Như các bạn đã biết, tại triển lãm CES 2013 vừa qua thì Intel cũng đã giới thiệu ra thị trường một dòng CPU Ivy Bridge mới thuộc Y-series dành cho các máy tính siêu di động, mà theo họ có mức tiêu thụ điện chỉ 7W. Nhưng thực ra, con số 7W nêu trên chỉ là SDP, tức là mức tiêu hao điện trung bình của con chip, chứ không phải TDP,
mức hao điện tối đa của chúng. Bài viết này sẽ giải thích về 2 khái
niệm này, và cách mà Intel cũng như các hãng sản xuất máy tính áp dụng
chúng.
Để hiểu đầy đủ những gì đang xảy ra ở đây, bạn cần phải hiểu TDP.
Đối với Intel, một con chip khi được gán 1 mức TDP nào đó, ví dụ với
Core i7-3517U (Ivy Bridge) là 17W không có nghĩa là nó luôn luôn tiêu
thụ điện ở mức 17W, mà con số này sẽ xê xích tùy theo lượng công việc mà
nó xử lý, và 17W là thông số khuyến cáo mà Intel đưa ra nhằm giúp các
OEM biết được con chip này khi hoạt động sẽ sinh ra lượng nhiệt năng T
bao nhiêu, để họ biết mà thiết kế phương án tản nhiệt phù hợp cho nó.
Thế này nhé, ví dụ khi xử lý một tác vụ nặng như nén file zip/rar, chỉnh
sửa video, render hình ảnh... chúng ta sẽ có 2 mức TDP, được gọi là PL1
và PL2. Trong đó:
- PL2 là mức năng lượng mà CPU được phép sử dụng để thực hiện tác vụ
đó với ở mức tiết kiệm nhất, giả sử PL2 = 14W (thấp hơn TDP chuẩn 3W).
- PL1 là mức năng lượng mà CPU sẽ sử dụng để thực hiện công việc đó với thời gian ngắn nhất, giả sử PL1 = 17W.
Như vậy, Intel sẽ tính toán để đưa ra con số tiêu thụ điện dựa trên PL1 là 17W, từ đây chúng ta có thông số TDP.
Trên thực tế, Intel đã thử nghiệm cho chip ULV 17W (ví dụ i7-3517U) chạy
ở 3 mức là 14W, 17W và 20W, tuy nhiên họ chỉ chọn 17W làm TDP vì đây là
con số trung bình mà họ tính toán được rằng con chip sẽ tiêu tốn, trong
suốt quá trình làm việc. Với việc một con chip có thể chạy ở nhiều mức
tiêu thụ điện khác nhau, chúng ta có thể thấy trên thực tế, có 2 máy
tính cùng sử dụng 1 chip 17W đó, nhưng lại tỏa nhiệt khác nhau, và tiêu
tốn điện khác nhau cũng là vì hãng OEM đó cho nó chạy ở TDP nào mà ra.
Đây là chiêu bài marketing mà Intel đã dùng khi giới thiệu chip Ivy Bridge Y-series,
với SDP chỉ 7W. Thực ra Y-series là một dòng chip Ivy Bridge ULV bị hạ
xung nhịp xuống để đạt TDP cực thấp, từ 17W chỉ 13W mà thôi. Thực tế thì
Intel cũng đã thử cho nó chạy ở 2 mức PL1 thấp hơn nữa là 10W và 7W,
sau đó họ chọn 7W (con số thấp nhất) để làm SDP khi marketing.
Intel cho biết họ chỉ dùng thông số SDP cho các chip Y-series trong hiện
tại và tương lai. Các chip U-series, M-series và CPU để bàn đều sử dụng
thông số TDP cũ. Những máy tính sử dụng các chip Y-series sẽ cho thời
gian sử dụng pin lâu hơn, chạy mát hơn, nhưng đồng thời cũng chậm đi đôi
chút khi CPU bị giới hạn tốc độ thông qua việc giảm TDP. Điều này cũng
còn tùy thuộc ở việc hãng OEM sẽ buộc con chip (ví dụ i5-3339Y) chỉ chạy
ở SDP 7W hoặc được phép sử dụng TDP tối đa là 13W. Dĩ nhiên là với 2
máy tính cùng dùng chip Core i5-3339Y thì máy nào có chip chạy ở TDP =
13W sẽ nhanh hơn máy chạy ở SDP 7W trong cùng 1 tác vụ.
Như vậy, Ivy Bridge Y-series sẽ là dòng chip mà Intel nhắm đến phân khúc
máy tính siêu di động và máy tính bảng cần hiệu suất ổn định nhưng vẫn
đảm bảo thời lượng pin lâu trong lúc chờ Haswell xuất hiện trên các sản
phẩm trong khoảng giữa năm nay.
Các CPU Ivy Bridge Y-series có TDP 13W,
nhưng Intel dùng thông số SDP 7W khi quảng cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét