ỨNG DỤNG ĐO HUYẾT ÁP ĐƯỢC HÀNG TRĂM NGƯỜI SỬ DỤNG CHO KẾT QUẢ SAI, KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH
Instant Blood Pressure là
ứng dụng đo huyết áp
trên smartphone được tuyên bố là có độ chính xác rất cao và hàng trăm
ngàn người đã bỏ ra số tiền 4.99 đô la để mua xài. Nhưng trong nghiên
cứu mới đây, các bác sĩ đã chỉ ra rằng kết quả đo sinh hiệu từ ứng dụng
này là "cực kỳ thiếu chính xác", nó cho kết quả là
huyết áp
bình thường trong khi thực sự là ở mức cao với khả năng gây nguy hiểm
đến tính mạng. Hiện ứng dụng đã bị gỡ xuống nhưng các nhà nghiên cứu
cảnh báo rằng vẫn còn nhiều người vẫn còn tin dùng chúng.
Ứng dụng này được giới thiệu hồi năm ngoái bởi hãng AuraLife với tuyên
bố rằng có khả năng ước tính huyết áp của người dùng, chỉ cần họ đặt mép
của điện thoại vào ngực bên trái và dùng ngón tay trỏ đặt lên vị trí
của camera là có thể đo được huyết áp. Tuy nhiên khi nghiên cứu, các bác
sĩ tại Đại học Johns Hopkins phát hiện rằng cứ 5 người bị cao huyết áp
dùng phần mềm này để đo thì kết quả trả về là ở mức bình thường, trong
khi đo bằng thiết bị y tế chuyên dụng thì 4 người có mức huyết áp là rất
cao.
Bác sĩ Timothy Plante nhận định: "Nếu phần mềm này hoạt động, nó sẽ là
một cuộc cách mạng, cho phép theo dõi và kiểm soát tình trạng của những
bệnh nhân cao huyết áp với chi phí rẻ, đơn giản chỉ cần xài smartphone
là có thể đo được. Nó ra đời với hứa hẹn sẽ giúp người ta
đo huyết áp
mà không cần dụng cụ đo chuyên dụng vốn cồng kềnh của bác sĩ. Tuy
nhiên, điểm đáng quan tâm là kết quả đo lại không chính xác. Bệnh cao
huyết áp là một kẻ giết người thầm lặng bởi nó không có triệu chứng rõ
ràng và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy gan và
đột quỵ."
Tính từ thời điểm ra mắt vào năm 2014 thì phần mềm này đã được
mua từ 148.000 người dùng với mức giá 4.99 đô la. Và để kiểm chứng mức
độ tin cậy của phần mềm này so với tiêu chuẩn được phép lưu hành trong
các phòng khám ở Mỹ, bác sĩ Plante và các đồng nghiệp đã kêu gọi 85 tình
nguyện viên, hơn 1 nửa số này được chẩn đoán là cao huyết áp và đều
đang sử dụng thuốc. Nhóm kiểm tra huyết áp của họ 2 lần bằng phần mềm
theo hướng dẫn của hãng phát triển, sau đó so kết quả trung bình với kết
quả đo từ biện pháp truyền thống.
Người khỏe mạnh bình thường có huyết áp tâm thu, lúc tim đập, dưới 120
mmHg và huyết áp tâm trương, lúc tim nghỉ, vào khoảng dưới 80 mmHg. Nếu
huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc tâm trương trên 90 mmHg thì được xác
định là cao huyết áp. Kết quả so sánh cho thấy kết quả huyết áp tâm thu
đo từ ứng dụng lệch so với phép đo truyền thống khoảng 12,4 mmHg và độ
lệch ở kết quả đo tâm trương là 10,1 mmHg. Nhìn chung, các ứng dụng ước
tính huyết áp của người dùng thấp hơn thực tế và có thể không xác định
là cao huyết áp.
Đồng ý với nhận định của nghiên cứu lần này, các bác sĩ khác đều cho
rằng rất khó để một ứng dụng điện thoại di động có thể đo được huyết áp
chính xác mà cần phải có một thiết bị quấn quanh bắp tay bệnh nhân.
Trước đây ứng dụng này được bán trên cả App Store lẫn Google Play nhưng
giờ thì không còn. Apple xác nhận rằng ứng dụng đã bị gỡ xuống hoàn
toàn.
Phía hãng phát triển AuraLife thì cho rằng nghiên cứu lần này "là thiếu
chính xác" và họ đã có nhiều lần cập nhật trong quá trình nghiên cứu
được thực hiện nhằm tăng cường độ chính xác lên 30%. Mặt khác ông cho
rằng ứng dụng được thiết kế để đo huyết áp tâm thu dưới 158 mmHg và tâm
trương dưới 99 mmHg, đồng thời nó không phải là một ứng dụng y tế nên
không thể được dùng để chẩn đoán bệnh. Vấn đề có vẻ như còn gây tranh
cãi nhưng qua đó, báo cáo lần này cảnh báo người dùng nên cẩn thận với
những công nghệ sức khỏe mới nổi để đảm bảo an toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét