Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

LỰA CHỌN BỘ NHỚ CÓ TỐC ĐỘ CAO CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT ?

Sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, trong những năm qua người dùng đã chứng kiến quá nhiều sự thay đổi chóng mặt về công nghệ và hiệu năng xử lý trên những bộ máy vi tính cá nhân và di động. Trên nền tảng xử lý PC X86, ở hiện tại chỉ có CPU chính của hai hãng Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ mà còn thay đổi cả giao tiếp ( socket ) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ cũng như nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM).
 photo images_zps6e85b02f.jpg

Với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, trong những năm qua người dùng đã chứng kiến quá nhiều sự thay đổi chóng mặt về công nghệ và hiệu năng xử lý trên những bộ máy vi tính cá nhân và di động. Trên nền tảng xử lý PC X86, ở hiện tại chỉ có CPU chính của hai hãng Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ mà còn thay đổi cả giao tiếp ( socket ) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ cũng như nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM).
Trước đây, khi lựa chọn bộ nhớ RAM dành cho máy tính để bàn hay di động, người dùng thường quan tâm tới tốc độ bộ nhớ của RAM ( bus speed ) và thường quan tâm tới con bus càng lớn càng tốt.
Thời gian gần đây, khái niệm CAS Latency được người dùng thắc mắc và quan tâm nhiều nhất thay cho bus speed của RAM bởi nó đóng vai trò rất quan trọng vào tốc độ xử của RAM cũng như hệ thống, đặc biệt là trong quá trình ép xung tăng hiệu năng của hệ thống.
Với kiến trúc từ Nehalem trở đi tới Haswell của Intel và từ K8 trở đi của AMD đã tích hợp bộ điều khiển nhớ vào CPU ( Integrated Memory Controller - trước đây nằm trong chipset cầu Bắc ). IMC được tích hợp vào CPU giúp quá trình truy cập giữa CPU đến bộ nhớ hệ thống được nhanh hơn rất nhiều. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể truy cập vào địa chỉ sau : http ://thuylinh.com.vn/print_news.aspx?nid=195
Vậy lựa chọn bus RAM cao có Cas Lacenty cao hay Bus RAM cao có cas Lacenty thấp hoặc đồng thời bus RAM thấp có Cas Lacenty thấp là tốt hơn ? Và chạy các RAM đó trên hệ thống sử dụng CPU Intel Sandy Bridge, Ivy Bridge hoặc Haswell sẽ như thế nào ? Mời các bạn theo dõi thử nghiệm và kết quả để biết được nên chọn loại RAM nào là tốt hơn cho nhu cầu sử dung.

Cấu hình thử nghiệm :
  • Processors:
    • Intel Core i5-2550K, overclocked to 4.5 GHz (Sandy Bridge, 4 cores, 6 MB L3);
    • Intel Core i5-3570K, overclocked to 4.5 GHz (Ivy Bridge, 4 cores, 6 MB L3).
  • Processor cooler: NZXT Havik 140;
  • Mainboard: Gigabyte Z77X-D3H ( LGA 1155 Express )
  • Memory: 2 x 4 GB, DDR3-2600 SDRAM, 10-12-12-31 (G.Skill TridentX F3-2600C10D-8GTXD).
  • Graphics card: NVIDIA GeForce GTX 680 (2 GB/256 bit GDDR5, 1006/6008 MHz).
  • Hard drive: Intel SSD 520 240 GB (SSDSC2CW240A3K5).
  • Power supply unit: Antec HCP1000 Platium
  • Operating system: Microsoft Windows 7 SP1 Ultimate x64.
  • Drivers:
    • Intel Chipset Driver 9.3.0.1019;
    • Intel Graphics Media Accelerator Driver 15.26.12.64.2761;
    • Intel Management Engine Driver 8.0.0.1399;
    • Intel Rapid Storage Technology 11.1.0.1006;
    • NVIDIA GeForce 301.42 Driver.
 Các thông số của các bộ nhớ ứng theo bus speed ứng với Cas Lacenty phổ biến hiện nay :
  • DDR3-1333 9-9-9-27-1N;
  • DDR3-1600 9-9-9-27-1N;
  • DDR3-1867 9-9-9-27-1N;
  • DDR3-2133 11-11-11-33-1N;
  • DDR3-2400 11-11-11-33-1N;
  • DDR3-2667 11-13-13-35-1N.

Kết quả được test trên Core i5 3570K Ivy Bridge với IMC thay đổi đáng kể so với Sandy Bridge.

 photo aida-1_zpsa858ebb7.png

 photo aida-2_zpsc6ba9c1e.png

 photo aida-3_zps9107ae9d.png

 photo aida-4_zpsda9fe07e.png

Bộ nhớ có tốc độ bus cao hơn giúp tăng băng thông hiệu quả hơn so với việc giảm độ trễ trên các bộ nhớ DDR3 SDRAM. Điều thú vị nhất là sự thay đổi rõ rệt chỉ có tác dụng khi bus speed từ 1600MHZ lên 2133MHZ và thật sự không có thay đổi ở bus speed cao hơn. Tổng kết lại, sự gia tăng 100% tốc độ bus RAM trong khoảng từ 1333MHZ-2666MHZ tăng tới 50% băng thông và giảm độ trễ.

Phần mềm AIDA64 chỉ kiểm tra hoạt động bộ nhớ ở đơn luồng nên không phản ánh đầy đủ chính xác hiệu năng hoạt động của IMC. Vì thế, chúng tôi tiến hành kiểm thử bằng cách chạy phần mềm Stream ở chế độ quad-thread ( phù hợp với số nhân CPU ).
 photo stream_zpsb3abc023.png

Kết quả cho thấy, bus từ 2133MHZ-2400MHZ có hiệu năng đáng chú ý hơn. Nhìn chung, hiệu năng gia tăng từ 1333MHZ lên 2666MHZ có thể gia tăng 64% tốc độ xử lý dữ liệu.

Điểm số 3DMark 11 Performance, PCMark 7 cho thấy không có quá nhiều thay đổi về mặt hiệu năng ở bus 1333MHZ và 2666MHZ.

 photo 3dmark-1_zps7d289af1.png

 photo 3dmark-2_zpsdd8530c2.png

 photo pcmark_zpsa11fd501.png

Với ứng dụng Winrar thì việc tăng bộ nhớ RAM chỉ có thể cho kết quả thêm vài %, một con số không đáng kể. Chương trình đánh giá khả năng render của CPU là Cinebench R11, phần mềm chuyển đổi video x264 và phần mềm chỉnh sửa ảnh PTS CS5 cũng chỉ tăng một chút hiệu năng

  photo winrar_zps449205ff.png

 photo cinebench_zpsa79456bf.png

  photo x264-1_zps4efb17d1.png

 photo x264-2_zpsd35c04e0.png

 photo photoshop_zps79c6dfd2.png

Thật không may, với các ứng dụng Gaming tuy có dấu hiệu thay đổi hiệu năng, nhưng thật sự kết quả không khả quan. Mặc dù, hiệu suất của bộ nhớ có ảnh hưởng tới các ứng dụng gaming, kết quả cũng có sự thay đổi từ 5-10% và cho dù bạn có thay đổi CPU cao hơn thì kết quả này hầu như không thay đổi.

  photo farcry_zps388518da.png

 photo crysis_zpse471a94b.png

 XUNG NHỊP BỘ NHỚ VỚI NHÂN ĐỒ HỌA TÍCH HỢP TRONG CPU

IMC tích hợp trong CPU, vì thế mối liên kết giữa IMC với nhân đồ họa tích hợp trên CPU được tốt hơn rất nhiều. Do đó, hiệu suất hoạt động của  nhân đồ họa tích hợp trong các ứng dụng đồ họa - gaming sẽ phụ thuộc vào tốc độ của RAM. Vì thế, chúng tôi muốn xem kết quả liệu có cải thiện tốt hơn khi thử nghiệm hệ thống ở xung nhịp khác nhau.
Bắt đầu với phần mềm 3DMark 11 :

 photo 3dmark-3_zps5630302e.png

 photo 3dmark-4_zps675d4876.png

Thật kỳ lạ phép thử 3DMark 11 cho thấy hiệu năng đồ họa của máy tính không phụ thuộc vào băng thông hệ thống bộ nhớ. Sự khác biệt giữa DDR3-1333 với DDR3-2666 chỉ khoảng 2,5% hiệu năng,  thậm chí còn thấp hơn khi chạy các ứng dụng không đồ họa.

Tiến tới kiểm thử hiệu năng bằng các game thông dụng :
 photo batman_zps5d1a1b2e.png

 photo farcry-2_zpsd38e2fd7.png

 photo crysis_zpse471a94b.png

 photo dirt_zps7d8e18a8.png

Hiệu năng rõ ràng là được cải thiện hơn so với việc sử dụng VGA với thêm mỗi 266MHZ xung nhịp thì hiệu năng tăng thêm một chút % vào tỉ lệ khung hình đạt được trong game. Và mức tăng tối đa từ 1333MHz lên 2666MHZ chỉ khoảng 25%. Nếu bạn sử dụng VGA rời, thì việc nâng cấp bộ nhớ lên tốc độ cao hơn là điều không nên vì hiệu năng đạt được rất thấp mà chi phí bỏ ra rất đắt đỏ . Nhưng dù sao, nếu bạn có kế hoạch sử dụng đồ họa tích hợp của bộ vi xử lý Ivy Bridge, bạn có thể  làm cho nó nhanh hơn bằng cách chạy RAM bus cao hợn

KẾT LUẬN 
Qua cuộc thử nghiệm về mối tương quan giữa hiệu suất hoạt động của các nền tảng Ivy Bridge với các thông số hệ thống của bộ nhớ đã nói lên một sự khác biệt không đáng kể so với các nền tảng trước đó của Intel. IMC của Ivy Bridge có hiệu năng tương tự như Sandy Bridge với các thiết lập kiểm nghiệm tương tư. Vì thế, có thể kết luận việc ảnh hưởng của hệ thống khi dùng các bộ nhớ tốc độ cao trên Ivy là không thật sự cần thiết
Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý là các CPU hiện tại hỗ trợ mức RAM bus cao hơn, và quan trọng nhất là việc lựa chọn một bộ nhớ có tốc độ cao rất dễ nằm trong tầm tay khi mà giá cả của các bộ nhớ hiện nay đều ở mức tốt, đặc biệt là các bộ nhớ sử dụng cho mục đích ép xung.
Việc thay đổi tốc độ xung nhịp của hệ thống mang lại hiệu suất tăng từ 5-10% trong tổng các ứng dụng, đặc biệt với các ứng dụng cần băng thông RAM của hệ thống như gaming thì hiệu năng đạt được cao hơn. Nhưng điều này chỉ đúng khi mức xung nhịp gia tăng rất nhiều, thực tế cho thấy, với mỗi việc tăng thêm 266MHZ xung nhịp chỉ gia tăng khoảng 2-3% về tốc độ hoạt đông.
Vì thế, cách lựa chọn hợp lý nhất  đó chính là hiểu kĩ nhu cầu thực tế và xét tỉ lệ hiệu năng / giá cả của bộ nhớ . Chẳng hạn, bus RAM từ 2133MHZ trở lên có thể được khuyến cáo phù hợp với các nền tảng Ivy Bridge hoặc Haswell nhưng hiệu năng đạt được không đáng kể . Trong khi đó, nếu lựa chọn các bộ nhớ có xung nhịp cao hơn 2133MHZ bạn sẽ phải chi trả mức tiền rất cao mà không mang lại được các lợi ích thực tế . Thông thường, điều này chỉ dành cho những người đam mê công nghệ, tài chính dư dả muốn tận hưởng và khám phá tốc độ tối đa của bộ nhớ.

Và quan trọng nhất, bạn không cần quá bận tâm về bộ nhớ với cas lacenty thấp bởi vì ở hiện tại, rất ít sản phẩm dựa trên LGA1155 và LGA1150 có timing thấp ứng với bus cao




Đánh giá card đồ họa Gigabyte GV-N75TOC-2GI
Lựa chọn đúng đắn, sẵn sàng tương lai
GIGABYTE GTX 750 Ti - Sức mạnh của Maxwell và WINDFORCE.
Bộ nguồn Antec cho cấu hình phổ thông
Đánh giá sản phẩm VGA GTX 780 GHz Edition (GV-N780GHZ-3GD)
GIGABYTE - MUA 1 ĐƯỢC 4
SoundMax ra mắt “Cặp Đôi Hoàn Hảo” trong dòng loa công nghệ
Combo GIGABYTE KM3100 đáp ứng tốt nhu cầu phòng Net
Card đồ họa: GeForce GTX 770 – Bản nâng cấp mạnh mẽ
Dell Vostro 5460 có thiết kế mỏng như ultrabook
 http://thuylinh.com.vn/view_news.aspx?ncid=43&nid=969

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét