Sự
kiện ra mắt hai chiếc điện thoại Pixel 2 diễn ra trong bối cảnh Google
vừa mua lại một mảng kỹ thuật lớn từ HTC với hơn 2000 nhân viên để giúp
sức cho nỗ lực phát triển smartphone. Câu hỏi là vì sao Google lại làm
chuyện đó? Chẳng phải trước giờ công ty đã có bộ phận làm điện thoại
riêng hay sao, chẳng phải những chiếc Nexus và Pixel đã ra đời rồi đấy
sao? Và vì sao Google lại liên tục nhắc tới những cụm từ như AI (trí tuệ
nhân tạo) hay machine learning trong một sự kiện chỉ toàn là về phần
cứng mới của công ty?
Người mới, khởi đầu mới
Rick Osterloh đã làm việc tại Google một thời gian và ông đang lãnh chức vụ phó chủ tịch mảng phần cứng của Google được 17 tháng. Trong thời gian đó, ông đã trả lời rất nhiều lần câu hỏi liệu Google có thật sự nghiêm túc trong việc làm phần cứng hay không? Liệu đây chỉ là những dự án nhỏ làm cho vui hay thực sự Google muốn kiếm tiền từ đó? Công ty có chắc chắn sẽ không lặp lại những sai lầm như đã từng làm với Motorola hay không?
Thực ra Osterloh chính là người đứng đầu Motorola sau khi Google mua lại công ty này. Ông hiểu hết tất cả những điều trên và câu trả lời gần đây nhất đó là việc Google đã mua lại mảng thiết kế điện thoại của HTC với hơn 2000 nhân viên hồi tháng rồi bên cạnh một vài bằng sáng chế và máy móc công cụ dùng để sản xuất, thử nghiệm smartphone.
Vì sao Google mua lại 2000 kỹ sư từ HTC?
Tháng 10 năm ngoái, Google bắt đầu cho thế giới thấy họ thực sự nghiêm túc về việc làm phần cứng bằng cách ra mắt chiếc Pixel. Không còn là những chiếc máy mang tính tham chiếu như Nexus, Google muốn bán Pixel một cách thực thụ, trở thành một OEM như Samsung, LG, Sony, HTC và thậm chí cạnh tranh trực tiếp với iPhone. Khi đó, Osterloh chỉ mới nắm quyền được ít lâu nên ông chủ yếu đóng vai trò MC trong lễ ra mắt. Còn năm nay, mọi phần cứng Google tạo ra đều được ông kiểm soát nên ông có nhiều thời gian và thông tin hơn để chia sẻ về những “đứa con” của mình. Và đây cũng chính là tuyên ngôn của Google rằng họ rất nghiêm túc trong việc kinh doanh phần cứng và muốn biến nó thành một thứ có quy mô lớn.
Việc Google mua lại một phần của HTC không hẳn là thâu tóm như nghĩa thông thường. Thay vào đó, Google chỉ đơn giản là thuê 2000 nhân viên của HTC, đổi công ty làm việc của họ từ HTC thành Google nhưng không dời họ sang thành phố mới hay buộc họ phải đổi văn phòng. Với Google, họ không làm điều này vì muốn mảng VR của HTC, họ cũng không quan tâm tới năng lực sản xuất mà HTC đang có. Osterloh nói Google sẽ chọn những nhà máy nào phù hợp nhất cho sản phẩm của họ chứ không nhất thiết phải dùng cơ sở hạ tầng của HTC.
"Thương vụ này đơn giản là tăng cường khả năng của chúng tôi để chúng tôi có thể mở rộng việc kinh doanh (phần cứng) của mình và củng cố vị thế trên thị trường smartphone", Osterloh chia sẻ. Google thực ra cũng đã quá quen với nhóm mà họ tuyển bởi đây là những kỹ sư đã cùng Google làm ra chiếc điện thoại Android đầu tiên - HTC Dream, hay còn gọi là G1. Họ cũng là người thiết kế Nexus One, chiếc Nexus đầu tiên, và cũng là những người tham gia sâu vào mảng kỹ thuật của chiếc Pixel năm ngoái.
Osterloh kể: "Việc kinh doanh phần cứng cần rất nhiều người để chúng tôi trở nên lớn hơn và làm được những việc lớn hơn, đặc biệt là làm smartphone, một thứ cực kì phức tạp.. Và cái thứ hai là chúng tôi cũng cần mở rộng hoạt động của mình tại Châu Á".
Sẽ thất bại như thương vụ với Motorola?
Google đã từng thực hiện những bước đi tương tự trước đây: họ mua lại Motorola và giữ lại những bằng sáng chế và những người giỏi nhất trước khi bán lại cho Lenovo (ngoài ra còn có một phần lý do là Google muốn giữ mối quan hệ với các nhà sản xuất Android khác, Samsung chẳng hạn). Tuy nhiên, Osterloh không nghĩ rằng lịch sử sẽ lặp lại. "Thương vụ này rất rất khác. Tôi không có mặt ở đây khi Google quyết định mua Motorola. Tôi đến sau đó. Rõ là lần trước động lực chính để Google mua Motorola là để có được bản quyền smartphone và các bằng sáng chế khác vào thời điểm ấy".
Hóa ra bằng sáng chế đó hóa ra không giá trị như cả Google và Motorola từng nghĩ. Với Osterloh, vấn đề thực sự nằm ở việc Google không biết họ mua Motorola để làm gì, vốn dĩ họ có rất nhiều mảng kinh doanh khác bên cạnh smartphone. Còn năm 2017 này, "chúng tôi biết chính xác chúng tôi cần gì. Chúng tôi muốn có những năng lực cao về kĩ thuật,và chúng tôi cũng biết rất rõ mấy anh chàng ở HTC nữa".
Mặc dù thương vụ này có giá trị rất nhỏ bé, chỉ 1,1 tỉ USD, so với con số 12,5 tỉ USD bỏ ra để mua Motorola Mobility thì chẳng là gì, nhưng nó cho thấy Google rất nghiêm túc trong việc làm điện thoại và có lẽ Samsung sẽ một ngày phải ngó ngàng tới Google như là một đối thủ của mình.
Thực ra Osterloh cũng không quan tâm lắm về vấn đề cạnh tranh này, bởi ông chỉ chịu trách nhiệm mảng phần cứng mà thôi. "Câu hỏi đó nên dành cho Hiroshi Lockheimer, người đang đứng đầu mảng Android", ông nói. Ông cũng chia sẻ thêm rằng Google không chỉ làm điện thoại, họ còn làm loa, tai nghe, camera mới, cả laptop nữa. Về phần Nest, công ty làm đồ smarthome cũng được Google mua lại từ lâu, Google quyết định sẽ để Nest chạy độc lập và nhóm của Osterloh sẽ không làm những món đồ mà nhóm Nest đã làm. Hiện cả hai cũng không xung đột lợi ích với nhau.
Nỗ lực smartphone của Google hiện chưa thể bán được nhiều máy tới mức có thể làm Samsung lo lắng. "Chúng tôi tập trung vào phân khúc cao ở một số thị trường nhất định. Có thể sẽ có một số chỗ bị trùng lắp trong hệ sinh thái, nhưng ngoài kia đang có tới 2 tỉ điện thoại Android lận. Việc kinh doanh của chúng tôi chỉ là một góc rất hẹp trong con số đó này".
Mà cũng chính vì thế mà câu hỏi về sự nghiêm túc của Google với phần cứng ra sao. Osterloh vẫn nghĩ Pixel như là một món đồ "cố gắng đem lại trải nghiệm tốt nhất" và nó chia sẻ nhiều triết lý tương tự Nexus. Chỉ khác là Nexus không nhắm đến việc bán nhiều, còn Pixel thì có. Dù vậy, chỉ tiêu hiện tại của ông không phải là doanh số mà là sự hài lòng và trải nghiệm của người dùng ra sao. Còn trong 5 năm tới? "Chúng tôi không muốn trở thành một miếng bánh nhỏ. Chúng tôi kỳ vọng sẽ bán được nhiều máy hơn trong 5 năm nữa".
Hơn bất kì thứ gì khác, ông tin rằng sứ mạnh của mảng phần cứng là tận dụng được thế mạnh cốt lõi của Google và áp dụng nó cho những sản phẩm điện toán khác. Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng là chìa khóa dẫn tới những sản phẩm tuyệt vời. Nhưng với Osterloh và Google, ngoài phần cứng, phần mềm ra họ còn 1 vũ khí khác nữa: trí tuệ nhân tạo (AI).
Trí tuệ nhân tạo: chiến lược cốt lõi mới
Khi nói về phần cứng và phần mềm, thứ quan trọng nhất là chip. Apple sử dụng chip riêng, tự thiết kế chip riêng và đi xa hơn nhiều so với những thứ mà Qualcomm có thể cung cấp cho những nhà sản xuất Android, có cả Google trong đó. Osterloh nói: "Chúng tôi có lợi thế gì ở phần cứng vào lúc này không? Không". Nhưng CPU đang không nhanh hơn so với đời trước ở tốc độ mà nó từng có, chip cũng không tiết kiệm được nhiều pin khi chúng trở nên nhỏ hơn. Với Osterloh, tập trung vào CPU sẽ là bước đi sai lầm lúc này.
"Định luật Moore đang dần chậm lại. Vẫn có những cải thiện về hiệu năng, nhưng không phải nhân đôi sau mỗi 18 hay 24 tháng nữa". Ông cũng nói rằng thang đo Dennard - một "định luật" nói rằng chip sẽ sử dụng điện hiệu quả hơn khí chúng nhỏ đi - không còn đúng nữa.
Osterloh nói Google sẽ giải quyết một số vấn đề bằng cách làm việc với Qualcomm. Hai bên sẽ làm việc cùng nhau để xem hướng đi nào là quan trọng nhất chứ Google sẽ không tự làm chip của riêng mình.
Phần hiệu năng sẽ để cho Qualcomm lo, còn chiến lược mà Google đảm nhận sẽ là AI. Nếu chip không trở nên nhanh hơn một cách đáng kể thì Google sẽ làm cho sản phẩm của họ trở nên khác biệt bằng cách tích hợp trí tuệ nhân tạo. Hướng đi mới của cả công ty sẽ là cải thiện AI để sản phẩm của họ trở nên thông minh hơn. Lợi thế này mới là lợi thế mà có Google có ở thời điểm hiện tại. Những thành quả của mảng AI sẽ được Osterloh đem vào phần cứng của Google.
Đôi khi AI đó sẽ cần giao tiếp với server của Google, ví dụ như trợ lý ảo Assistant chẳng hạn, nhưng cũng có lúc nó sẽ được xử lý trực tiếp trên thiết bị luôn, chẳng hạn như camera Google Clips. Google Assistant giờ có mặt khắp nơi, từ loa Google Home, Home Max hay Home Mini, trong những con điện thoại Pixel, và cả những chiếc máy tính Pixelbook nữa. Những chiếc loa của Google thậm chí còn dùng AI để tự điều chỉnh lại việc phát âm thanh tùy theo căn phòng và kiểu nghe nhạc của người dùng cho hay hơn, Pixel thì gợi ý thông minh những thông tin quan trọng nhất với chính người đang cầm máy.
Sẽ cần ít lâu trước khi chúng ta biết được liệu chiến lược AI này có mang lại kết quả cho Google hay không. Ai biết được, lỡ tới lúc nào đó chính chiến lược AI lại buộc Google phải làm chip riêng để đáp ứng nhu cầu đặc thù thì sao.
Hiện tại, Google đang chọn hướng đi đơn giản cho các sản phẩm của họ, nhất là trong mặt thiết kế. "Bạn biết đấy, Google chưa bao giờ là một công ty hào nhoáng. Thiết kế sản phẩm của chúng tôi sẽ phản ánh thương hiệu. Tôi nghĩ rằng thứ mà Google tập trung làm đó là giải quyết những vấn đề thực thụ của người dùng và đẩy công nghệ về phía sau nền để nó giúp người ta làm được nhiều chuyện hơn". Google sẽ không thử làm màn hình viền mỏng có khoét lỗ tai thỏ như Apple, cũng không làm màn hình cong như Samsung vì Google nghĩ rằng "những thứ này không dùng để làm gì cả". Thay vào đó, Google giữ mọi thứ đơn giản, đẹp, sạch.
Người mới, khởi đầu mới
Rick Osterloh đã làm việc tại Google một thời gian và ông đang lãnh chức vụ phó chủ tịch mảng phần cứng của Google được 17 tháng. Trong thời gian đó, ông đã trả lời rất nhiều lần câu hỏi liệu Google có thật sự nghiêm túc trong việc làm phần cứng hay không? Liệu đây chỉ là những dự án nhỏ làm cho vui hay thực sự Google muốn kiếm tiền từ đó? Công ty có chắc chắn sẽ không lặp lại những sai lầm như đã từng làm với Motorola hay không?
Thực ra Osterloh chính là người đứng đầu Motorola sau khi Google mua lại công ty này. Ông hiểu hết tất cả những điều trên và câu trả lời gần đây nhất đó là việc Google đã mua lại mảng thiết kế điện thoại của HTC với hơn 2000 nhân viên hồi tháng rồi bên cạnh một vài bằng sáng chế và máy móc công cụ dùng để sản xuất, thử nghiệm smartphone.
Vì sao Google mua lại 2000 kỹ sư từ HTC?
Tháng 10 năm ngoái, Google bắt đầu cho thế giới thấy họ thực sự nghiêm túc về việc làm phần cứng bằng cách ra mắt chiếc Pixel. Không còn là những chiếc máy mang tính tham chiếu như Nexus, Google muốn bán Pixel một cách thực thụ, trở thành một OEM như Samsung, LG, Sony, HTC và thậm chí cạnh tranh trực tiếp với iPhone. Khi đó, Osterloh chỉ mới nắm quyền được ít lâu nên ông chủ yếu đóng vai trò MC trong lễ ra mắt. Còn năm nay, mọi phần cứng Google tạo ra đều được ông kiểm soát nên ông có nhiều thời gian và thông tin hơn để chia sẻ về những “đứa con” của mình. Và đây cũng chính là tuyên ngôn của Google rằng họ rất nghiêm túc trong việc kinh doanh phần cứng và muốn biến nó thành một thứ có quy mô lớn.
Việc Google mua lại một phần của HTC không hẳn là thâu tóm như nghĩa thông thường. Thay vào đó, Google chỉ đơn giản là thuê 2000 nhân viên của HTC, đổi công ty làm việc của họ từ HTC thành Google nhưng không dời họ sang thành phố mới hay buộc họ phải đổi văn phòng. Với Google, họ không làm điều này vì muốn mảng VR của HTC, họ cũng không quan tâm tới năng lực sản xuất mà HTC đang có. Osterloh nói Google sẽ chọn những nhà máy nào phù hợp nhất cho sản phẩm của họ chứ không nhất thiết phải dùng cơ sở hạ tầng của HTC.
"Thương vụ này đơn giản là tăng cường khả năng của chúng tôi để chúng tôi có thể mở rộng việc kinh doanh (phần cứng) của mình và củng cố vị thế trên thị trường smartphone", Osterloh chia sẻ. Google thực ra cũng đã quá quen với nhóm mà họ tuyển bởi đây là những kỹ sư đã cùng Google làm ra chiếc điện thoại Android đầu tiên - HTC Dream, hay còn gọi là G1. Họ cũng là người thiết kế Nexus One, chiếc Nexus đầu tiên, và cũng là những người tham gia sâu vào mảng kỹ thuật của chiếc Pixel năm ngoái.
Osterloh kể: "Việc kinh doanh phần cứng cần rất nhiều người để chúng tôi trở nên lớn hơn và làm được những việc lớn hơn, đặc biệt là làm smartphone, một thứ cực kì phức tạp.. Và cái thứ hai là chúng tôi cũng cần mở rộng hoạt động của mình tại Châu Á".
Sẽ thất bại như thương vụ với Motorola?
Google đã từng thực hiện những bước đi tương tự trước đây: họ mua lại Motorola và giữ lại những bằng sáng chế và những người giỏi nhất trước khi bán lại cho Lenovo (ngoài ra còn có một phần lý do là Google muốn giữ mối quan hệ với các nhà sản xuất Android khác, Samsung chẳng hạn). Tuy nhiên, Osterloh không nghĩ rằng lịch sử sẽ lặp lại. "Thương vụ này rất rất khác. Tôi không có mặt ở đây khi Google quyết định mua Motorola. Tôi đến sau đó. Rõ là lần trước động lực chính để Google mua Motorola là để có được bản quyền smartphone và các bằng sáng chế khác vào thời điểm ấy".
Hóa ra bằng sáng chế đó hóa ra không giá trị như cả Google và Motorola từng nghĩ. Với Osterloh, vấn đề thực sự nằm ở việc Google không biết họ mua Motorola để làm gì, vốn dĩ họ có rất nhiều mảng kinh doanh khác bên cạnh smartphone. Còn năm 2017 này, "chúng tôi biết chính xác chúng tôi cần gì. Chúng tôi muốn có những năng lực cao về kĩ thuật,và chúng tôi cũng biết rất rõ mấy anh chàng ở HTC nữa".
Mặc dù thương vụ này có giá trị rất nhỏ bé, chỉ 1,1 tỉ USD, so với con số 12,5 tỉ USD bỏ ra để mua Motorola Mobility thì chẳng là gì, nhưng nó cho thấy Google rất nghiêm túc trong việc làm điện thoại và có lẽ Samsung sẽ một ngày phải ngó ngàng tới Google như là một đối thủ của mình.
Thực ra Osterloh cũng không quan tâm lắm về vấn đề cạnh tranh này, bởi ông chỉ chịu trách nhiệm mảng phần cứng mà thôi. "Câu hỏi đó nên dành cho Hiroshi Lockheimer, người đang đứng đầu mảng Android", ông nói. Ông cũng chia sẻ thêm rằng Google không chỉ làm điện thoại, họ còn làm loa, tai nghe, camera mới, cả laptop nữa. Về phần Nest, công ty làm đồ smarthome cũng được Google mua lại từ lâu, Google quyết định sẽ để Nest chạy độc lập và nhóm của Osterloh sẽ không làm những món đồ mà nhóm Nest đã làm. Hiện cả hai cũng không xung đột lợi ích với nhau.
Nỗ lực smartphone của Google hiện chưa thể bán được nhiều máy tới mức có thể làm Samsung lo lắng. "Chúng tôi tập trung vào phân khúc cao ở một số thị trường nhất định. Có thể sẽ có một số chỗ bị trùng lắp trong hệ sinh thái, nhưng ngoài kia đang có tới 2 tỉ điện thoại Android lận. Việc kinh doanh của chúng tôi chỉ là một góc rất hẹp trong con số đó này".
Mà cũng chính vì thế mà câu hỏi về sự nghiêm túc của Google với phần cứng ra sao. Osterloh vẫn nghĩ Pixel như là một món đồ "cố gắng đem lại trải nghiệm tốt nhất" và nó chia sẻ nhiều triết lý tương tự Nexus. Chỉ khác là Nexus không nhắm đến việc bán nhiều, còn Pixel thì có. Dù vậy, chỉ tiêu hiện tại của ông không phải là doanh số mà là sự hài lòng và trải nghiệm của người dùng ra sao. Còn trong 5 năm tới? "Chúng tôi không muốn trở thành một miếng bánh nhỏ. Chúng tôi kỳ vọng sẽ bán được nhiều máy hơn trong 5 năm nữa".
Hơn bất kì thứ gì khác, ông tin rằng sứ mạnh của mảng phần cứng là tận dụng được thế mạnh cốt lõi của Google và áp dụng nó cho những sản phẩm điện toán khác. Sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng là chìa khóa dẫn tới những sản phẩm tuyệt vời. Nhưng với Osterloh và Google, ngoài phần cứng, phần mềm ra họ còn 1 vũ khí khác nữa: trí tuệ nhân tạo (AI).
Trí tuệ nhân tạo: chiến lược cốt lõi mới
Khi nói về phần cứng và phần mềm, thứ quan trọng nhất là chip. Apple sử dụng chip riêng, tự thiết kế chip riêng và đi xa hơn nhiều so với những thứ mà Qualcomm có thể cung cấp cho những nhà sản xuất Android, có cả Google trong đó. Osterloh nói: "Chúng tôi có lợi thế gì ở phần cứng vào lúc này không? Không". Nhưng CPU đang không nhanh hơn so với đời trước ở tốc độ mà nó từng có, chip cũng không tiết kiệm được nhiều pin khi chúng trở nên nhỏ hơn. Với Osterloh, tập trung vào CPU sẽ là bước đi sai lầm lúc này.
"Định luật Moore đang dần chậm lại. Vẫn có những cải thiện về hiệu năng, nhưng không phải nhân đôi sau mỗi 18 hay 24 tháng nữa". Ông cũng nói rằng thang đo Dennard - một "định luật" nói rằng chip sẽ sử dụng điện hiệu quả hơn khí chúng nhỏ đi - không còn đúng nữa.
Osterloh nói Google sẽ giải quyết một số vấn đề bằng cách làm việc với Qualcomm. Hai bên sẽ làm việc cùng nhau để xem hướng đi nào là quan trọng nhất chứ Google sẽ không tự làm chip của riêng mình.
Phần hiệu năng sẽ để cho Qualcomm lo, còn chiến lược mà Google đảm nhận sẽ là AI. Nếu chip không trở nên nhanh hơn một cách đáng kể thì Google sẽ làm cho sản phẩm của họ trở nên khác biệt bằng cách tích hợp trí tuệ nhân tạo. Hướng đi mới của cả công ty sẽ là cải thiện AI để sản phẩm của họ trở nên thông minh hơn. Lợi thế này mới là lợi thế mà có Google có ở thời điểm hiện tại. Những thành quả của mảng AI sẽ được Osterloh đem vào phần cứng của Google.
Đôi khi AI đó sẽ cần giao tiếp với server của Google, ví dụ như trợ lý ảo Assistant chẳng hạn, nhưng cũng có lúc nó sẽ được xử lý trực tiếp trên thiết bị luôn, chẳng hạn như camera Google Clips. Google Assistant giờ có mặt khắp nơi, từ loa Google Home, Home Max hay Home Mini, trong những con điện thoại Pixel, và cả những chiếc máy tính Pixelbook nữa. Những chiếc loa của Google thậm chí còn dùng AI để tự điều chỉnh lại việc phát âm thanh tùy theo căn phòng và kiểu nghe nhạc của người dùng cho hay hơn, Pixel thì gợi ý thông minh những thông tin quan trọng nhất với chính người đang cầm máy.
Sẽ cần ít lâu trước khi chúng ta biết được liệu chiến lược AI này có mang lại kết quả cho Google hay không. Ai biết được, lỡ tới lúc nào đó chính chiến lược AI lại buộc Google phải làm chip riêng để đáp ứng nhu cầu đặc thù thì sao.
Hiện tại, Google đang chọn hướng đi đơn giản cho các sản phẩm của họ, nhất là trong mặt thiết kế. "Bạn biết đấy, Google chưa bao giờ là một công ty hào nhoáng. Thiết kế sản phẩm của chúng tôi sẽ phản ánh thương hiệu. Tôi nghĩ rằng thứ mà Google tập trung làm đó là giải quyết những vấn đề thực thụ của người dùng và đẩy công nghệ về phía sau nền để nó giúp người ta làm được nhiều chuyện hơn". Google sẽ không thử làm màn hình viền mỏng có khoét lỗ tai thỏ như Apple, cũng không làm màn hình cong như Samsung vì Google nghĩ rằng "những thứ này không dùng để làm gì cả". Thay vào đó, Google giữ mọi thứ đơn giản, đẹp, sạch.
Nguồn: The Verge
https://tinhte.vn/pixel2/thao-luan/ly-do-that-su-google-mua-lai-2000-ky-su-htc-va-chien-luoc-dung-ai-lam-vu-khi-cho-phan-cung.2733973/
HTC ngày xưa bền và tốt hơn Samsung bây giờ nhiều.
Trả lờiXóaCám ơn bạn chia sẽ bài viết.
---
Đăng Dương
Eva Adam Online
Nguyen Kim Repair