Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

KHAI THÁC CYANOGENMOD - PHIÊN BẢN TÙY BIẾN CỦA ANDROID

CyanogenMod là tên của ROM tùy biến thông dụng nhất hiện nay dành cho thiết bị Android. Mặc dù bản hệ điều hành này không được cung cấp chính thức bởi Google nhưng có thể nói những trải nghiệm mà nó mang lại thậm chí hơn hẳn bản Android gốc.
Hình ảnh và tính năng minh họa ở bài viết được thực hiện ở phiên bản CyanogenMode 11. Nếu phiên bản này hỗ trợ cho thiết bị của bạn thì hãy tải về CyanogenMod installer và cài đặt theo những hướng dẫn tại đây.
Sau đây là những ưu điểm của CyanogenMod so với phiên bản ROM được cung cấp bởi nhà sản xuất hay thậm chí cả Android gốc của Google.Luôn cập nhật và dùng Android nguyên bản
CyanogenMod sẽ cung cấp cho bạn một phiên bản Android mới nhất. Bên cạnh nhân là Android nguyên bản, “sạch sẽ” thì CyanogenMod cũng bổ sung thêm rất nhiều tính năng hữu ích và ứng dụng tích hợp mạnh mẽ. Tuy nhiên, CyanogenMod lại trung thành với giao diện nguyên bản của Android mặc dù có nhiều phiên bản bổ sung thêm vào mục Settings (cài đặt) nhiều tùy chỉnh mới.
Một ưu điểm khác nữa của CyanogenMod là tốc độ sử dụng, vì không bị cài những ứng dụng rác như các bản ROM của các nhà sản xuất khác nên tốc độ sử dụng khá mượt mà và người dùng không phải tốn công tìm cách xóa đi những phần mềm cài sẵn nhưng không dùng đến.CyanogenMod cũng có chức năng cập nhật phiên bản mới OTA (over-the-air), người dùng có thể nâng cấp lên phiên bản mới chỉ sau vài cú chạm, không cần tới máy tính. So với một số hãng điện thoại tablet thì CyanogenMod có cách cập nhật nhanh và thân thiện hơn.
Chức năng bảo mật Privacy Guard
Privacy Guard giúp bạn có thể kiểm soát những quyền truy cập hay sử dụng thông tin trên các ứng dụng đã cài đặt (những ứng dụng mới sẽ được cài đặt quyền sử dụng mặc định tối ưu nhất). Chức năng này khá linh hoạt tương tự như trên iOS, nên bạn có thể quyết định khi nào cho phép ứng dụng truy cập vào vị trí hiện tại (location), danh bạ (contacts) và những dữ liệu cá nhân khác. Tất nhiên, nếu không cho phép truy cập các thông tin yêu cầu thì ứng dụng vẫn có thể sử dụng bình thường. Privacy Guard được dựa trên một tính năng của Android có tên App Ops mà Google đã khóa quyền truy cập.
Privacy Guard cũng hiển thị những thông báo khi người dùng sử dụng một ứng dụng với quyền hạn chế. Nếu ứng dụng này không hoạt động được, thông báo sẽ hiện ra để bạn kích hoạt lại một số quyền.Người dùng có thể tìm thấy tính năng hữu ích này bằng cách vào Settings > Privacy > Privacy Guard.
Quyền siêu quản trị SuperUser
Đây là quyền mà mọi thiết bị Android bán ra thị trường đều bị khóa rất kỹ. Với người dùng thông thường thì sẽ không cần đến, nhưng khi muốn sử dụng hoặc tùy biến những chức năng cao cấp thì SuperUser lại trở nên vô cùng cần thiết.
Trên CyanogenMod, giao diện sử dụng quyền siêu quản trị được tích hợp thẳng vào Settings. Người dùng có thể cho phép hoặc không cho phép những ứng dụng, chức năng truy cập với quyền siêu quản trị với giao diện trực quan. Chức năng này cũng cho phép người dùng kích hoạt quyền root hoặc khóa quyền root cho toàn bộ thiết bị.
Bên cạnh đó, người dùng cũng không cần phải kết nối thiết bị với máy tính để chạy bất cứ lệnh nào để kích hoạt root, hay thiết bị cũng không mất quyền root khi nâng cấp lên phiên bản mới.Tóm lại, CyanogenMod sẽ cung cấp cho người dùng quyền root khi cần dùng đến và có thể vô hiệu khi không dùng đến rất linh hoạt.
Giao diện tùy biến
Chức năng tùy biến Themes trên CyanogenMod cho phép người dùng cài đặt thêm, chọn, thay đổi những gói giao diện, chủ đề (theme), kiểu icon, font chữ, gói âm báo hoặc hiệu ứng khởi động… Đa số các thiết bị Android hiện nay hầu như không có được tính năng này.
Cyanogen cũng có một công cụ để người dùng chọn và tải về những gói theme theo sở thích có tên Cyanogen Theme Showcase. Nhìn chung, với chức năng tùy biến giao diện khá mạnh mẽ, Cyanogen Mod sẽ giúp thiết bị của bạn thay đổi liên tục theo từng chủ đề, chứ không đơn điệu như giao diện mặc định.Khả năng tinh chỉnh các chức năng chuyên biệt
Mục Interface trong Settings có nhiều chức năng giúp người dùng có thể thay đổi thanh trạng thái, thanh tinh chỉnh kết nối nhanh (Quick Settings), thanh thông báo (Notification) hay thanh điều hướng, các nút chức năng. Chẳng hạn, người dùng có thể thay đổi vị trí của các nút chức năng của Android bên dưới màn hình hoặc vị trí của các biểu tượng trong Quick Settings.
Nâng chất lượng âm thanh với Equalizer
Ứng dụng DSP Manager cung cấp cho người dùng một giao diện tùy chỉnh equalizer cho âm thanh của thiết bị. Bạn cũng có thể tăng âm bass hoặc thiết lập những tùy chỉnh riêng biệt, tối ưu cho từng mục đích sử dụng như nghe nhạc chẳng hạn.
Chức năng cho các nút bấm Với chức năng tùy chỉnh ở mục Buttons trong Settings, bạn có thể thiết lập lại những kiểu tương tác từ những nút bấm trên máy. Chẳng hạn, bạn có thể nhấn đè nút chỉnh âm lượng để chuyển nhạc sang bài kế tiếp. Đây thực sự là một chức năng thú vị mà hầu như các smartphone hiện nay chưa có được.
CyanogenMod cũng có chức năng điều khiển thiết bị với bàn phím và trỏ chuột. Nút volume sẽ đảm nhận chức năng di chuyển con trỏ khi sử dụng ứng dụng có bàn phím, như nhắn tin, lướt web… Chức năng này thực sự hữu ích khi bạn muốn di chuyển qua từng ký tự để copy trên màn hình nhỏ.
Thiết lập từng chế độ (Profiles) cho thiết bịNếu đa số các thiết bị Android chỉ có 3 chế độ là im lặng, chỉ rung và bình thường với âm lượng có thể thay đổi thì CyanogenMod tích hợp chức năng tạo, tinh chỉnh từng chế độ sử dụng phù hợp với mục đích.
Chẳng hạn, khi đi ngủ, bạn tạo chế độ Night với âm lượng bằng 0, điện thoại không rung… hoặc khi ở văn phòng thì chỉnh Profile Office sang rung với âm lượng nhỏ hoặc bằng 0 tùy người sử dụng… Bạn cũng có thể tạo mới một profile sao cho phù hợp với những mục đích sử dụng thiết bị của mình.

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2014/08/1235661/khai-thac-cyanogenmod-phien-ban-tuy-bien-cua-android/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét