Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Ưu và nhược của hệ thống HTIB

Hệ thống HTIB (Home Theater In a Box) nhỏ gọn, dễ lắp đặt, giá rẻ nhưng chất âm chưa hoàn hảo.
>>> Những bộ dàn 10 triệu đồng đáng chú ý
Một hệ thống rạp hát tại gia của Onkyo.
Một hệ thống rạp hát tại gia của Onkyo.
Ảnh: Hometheater.
Thiết lập một hệ thống rạp tại gia đúng nghĩa có thể sẽ trở nên rất phức tạp và thường phải cần đến những chuyên gia âm thanh. Nhưng vấn đề là hầu hết mọi người thường tự mua các thiết bị nghe nhìn và tự mình thiết lập. Nếu không quen và không có những hiểu biết nhất định, việc tự set-up có thể làm hỏng cả một hệ thống âm thanh chất lượng tốt.
Hệ thống rạp hát tại gia tất cả-trong-hộp, một khái niệm đã nhanh chóng trở thành dòng riêng với tên gọi tắt HTIB (Home Theater In a Box), có sẵn các thành phần cần thiết của một bộ rạp tại gia, trừ màn hình. Các thành phần này thông thường gồm một đầu receiver, một đầu đọc CD/DVD, từ 4 đến 5 loa con và một loa siêu trầm cùng với các dây nối thiết bị khác. Mặc dù hầu hết các bộ HTIB không thể tái hiện được đúng chất âm như một bộ rạp tại gia thực thụ, nhưng bù lại chúng rất dễ lắp đặt và lại không tốn nhiều không gian.
Giới công nghiệp âm thanh có nhiều ý kiến trái chiều về các bộ HTIB, một phần muốn lái khách hàng sang mua những sản phẩm chất lượng cao của mình. Số khác lại cho rằng chính việc đơn giản trong lắp đặt của các bộ HTIB khiến giới công nghiệp phải suy nghĩ lại về cách sản xuất những bộ rạp tại gia đúng nghĩa. Dù ở quan điểm nào, thực tế cho thấy rõ ràng HTIB vẫn đang tiếp tục tồn tại, tiếp tục tăng trưởng đều đều qua các năm kể từ lần đầu tiên ra mắt.
Với mức giá chỉ từ 200 USD tới 500 USD, HTIB ngày nay đã bắt đầu những xu hướng mới. Từ việc chỉ nhắm tới những khách hàng tài chính hạn chế, các nhà sản xuất danh tiếng từ Onkyo, Klipsch, KEF hay Infinity đang dần giới thiệu những bộ HTIB trung và cao cấp với chất lượng và giá cả cũng ngày một cao hơn.
Dưới đây là những đánh giá về ưu và khuyết của những bộ rạp HTIB.

Ưu điểm

HTIB có thiết kế nhỏ gọn của Klipsch.
HTIB có thiết kế nhỏ gọn của Klipsch.
Không phải ai cũng có sẵn vài ngàn USD để phục vụ cho nhu cầu xem phim nghe nhạc tại gia. Chính vì thế, các bộ HTIB là lựa chọn tối ưu cho những người vốn hạn hẹp về tài chính nhưng vẫn muốn trải nghiệp chất lượng âm thanh như rạp trong căn nhà của mình.
Ngoài yếu tố giá cả, HTIB còn hấp dẫn ở chỗ người mua có thể dễ dàng đặt nó ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà, từ phòng khách, phòng ăn tới phòng ngủ. Các loa nhỏ của bộ HTIB có thể đặt dễ dàng trên sàn với chân đế, trên giá sách hay thậm chí treo tường.
Đơn giản hóa là một điểm hấp dẫn của HTIB. Một bộ trung bình có thể được lắp đặt trong vòng không hơn 30 phút,quá ngắn so với việc thiết lập một bộ rạp tại gia đúng nghĩa với các thiết bị rời. Trong khi các tay nghiền âm thanh thích bỏ cả ngày, thậm chí vài ngày vào việc xoay chuyển và lắp đặt thì những người tiêu dùng thông thường thích tiết kiệm thời gian bằng việc chỉ cần tập trung lắp một lần là xong. Chính vì thế, HTIB thường kèm theo những hướng dẫn hết sức trực quan, dễ theo dõi, kể cả với những người mới lần đầu tiên lắp đặt. Các dây dẫn thường được phân loại theo màu hoặc gắn nhãn riêng rất thuận tiện, người dùng chỉ việc lấy loa ra, đặt lên các vị trí có thể đặt trong phòng, gắn dây theo đúng màu hay mã vào bộ receiver là xong.
Loa của bộ HTIB thông thường làm bằng các vật liệu tổng hợp, vì thế có thể tạo ra rất nhiều hình dáng lạ mắt và độc đáo. Thêm vào đó, vật liệu tổng hợp cũng góp phần làm nên độ bóng bảy trang nhã cho các bộ đọc hoặc receiver, kết hợp với các loa tạo nên những vật trang trí hài hòa với các màn TV phẳng đời mới trong những căn hộ tiện nghi và hiện đại.
Nói gọn lại, HTIB là một giải pháp rẻ tiền nhưng vẫn giúp bạn tận hưởng được âm thanh rạp trong một không gian phòng tùy ý với mức giá rất hợp lý, chỉ từ 4 đến 5 triệu trở lên.

Nhược điểm

Vẫn có trên thị trường những bộ HTIB có chất lượng tốt đến từ các nhà sản xuất hi-end.
Vẫn có trên thị trường những bộ HTIB có chất lượng tốt đến từ các nhà sản xuất hi-end.
Tuy nhiên, không phải HTIB nào cũng tốt. Nhiều bộ có chất lượng khá tệ, cộng với các chất liệu làm loa khá ọp ẹp và không được chắc chắn. Nhiều bộ HTIB có dải tần hạn chế, không thể đủ để đem đến một âm trường đủ rộng như các bộ rạp tại gia đúng nghĩa được. Các loa siêu trầm rẻ tiền cũng thường không có đủ công suất để sản sinh ra các tiếng trầm tự nhiên hòa quyện hoàn toàn với âm cao từ các loa surround.
Các receiver tích hợp cũng không phải là ngoại lệ. Công suất của recever để loa kêu không khó, nhưng để cho ra chất âm đủ tốt thì công suất phải đủ lớn. Nói cách khác, các loa có chất lượng kém lại kèm với một ampli đuối sẽ dẫn tới hiện tượng âm thanh yếu, không tự nhiên, kém đi độ trong và độ chi tiết. Trong lĩnh vực nghe nhìn nói chung, thường bộ nào càng rẻ tiền, âm thanh bộ đó càng tệ.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là các bộ HTIB khó có thể nâng cấp được. Hầu hết các receiver đi kèm chỉ có một số lượng cổng vào nhất định dành cho kết nối các thiết bị khác. Khó có thể trông chờ những cổng ra DVI hay HDMI ở các bộ này. Do thiết kế gộp nên sau này bạn muốn bổ sung thêm các đầu DVD cao cấp hay Blu-ray hay đầu ghi DVD cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Các kết nối đặc dụng một mặt giúp dễ dàng thiết lập những đồng thời cũng làm hạn chế khả năng nâng cấp các thiết bị khác. Việc nâng cấp các loa cho hệ thống HTIB thậm chí còn khó khăn hơn bởi các loa này đã được trang bị sẵn các mạch khuếch đại đồng bộ với receiver để cho chất âm tối ưu, vì thế thay loa khác, hay loa từ các hãng khác là gần như không thể.
Tất nhiên, hầu hết các nhà sản xuất cũng không mong việc bạn sẽ thiết lập một hệ thống rạp tại gia đúng nghĩa từ các bộ HTIB cơ bản. Vẫn có trên thị trường những bộ HTIB có chất lượng tốt đến từ các nhà sản xuất hi-end.
Tự trung lại, có thể nói các bộ HTIB là lựa chọn tối ưu nếu như là một bộ thứ hai chuyên cho các không gian nhỏ trong căn nhà bên cạnh các bộ đúng nghĩa. Nó cũng phù hợp với những người túi tiền không rủng rỉnh và không muốn đau đầu trong việc tìm cách sắp xếp, kê dọn, xoay chuyển và thử nghiệm như đối với một bộ rạp tại gia đầy đủ.

 

Những bộ dàn 10 triệu đồng đáng chú ý

5 hệ thống âm thanh này đều của các hãng điện tử hàng đầu thế giới, giá rẻ nhưng nhiều tính năng, thiết kế rút gọn rất phù hợp với gia đình nhỏ.
Cách đây vài năm, HTIB (Home Theater In A Box) giá rẻ còn khá hiếm và chỉ là thị trường của một số ít tên tuổi điện tử tiêu dùng hàng đầu. Giờ đây, cuộc cạnh tranh ở phân khúc này đã rất căng thẳng với sự có mặt của khá nhiều nhà sản xuất cùng nhiều công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, trong khoảng giá 12 triệu, sẽ có một số tính năng thiếu vắng như Wi-Fi tích hợp, loa con không dây. Thiết kế cũng sẽ thiên về xu hướng khá rút gọn và đơn giản.
Dưới đây là danh sách một số HTIB giá rẻ nổi bật trên thị trường.

LG HB806TM

Sản phẩm sở hữu dàn loa con ấn tượng.
Sản phẩm sở hữu dàn loa con ấn tượng.
LG HB806 sở hữu bốn loa cột đứng và thiết kế sang trọng, một đặc điểm khá ấn tượng đối với một HTIB giá rẻ.
Bên cạnh khả năng chơi đĩa Blu-ray 3D, sản phẩm còn được cấp chứng chỉ DLNA về khả năng kết nối và chia sẻ nội dung đa dạng với các sản phẩm khác. Ngoài ra, HB806TM còn hỗ trợ định dạng video nén như DivX HD hoặc MKV.
Với mức giá 10 triệu đồng, LG HB806TM xứng đáng một vị trí trong danh sách những HTIB giá rẻ đáng chú ý.

Panasonic SC-BTT270

Giá SC-BTT270 phù hợp với khả năng đa dạng của sản phẩm.
Giá SC-BTT270 phù hợp với khả năng đa dạng của sản phẩm.
Đại diện của Panasonic cũng sở hữu khá nhiều công nghệ hiện đại như 3D Blu-ray, âm thanh surround 3D cải tiến theo chiều dọc, khả năng kết nối mạng Internet và dock tích hợp cho iPod, iPhone giúp người dùng thưởng thức âm thanh số nhanh chóng và tiện lợi.

Pioneer HTZ919BD

Sản phẩm là một trong số ít HTIB sơ cấp sở hữu cồng HDMI.
Sản phẩm là một trong số ít HTIB sơ cấp sở hữu cồng HDMI.
HTZ919BD là một hệ thống Blu-ray 3D với dàn loa 5.1 công suất 1.100W thích hợp cho việc sử dụng trong các phòng giải trí tại gia lớn. Bên cạnh đó là các tính năng cần có như hỗ trợ các định dạng nén khác nhau, kết nối Internet và truy cập vào Youtube, Picasa, AccuWeather bằng các phần mềm được tích hợp.
Về kết nối, sản phẩm được chứng nhận DLNA 1.5 đảm bảo phối ghép được với đa dạng các thiết bị điện tử. 2 cổng HDMI và cổng audio quang đầu vào cũng là một điểm cộng cho đại diện Pioneer.
Sản phẩm có giá tham khảo 12 triệu đồng.

Sony BDV-E380

Sản phẩm có mức giá ấn tượng.
Sản phẩm có mức giá ấn tượng.
HTIB sơ cấp từ Sony cho hiệu năng/giá thành khá ấn tượng. E380 hỗ trợ đầy đủ các tính năng cơ bản như Blu-ray 3D, các định dạng nén phổ biến, truy cập Internet qua Bravia Internet Video và mic hiệu chỉnh âm thanh.
Điểm đặc biệt của đại diện từ Sony là thiết kế nguyên khối đặc trưng rất sang trọng. Tuy nhiên, điểm trừ của là E380 không hỗ trợ kết nối HDMI phổ biến.

Samsung HT-D5530W

Giá mới của HT-D5530W giảm mạnh.
Giá mới của HT-D5530W giảm mạnh.
Xuất hiện lần đầu tiên trong phân khúc cao cấp với mức giá lên đến gần 22 triệu đồng, HT-D5530 không chứng tỏ được nhiều so với nhiều đối thủ cạnh tranh chủ yếu bởi dàn loa con không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, giá mới của sản phẩm, tầm 12 triệu đồng, lại khiến đại diện từ Samsung thành một sản phẩm rất đáng giá ở tầm phổ thông.
Điểm nổi bật ở HT-D5530W là kết nối không dây hiếm gặp ở các sản phẩm sơ cấp. Sản phẩm sở hữu loa con wireless và cả Wi-Fi tích hợp. Bên cạnh đó, HTIB Samsung cũng hỗ trợ hai kết nối HDMI đầu vào hữu dụng.
Theo Sohoa

http://www.quantrimang.com.vn/thietbiso/thiet-bi-so/thu-thuat-tbs/84285_Uu-va-nhuoc-cua-he-thong-HTIB.aspx 

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét