Vâng! Bố cục trong nhiếp ảnh có nhiệm vụ định hướng để người xem nhìn vào đúng sự vật sự việc hay hiện tượng mà người chụp muốn diễn tả (Tiếng Anh nói là "control the view point of the viewer"). Mình vẫn hay nhắc đi nhắc lại rằng nhìn và thấy là hai chuyện khác nhau. Khi một bức ảnh ra đời, là bởi chính người chụp "nhìn thấy" điều gì đó ở một khung cảnh cụ thể. Và, khi người khác xem bức ảnh đó là phần nào "hiện thực hoá" cái mà người chụp đã "nhìn thấy". Có vô số yếu tố để đạt được cái móc xích nối kết đó giữa người chụp - bức ảnh - người xem, một trong đó là yếu tố về bố cục - sắp xếp các thành phần xuất hiện trong khung ảnh, theo ý muốn và cách riêng của người cầm máy. Việc này còn đeo đuổi mãi hoài trong suốt quá trình chụp ảnh, không phải đọc vài bài viết là xong. Và, "Nên thông thạo các quy luật trước, rồi sau đó phá vỡ chúng một cách thông minh." Mình xin mạo muội chia sẻ những khởi điểm cho anh em mới tập.
Trong phần trước, bài 1: Dẫn nhập "bố cục trong nhiếp ảnh nghĩa là gì?" chúng ta đã bàn với nhau về:
- Từ ngữ bố cục là gì?
- Bố cục trong nhiếp ảnh?
- Mục đích việc sắp xếp bố cục?
- Thực hành dành cho người mới tập chụp.
- Quy tắc Một Phần Ba là gì?
- Ứng dụng thế nào?
- Tại sao quy tắc này lại phổ biến?
- Lời kết
- Thực hành cho người mới tập chụp.
Khảo sát Quy tắc Một Phần Ba có lẽ là phương pháp phổ biến nhất (tất nhiên là được biết đến nhiều nhất) để sắp xếp bố cục cho một bức ảnh; nhưng mới đây thôi, tôi vỡ lẽ ra rằng không phải ai cũng quen thuộc với hướng dẫn sắp đặt bố cục theo cách này. Nhưng, như vậy cũng chẳng sao. Sau hết, lý do đầu tiên chúng ta có mặt ở đây chính là để học hỏi và chia sẻ. Điều tôi nhận thấy hơi băn khoăn khi chúng ta chưa thực sự có một bài viết về quy tắc Một Phần Ba. Đã đến lúc chúng ta điều chỉnh lại vấn đề.
1. Quy tắc Một Phần Ba là gì ?
Anh em thấy đấy, hầu như các thiết bị ghi hình ngày nay, trên kính ngắm hay màn hình LCD, đều có hiển thị tỷ lệ một phần ba mặc định hoặc tuỳ chỉnh. Có lẽ chúng ta nên xem quy tắc Một Phần Ba như là chọn lựa mặc định về sắp xếp bố cục đối với hầu hết những người chụp ảnh, là nguyên tắc hướng dẫn phổ biến nhất. Cơ bản, trong quá trình sắp xếp bố cục một bức ảnh, nó đòi hỏi khung hình phải được chia làm chín hình chữ nhật bằng nhau bởi bốn đường thẳng cắt nhau, trong đó hai đường cắt khung ảnh thành ba phần theo hàng ngang, hai đường còn lại cắt thành ba phần theo hàng dọc. Một khung hình phổ biến sẽ được phân chia như sau :
Các yếu tố quan trọng nằm trong một bức hình cụ thể nên được đặt vào những điểm giao cắt của các đường thẳng đó, như được thấy trong sơ đồ ở trên, hoặc nằm dọc theo chúng. Một ảnh được bố cục hoàn toàn phù hợp với quy tắc Một Phần Ba sẽ có nghĩa là đường chân trời được đặt vào các điểm mạnh giao nhau ở phần ba phía dưới hoặc phần ba phía trên (tất nhiên, chỉ khi đường chân trời là yếu tố chủ đạo trong bức ảnh).
Điều quan trọng là hãy luôn nhớ rằng quy tắc Một Phần Ba cũng có thể được linh hoạt chọn một trong 4 điểm mạnh để đặt chủ thể vào đó. Tuỳ tình huống cụ thể, tuỳ phối cảnh và ý của người chụp, chọn điểm giao phù hợp.
2. Áp dụng thử:
Ảnh 1:
- Ảnh không theo quy tắc Một Phần Ba
- Đường chân trời ngang giữa khung, phần trời & phần nước bằng nhau.
- Chủ thể nằm ngay giữa khung hình.
- Ảnh có vẻ lơ lửng, lạc lỏng, không có điểm nhấn vào chủ thể, không biết cái gì quan trọng.
Ảnh
tuanlionsg - Galaxy S7edge (Auto)
Ảnh 2:
- Đưa đường chân trời vào tỷ lệ 1/3 dành 2/3 cho nước lượn sóng.
- Đưa chủ thể vào điểm mạnh 1/3 bên trái ở trên.
- Đúng quy tắc Một Phần Ba rồi. Bạn thích không?
Ảnh 3:
- Đưa đường chân trời vào tỷ lệ 1/3 dành 2/3 cho lượn nước.
- Đưa chủ đề vào điểm mạnh trên bên phải.
Ảnh 4:
- Đưa đường chân trời xuống dưới, 2/3 dành cho phần mây trời.
- Chủ thể nằm ở điểm nhấn bên phải phía dưới.
Ảnh 5:
- Đưa đường chân trời xuống dưới, 2/3 dành cho phần mây trời.
- Chủ thể nằm ở điểm nhấn phía dưới bên trái.
* Bạn thích tấm nào nhất?
3. Tại sao quy tắc này lại phổ biến ?
Dãy Fibonacci
Quy tắc Một Phần Ba xuất phát từ tỉ lệ vàng nổi tiếng, vốn là một cách sắp xếp bố cục và nguyên tắc tỉ lệ dựa trên dãy số Fibonacci (trong đó một con số được xác định bằng cách cộng hai con số đứng trước nó). Các bạn có thể tìm hiểu Dãy Fibonacci ở Wikipedia. Quy tắc này "tỉ lệ vàng", một tỉ lệ của cái đẹp. Một sự thống nhất hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghệ thuật thời phục hưng như Da vinci hay Angelo... đều lấy nó làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là "tỉ lệ thần thánh". Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1,6180... thì người ta gọi đó chính là "tỉ lệ vàng", chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.
Quy tắc Một Phần Ba xuất phát từ tỉ lệ vàng nổi tiếng, vốn là một cách sắp xếp bố cục và nguyên tắc tỉ lệ dựa trên dãy số Fibonacci (trong đó một con số được xác định bằng cách cộng hai con số đứng trước nó). Các bạn có thể tìm hiểu Dãy Fibonacci ở Wikipedia. Quy tắc này "tỉ lệ vàng", một tỉ lệ của cái đẹp. Một sự thống nhất hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghệ thuật thời phục hưng như Da vinci hay Angelo... đều lấy nó làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là "tỉ lệ thần thánh". Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1,6180... thì người ta gọi đó chính là "tỉ lệ vàng", chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.
Và, nếu bạn quá ngạc nhiên khi thấy nghệ
thuật và toán học có điều gì đó chung, thì hãy thôi đi – tỉ lệ vàng đã
từng được biết đến cách đây hơn nghìn năm. Dù gì đi nữa, tỉ lệ vàng là
một tỉ lệ mà người ta thấy hết sức bắt mắt và tự nhiên. Cơ bản nó được
cân nhắc để xác định sự cân đối, và cũng được tìm thấy không chỉ trong
các đối tượng nghệ thuật, mà ngay cả trong thiên nhiên và được ứng dụng
trong kiến trúc, hội hoạ, và mãi sau này mới ứng dụng trong nhiếp ảnh.
Từng có nhiều bạn phản ứng rằng người ta tạo nên một tác phẩm, hội hoạ hay kiến trúc hoặc bức ảnh một cách vô thức ngẫu nhiên, sau đó đám hậu sinh ngồi phân tích rằng những tác phẩm ấy là tuyệt tác vì được tạo nên dựa theo nguyên tắc này nguyên tắc nọ tự nghĩ ra. Kỳ thực là các nguyên lý ấy tiềm ẩn trong thiên nhiên vạn vật từ thuở nguyên thuỷ rồi. Con người dần khám phá mà thôi.
Những quy tắc ấy chẳng do người nào đặt ra làm tiêu chuẩn cả. Tự thân chúng ẩn náu trong tận tiềm thức về cái đẹp nơi con người, và phải nói người chụp ảnh là người đi tìm, gặp gỡ và lưu giữ cái đẹp. Chính một bức ảnh đẹp cho thấy những nguyên tắc trong đó. Và, một trong những quy tắc đầu tiên cho người bắt đầu cầm máy đó là nguyên tắc về bố cục, tỷ lệ vàng.
Từng có nhiều bạn phản ứng rằng người ta tạo nên một tác phẩm, hội hoạ hay kiến trúc hoặc bức ảnh một cách vô thức ngẫu nhiên, sau đó đám hậu sinh ngồi phân tích rằng những tác phẩm ấy là tuyệt tác vì được tạo nên dựa theo nguyên tắc này nguyên tắc nọ tự nghĩ ra. Kỳ thực là các nguyên lý ấy tiềm ẩn trong thiên nhiên vạn vật từ thuở nguyên thuỷ rồi. Con người dần khám phá mà thôi.
Những quy tắc ấy chẳng do người nào đặt ra làm tiêu chuẩn cả. Tự thân chúng ẩn náu trong tận tiềm thức về cái đẹp nơi con người, và phải nói người chụp ảnh là người đi tìm, gặp gỡ và lưu giữ cái đẹp. Chính một bức ảnh đẹp cho thấy những nguyên tắc trong đó. Và, một trong những quy tắc đầu tiên cho người bắt đầu cầm máy đó là nguyên tắc về bố cục, tỷ lệ vàng.
Ảnh tuanlionsg
Như vậy, quy tắc Một Phần Ba thoát thai từ tỉ lệ vàng, nên thật
dễ hiểu lý do tại sao chúng ta thấy nó rất ưa nhìn. Nhưng đó không phải
là lý do chính dẫn đến tính chất phổ biến của nó. Như bạn thấy, tỉ lệ
hoàn hảo mà dãy Fibonacci đưa ra là xấp xỉ 1:1.619 và, khi bạn hiểu ra,
thì nó không dễ hình dung trước được khi sắp xếp bố cục một bức ảnh qua
ống ngắm. Đây là lúc xuất hiện quy tắc Một Phần Ba cùng với phương pháp
chia-ba-phần-bằng-nhau được làm cho đơn giản đi. Nó dễ áp dụng hơn,
trong khi vẫn giữ lại được phần lớn nét hấp dẫn về mặt thẩm mỹ của tỉ lệ
vàng. Đó là điều làm cho nó dễ hiểu và dễ sử dụng đối với đại đa số
người chụp ảnh, chứ không riêng gì những người mới bắt đầu tập chụp.
Như anh em có thể thấy trong nhiều bức ảnh, mình vẫn linh hoạt áp dụng bố cục cho riêng mình trong các khung ảnh rải rác các bài viết. Nói vậy không có nghĩa mình áp dụng cứng nhắc hoặc không theo kiểu sắp xếp bố cục của quy tắc này. Thực tế thì nhiều khi quy tắc Một Phần Ba lại xuất hiện một cách tự nhiên ngay khi ngắm một phối cảnh.
Ảnh tuanlionsg - AIS 105 f/2.8
4. Lời kết :
Quy tắc Một Phần Ba chắc chắn đáng để nghiên cứu. Vâng, có thể nó là hướng dẫn dành cho đại chúng, nhưng đúng đắn, vì thế, vừa dễ học lại vừa hiệu quả. Tuy nhiên, việc bạn có nhất mực nghe theo hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tôi gợi ý bạn nên trải nghiệm và tìm cho ra đâu là cách sắp xếp bố cục có thể là hay nhất đối với bạn qua từng bức ảnh bạn chụp và không chỉ dùng lựa chọn mặc định theo quy tắc. Nếu việc nghiên cứu quy tắc Một Phần Ba là một bước đi đúng hướng, thì, đối lại, việc biết khi nào nên áp dụng nó hay không lại là một quãng đường dài.
Bố cục luôn luôn là một trong những mối quan tâm liên tục của chúng ta - những người thích chụp ảnh - nhưng ngay lúc bấm máy thì bố cục chỉ nảy sinh từ trực giác, bởi vì chúng ta đang gắng sức tóm bắt một khoảnh khắc phù du, và mọi yếu tố tương quan cần thiết đều đang di chuyển, liên tục. Khi áp dụng tỷ lệ vàng, quy tắc Một Phần Ba, công cụ duy nhất hữu hiệu thuộc quyền sử dụng của bạn chính là đôi mắt của bạn. Luyện tập liên tục, cảm nhận một bố cục mạnh mọi lúc mọi nơi ngay cả khi không cầm máy ảnh, đó là cách mà trực giác về một phối cảnh tốt hình thành.
Và, điều cuối cùng là hiếm khi có thể cứu vãn trọn vẹn một bức ảnh có bố cục yếu bằng cách tái tạo lại bố cục của nó bằng phần mềm. Tính toàn vẹn của của tầm nhìn sẽ không còn nữa. Người ta nói nhiều về góc độ thiết bị ghi hình, là máy ảnh. Nhưng những góc độ vững chắc duy nhất có thực là những góc độ hình học của bố cục, chứ không phải là những điều đã được bịa đặt ra bởi các tay máy nào đó thường nằm ép bụng xuống đất, hay làm đủ thứ trò hề để đánh đổi được những khung ảnh của họ.
5. Thực tập
Chụp 1 chủ thể bất kỳ, lần lượt đặt chủ thể tại 5 vị trí như ví dụ trên, trong cùng một bối cảnh, rồi chọn một tấm ưng ý nhất và phân tích tại sao.
Ảnh tuanlionsg - Find 7 (Auto)
Trên là bức ảnh tình cờ. Lần nọ cách đây hơn 2 năm, mình đi du lịch ở Cổ Thạch, Bình Thuận. Sáng sớm ra biển vắng tanh, biển lạnh ngắt, bỗng có hai bạn trẻ lội ra, bơi lại cây cầu gãy đó, trèo lên và cùng đứng ở đó ngắm hừng đông. Nghĩ là người địa phương. Đứng trong bờ, khoảng cách của mặt trời và hai bạn ấy cách một quãng, mình không có ý tắm nhưng bèn lội ra ngoài để vị trí mặt trời và hai bạn trẻ gần trùng và lọt vào điểm mạnh góc dưới 1/3. Trông dễ nhìn hơn. Về nhà, mình post facebook cá nhân, bỗng nhiên có bạn nọ vào nhận rằng đó chính là họ. Mình bèn in laminate 60x90cm tặng. Họ gửi lại cho mình tấm này và nói: "bọn em nhìn thấy có người lội ra chụp hình nên bọn em chụp lại". Là tấm dưới đây, chẳng theo quy tắc nào Nhưng là tấm lưu niệm quý. Chúng tôi trở thành bạn.
Xin cảm ơn anh em.
Bài 3: Phá quy tắc bố cục là gì? Một số gợi ý phá bố cục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét