Khi công nghệ càng tiến bộ, con người có thể thu nhỏ kích thước của
những thiết bị, máy móc vốn ngày xưa rất to và cồng kềnh, điển hình là máy tính cá nhân. Trong những năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện những chiếc máy tính
để bàn nhỏ gọn tất cả trong một, vốn được các hãng sản xuất lắp đặt sẵn
đầy đủ các thành phần bên trong, người dùng chỉ cần mua về, cắm điện và
xuất ra màn hình là sử dụng được. Tuy vậy, những chiếc máy tính đó vẫn
có kích thước tương đối lớn, vì vậy đã thôi thúc Intel khởi động dự án phát triển NUC, chiếc máy tính với tên gọi Next Unit of Computing. Hiện NUC đang được bán với giá khoảng 300$ ở thị trường Mỹ.
Sức mạnh xử lý và nhiệt độ.
Hồi giữa tháng 9 vừa qua, Intel công bố họ đã hoàn chính cấu hình cho thế hệ NUC đầu tiên, và bắt đầu bán ra dòng máy tính nhỏ gọn này trong tháng 10/2012. Theo đó, sản phẩm sẽ chạy bộ xử lý Core i3-3217U (Ivy Bridge), là chip di động thuộc dòng ULV cao nhất trong series Core i3 di động, với mức tiêu thụ điện năng chỉ 17 watt. Con CPU này cũng tích hợp sẵn chip đồ họa Intel HD 4000,
hỗ trợ xuất hình ảnh ra màn hình độ phân giải 4K, cũng như đủ sức đảm
nhận những tác vụ đồ họa tương đối mạnh mẽ. Trên thực tế, mình có thử
chơi game Street Fighter IV 2012, tốc độ khung hình đạt được khoảng
20-30 FPS ở độ phân giải Full HD.
Có một điều mình không hiểu là tại sao Intel lại sử dụng chip Core i3-3217U cho NUC, bởi chip này có giá tiền 225 USD, bằng với các chip Core i5 ULV khác như 3427U hoặc 3317U,
và kích thước đế của các chip này cũng tương đương nhau, không khó khăn
để Intel có thể hàn nó lên bo mạch QS77. Sử dụng chip i5 sẽ cho hiệu
năng xử lý của NUC cao hơn đáng kể so với i3 hiện tại. Mình cũng có xem
thử nhiệt độ của máy khi đang chạy ở chế độ stress, nhiệt độ cao nhất là
CPU, ở mức 73 độ C, khá cao, hi vọng các phiên NUC sau này sẽ mát hơn.
Chip đồ họa tích hợp Intel HD 4000.
CPU Intel Core i3-3217U Ivy Bridge.
Điểm WEI cũng khá cao, 6.3 cho CPU và 4.0 cho GPU
Khả năng nâng cấp phần cứng.
Phiên bản mà Tinh Tế đang có trên tay có model là DC3217IYE, với thiết
kế nhỏ, cầm gọn trong 1 tay (10 x 10 x 5cm), Intel đã sử dụng bo mạch
chủ QS77 cho sản phẩm, hỗ trợ 2 khe cắm RAM SO-DIMM (RAM laptop), 2 cổng
HDMI, 3 cổng USB, 1 cổng LAN, 1 khe mSATA
và 1 khe PCIe, máy được cấp nguồn từ 1 cục sạc 65 watt. Dù nhỏ gọn như
vậy, nhưng khả năng nâng cấp phần cứng cho NUC cũng khá đáng kể, gồm 3
phần: chúng ta có thể cắm 2 cây RAM dung lượng 16GB, bus 1600MHz với giá chỉ hơn 50$,
điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hiệu năng của chip iGPU sẽ được cải
thiện với dung lượng RAM lớn hơn, có bus cao hơn và độ trễ thấp hơn. Chúng ta cũng có thể thay được SSD (giao tiếp mSATA, loại bình thường đang có bán trên thị trường) dung lượng cao hơn, thay card WiFi có tích hợp Bluetooth hoặc WiMAX...
Bên trong NUC, chúng ta có thể nâng cấp SSD, RAM, card WiFi.
Trên trang chủ của
Intel có nói NUC chỉ hỗ trợ RAM DDR3 có bus tối đa 1333MHz, tuy nhiên
mình có gắn thử 2 cây 4GB bus 1600MHz thì máy vẫn nhận đầy đủ.
Các phiên bản và giá bán:
Intel NUC hiện có 2 phiên bản, gồm DC3217IYE (kể trên) đang được bán với giá 300 USD, ngoài ra còn có phiên bản DC3217BY, điểm khác biệt là chỉ có 1 cổng HDMI, không có cổng LAN nhưng có thểm 1 cổng ThunderBolt, có giá bán 340$. Đây là một mức giá hợp lý cho một chiếc máy tính tất cả trong một nhỏ gọn, có tính di động cao và nâng cấp được phần cứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét