Bài viết này được xem là sự tiếp nối của bài viết trước trên diễn đàn vn-zoom.com nhằm hệ thống lại nội dung một cách đầy đủ nhất. Thông qua đó xin chân thành cám ơn bác tuainhan đã cùng niemtin007 nghiên cứu để hoàn thiện cách thức cài và chuyển đổi sang chuẩn mới mà không mất dữ liệu
Nói một cách khách quan niemtin007 luôn trân trọng những gì UEFI-GPT Team đã làm được vì chúng tôi tìm ra cách thức, tối ưu thành phương thức an toàn nhất khi chuyển đổi. Và một điều nữa UEFI-GPT Team đã giúp phổ biến nó thông qua support nhiệt tình trên diễn đàn.
Nguồn:
Code:
http://niemtin007.blogspot.com/2014/10/guide-cai-windows-tren-uefi.html
Chuyển sang UEFI tôi được lợi gì?
Những lợi ích trên lý thuyết mình sẽ không nói ở đây. Điều mình thích thú nhất ở chuẩn mới này là:
- Tốc độ khởi động máy tính/ Sleep nhanh hơn
- Chạy đa hệ điều hành (dualboot, tripleboot, quadboot ...) thuận lợi hơn, không bị giới hạn phân vùng Primary
- Xóa an toàn và nhanh chóng một hệ điều hành (OS) mà không gây lỗi mất boot hoặc thừa boot trên menu
Làm sao biết máy tôi có hỗ trợ UEFI hay không?
Thường thì các máy sản xuất từ năm 2012 trở đi mainboard đều đã hỗ trợ UEFI, một số máy chỉ cần nâng cấp BIOS là có hỗ trợ cho UEFI (thường là ASUS). Những máy cũ hơn không hỗ trợ thì đành an phận với Legacy vậy.
- Bước 1: Vào BIOS >>> tìm đến thẻ tên Boot >>> Tìm đến phần Boot Option. Nếu có tùy chọn UEFI thì nó hỗ trợ. Nếu không có tùy chọn này bạn chuyển sang bước 2
- Bước 2: Sử dụng một chiếc USB có chứa bộ cài Windows 64bit, Linux, hoặc WinPE 64bit. Khởi động máy mà chọn thiết bị boot ngoài (Dell là F12, Asus thường là Esc ...). Nếu trước tên USB để chọn boot vào có chữ UEFI hoặc EFI ở đầu thì nó có hỗ trợ, không có thì chắc chắn rằng máy bạn không hỗ trợ UEFI
Cách tùy chỉnh như thế nào?
Mỗi dòng máy có hơi khác một chút về giao diện, dưới đây là demo một số đại diện (lưu ý tùy chọn thiết lập nằm trở thẻ Boot) :
DELL: Đây là giao diện BIOS phổ biến hiện nay của Dell (trong ví dụ là Dell Vostro 3560)
ASUS: BIOS của Asus khó nhận biết được có hỗ trợ cho UEFI hay không vì bản thân trong BIOS không có tùy chọn qua lại giữa 2 chuẩn. Cách để biết nó có hỗ trợ hay không là sử dụng WinPE 64bit hoặc sử dụng USB đã tích bộ cài 64bit của Windows để nhận diện. Khi chọn Boot vào máy tính thông qua USB, nếu có lựa chọn bắt đẩu là chữ EFI thì nó có hỗ trợ
Làm gì khi đã chỉnh về UEFI?
Chỉ chỉnh về UEFI máy bạn vẫn chưa thể cài Windows, Mac hay Linux trên chuẩn này được. Bạn cần chuyển ổ cứng sang GPT.
Thực ra có khá nhiều cách thức để chuyển đổi kiến trúc phân vùng từ MBR sang GPT nhưng hầu hết không an toàn (làm mất dữ liệu). Nếu là dân cài Mac OS (hackintosh) thì chắc hẵn đã biết đến cách convert bằng Diskpart - tất nhiên nó cũng làm mất dữ liệu và trước khi convert hầu hết bạn sẽ nhận một lưu ý bắt buộc là copy hết dữ liệu quan trọng sang ổ cứng ngoài
May mắn khoảng nữa đầu năm 2013 đã có một số tool giúp chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT (hay ngược lại) mà không mất dữ liệu.
Lời khuyên: Chỉ nên dùng Tool chuyển đổi trên nền WinPE (Mini Windows) tránh cài và sử dụng trực tiếp trên Windows
WinPE (Mini Windows) là gì?
Là bản rút gọn của Windows giúp tạo môi trường cứu hộ khi không thể vào được hệ điều hành. Nó hoạt động theo cơ chế nạp hệ điều hành vào Ram và chạy như một Windows thật, trên WinPE bạn có thể cài đặt phần mềm và chạy như trên Windows và sẽ trả về tình trạng ban đầu khi tắt máy, lợi dụng đặc điểm này ta có thể chạy được các công cụ cứu hộ để giải quyết các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng
Hiện tại trên các diễn đàn giới thiệu khá nhiểu công cụ tích hợp WinPE và nhiều công cụ cứu hộ khác nhưng nếu dành cho UEFI bạn nên sử dụng bản WinPE 64bit của anhdv (link topic) hoặc DLC của tranduylinh (link web)
Các bản cứu hộ khi tải về nó dưới dạng một file ảnh của đĩa CD/DVD có đuôi *.iso
Đối với bản WinPE 64bit của anhdv bạn dùng UltraISO để ghi ra USB (phương pháp này cũng được dùng để ghi bộ cài Windows vào USB). Lưu ý USB cần được Format dưới định dạng FAT32
Lưu ý: Muốn cài Windows từ WinPE trện UEFI hay đơn giản là cài Windows 64bit trên nền Legacy ta phải sử dụng WinPE 64bit.
Tool khuyên dùng cho việc chuyển đổi
AOMEI:
- Ưu điểm: là một tool mạnh mẽ trong chuyển đổi. Sau khi chuyển đổi từ MBR sang GPT, bạn chỉ cần bật UEFI trong mainboard là có thể khởi động vào Windows ở chế độ UEFI mà không phải fix boot
- Nhược: Có thể gây mất dữ liệu nếu không thao tác đúng và hiểu rõ cơ chế chuyển đổi, không nhìn được phân vùng linux
Minitool Partition Wizard:
- Ưu điểm: cũng là một tool mạnh mẽ trong chuyển đổi. Dân cài Windows thường khá chuộng nó (bản thân mình cũng vậy). Tool này an toàn trong chuyển đổi, không gây lỗi mất dữ liệu. Xác định được phân vùng chứa Linux
- Nhược: Sau khi chuyển từ MBR về GPT ta cần phải dùng USB Recovery của Windows hoặc dùng USB cài đặt để fix boot mới có thể vào Windows được
Tôi đang dùng Windows dualboot với Linux trên Legacy ổ cứng MBR vậy sau khi chuyển đổi sang UEFI tôi có dùng được linux tiếp không?
Câu trả lời là không, vì bản thân tool chuyển đổi chỉ hỗ trợ cho Windows. Trước khi chuyển các phân vùng có chứa Linux hay các OS khác ngoài Windows phải delete hết nếu không muốn phát sinh lỗi trong quá trình chuyển đổi
Bản thân Windows trên Legacy muốn chạy được trên UEFI sau khi chuyển đổi thì nó phải là phiên bản 64bit. Nhớ rằng UEFI chỉ hỗ trợ cho hệ điều hành 64bit
Cài mới Windows trên nền UEFI hay sử dụng Windows được chuyển đổi từ nền Legacy?
Lời khuyên chân thành là nên cài mới Windows trên nền UEFI thay vì sử dụng bản Windows cũ được chuyển đổi từ Legacy
Nhưng vẫn muốn dùng theo kiểu này thì nên dùng AOMEI để chuyển đổi trên nền WinPE
Nguyên tắc:
Trước khi chuyển đổi cần giảm phân vùng cài Windows từ trái sang phải để hình thành một vùng Unallocated dung lượng lớn hơn hoặc bằng 528MB để có khoảng trống giúp tool có thể tạo mới phân vùng EFI và một số phân vùng phụ
Cách chuyển:
Chuột phải vào chỗ đánh dấu phía trên chọn Convert to GPT (hoặc nếu thích thì chọn ở menu phía bên trái cũng được) >>> sau đó Apply để hoàn tất quá trình chuyển.
Lưu ý: dù sử dụng bất kỳ tool phân vùng nào, mỗi khi thực hiện xong một thao tác ta cần Apply luôn rồi thực hiện thao tác kế tiếp, tránh thực hiền chồng chéo nhiều thiết lập rồi cuối cùng mới Apply, làm như vậy nhiều lúc sẽ gây lỗi trong quá trình convert và làm mất thời gian.
Trong quá trình chuyển nếu bạn để ý thì AOMEI đã làm thêm một bước rất thông mình là tạo phân vùng EFI rồi chuyển một số file cần thiết vào trong đó, chính vì vậy khi khởi động lại bạn không cần phải repair mà vẫn vào được hệ điều hành.
Cách cài mới Windows trên UEFI từ WinPE
Theo kinh nghiệm khi cài mới Windows trên nền UEFI mình luôn sử dụng Minitool Partition Wizard để chuyển đổi. Cách an toàn nhất và thành công 100% khi convert thì khuyên trước khi chuyển đổi từ MBR sang GPT, tất cả các phân vùng của bạn nên được chia trước (tức không phải là Unallocated)
Cách convert ổ cứng từ MBR sang GPT bằng Minitool Partition Wizard
Trước khi convert:
Sau khi convert:
Delete phân vùng cài Windows trước khi cài:
Phân vùng đã xong, giờ tiến hành cài Windows
Bước 1: Copy file ISO vào ổ cứng và làm như hình
Bước 2: Truy cập vào ổ đĩa vừa mount được chạy file Setup để tiến hành cài đặt
Bước 3: Khởi chạy Command Prompt để chạy Diskpart (chỉ làm bước này nếu muốn cài thêm Mac OS để chạy dualboot)
Lệnh | Miêu tả |
Diskpart List disk Select disk 0 Create Partition EFI Size=512 Format Quick fs=FAT32 Label=“EFI” Create Partition MSR Size=128 | Khởi chạy công cụ Diskpart Liệt kê danh sách ổ cứng trên máy bạn Chọn ổ đầu tiên (nếu muốn cài trên ổ khác thì thay số 0 thành số tương ứng) Tạo phân vùng EFI dung lượng 512MB Format phân vùng EFI thành FAT32 (không format cũng được) Tạo phân vùng MSR |
Lưu ý: Sau hình 2 bộ cài Windows sẽ hiện danh sách phân vùng trên máy bạn. Nếu trước đó bạn chưa delete phân vùng muốn cài Windows thì giờ bạn tiến hành delete hết tụi nó thành Unallocated. Đối với trường hợp cài lại Windows trên UEFI, bạn xóa luôn các phân vùng Reserved Partition (MSR), Recovery Partition (nếu có) , EFI System Partition để gộp chung với phân vùng cài Win thành một phân vùng Unallocated duy nhất. Các phân vùng này dung lượng chỉ tính bằng MB nên khá dễ nhận biết
Bước 4: Thoát Command, nhấn Refresh để cập nhật lại tình trạng phân vùng, chọn vào Unallocated và nhấn next để cài Windows
Bước 5: Ngay khi máy tính vừa khởi động lại, bạn rút ngay USB để tránh gây xáo trộn tên của phân vùng dữ liệu sau khi cài đặt
Hướng dẫn backup và restore Windows từ WinPE
Backup:
Backup luôn luôn cần thiết, nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức nếu có rủi ro xảy ra. Trên chuẩn Legacy cũ chắc chắn ai cũng biết đến Ghost, nhưng đối với UEFI tool backup chuẩn nhất khuyên dùng là True Image
Trước tiên ta cần chuẩn bị phân vùng dành riêng cho file backup
Chạy Acronis True Image và tiến hành backup
Việc nên làm sau khi vào Windows
Restore:
Convert ổ cứng từ GPT sang MBR
Phần này dành cho các bạn ham hố chuyển ổ cứng sang GPT sau đó mới phát hiện ra máy mình không hỗ trợ cho UEFI
Nguyên tắc:
Kiến trúc phân vùng MBR chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng Primary. Nếu bạn tinh ý sẽ biết rằng mặc định tất cả các phân vùng (ngoại trừ phân vùng chứa boot như EFI) trên kiến trúc GPT đều ở Primary. Chính vì vậy muốn không lỗi khi convert bạn phải làm sao đó chỉ để tối đa 4 phân vùng (có thể Delete các phân vùng nhỏ dung lượng MB, gộp ổ dữ liệu ...)
Sau khi convert ngược lại vẫn có thể giữ được Windows mà không phải cài lại
Đúng như vậy, nhưng trước tiên bạn phải hiểu rõ nguyên tắc boot (nạp khởi động) của Windows trên MBR. Sau khi convert về MBR, mặc định sẽ mất tất active chính vì vậy bạn cần active lại phân vùng chứa Windows. Tiếp đó trên WinPE bạn dùng tool BootICE để nạp lại MBR, PBR cho ổ cứng, tiến hành fix boot sẽ khởi động được vào Windows
http://www.vn-zoom.com/f258/guide-huong-dan-chuyen-doi-sang-gpt-cai-va-backup-windows-tren-uefi-update-3061562.html#post22718515
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét