Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

DAS VS NAS. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP TỐT CHO DOANH NGHIỆP?

[IMG]
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường là 1 trong 2 lựa chọn: DAS (Directed Attached Storage) và NAS (Network Area Storage). Vậy chính xác giải pháp nào sẽ là sự lựa chọn đúng đắng cho các doanh nghiệp, DAS hay NAS?

Như cái tên của nó, Hệ thống DAS chứa thiết bị lữu trữ dữ liệu kết nối trực tiếp với một PC hoặc một Server thông qua dây cáp, và giữa chúng ko có 1 thiết bị mạng nào xen giữa. Mặc khác, một thiết bị NAS có thể được gắn ở bất cứ nơi đâu trên mạng, độc lập với đường mạng đến Server. Bởi vì nó chứa một địa chỉ IP riêng, nên bạn có thể truy cập vào nó một cách trực tiếp và dễ dàng hơn so với việc phải thông qua Server để lấy dữ liệu. Cả DAS và NAS đều cung cấp một số lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải hiểu là DAS có nhiều hạn chế hơn so với NAS.


QUẢN TRỊ VIỆC LƯU TRỮ

Từ bước cài đặt môi trường lưu chữ cho tới việc quản lý vùng dữ liệu hàng ngày, cập nhật, thay đổi chỉnh sửa, mỗi một thiết bị DAS yêu cầu nhiều quản trị hơn là sơ với NAS. Các thiết bị DAS cần một Host Bus Adapter (HBA) và được cấu hình để làm việc với Server. Trái lại, thiết bị NAS được cắm trực tiếp vào mạng và được cấp một địa chỉ IP riêng cho từng thiết bị. Chúng ta không cần phải có một HBA, và nhiều thiết bị NAS được cấu hình trước để hỗ trợ những dịch vụ thông thường như Network File System (NFS) hay Common Internet File System (CIFS). Có thể kết luận rằng, NAS hỗ trợ khả năng Cắm – Xài liền, không ảnh hưởng đến việc vận hành của Server.
Việc quản trí hiện nay, Hệ thống DAS yêu cầu nguồn nhân lực về IT nhiều hơn là NAS, đặc biệt là khi phải quản trị một hệ thống lưu trữ ở xa. Hầu hết các thiết bị DAS phải cần có mặt bằng để các quản trị viên có thể điều khiển, quản lý. Hơn nữa việc trao đổi dữ liệu cũng rất khó khăn. Như có đề cấp đến khái niệm về DAS trong các bài trước, DAS được ví như là một “Đảo dữ liệu”. Các đảo càng xa, càng khó có thể trao đổi thông tin với nhau một cách thuận lợi. Ngược lại, hầu hết các giải pháp NAS cung cách quản lý trực quan hơn và dễ dàng truy cập từ bất cứ trình duyệt web nào trên mạng. Do đó, hệ thống DAS có mực phí quản trị định kì cao hơn so với một hệ thống NAS tương đương.
Host Bus Adapter (HBA): thiết bị giao tiếp với hệ thống lưu trữ ngoài, tùy theo công nghệ sử dụng, nó có thể hổ trợ các chuẩn SCSI Bus hoặc Fibre Channel


[IMG]

DOWNTIME
Một với đề khác với DAS đó chính là về thời gian Downtime. Từ khi thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp vào Server, không có cách nào để lấy nó ra ngoại trừ trường hợp server bị down vì lỗi hệ thống, sự cố về điện hoặc bảo trì định kì. Lúc đó, việc cấu hình lại Server để có thể sử dụng thiết bị lưu trữ mất khá nhiều thời gian, hơn nữa, khi các thiết bị DAS được xây dựng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau thì khả năng lỗi hệ thống càng cao. Nhưng cho dù gì đi nữa, chi phí mà bạn phải bỏ ra mỗi khi Server bị down là không nhỏ, đặc biệt là vào những giờ làm việc.
Tuy nhiên trong môi trường NAS, các thiết bị NAS độc lập hoàn toàn với Server, vậy việc Server có bị gì đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì đến thiết bị lưu trữ. Thêm vào đó, khi Server hoạt động trở lại, chúng ta không mất thời gian để cấu hình lại cho Server nữa. Với một hệ điều hành chuyên biệt, đươc xây dựng nhằm mục đích cung cấp dữ liệu một cách tiện lợi đến các clients, các thiết bị lưu trữ NAS có vẻ ít rủi ro hơn là đối với DAS.

HIỆU QUẢ KINH TẾ

Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những tài liệu kinh doanh quan trọng cần được bảo vệ, nhưng lại được lưu trữ ở nhiều Server trong mạng hay ở nhiều văn phòng, thì NAS là sự lựa chọn hiệu quả hơn DAS. Với DAS, mỗi thiết bị lưu trữ cần được quản lý, điều khiển một cách cục bộ và riêng biệt. Điều đó có thể dẫn đến gánh nặng về việc quản lý một cách đáng kể khi mỗi Server phải có một admin quản lý. Tuy vậy, với việc cài đặt NAS, bạn có thể quản lý tất cả dữ liệu của mình ở bất cứ đâu trong môi trường mạng và thông qua một giao diện web đơn giản. Bạn có thể xem toàn bộ hệ thống mạng từ một địa điểm; giám sát việc phân chia dữ liệu; lập lịch backup; thực hiện việc backup bằng tay trong trường hợp server downtime; và nhận thông báo về các vấn đề mỗi khi ổ lữu trữ gặp sự cố
DAS hoạt động tốt trong môi trường nhỏ, nơi mà khả năng mở rộng không là vấn đề. Chẳng hạn như nếu dữ liệu của các công ty dưới 500GB thì giải pháp DAS là hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu công ty mở thêm nhiều chi nhánh, DAS sẽ trở nên chậm chạp và kém hiệu quả rõ rệt.

GIẢI QUYẾT CÁC NHU CẦU KINH DOANH
Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu hụt những chuyên viên về IT có khả năng quản lý một môi trường lưu trữ phức tạp. Khi hệ thống lữu trữ trở nên khó triển khai hay bảo trì, thì điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều doanh nghiệp sẽ quản lý dữ liệu của họ một cách không chắc chắn, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc mất mát, thất thoát dữ liệu là điều khó tránh khỏi. Đó là lý do vì sao chúng ta cần một giải pháp lưu trữ hiệu quả cho các doanh nghiệp. Giải pháp đó phải cung cấp những yêu cầu về sự tin cậy, độ phức tạp, sử dụng dễ dàng, cùng với đó là hiệu suất cao và sự bảo vệ chắc chắn.


KẾT LUẬN
Mặc dù DAS và NAS có giá cả cũng không khác nhau lắm, nhưng NAS mang lại nhiều tính năng hơn (hiệu suất cao, độ tin cậy cao, và dễ dàng cài đặt, quản trị) Nếu doanh nghiệp của bạn không có đủ nguồn lực về IT, hoặc dữ liệu được phân phối ở nhiều nơi, thì giải pháp NAS là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.


http://www.tinhte.vn/threads/das-vs-nas-dau-la-giai-phap-tot-cho-doanh-nghiep.1559835/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét