Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

BÊN TRONG "PHÒNG THỬ NGHIỆM" WI-FI TRÊN MÁY BAY CỦA GOGO

Biên tập viên tại VentureBeat đã có dịp tham quan "phòng thử nghiệm" của nhà cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay hàng đầu thế giới Gogo Inc. Phòng thí nghiệm này thực chất là một chiếc Boeing 737-500 , nickname là Jimmy Ray - đặt theo tên của nhà sáng lập Gogo (hay AirCell) năm 1991. Hãng sử dụng chiếc máy bay này để thử nghiệm chất lượng kết nối trên không, mô phỏng môi trường sử dụng thực tế đối với hành khách.


Gogo (3).

Gogo thuê riêng các phi công và tiếp viên theo hợp đồng vĩnh viễn. Phi hành đoàn này chuyên phục vụ cho hành khách là các kỹ sư và kỹ thuật viên thử nghiệm kết nối Internet trên không hoặc ban điều hành của Gogo đến nhiều nơi trên thế giới để tham dự các cuộc họp và triển lãm. Chiếc Boeing 737-500 Jimmy Ray của Gogo có thiết lập chỉ 60 ghế ngồi.

Gogo (6).
Gogo (8). Gogo (9). Gogo (4). Gogo (2). Gogo (5).

Trên máy bay thông thường, hệ thống modem và cáp tín hiệu được giấu bên trong thân máy bay nhưng đối với chiếc Boeing của Gogo thì khi mở ngăn đựng hành lý trên đầu, bạn sẽ thấy hàng tá trang thiết bị dùng cho hệ thống Internet trên máy bay. Những thiết bị này được điều chỉnh và tái thiết lập thường xuyên nên chúng cần được đặt lộ thiên để dễ tiếp cận hơn.

Gogo (7).

Gogo hứa hẹn sẽ mang lại tốc độ truyền tải 70 Mbps trên với công nghệ Internet vệ tinh 2Ku dùng băng tần Ku. VentureBeat đã có cơ hội thử nghiệm trước công nghệ 2Ku và tốc độ tải về chỉ vào khoảng 10 đến 20 Mbps, chỉ bằng 1/4 so với tốc độ tải lên. VentureBeat cho biết vào thời điểm thử nghiệm, có khoảng 40 thiết bị gồm laptop, điện thoại, tablet đang cùng kết nối và thực hiện speedtest.

Gogo (10).

Thực tế sử dụng rất hiếm khi đạt được tốc độ lý tưởng là 70 Mbps nhưng đối với các hành khách trên máy bay thì tốc độ khoảng 30 Mbps là đã đủ dùng. Về khía cạnh giải trí thì công nghệ 2Ku của Gogo sẽ cho phép hành khách xem các nội dung đa phương tiện, chẳng hạn như truyền hình trực tuyến hay xem video theo yêu cầu.

Gogo cũng cho biết hãng đang cố gắng tăng tốc độ tải về, giảm tốc độ tải lên để hạn chế các tác vụ như hội thoại video và hình ảnh qua các dịch vụ như Skype, WhatsApp, FaceTime ... Một phần là vì các lý do an ninh, một phần là nhằm mang lại sự thoải mái cho hành khách bởi trên máy bay thì không ai muốn nghe người ngồi xung quanh nói chuyện "một mình".

Gogo (1).

Wi-Fi trên máy bay đang dần trở thành một lợi thế cạnh tranh giữa các hãng hàng không. Theo một cuộc khảo sát của Honeywell năm 2014 thì 2/3 hành khách sẽ chọn những hãng hàng không và các chặng bay có phục vụ Wi-Fi trên máy bay; gần 1/4 hành khách cho biết họ sẵn sàng chi thêm tiền để dùng Wi-Fi. Nhiều ý kiến cho rằng Wi-Fi trên máy bay được xem là quan trọng hơn và thiết thực hơn so với thức ăn, thức uống và những tiện nghi khác.

Ngoài ra, kháo sát của Honeywell cũng gợi ý rằng 85% hành khách sẽ sử dụng Wi-Fi trên máy bay nếu dịch vụ được cung cấp miễn phí. Một số dịch vụ Internet cơ bản cũng đã được cung cấp miễn phí nhưng đối với những tác vụ ngốn nhiều băng thông thì người dùng buộc phải trả tiền. Đây là lý do tại sao nhiều công ty phát hành nội dung đang tìm cách hợp tác với các hãng hàng không. Điển hình như Netflix và Virgin America đã vừa công bố hợp tác cung cấp nội dung giải trí như phim và các chương trình truyền hình miễn phí qua kết nối Wi-Fi trên máy bay, trong khi đó Amazon cũng đã ký kết hợp tác tương tự với hãng hàng không JetBlue để cung cấp dịch vụ xem video theo yêu cầu.


Cách hoạt động của công nghệ ATG.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng được trải nghiệm kết nối Wi-Fi tốc độ cao, điều này còn phụ thuộc vào hãng hàng không bạn chọn và nơi bạn đến. Chất lượng kết nối có thể giảm trầm trọng đến nỗi bạn không thể gởi được email và nếu như máy bay sử dụng công nghệ thu sóng từ trạm mặt đất (Air-to-Ground - ATG) thì kết nối có thể bị gián đoạn khi chuyển đổi giữa các trạm phát hay thậm chí có thể mất kết nối đồng thời nếu máy bay bay qua khu vực ngoài tầm phủ sóng, chẳng hạn như đại dương.

Ngoài ra có hàng tá nguyên nhân tác động đến chất lượng kết nối trên máy bay dù công nghệ được dùng là Internet vệ tinh hay ATG chẳng hạn như điểm đến của máy bay, số lượng người đang sử dụng Wi-Fi và họ đang làm gì, số lượng máy bay và các dịch vụ khác đang chia sẻ băng thông cùng thời điểm …

Hồi đầu năm nay, American Airlines đã đâm đơn kiện đòi chấm dứt hợp đồng với Gogo vì lý do có nhiều lựa chọn thay thế chất lượng hơn, ám chỉ dịch vụ của Gogo vẫn chưa xứng đáng với giá trị hợp đồng. Sau cùng, Gogo đã đồng ý với cáo buộc của American Airlines, vụ kiện đã được dàn xếp và Gogo đã phải thuyết phục American Airlines rằng công ty sẽ cải thiện chất lượng truy cập Internet trên 200 máy bay của hãng hàng không này.


Lắp đặt Wi-Fi trên Boeing 737 Next Gen.

Động thái được Gogo đưa ra là công bố các kế hoạch nâng cấp modem mà hãng đang sử dụng để khai thác dịch vụ Internet vệ tinh. Đối với các hãng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay thì việc nâng cấp công nghệ đồng nghĩa với thách thức và sẽ mất nhiều thời gian để trang bị ăng-ten và modem mới cho máy bay. Hệ thống modem kép ATG/ATG4 của Gogo cho phép lắp đặt nhanh chóng mà không đòi hỏi máy bay phải tạm ngưng dịch vụ. Tuy nhiên việc nâng cấp công nghệ Internet vệ tinh 2Ku sử dụng ăng-ten băng tần Ku sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể là vài ngày để lắp đặt cho mỗi máy bay.

Gogo hiện đang thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh 2Ku trên các máy bay của Aeromexico, tiếp theo sau là các hãng hàng không Gol của Brazil, Virgin Galatic và nhiều hãng hàng không khác nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Vietnam Airlines cũng là một khách hàng của Gogo và hy vọng công nghệ 2Ku cũng sẽ sớm được triển khai trên các máy bay của hãng.

Theo: VentureBeat
 

https://tinhte.vn/threads/ben-trong-phong-thu-nghiem-wi-fi-tren-may-bay-cua-gogo.2577382/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét