Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Chọn chế độ chụp A (Aperture priority - ưu tiên khẩu độ) để làm chủ vùng ảnh rõ (DOF)

Hôm tết, gặp gỡ một vài anh em mới thích chụp hình, câu chuyện vui vẻ của anh em ấy là về các chế độ chụp hình. Một anh cầm máy ảnh lên và nói:
- Anh chỉ chụp M, thế mới chuyên nghiệp.
- Ai bảo? P mới chuyên nghiệp, P là Professional mà!
- Hai bác đều sai, M là chụp Mò, P là tự động, chỉ có A thôi, nghe nói A là chế độ ưu tiên gì đó.
- Ha ha... M là Mò, P là Pro, A chỉ là Auto thôi. Mình luôn chụp S, là Super. Chế độ Super.


Chỉ là anh em "chém gió" vui vẻ, nhưng một anh nọ rành về chụp ảnh, nhân dịp bắt đầu giải thích, mình thấy cũng hữu ích cho anh em mới chơi, nên chia sẻ lại:

Máy ảnh số nào cũng có các chế độ chụp và người dùng tuỳ ý chọn một chế độ khi chụp. Máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp, Mirroless cao cấp thì ưu tiên cho các chế độ cho phép người chụp can thiệp nhiều. Các máy ảnh số tầm trung & bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và một phần can thiệp của người dùng. Máy ảnh du lịch phổ thông, điện thoại ... thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động. Các chế độ chụp đó đều có chung mục đích là để người dùng kiểm soát các yếu tố liên quan đến ánh sáng sao cho đảm bảo bức ảnh đúng sáng theo ý muốn của người chụp.

Có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sáng đi vào máy ảnh:

  • Khẩu độ ống kính,
  • Tốc độ màn trập,
  • Độ nhạy sáng ISO.
Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp can thiệp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng như nhau, nhưng có thể khác nhau hiệu ứng ảnh theo ý đồ người chụp.

Với cùng một cường độ sáng tại một bối cảnh, có thể dụng nhiều chế độ chụp khác nhau. Chẳng hạn với độ nhạy ISO200, tốc độ trập là 1/500s với khẩu độ ống kính f/4 (1/500s - f/4) thì tương đương: 1/250s - f/5.6; 1/125s - f/8; 1/60 - f/11 .v.v... có cùng lượng sáng đi vào bề mặt film hay cảm biến ảnh. Như vậy, với một gia trị lộ sáng (exposure value) hay gọi tắt là EV (nhiều người còn gọi là thời chụp hay giá trị phơi sáng), ta có nhiều EV khác nhau tuỳ theo ý đồ chụp khác nhau.

Các cặp kết hợp các thông số trên khác nhau nhưng cùng cho một kết quả như nhau về lượng sáng. Vậy, khác nhau gì? - Khác nhau về hiệu ứng hình ảnh, và sự khác nhau đó tuỳ vào ý muốn của người chụp. Tuỳ theo ý muốn đó mà người chụp sẽ chọn một chế độ chụp trên máy ảnh khác nhau, đó là:
3549389_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn-.


Về cơ bản, các máy ảnh có 4 chế độ chụp chính: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.
  • P / Program
Chọn chế độ này, máy sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Nhưng độ nhạy sáng ISO, bù trừ sáng và các thiết lập khác thì bạn tự thiết lập và kiểm soát. Bạn có thể để ISO thấp nhất để giảm độ nhiễu, và để chế độ P trong trường hợp chụp nhanh không cần phải suy nghĩ tính toán.
  • A / Av Aperture Priority
Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”. Ví dụ bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, tốc độ màn trập sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp.
  • S / Tv / Shutter Priority
Chế độ này ngược lại chế độ A / Av ở trên. Bạn chủ động chọn tốc độ màn trập và máy tự động chọn khẩu độ tương ứng cho đúng sáng. Thường chọn chế độ này khi người chụp muốn duy trì một tốc độ cao để tránh rung lắc và khẩu độ phó mặc cho máy tuỳ chọn tương ứng.
  • M (Manual)
Chế độ này hay gọi là chế độ chụp manual, chỉnh hoàn toàn bằng tay. Bạn sẽ phải chủ động chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cho tất cả mọi cú bấm máy. Đặc biệt, ở chế độ này, bạn có thể chụp tốc độ hoàn toàn chủ động Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại) dành cho các trường hợp phơi sáng kéo dài.

Khuôn khổ bài này, chúng ta bàn về chuyện tại sao chọn chụp chế độ A / Av?

Các điều ghi nhớ liên quan đến chế độ A trên máy ảnh:
  • A - khi chọn chế độ A không phải là chế độ chụp Auto đúng nghĩa Auto chụp hoàn toàn tự động, giao phó tất cả cho máy ảnh xử lý, mà A viết tắt là Aperture Priority, nghĩa là ưu tiên KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH.
  • A - khi chụp chế độ A, tức là người chụp MUỐN tự mình chọn KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH theo ý mình. Mà khẩu độ ống kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DOF. (DOF - viết tắt của Depth of Field mà dân chụp hay gọi là "đóp" hay "đốp". Đơn giản nó là từ để diễn tả khoảng ảnh rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét đó trong ảnh. Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, trên một trục thẳng ta thấy ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì một số điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng rõ nét, khoảng ảnh rõ nét đó gọi là khoảng DOF.)
  • A - khi chụp chế độ A, là bạn muốn có DOF như ý muốn của mình, khoảng ảnh rõ trong ảnh dày hay mỏng theo ý của mình. Tức là không bận tâm đến tốc độ màn trập tương ứng là bao nhiêu, đối tượng tĩnh hay động, thậm chí để ISO Auto để máy tự cân đong đo đếm chọn ISO tương ứng mà không quan tâm đến độ mịn hay nhiễu hạt.
  • A - Muốn làm chủ chủ DOF, chọn chế độ A, thay đổi thông số khẩu độ theo ý muốn, bấm chụp!
Nguyên tắc:
Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 (dày hơn, sâu hơn) nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ đơn giản như sau:
  • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
  • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
3549383_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--8.
3549487_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--13.
Ví dụ khác chế độ chụp A, tức là tuỳ chỉnh khẩu độ, còn lại tốc độ và ISO tự động máy chỉnh. Chúng ta thấy tấm đầu tiên khẩu rất lớn: F/1.4 nên cuộn phim Kodak màu vàng mờ nhoè; tấm tiếp theo khẩu độ f/8 thì khoảng rõ từ cuộn phim xanh Fuji đến cuộn phim vàng Kodak rõ hơn; và tiếp theo tấm thứ ba...

3549492_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--14. 3549494_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--19. 3549493_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--15.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến DOF:
Chúng ta nói đến chế độ chụp A, ưu tiên chọn khẩu độ ống kính để làm chủ DOF. Tuy nhiên, có 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến DOF, cũng nên nói ở đây cho các bạn mới chơi: Đó là tiêu cự ống kính và khoảng cách từ vị trí đặt máy ảnh đến chủ thể được chụp.

Tiêu cự ống kín là khoảng cách từ tâm của ống kính đến bề mặt cảm biến / phim. Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.

Tóm lại chỉ cần nhớ:
  • Về khẩu độ ống kính:
    • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
    • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
  • Về tiêu cự ống kính:
    • Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
    • Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
  • Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
  • Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
  • Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.
Thực hành: Chọn chế độ A để làm chủ DOF. Quan sát các thông số để rút ra nguyên tắc, để chủ động tuỳ chỉnh theo ý mình, không phải xin cái thông số để chụp lại y thông số đó là ra được ảnh giống y như thế đâu.
  • Thiết lập máy ảnh chế độ chụp A - ưu tiên khẩu độ ống kính.
  • Chọn 1 chủ thể để chụp, nên là chủ thể tĩnh như góc nhà, hàng cây, ....
  • Xoay vòng xoay chỉnh khẩu độ từ chỉ số f nhỏ đến lớn, chẳng hạn: f/2.8 - 4, 5.6, 8, 11, 16 ... và chụp cùng 1 chủ đề, lấy nét tại cùng 1 điểm, tại 1 vị trí đặt máy và cùng tiêu cự.
  • Chép hết ảnh vào máy tính, xem lại thông số chụp, nhất là chỉ số F - khẩu độ ống kính.
  • Quan sát DOF
Chẳng hạn:
Chụp gần close-up, muốn dof mỏng, mở khẩu khá lớn f/3.2 vừa đủ thấy miếng chanh ớt mờ, không hoàn toàn mờ nhoè không còn nhận ra, ống kính 105mm
dof-camera.tinhte.vn--8.
dof-camera.tinhte.vn--3.

Chụp xa, nhưng muốn dof mỏng, mình dùng ống 200 f/2.8 nhưng gắn converter 2x thành tiêu cự 400mm và dĩ nhiên khẩu lớn nhất là f/5.6. Ảnh chụp 2008.
dof-camera.tinhte.vn--7. dof-camera.tinhte.vn--4.

Chụp phong cảnh thì thường muốn cảnh vật có độ sắc nét sâu, các lớp ảnh rõ nét. Muốn thế thì khép khẩu nhỏ (hay gọi là siết khẩu, khép khẩu, khẩu bé...). Ở đây mình dùng F/11, khoảng cách từ trong bờ ra với tiêu cự 98mm.
dof-camera.tinhte.vn--5.
Screen Shot 2016-02-11 at 10.49.43 AM.
3549528_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--24.

Chúc anh em có nhiều ảnh DOF như ý.
https://tinhte.vn/threads/chon-che-do-chup-a-aperture-priority-uu-tien-khau-do-de-lam-chu-vung-anh-ro-dof.2550264/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét