Các nhà cung cấp dịch vụ Internet mà người dùng đang sử dụng hiện nay sẽ tự động cung cấp cho người dùng, nhưng người dùng sẽ không phải sử dụng các DNS từ nhà cung cấp. Thay vào đó, người dùng có thể sử dụng các máy chủ DNS của bên thứ ba vốn cung cấp một loạt các tính năng mà ISP (Internet Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ Internet) của người dùng có thể không mang lại. Hiện nay, các nhà cung cấp máy chủ DNS của bên thứ ba như OpenDNS và GooglePublic DNS đều rất được người dùng đáng giá cao, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao người dùng cần phải thay đổi DNS từ bên thứ ba thay vì sử dụng DNS mặc định từ nhà cung cấp dịch vụ Internet? Bài viết sẽ cho bạn biết câu trả lời.

1. Có thể cải thiện về tốc độ


Các máy chủ DNS của bên thứ ba có thể mang lại cho người dùng tốc độ truy cập nhanh hơn so với các máy chủ DNS từ nhà cung cấp dịch vụ Internet mặc định. Mặc dù vậy, điều này vẫn không được đảm bảo vì nó sẽ còn phải phụ thuộc vào vị trí địa lý của người dùng (càng gần các máy chủ DNS tốt độ truy cập sẽ càng nhanh) và cả tình trạng máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet người dùng đang sử dụng.

Nếu tất cả những gì mà người dùng quan tâm là tốc độ, người dùng có thể thấy một số lợi thế từ việc chuyển đổi sang một máy chủ DNS của bên thứ ba. Để chắc chắn, người dùng nên sử dụng một công cụ kiểm tra hiệu năng DNS như Namebench vốn có khả năng xem chất lượng kết nối đến các máy chủ DNS hiện tại và kiểm tra thời gian phản hồi mà các máy chủ cần để đáp ứng.


Các nhà cung cấp DNS của bên thứ ba phổ biến nhất hiện nay như Public DNS từ Google hoặc OpenDNS vốn mang đến khả năng kết nối nhanh hơn. Công cụ Namebench sẽ liệt kê cho người dùng biết một loạt những thông tin cần thiết nếu như người dùng đang sử dụng dịch vụ.

Công cụ Namebench cũng lưu ý cho người dùng biết rằng, không có một điểm chuẩn chung cho các DNS của bên thứ ba bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này. Ví dụ, Google Public DNS và OpenDNS đều chủ động tham gia vào hệ thống tăng tốc Internet toàn cầu, cho phép lấy địa chỉ IP của những người kết nối đến DNS nhằm đưa người dùng đến với các địa chỉ IP gần hơn để giúp tăng tốc độ kết nối. Trong khi đó, những hệ thống máy chủ DNS khác, các máy chủ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet không phải nhanh chóng hướng đến các công nghệ mới như thế.

2. Các cải tiến đáng kể

Nếu các nhà cung cấp dịch vụ Internet của người dùng kém cỏi trong khả năng giữ các máy chủ DNS hoạt động nhanh chóng và ổn định, người dùng có thể gặp tình trạng khoảng thời gian "chết" khi trang web không tải được hoặc tải rất chậm do các DNS yêu cầu mất một khoảng thời gian để giải quyết. Nếu nhà cung cấp dịch vụ Internet của người dùng không đáp ứng tốt các công việc đó, người dùng có thể chuyển sang lựa chọn máy chủ DNS của bên thứ ba vốn cung cấp cho người dùng một sự trải nghiệm đáng tin cậy hơn.

3. Kiểm soát trẻ nhỏ


Nếu người dùng có trẻ nhỏ và muốn thiết lập tính năng lọc web, có rất nhiều cách khác nhau cho phép người dùng có thể làm điều này. Một trong những cách dể dàng nhất để cấu hình bộ loc web nhằm thay đổi máy chủ DNS của người dùng đến OpenDNS. Thay đổi máy chủ DNS trên router của người dùng và người dùng sẽ có thể cấu hình các thiết lập sự kiểm soát của phụ huynh trên website OpenDNS, cho phép người dùng ngăn chặn một số loại trang web và xem các trang web truy cập từ mạng gia đình của người dùng.

Điều này đặc biệt thuận lợi bởi vì sau khi thay đổi các thiết lập trên router của người dùng và thiết lập sự kiểm soát của phụ huynh trên website của OpenDNS, các thiết lập sẽ áp dụng cho tất cả các thiết bị trên mạng gia đình của người dùng, bao gồm các máy tính chạy các hệ điều hành khác nhau, may chơi game, điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhiều hơn nữa. Khi một yêu cầu DNS được thực hiện cho địa chỉ IP là của một trang web, OpenDNS sẽ trả về một địa chỉ IP khác. Trình duyệt của người dùng sẽ kết nối đến địa chỉ đó và nhìn thấy một thông báo với nội dung rằng các trang web mà người dùng muốn truy cập đã bị chặn.

Người dùng lưu ý rằng điều này thực sự không phải là điều đơn giản. Một người sử dụng mạng của mình có thể thay đổi các máy chủ DNS để vượt qua các bộ lọc. Trẻ em có thể sẽ không thể nghĩ ra cách thức làm điều này, nhưng với những người lớn tuổi hơn thì họ có đủ khả năng để xử lý điều này khi họ am hiểu về chúng.

4. Phòng chống lừa đảo


OpenDNS cũng sử dụng bộ lọc để chặn các trang web lừa đảo (phishing). Các trình duyệt phổ biến hiện nay đã được tích hợp sẵn bên trong công cụ bảo vệ chống lừa đảo, nhưng nếu người dùng chạy một một mạng lưới bao gồm các máy tính WindowsXP chạy Internet Explorer 6, sử dụng OpenDNS sẽ mang đến cho tất cả các máy tính trong mạng một số khả năng bảo vệ giúp chống lại các hoạt động đánh cắp danh tính của người dùng. Các dịch vụ DNS khác không cung cấp các tính năng này. Ví dụ, Google Public DNS không bao gồm bất kì tính năng lọc nội dung, vì nó chỉ hoạt động nhằm mục đích như một dịch vụ DNS tốc độ nhanh mà không có bất kì kiểu hỗ trợ nào khác.


5. Các tính năng bảo mật

Các máy chủ DNS của bên thứ ba như OpenDNS và Google Public DNS cũng cung cấp các tính năng bảo mật vốn chưa được cung cấp bởi các máy chủ DNS tù các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Ví dụ, Google Public DNS hỗ trợ DNSSEC để đảm bảo yêu cầu DNS được kí kết an toàn và chính xác. Các máy chủ DNS cỉa các nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể chưa thực hiện tính năng bảo mật như vậy.

Nếu SOPA (Stop Online Piracy Act - Ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến) được thông qua thì không có máy chủ DNS của nước Mỹ nào hỗ trợ DNSSEC, bởi theo điều luật SOPA thì tiêu chuẩn DNSSEC sẽ là hoạt động bất hợp pháp. Điều này cũng có nghĩa rằng, người dùng ở Mỹ sẽ phải sử dụng các máy chủ DNS ở nước ngoài nếu người dùng muốn hưởng lợi ích của DNSSEC.


6. Truy cập các nội dung bị khóa theo vùng


Các máy chủ DNS của bên thứ ba đặc biệt cũng có thể cho phép người dùng truy cập các nội dung bị khóa theo vùng. Ví dụ, nếu người dùng chuyển đổi sang máy chủ DNS Tunlr sẽ cho phép người dùng xem miễn phí các nội dung truyền thông như Netflix, Hulu và BBC iPlayer bất kể người dùng đang ở đâu trên thế giới. Khi máy tính của người dùng kết nối đến DNS của bên thứ ba, dịch vụ DNS sẽ thực hiện một số công đoạn khiến cho nhà cung cấp dịch vụ sẽ nghĩ rằng người dùng đang ở một nơi khác trên thế giới. Đây là một sự lựa chọn thuận tiện vì nó cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ này trên bất kì thiết bị chỉ bằng cách thay đổi máy chủ DNS trên router của người dùng.


Người dùng cũng không nên sử dụng Tunlr như một dịch vụ DNS chính. Cũng giống như một dịch vụ DNS miễn phí, Tunlr sẽ không thể đưa người dùng đến khả năng tối ưu hóa tốc độ truy cập, việc chuyển sang Tunlr vĩnh viễn sẽ khiến cho việc hoạt động trình duyệt web của người dùng chậm hơn rất nhiều. Ngoài việc sử dụng Tunlr, người dùng cũng có thể sử dụng một công cụ khác như DNS Jumper để nhanh chóng chuyển sang các DNS khác khi người dùng cần và ngắt đi khi hoàn tất.


7. Khi các trang web bị chặn ở mức IP

Một nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể chặn trang web mà họ muốn, chẳng hạn như http://example.com bằng cách chuyển hướng cho nó đến một trang web khác. Nếu các trang web bị chặn theo cách này, việc thay đổi máy chủ DNS của người dùng đến một dịch vụ DNS của bên thứ ba sẽ giúp người dùng thoải mái truy cập trang web mà người dùng mong muốn. Cũng cần lưu ý rằng, một số trang web nếu bị chặn ở mức IP thì việc thay đổi DNS cũng sẽ trở nên vô tác dụng.

Nguồn: Howtogeek