Cụm
từ hàng Box và hàng Tray là gì ? Làm sao xác định được CPU đang sử dụng
là Box hay Tray ? Thông tin trên Internet đa chiều nhưng sau khi tìm
hiểu, có rất nhiều người dùng vẫn rất mơ hồ về vấn đề này. Bài viết hôm
nay được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu sản phẩm của TLC sẽ giải đáp toàn
bộ thắc mắc trong đầu mọi người bấy lâu nay.
Phân
biệt CPU hàng Box và hàng Tray
Trước tiên cụm từ hàng box và hàng Tray ám chỉ CPU ( thường được nhắc đến nhiều
nhất ). Và hiện tại có hai nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới hiện nay là Intel
và AMD. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến Intel và đối với AMD cũng tương tự như vậy
.
CPU hàng box là loại mà CPU và quạt được đặt trong một hộp giấy với
khung nhựa bọc
CPU - Fan đi kèm rất chắc chắn và an toàn khi vận chuyển, trên vỏ hộp
được in
các thông tin về sản phẩm đầy đủ, rõ ràng, kèm tản nhiệt và tem chứng
nhận của nhà phân phối Intel với catalo trong hộp đi kèm. Một cách nói
ví von là " CPU mặc quần
áo " .
Hình minh họa CPU
hàng BOX.
Là loại CPU được bán với một số lượng lớn cho các nhà sản xuất máy tính khác (
OEM ), và CPU này không kèm quạt không có giấy hộp đi kèm như CPU hàng box. CPU
hàng Tray sẽ được nhà sản xuất máy tính lắp quạt và tản nhiệt để phù hợp với
cấu tạo không gian máy tính của họ và cũng là một cách làm giảm giá thành sản
phẩm xuất xưởng của họ. Vì một số lý do bao giờ các nhà sản xuất máy tính cũng
nhập về một số lượng CPU lớn hơn với số lượng họ cần, chính vì thế, khi các CPU
này không dùng đến thì họ sẽ tìm cách tuồn ra ngoài thị trường, vì nhu cầu của
loại này ở thị trường rất cao. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì CPU này sẽ không
có các " đồ nghề" đi kèm hay nói một cách ví von là " CPU khỏa
thân " .
Hình minh họa CPU hàng TRAY
-
Sự giống nhau và khác nhau về chế độ bảo hành của
hàng BOX và hàng TRAY ?
CPU hàng Box được Intel cam kết thực hiện chế độ bảo hành 3 năm cho người dùng
cuối ( End User ) thông qua các đại lý phân phối của Intel, bao gồm quạt ( kèm
tản nhiệt đi theo ).
CPU hàng Tray thì ngược lại với CPU hãng Box vì nó không được Intel cho hướng
chế độ bảo hành 3 năm mà chế độ bảo hành của nó ( nếu có ) phụ thuộc vào thoả
thuận giữa nhà sản xuất máy tính đã bán nó và đơn vị OEM cũng như phân phối sản
phẩm. Tất nhiên sản phẩm hàng Tray này không có quạt và quạt này ( nếu có )
cũng không được bảo hành.
Hiện nay, về bản chất thì CPU là linh kiện khó chết nhất trong một hệ thống máy
tính mua ( nếu ko phải do cháy nổ hoặc ép xung quá cao… ) thì tỉ lệ rủi ro cực
thấp. Chính vì điều đó, ở một số ít các đơn vị phân phối sản phẩm CPU hàng Tray
hoặc các công ty bán lẻ đều có chế độ bảo hành cho CPU của họ bán ra nhẵm hỗ
trợ tốt hơn cho khách hàng và thời hạn bảo hành này có thể là 1 năm hoặc 3 năm
như CPU chính hãng tùy theo chính sách từng đơn vị.
- Về chất lượng của hàng BOX và hàng
TRAY ?
Một CPU tốt là CPU khi hoàn thành chế tạo sẽ trải qua giai
đoạn Class Test để kiểm thử hiệu năng, độ ổn định, mức tiêu thụ điện năng nhằm
tìm ra những sản phẩm tốt nhất. Sau khi vượt qua giai đoạn Class Test thì sẽ
tiến hành tập hợp vào các khay và sẵn sàng được đóng hộp bán ra thị trường hoặc
chuyển tới các đơn vị OEM.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, các lô hàng Tray được đặt
hàng từ trong nhà máy sản xuất, có thể bỏ qua giai đoạn Class Test và Tập hợp
mà chỉ xuất thẳng để nhập về cho OEM. OEM sau khi lắp máy mới tiến hành kiểm
tra burning ( tương tự như Class Test ) trên máy bộ thành phẩm để chọn ra sản
phẩm tốt bán ra thị trường và các sản phẩm này về chất lượng khi xuất ra bán
rất cao do đã được kiểm định chặt chẽ. Có một vấn đề phát sinh ở đây, đó là xảy
ra trường hợp một số nhà phân phối lấy lí do nhập hàng giúp cho OEM sẽ để dành
ra một chút hàng Tray để bán ra thị trường và lưu ý là 100% các sản phẩm này không
được trải qua giai đoạn kiểm định như trên nên tỉ lệ lỗi khi sử dụng ở những sản phẩm này rất cao.
Ngoài ra, CPU hàng Tray không được bảo quản tốt cũng như không kèm đồ nghề xịn đi
kèm như CPU hàng Box cho nên chất lượng của nó sau khi đến tay người dùng cuối
là khó có thể nói khẳng định, thêm nữa quạt và tản nhiệt đi kèm ( nếu có ) thì
chưa hẳn các loại đó đã là hàng xịn ( được nhà sản xuất hoặc nhập khẩu- phân
phối đưa thêm vào, mà cái này thì có trời mới biết nó thế nào trong quá trình
sử dụng và lắp đặt).
-
Về giá cả của CPU hãng BOX và CPU hàng TRAY ?
Vì các lý do như đã nêu trên CPU hàng BOX bao giờ cũng có giá cao hơn CPU hàng
TRAY (CPU Tray đặt từ nhà máy không qua khâu kiểm định và đóng gói rất rẻ so
với hàng được kiểm định hoặc BOX )
Tùy vào nhu cầu + tài chính cũng như khả năng mạo hiểm của
mỗi người dùng thì họ sẽ có cách chọn lựa sản phẩm như thế nào cho phù hợp
.Hiện nay hàng BOX chiếm ưu thế rất nhiều do chất lượng sản phẩm cao, hậu mãi
tốt và quan trọng là giá cả của Box chỉ chênh lệch rất ít so với Tray.
- Làm sao để xác định
CPU của bạn là BOX hay TRAY ?
Thông thường, ở các đơn vị bán lẻ sản phẩm khi bán ra sẽ có
ghi rõ thông tin CPU là Box hoặc Tray để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cá
biệt vẫn có một số trường hợp “ đánh tráo “ CPU Box thành Tray để hưởng lợi
nhuận dựa vào sự kém hiểu biết của khách hàng.
Trường hợp đầu tiên, muốn biết Box hay Tray, bạn hãy liên hệ
kĩ càng với nơi bán để rõ thông tin. Còn nếu bạn không đặt sự tin tưởng vào sự
trả lời của những người có liên quan tại nơi bán, bạn vẫn có cách xác định CPU của
mình thuộc vào loại gì, rất đơn giản.
Điều quan trọng là bạn phải giữ lại fan đi kèm và dấu hiệu
nhận biết trên thân CPU khi liên hệ với Intel Customer Support. Tuy nhiên, có
một lưu ý nhỏ là một số CPU dòng Enthusiast SKUs ( Unlocked – CPU được mở khóa
hệ số nhân có thể ép xung ) và Mobile
( CPU cho thiết bị di động như laptop
) không đi kèm theo fan/heatsinks hoặc
giải pháp tản nhiệt khác.
- Dấu hiệu nhận biết
Fan/Heatsink/CPU của CPU BOX ?
Ở trên Fan/heatsink đi kèm CPU BOX hoặc Fan/Heatsink Intel
chính hãng luôn có thông tin rõ ràng về part number ( mã số sản phẩm ) và nhà
sản xuất (manufacturer ) ở trên thân. Mã số sản phẩm là số đầu tiên nhìn thấy và bắt đầu với một kí tự ‘D’ ‘E’ hoặc ‘C’. Nằm gần dưới cùng của nhãn ghi rõ thông tin của nhà sản xuất (ví dụ , Nidec , Fujikura , Sanyo – Denki , Delta, Foxconn… ). Điều đặc biệt là các thông tin
này được in chìm trên miếng tem tròn dán trên thân quạt, với dòng chữ Intel trên
nền vi mạch phản quang rõ nét.
- Ngoài ra, có thể đọc thêm để biết thông tin của CPU Box của
Intel ở hiện tại với hình minh họa từ sản phẩm Intel Box Pentium G3220 :
Ở dòng 1 : Thông tin bản quyền của CPU
Ở dòng 2 : Tên của CPU
Ở dòng 3 : Spec Number của CPU và xung nhịp CPU
Ở dòng 4 : Xuất xứ của CPU ( Malaysia )
Ở dòng 5 : Batch Code của CPU.
- Batch Code CPU cho thông tin rõ ràng về CPU, ở đây Batch Code L4118853 ( 8 kí tự ) :
Kí tự đầu tiên tức là L = Malaysia – xuất xứ sản phẩm
Kí tự 2 tức số 4 = Năm sản xuất CPU : 2014
Kí tự số 3 và 4 ( tức hai số 1 ) : tuần sản xuất của sản
phẩm
Kí tự 5 tới 8 : Lot Number tức số lô sản xuất.
Ngoài ra nếu kí tự nhiều hơn 8 thì các kí tự đó là serialization
code.
- Thông tin thêm về mã xuất xứ sản phẩm :
0 = San Jose, Costa
Rica
1 = Cavite, Philippines
3 = Costa Rica
6 = Chandler, Arizona
7 = Philippines
8 = Leixlip, Ireland
9 = Penang, Malaysia
L = Malaysia
Q = Malaysia
R = Manila, Philippines
Y = Leixlip, Ireland
Chân thành cảm ơn mọi người đã đọc tin và nếu có copy xin vui lòng ghi rõ nguồn bài viết của TLC !
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét