1. Cài đặt và tự hứng chịu rủi ro
Cài đặt firmware HĐH không chính thức lên điện thoại sẽ làm vô hiệu bảo hành từ nhà sản xuất.
Đọc kỹ các hướng dẫn cài đặt cho model điện thoại cụ thể của bạn, sau đó làm theo chúng một cách cẩn thận. Mặc dù khả năng biến điện thoại thành “cục gạch” - không thể hoạt động do sai sót trong quá trình cài đặt - là khá thấp, nó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi bạn làm vội làm vàng.
Lưu ý rằng, một số tính năng của phiên bản Android hiện tại đang chạy trên điện thoại có thể không còn khả dụng sau khi bạn cài đặt thành công firmware Android tùy chỉnh. Các tính năng khác thì có thể bị lỗi.
2. Hai sự lựa chọn: CyanogenMod hoặc MIUI
Trong cộng đồng phát triển firmware Android không chính thức, có 2 sự lựa chọn chính: CyanogenMod và MIUI. Cả 2 đều được xây dựng trên mã nguồn Android do Google chính thức phát hành.
Vậy sự khác biệt giữa 2 firmware này là gì? CyanogenMod gắn với những thành phần cơ bản mặc định của Android, giao diện của nó "sạch", không có các tính năng bổ sung không cần thiết. MIUI “đại tu” hoàn toàn giao diện người dùng của Android “tinh khiết”, khiến nó trông giống như iOS của Apple.
Nếu điện thoại Android của bạn là một model phổ biến, có thể nó được cộng đồng CyanogenMod hoặc MIUI hỗ trợ. Nếu không, vẫn có khả năng ai đó đang phát triển cho điện thoại cụ thể của bạn. Hãy tìm kiếm tên model trong các diễn đàn cộng đồng CyanogenMod/MIUI chính thức để xem liệu có một nỗ lực như vậy không.
3. Root điện thoại
Trước khi có thể bắt đầu làm bất cứ điều gì cho điện thoại của mình, bạn sẽ cần root nó - nghĩa là về cơ bản mở khóa các thiết lập bảo mật có trong HĐH để ngăn HĐH bị thay đổi.
4. Sao lưu firmware hiện tại và dữ liệu điện thoại
Bạn thực sự nên làm điều này nếu sau đó bạn cần cài lại firmware gốc, dữ liệu của điện thoại (ví dụ, bạn không thích CyanogenMod/MIUI nữa, hoặc bạn cần kích hoạt điện thoại của mình với nhà mạng - điều mà bạn không thể làm khi chạy HĐH không chính thức.
Cách dễ nhất để sao lưu là cài đặt ClockworkMod ROM Manager https://play.google.com/store/apps/d...mmanager&hl=en trên điện thoại của bạn. Chạy ứng dụng này > chọn "Reboot in Recovery" từ menu > thực hiện quá trình sao lưu.
Sau khi sao chép firmware, dữ liệu của điện thoại, bạn có thể di chuyển nó sang máy tính cho an toàn. Dùng cáp USB kết nối điện thoại với máy tính > kéo và thả thư mục sao lưu (thư mục "ClockworkMod" trên thẻ SD của điện thoại trong thẻ SD của điện thoại) sang.
5. Chuẩn bị các ứng dụng Android mặc định của Google để cài đặt
Nếu bạn đang cài CyanogenMod: Trừ khi muốn chiếc điện thoại được nâng cấp của mình không có các ứng dụng của Google, bạn sẽ cần cài chúng một cách riêng biệt.
CyanogenMod không bao gồm các ứng dụng tiêu chuẩn của Google (mà thường cài sẵn trên điện thoại Android), vì vậy bạn sẽ phải tải về tập tin ZIP http://goo.im/gapps có chứa các gói cài đặt cho nhiều ứng dụng Google. Hãy đặt tập tin ZIP này trong thư mục gốc chính trên thẻ SD của điện thoại.
6. Cài firmware Android tùy chỉnh
Tải về firmware CyanogenMod hoặc MIUI được thiết kế đặc biệt cho model điện thoại của bạn > lưu nó trong thư mục gốc trên thẻ SD của điện thoại.
Chạy ứng dụng ClockworkMod ROM Manager > chọn "Reboot into Recovery". Sau khi điện thoại khởi động lại vào công cụ ClockworkMod Recovery, có thể bạn cần xóa sạch dữ liệu và bộ nhớ cache của nó, format thư mục "/system" - điều này phụ thuộc vào việc bạn đang cài đặt CyanogenMod hay MIUI, vì vậy bạn nên tham khảo các hướng dẫn đặc biệt dành cho điện thoại của mình.
Tiếp theo, chọn tập tin ZIP của firmware Android tùy chỉnh mà bạn đặt trong thư mục gốc trên thẻ SD của điện thoại > bắt đầu quá trình nâng cấp. Nó thường mất chưa đầy 2 phút.
Nếu bạn đang nâng cấp lên CyanogenMod, đừng khởi động lại điện thoại nếu chưa lặp lại bước trên đối với tập tin ZIP có chứa các ứng dụng Google Android.
Trở lại menu chính của công cụ ClockworkMod Recovery > chọn để khởi động lại điện thoại. Sau khoảng 2 phút, nó sẽ khởi động và sau đó chạy trên firmware Android tùy chỉnh.
7. Hãy dùng chiếc điện thoại Android mới của bạn!
Bên cạnh việc cập nhật điện thoại của bạn lên phiên bản Android mới hơn, CyanogenMod và MIUI cũng có thể cung cấp nhiều điều mới mẻ cho bạn.
XHTT
Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/thu-thuat-mobile/199428-root-dien-thoai-android-loi-khuyen-va-thu-thuat.html#ixzz39OBYCrjV
Link gốc: http://thegioitinhoc.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét