Trong một động thái có khả năng khiến hàng triệu con mèo, chó và chủ của chúng phải dựng đứng lông, Đức Giáo hoàng Francis cho rằng rằng những cặp vợ chồng thích nuôi thú cưng hơn (trẻ nhỏ) là ích kỷ.
Tham gia vào một cuộc tranh luận được chú ý vì giọng điệu độc hại của nó trên mạng xã hội, người đứng đầu 1,3 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới cho biết việc thay thế vật nuôi cho trẻ em “lấy đi nhân tính của chúng ta”.
Trong một buổi tiếp kiến chung tại Vatican, Ngài nói: “Ngày nay… chúng ta thấy một dạng ích kỷ. Chúng ta thấy rằng một số người không muốn có một đứa con. Đôi khi họ có một đứa, và chỉ có thế, nhưng họ có chó và mèo thế chỗ trẻ em. Điều này có thể khiến mọi người bật cười nhưng đó là sự thật”. Ngài nói thêm: “Nuôi thú cưng là ‘sự phủ nhận tình phụ tử và làm giảm giá trị của loài người, lấy đi nhân tính của chúng ta’. Hậu quả là ‘nền văn minh già đi mà không có tính nhân văn vì chúng ta mất đi sự phong phú của tình phụ tử, và đất nước phải gánh chịu hậu quả’".
Trong khi nói rằng các cặp vợ chồng không thể có con vì lý do sinh học có thể cân nhắc việc nhận con nuôi, Ngài cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tiềm năng "đừng sợ" bắt tay vào việc làm cha mẹ. Ngài nói: “Có con luôn là một rủi ro, nhưng không có con sẽ có nhiều rủi ro hơn.”
"Các quý cô mèo điên" (crazy cat ladies) và các cặp đôi có "các em bé có lông" (fur babies) thường xuyên bị chế giễu trên mạng xã hội. Nhóm đầu tiên được miêu tả là những phụ nữ cô đơn, không được yêu thương, trong khi nhóm thứ hai là những người tự ái, lấy mình làm trung tâm hoặc những người chỉ quan tâm đến sự nghiệp mà đối với họ trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ mang lại nhiều phiền toái.
Nhưng có những lo ngại về tỷ lệ sinh giảm ở các nước phát triển. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, tỷ lệ hộ gia đình gồm các cặp vợ chồng có con đã giảm từ 40% vào năm 1970 xuống còn 20% vào năm 2012. Nhưng cứ 10 hộ thì có 7 hộ có nuôi một con vật cưng.
Trong đại dịch covid-19, tỷ lệ sinh đã giảm rõ rệt. Ở Ý, số trẻ sinh vào tháng Mười Hai năm 2020 ít hơn 22% so với cùng tháng một năm trước đó. Ở Tây Ban Nha, mức giảm là 20% và ở Pháp là 13%.
“Tôi cảm thấy như mình sẽ từ bỏ rất nhiều thứ trong cuộc đời để làm cha làm mẹ,” Lisa Rochow ở Ypsilanti, Michigan, nói với BBC vào năm 2019. “Chuyện làm cha làm mẹ sẽ tốn kém tiền bạc, tốn thời gian, và bạn không thể làm những điều mà bạn muốn làm." Thay vào đó, cô và đối tác của mình, cả hai đều ở độ tuổi 20, đã nuôi một con chó husky Siberia. Một số cặp vợ chồng chọn không có con vì lo ngại về môi trường hoặc tài chính.
Đức Francis, người trước đây đã lên án “mùa đông nhân khẩu học” (demographic winter), hay tỷ lệ sinh giảm ở các nước phát triển, không rõ là có một con vật cưng tại nơi cư trú của mình ở Vatican hay không. Nhưng trong một số bức ảnh người ta thấy Ngài đang vuốt ve những con chó. Ngài cho phép một con cừu non quàng qua vai trong Lễ hiển linh vào năm 2014 và cũng đã cưng nựng một con hổ và con báo.
Năm 2014, Đức Francis nói với tờ Il Messnticro rằng việc nuôi thú cưng thay vì trẻ em là “một hiện tượng suy thoái văn hóa” và mối quan hệ tình cảm với thú cưng dễ dàng hơn mối quan hệ “phức tạp” giữa cha mẹ và con cái.
Theo The Guardian.
Tham gia vào một cuộc tranh luận được chú ý vì giọng điệu độc hại của nó trên mạng xã hội, người đứng đầu 1,3 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới cho biết việc thay thế vật nuôi cho trẻ em “lấy đi nhân tính của chúng ta”.
Trong một buổi tiếp kiến chung tại Vatican, Ngài nói: “Ngày nay… chúng ta thấy một dạng ích kỷ. Chúng ta thấy rằng một số người không muốn có một đứa con. Đôi khi họ có một đứa, và chỉ có thế, nhưng họ có chó và mèo thế chỗ trẻ em. Điều này có thể khiến mọi người bật cười nhưng đó là sự thật”. Ngài nói thêm: “Nuôi thú cưng là ‘sự phủ nhận tình phụ tử và làm giảm giá trị của loài người, lấy đi nhân tính của chúng ta’. Hậu quả là ‘nền văn minh già đi mà không có tính nhân văn vì chúng ta mất đi sự phong phú của tình phụ tử, và đất nước phải gánh chịu hậu quả’".
Trong khi nói rằng các cặp vợ chồng không thể có con vì lý do sinh học có thể cân nhắc việc nhận con nuôi, Ngài cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tiềm năng "đừng sợ" bắt tay vào việc làm cha mẹ. Ngài nói: “Có con luôn là một rủi ro, nhưng không có con sẽ có nhiều rủi ro hơn.”
"Các quý cô mèo điên" (crazy cat ladies) và các cặp đôi có "các em bé có lông" (fur babies) thường xuyên bị chế giễu trên mạng xã hội. Nhóm đầu tiên được miêu tả là những phụ nữ cô đơn, không được yêu thương, trong khi nhóm thứ hai là những người tự ái, lấy mình làm trung tâm hoặc những người chỉ quan tâm đến sự nghiệp mà đối với họ trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ mang lại nhiều phiền toái.
Nhưng có những lo ngại về tỷ lệ sinh giảm ở các nước phát triển. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, tỷ lệ hộ gia đình gồm các cặp vợ chồng có con đã giảm từ 40% vào năm 1970 xuống còn 20% vào năm 2012. Nhưng cứ 10 hộ thì có 7 hộ có nuôi một con vật cưng.
Trong đại dịch covid-19, tỷ lệ sinh đã giảm rõ rệt. Ở Ý, số trẻ sinh vào tháng Mười Hai năm 2020 ít hơn 22% so với cùng tháng một năm trước đó. Ở Tây Ban Nha, mức giảm là 20% và ở Pháp là 13%.
“Tôi cảm thấy như mình sẽ từ bỏ rất nhiều thứ trong cuộc đời để làm cha làm mẹ,” Lisa Rochow ở Ypsilanti, Michigan, nói với BBC vào năm 2019. “Chuyện làm cha làm mẹ sẽ tốn kém tiền bạc, tốn thời gian, và bạn không thể làm những điều mà bạn muốn làm." Thay vào đó, cô và đối tác của mình, cả hai đều ở độ tuổi 20, đã nuôi một con chó husky Siberia. Một số cặp vợ chồng chọn không có con vì lo ngại về môi trường hoặc tài chính.
Đức Francis, người trước đây đã lên án “mùa đông nhân khẩu học” (demographic winter), hay tỷ lệ sinh giảm ở các nước phát triển, không rõ là có một con vật cưng tại nơi cư trú của mình ở Vatican hay không. Nhưng trong một số bức ảnh người ta thấy Ngài đang vuốt ve những con chó. Ngài cho phép một con cừu non quàng qua vai trong Lễ hiển linh vào năm 2014 và cũng đã cưng nựng một con hổ và con báo.
Năm 2014, Đức Francis nói với tờ Il Messnticro rằng việc nuôi thú cưng thay vì trẻ em là “một hiện tượng suy thoái văn hóa” và mối quan hệ tình cảm với thú cưng dễ dàng hơn mối quan hệ “phức tạp” giữa cha mẹ và con cái.
Theo The Guardian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét