Mỹ
sẽ chấp nhận bán nhà mạng lớn thứ 3 của mình cho tập đoàn viễn thông
Nhật để chống lại nguy cơ về an ninh từ các thiết bị Trung Quốc.
Trước đó, Bộ tư pháp Hoa Kỳ đã đề nghị Ủy ban truyền thông Liên bang từ gạt bỏ thương vụ mua lại Sprint Nextel của SoftBank với lo ngại rằng việc cho phép tập đoàn nước ngoài sở hữu mạng viễn thông của Mỹ có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nguồn tin mà trang tin tức uy tín Wall Street Journal nhận được thì để chống lại lại sự bành trướng của Trung Quốc, chính phủ Mỹ sẽ đồng ý thông qua thương vụ này. Bản thân 2 công ty trên cũng đã thu hút được sự chú ý của U.S. House Intelligence Committee, tổ chức tố cáo các hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gây nguy hiểm đến anh ninh quốc gia vào tháng 10 năm ngoái.
Theo đó, Mỹ sẽ chấp nhận cho tập đoàn viễn thông của Nhật SoftBank bỏ ra 20 tỷ USD để thâu tóm nhà mạng lớn thứ 3 của mình Sprint Nextel (sau AT&T và Verizon) với điều kiện đạt được thỏa thuận ngược lại về việc cung cấp hạ tầng mạng. Điều này đồng nghĩa với việc hạ tầng mạng của Mỹ sẽ sử dụng các thiết bị được Nhật cung cấp thay vì từ 2 tên tuổi đầy tai tiếng của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Trong lúc đang xem xét và đàm phán, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ nhận được các thông báo về mua linh kiện của hệ thống hạ tầng vốn đang trở nên quá tải của các nhà mạng và sự hợp tác của họ trong trường hợp có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên để tránh vi phạm luật thương mại, điều kiện đặt ra với SoftBank rất ít khả năng kèm theo điều khoảng loại bỏ các thiết bị Trung Quốc (do Huawei cung cấp) mà bản thân tập đoàn này cũng đang sử dụng tại Nhật. Mục tiêu chính ở đây là tránh cho các linh kiện của ZTE và Huawei trở thành thiết bị trọng yếu trong hạ tầng mạng của Mỹ, điều đáng tiếc là đã xảy ra với Việt Nam chúng ta.
Mặc dù ZTE và Huawei liên tục phủ nhận cáo buộc trở thành hiểm họa đối với an ninh Mỹ, cả 2 công ty đều không có động thái gì để khắc phụ các nguy cơ mà các hãng viễn thông Mỹ đang phải gánh chịu khi sử dụng thiết bị của họ. "Bạn phải tìm cách nói đừng mua hàng Trung Quốc mà không phải thốt lên câu đừng mua hàng Trung Quốc" chính là mục tiêu của thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Softbank.
Về mặt thương mại, việc được SoftBank mua lại hứa hẹn sẽ giúp Sprint có thêm sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường viễn thông. Sự kết hợp giữa 2 công ty này sẽ giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã điện thoại, hợp đồng giá cạnh tranh và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mỹ dám chấp nhận bán nhà mạng lớn thứ 3 của mình cho Nhật để chống lại mối nguy hiểm từ Trung Quốc còn Việt Nam chúng ta thì sao? Đừng quên rằng nhà mạng lớn nhất của Nhật là Docomo đã đầu tư vào Việt Nam từ khá lâu nhưng vì "lý do mà ai cũng biết" nên các hãng viễn thông chúng ta vẫn ưu ái hàng Trung Quốc hơn.
Trước đó, Bộ tư pháp Hoa Kỳ đã đề nghị Ủy ban truyền thông Liên bang từ gạt bỏ thương vụ mua lại Sprint Nextel của SoftBank với lo ngại rằng việc cho phép tập đoàn nước ngoài sở hữu mạng viễn thông của Mỹ có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nguồn tin mà trang tin tức uy tín Wall Street Journal nhận được thì để chống lại lại sự bành trướng của Trung Quốc, chính phủ Mỹ sẽ đồng ý thông qua thương vụ này. Bản thân 2 công ty trên cũng đã thu hút được sự chú ý của U.S. House Intelligence Committee, tổ chức tố cáo các hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gây nguy hiểm đến anh ninh quốc gia vào tháng 10 năm ngoái.
Mỹ thà bán mình cho Nhật
Theo đó, Mỹ sẽ chấp nhận cho tập đoàn viễn thông của Nhật SoftBank bỏ ra 20 tỷ USD để thâu tóm nhà mạng lớn thứ 3 của mình Sprint Nextel (sau AT&T và Verizon) với điều kiện đạt được thỏa thuận ngược lại về việc cung cấp hạ tầng mạng. Điều này đồng nghĩa với việc hạ tầng mạng của Mỹ sẽ sử dụng các thiết bị được Nhật cung cấp thay vì từ 2 tên tuổi đầy tai tiếng của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Trong lúc đang xem xét và đàm phán, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ nhận được các thông báo về mua linh kiện của hệ thống hạ tầng vốn đang trở nên quá tải của các nhà mạng và sự hợp tác của họ trong trường hợp có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên để tránh vi phạm luật thương mại, điều kiện đặt ra với SoftBank rất ít khả năng kèm theo điều khoảng loại bỏ các thiết bị Trung Quốc (do Huawei cung cấp) mà bản thân tập đoàn này cũng đang sử dụng tại Nhật. Mục tiêu chính ở đây là tránh cho các linh kiện của ZTE và Huawei trở thành thiết bị trọng yếu trong hạ tầng mạng của Mỹ, điều đáng tiếc là đã xảy ra với Việt Nam chúng ta.
Chứ không muốn phụ thuộc vào các linh kiện chất lượng kém của Trung Quốc
Mặc dù ZTE và Huawei liên tục phủ nhận cáo buộc trở thành hiểm họa đối với an ninh Mỹ, cả 2 công ty đều không có động thái gì để khắc phụ các nguy cơ mà các hãng viễn thông Mỹ đang phải gánh chịu khi sử dụng thiết bị của họ. "Bạn phải tìm cách nói đừng mua hàng Trung Quốc mà không phải thốt lên câu đừng mua hàng Trung Quốc" chính là mục tiêu của thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Softbank.
Về mặt thương mại, việc được SoftBank mua lại hứa hẹn sẽ giúp Sprint có thêm sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường viễn thông. Sự kết hợp giữa 2 công ty này sẽ giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã điện thoại, hợp đồng giá cạnh tranh và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mỹ dám chấp nhận bán nhà mạng lớn thứ 3 của mình cho Nhật để chống lại mối nguy hiểm từ Trung Quốc còn Việt Nam chúng ta thì sao? Đừng quên rằng nhà mạng lớn nhất của Nhật là Docomo đã đầu tư vào Việt Nam từ khá lâu nhưng vì "lý do mà ai cũng biết" nên các hãng viễn thông chúng ta vẫn ưu ái hàng Trung Quốc hơn.
Theo Cnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét