app.
Tính năng Battery Saver được bật.
Cortana
Có thể nói cô "trợ lý" ảo Cortana được hãng Microsoft tuyển dụng hiện đang làm việc rất tốt nhiệm vụ của mình và nhận được rất nhiều lời khen về khả năng làm việc của cô trợ lý này kể từ khi được giới thiệu và ra mắt, kể cả trên Windows 10 cũng vậy. Người dùng sẽ bắt gặp cô trợ lý ảo này ở góc dưới cùng bên trái ngay cạnh nút Start, ngoài ra hãng Microsoft cũng nhận được rất nhiều những câu hỏi có liên quan đến cô trợ lý nào này và nội dung chính chủ yếu về vấn đề tiêu thụ năng lượng, liệu việc sử dụng Cortana có ngốn pin hơn trên máy tính xách tay hay kể cả thiết bị di động hay không. Và theo những nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và cho biết rằng, Cortana vẫn sử dụng một phần năng lượng để thực hiện các chức năng cần thiết mỗi khi người dùng sử dụng đến nhưng mức tiêu hao năng lượng là không đáng kể nên cô trợ lý ảo sẽ không được xếp vào việc gây ngốn năng lượng pin.
Nơi cô trợ lý ảo Cortana "ngồi" làm việc.
Giao diện chung của Cortana
Người dùng có thể tùy chỉnh các thiết lập cho cô trợ lý ảo này sao cho hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Giao diện làm việc của cô trợ trợ lý ảo Cortana.
Ở mục "Hey Cortana", khi người dùng bật tính năng này lên người dùng sẽ cho phép cô trợ lý này luôn hoạt động ở dưới dạng chạy nền thay vì người dùng phải sử dụng chuột để khởi động tính năng này lên bằng cách nhấp vào biểu tượng microphone.
Ngoài ra, một vấn đề mà nhiều người dùng vẫn đang đặt ra câu hỏi nhưng vẫn chưa có một câu trả lời hoàn chỉnh đó là việc ngốn năng lượng khi bật tính năng Hey Cortana. Cô trợ lý ảo này sẽ luôn hoạt động và chờ khẩu lệnh từ phía người dùng nếu muốn ra lệnh để thực hiện một tác vụ nào đó, về vấn đề tiêu hao năng lượng pin thì vẫn chưa thể có kết luận chính xác nhưng khi Cortana hoạt động ở trạng thái nghỉ thì theo một số người dùng chỉ ra rằng cô trợ lý này chiếm khoảng 6% năng lượng CPU, tuy nhiên khi xem xét lại thì Cortana hoạt động chỉ dưới 0,3% khi ở trạng thái nghỉ cũng như mức năng lượng hoạt động CPU sẽ tăng lên không đáng kể khi người dùng sử dụng tính năng này bằng cách ra lệnh. Mặc dù hãng Microsoft khẳng định rằng Cortana sẽ gây ngốn pin cho thiết bị của người dùng nhưng lại không nêu rõ cô trợ lý ảo này sẽ tiêu tốn năng lượng như thế nào một cách cụ thể và chi tiết cho người dùng biết. Vì vậy, nếu như người dùng vẫn chưa hiểu rõ được vấn đề này thì cách tốt nhất là người dùng nên tắt tính năng Hey Cortana bằng cách truy cậy vào phần cài đặt của Cortana và tắt tính năng Hey Cortana đi là xong.
Sử dụng tính năng Windows Update
Người dùng nên lưu ý đến một điều rằng, trên phiên bản Windows 10 thì hệ điều hành luôn cập nhật các cơ sở dữ liệu hay các bản cập nhật một cách âm thầm và lặng lẽ, chính vì thế người dùng cũng không cần phải quá ngạc nhiên khi thấy thiết bị của mình hao hụt pin một cách đột ngôt, bởi khi máy tính người dùng bắt đầu khởi động và kết nối internet thì hệ điều hành sẽ bắt đầu tìm kiếm và nhận các bản cập nhật nếu có và điều này sẽ gây ngốn pin trên thiết bị hơn, đó là chưa kể nếu như người dùng nhận một lượng lớn các bản cập nhật thì người dùng sẽ còn nhìn thấy thiết bị của mình sụt pin nhanh hơn mức bình thường. Chính vì thế, người dùng nên kết nối thiết bị với nguồn điện nếu như thiết bị đó gần hết pin để tránh khỏi tình trạng khi người dùng khởi động và nhận các bản cập nhật, pin trong máy sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Ngoài ra, một vấn đề nghiêm trọng khác khi người dùng sử dụng máy ở kết nối mạng cục bộ, đó là hệ điều hành có thể chia sẻ thông tin cập nhật mà người dùng đã tải về cho các máy tính khác trong mạng cục bộ hoặc trên mạng Internet, điều đó dẫn đến việc dung lượng pin của người dùng bị hao hụt một cách vô tội vạ cũng như ảnh hưởng đến tốc độ truyền mạng của người dùng. Để tắt tính năng Windows Update cũng như tối ưu hóa năng lượng pin cho thiết bị, người dùng có thể truy cập vào nút Start -> chọn Settings -> chọn Update & Security hoặc sử dụng tổ hợp phím Windows + I). Sau đó, người dùng truy cập vào Advanced options -> Choose how updates are delivered, và hoặc chuyển sang các máy tính trong mạng nội bộ của tôi hoặc tắt tính năng này hoàn toàn.
Người dùng có thể chọn vào mục PCs on my Local Network.......
...hoặc tắt hẳn tính năng này nếu muốn.
Sử dụng câu lệnh ẩn PowerCfg
PowerCfg là một "công cụ", nói chính xác hơn là một dòng lệnh ẩn cho phép người dùng có thể truy cập sâu hơn vào bên trong hệ thống để có thiết lập các tùy chỉnh khác được hãng Microsoft thiết lập sẵn. Về khả năng hữu ích của công cụ này, người dùng có thể tạo ra một danh sách các phần mềm được phép khởi động khi người dùng bật chiếc máy tính của người dùng lên. Một số chương trình có thể hỗ trợ người dùng thiết lập thời gian khởi động hoặc thời gian tắt nếu muốn một cách riêng biệt. Đây là một tính năng rất hữu ích, chẳng hạn như người dùng có thể khởi động tính năng Windows Update để cập nhật các cơ sở dữ liệu mới trong khi máy ở trạng thái ngủ, tuy nhiên người dùng khi sử dụng đến việc này cần phải kết nối thiết bị với bộ nguồn để tránh tình trạng máy sẽ cạn kiệt năng lượng sau khi người dùng để qua đêm.
Để sử dụng, người dùng truy cập vào công cụ Command Prompt và khởi động bằng quyền administrator, sau đó người dùng gõ dòng lệnh powercfg –devicequery wake_armed. Với dòng lệnh này, người dùng có thể xem được danh sách các ứng dụng hay các tiến trình đang hoạt động và gây hao hụt pin để từ đó người dùng có những phương pháp để giải quyết vấn đề.
Cửa sổ liệt kê cho thấy bàn phím rời cũng như chuột rời của mình đang kết nối với máy tính và đang gây ngốn năng lượng pin.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng câu lệnh powercfg /a để xem các tư thế "ngủ" khác nhau mà thiết bị của người dùng có hỗ trợ. Những thiết bị sử dụng hệ điều hành phiên bản Windows 8, 8.1, hoặc 10 và với thiết kế phần cứng cụ thể khác nhau sẽ cho ra những cơ chế Standby khác nhau và tính năng này không phải có sẵn trên mọi thiết bị. Về tính năng, công cụ này cho phép hệ thống trên thiết bị của người dùng có thể "ngủ" nhưng vẫn sẽ nhận được các thông báo từ các ứng dụng khác chẳng hạn như cuộc gọi đến từ Skype hoặc nếu người dùng nhận được một email mang tính ưu tiên. Tuy nhiên một vấn đề rất ngạc nhiên là khi người dùng sử dụng tính năng "ngủ nhưng không ngủ" này vẫn không gây hao hụt pin bằng với việc người dùng sử dụng cơ chế ngủ thông thường.
Các tính năng sleep có hỗ trợ cũng như không hỗ trợ sẽ được liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết, tùy theo phần cứng thiết bị trên máy người dùng đang sử dụng mà thông tin này sẽ khác nhau.
Và tính năng có thể nói là "mạnh" nhất và cũng là hữu ích nhất chính là câu lệnh powercfg /energy. Câu lệnh này sẽ thực hiện công việc rà soát bên trong hệ điều hành của người dùng từ phần cứng cho đến phần mềm trong vòng 60 giây, sau đó sẽ liệt kê rất đầy đủ và chi tiết những cảnh báo về lỗi để người dùng có thể xem và đưa ra phương án xử lý.
Mình đang sử dụng chiếc máy tính xách tay MSI MS30 2M Shadow và đây là những thông báo lỗi và công cụ này phát hiện được, có tổng cộng 9 lỗi, 8 nguy hiểm và 49 thông tin quan trọng khác.
Và tính năng cuối cùng đó là câu lệnh powercfg /batteryreport, câu lệnh này sẽ tạo ra một bản báo cáo chi tiết và cụ thể về mức độ tiêu hao cũng như sử dụng pin của người dùng khi sử dụng. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về tính năng này qua bài viết mà diễn đàn đã có chia sẻ tại đây.
Cuối cùng là tính năng Power Plan
Đây là một tinh chỉnh không còn mới mẻ gì, cũng giống như tính năng Battery Saver người dùng có thể thiết lập khoảng thời gian tắt máy khi đang kết nối với bộ nguồn hoặc đang sử dụng pin. Để truy cập và thiết lập, người dùng vẫn sử dụng tổ hợp phím Windows + I -> System -> Power & sleep hoặc truy cập vào Additional power settings để thiết lập thêm các tùy chỉnh khác.
Theo: Makeuseof
http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/1071947-nhung-phuong-phap-giup-toi-uu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét