TTO - Truyền thông xã hội (social media) sẽ thay đổi
diện mạo kỳ Olympic London 2012 ra sao, Blog quanh ta sẽ cùng bạn khám
phá những gì mà vương quốc Anh đang thực hiện để tăng mức độ tương tác
lên cao nhất.
Ảnh minh họa: Internet |
Nhờ truyền thông xã hội mà khoảng cách giữa các vận
động viên và người hâm mộ ngày càng được thu hẹp. Đó cũng là lý do ban
tổ chức kỳ Thế vận hội mùa hè năm nay tại London đã mở hẳn một đại bản
doanh “ảo”, đóng vai trò như nền tảng truyền thông xã hội kỹ thuật số để
tăng tính giao lưu giữa người hâm mộ và các vận động viên tham gia thi
đấu.
Đã 16 năm kể từ khi Thế vận hội có trang web chính
thức, cổng thông tin mới của ban tổ chức Olympic 2012 sẽ mang đến rất
nhiều thứ cho những ai đam mê sự kiện thể thao: từ phần thưởng cho người
tham gia tích cực, cho đến các thông tin độc quyền của sự kiện…
Đối với một sự kiện tầm cỡ quốc tế, việc mở thêm một
trang web có vẻ không có gì đáng làm ầm ĩ, song hãy xem xét về số liệu
vào thời điểm kỳ Thế vận hội gần nhất diễn ra (năm 2008 tại Trung Quốc),
mạng xã hội Facebook mới “chỉ có” 100 triệu người dùng. Bốn năm
sau, khi người dân thủ đô Vương quốc Anh đón chờ màn khai mạc Olympic
2012 là lúc đế chế của Mark Zuckerberg (ông chủ Facebook) có hơn 845
triệu thành viên.
Tương tự, Twitter chỉ có 6 triệu người dùng vào năm
2008, ngày hôm nay tiểu blog đã có quy mô gấp hơn 20 lần, với 140 triệu
người sử dụng.
Blog quanh ta mời bạn đọc xem qua "bức tranh minh họa" do IOC
(International Olympic Committee - Ủy ban Olympic quốc tế) thực hiện,
để chứng kiến cách truyền thông xã hội đã đóng góp vào việc thay đổi
diện mạo kỳ Thế vận hội mùa hè qua từng thời kỳ ra sao:
Ảnh: Mashable |
-
1896: tại kỳ Olympic hiện đại đầu tiên vào năm 1896, người hâm mộ theo dõi diễn biến các sự kiện – bao gồm kết quả, diễn biến, thông tin bên lề… qua báo giấy.
-
1936: Thế vận hội mùa hè Berlin, Đức là kỳ Thế vận hội đầu tiên tổ chức tường thuật sự kiện qua sóng radio. Đã có 2.500 bản tin được phát sóng bằng 28 thứ tiếng.
-
1964: kỳ Thế vận hội mùa hè tại Tokyo, Nhật Bản đóng vai trò như cột mốc lịch sử với việc phủ sóng qua vệ tinh lần đầu tiên. Tổng cộng khi đó đã có hơn 40 quốc gia được theo dõi sự kiện qua màn ảnh nhỏ.
-
1996: lần đầu tiên Olympic ra mắt trang web riêng, đăng tải tin tức, hình ảnh, kết quả và bán vé trực tuyến.
-
2012: Cổng thông tin điện tử Olympic chính thức ra mắt, cho phép người hâm mộ và vận động viên tương tác trực tiếp cùng nhau.
Tỉ lệ người xem Olympic qua màn ảnh nhỏ tăng phi mã
Số người theo dõi Olympic qua tivi liên tục tăng: từ
3,7 tỉ vào năm 2000, 3,9 tỉ vào năm 2004 đến 4,3 tỉ vào năm 2008. Đặc
biệt, tiết mục khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 đã thu hút đến 2 tỉ người
xem.
Sự trỗi dậy của truyền thông xã hội (social media) đối với Olympic
Facebook
-
2008: 100 triệu người dùng
-
2012: 845 triệu người dùng
Twitter
-
2008: 6 triệu người dùng
-
2012: 140 triệu người dùng
- 2008: Thế vận hội mùa hè chưa có kết nối chính thức với các nền tảng Facebook và Twitter.
- 2012: hơn 1.000 vận động viên tham gia Cổng thông tin Olympic tại địa chỉ: hub.Olympic.org
Ảnh: Olympic.org |
Trong suốt Olympic London 2012, các vận động viên sẽ:
- Tán gẫu trực tuyến cùng người hâm mộ theo thời gian thực, ngay từ bên trong làng Olympic.
- Chia sẻ kết quả và tương tác trực tuyến cùng người hâm mộ.
- Cạnh tranh nhau xem ai có lượng người hâm mộ trên truyền thông xã hội nhiều hơn.
Một số vận động viên “hot” nhất trên các nền tảng truyền thông xã hội:
-
Michael Phelps: 159.000 người “theo đuôi” (follower) trên Twitter; 5,1 triệu lượt “thích” (like) trên Facebook.
-
Usain Bolt: 420.000 follower trên Twitter; 6,4 triệu lượt “like” trên Facebook.
-
Yelena Isinbaeva: 4.127 follower trên Twitter; 72.000 lượt “like” trên Facebook.
-
Paul Gasol: 974.000 follower trên Twitter; 2,9 triệu lượt “like” trên Facebook.
-
Roger Federer: 10,3 triệu lượt “like” trên Facebook.
Bạn đọc ghé thăm trang web chính thức của Olympic và Cổng thông tin Olympic lần lượt tại các địa chỉ: Olympic.org và hub.Olympic.org.
TRÍ VƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét