Hệ thống giám sát virus của Công ty An ninh mạng Bkav
vừa phát hiện một loại phần mềm gián điệp (spyware) có thể tấn công máy
tính từ smartphone. Đây là lần đầu tiên một mã độc có khả năng lây từ
điện thoại sang máy tính.
Theo Bkav, mã độc lây vào smartphone bằng cách núp bóng dưới dạng các
ứng dụng dọn dẹp, tối ưu hệ thống như DroidCleaner hay SuperClean. Thực
chất, đây là một phần mềm gián điệp có chức năng gửi, xóa hay đánh cắp
toàn bộ tin nhắn, danh bạ cùng thông tin trên điện thoại. Sau khi đã lây
nhiễm thành công trên smartphone, mã độc sẽ tiếp tục tải về phần mã
lệnh có thể lây trên máy tính dưới dạng các file autorun và file thực
thi khác.
Chỉ chờ người sử dụng kết nối hai thiết bị với nhau, virus sẽ xâm nhập từ smartphone sang máy tính nếu máy tính bật chế độ autorun, hoặc khi người sử dụng kích hoạt file trong quá trình mở các thư mục. Tại đây, mã độc nhắm vào các phần mềm voice chat như Skype, Yahoo Messenger để ghi lại các đoạn hội thoại và gửi cho hacker.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: "Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người dùng smartphone. Khi thế giới của thiết bị di động và máy tính gần như đã là một, nguy cơ lây nhiễm virus giữa hai nền tảng này là hết sức đáng lo ngại".
Các chuyên gia của Bkav cũng khuyến cáo, ngay cả những việc đơn giản như cho người khác cắm nhờ điện thoại vào máy tính để sạc pin giờ đây cũng đã trở nên nguy hiểm. Để tự bảo vệ trước các nguy cơ này, người sử dụng cần cài phần mềm diệt virus trên cả hai nền tảng di động và máy tính. Hiện Bkav đã cập nhật các mẫu nhận diện virus mới trên cả phần mềm Bkav cho máy tính và Bkav Mobile Security phiên bản miễn phí.
Theo kết quả chương trình khảo sát do Bkav thực hiện vào tháng 4/2013, thiệt hại do virus máy tính tại Việt Nam mỗi năm lên đến gần 8 nghìn tỷ đồng.
Chỉ tính riêng trong tháng 10/2013 thì đã có 2.548 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 4.391.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.Sality.PE đã lây nhiễm trên 337.000 lượt máy tính.
Trong tháng 10, đã có 504 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 7 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 497 trường hợp do hacker nước ngoài.
Danh sách 5 virus lây nhiều nhất trong tháng 10/2013:
Chỉ chờ người sử dụng kết nối hai thiết bị với nhau, virus sẽ xâm nhập từ smartphone sang máy tính nếu máy tính bật chế độ autorun, hoặc khi người sử dụng kích hoạt file trong quá trình mở các thư mục. Tại đây, mã độc nhắm vào các phần mềm voice chat như Skype, Yahoo Messenger để ghi lại các đoạn hội thoại và gửi cho hacker.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: "Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người dùng smartphone. Khi thế giới của thiết bị di động và máy tính gần như đã là một, nguy cơ lây nhiễm virus giữa hai nền tảng này là hết sức đáng lo ngại".
Các chuyên gia của Bkav cũng khuyến cáo, ngay cả những việc đơn giản như cho người khác cắm nhờ điện thoại vào máy tính để sạc pin giờ đây cũng đã trở nên nguy hiểm. Để tự bảo vệ trước các nguy cơ này, người sử dụng cần cài phần mềm diệt virus trên cả hai nền tảng di động và máy tính. Hiện Bkav đã cập nhật các mẫu nhận diện virus mới trên cả phần mềm Bkav cho máy tính và Bkav Mobile Security phiên bản miễn phí.
Theo kết quả chương trình khảo sát do Bkav thực hiện vào tháng 4/2013, thiệt hại do virus máy tính tại Việt Nam mỗi năm lên đến gần 8 nghìn tỷ đồng.
Chỉ tính riêng trong tháng 10/2013 thì đã có 2.548 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 4.391.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.Sality.PE đã lây nhiễm trên 337.000 lượt máy tính.
Trong tháng 10, đã có 504 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 7 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 497 trường hợp do hacker nước ngoài.
Danh sách 5 virus lây nhiều nhất trong tháng 10/2013:
http://vnreview.vn/tin-tuc-an-ninh-mang/-/view_content/content/799531/canh-bao-virus-lay-tu-smartphone-sang-may-tinh-tai-viet-nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét