Windows 8 bước đầu đã ra mắt thành công người dùng
thông qua bản consummer review và hứa hẹn đây sẽ là một hệ điều hành có
nhiều thay đổi nhất của Microsoft với giao diện Metro hoàn toàn mới cùng
một loạt những thay đổi cũng như các tính năng mới được thêm vào. Một
trong những tính năng đã được Microsoft chỉnh sửa đó là Remote Desktop.
Remote desktop là ứng dụng toàn màn hình dựa trên giao
diện Metro của Windows 8 đã được bổ sung thêm nhiều tính năng hữu ích
cho hệ thống. Remote Desktop tỏ ra khá hiệu quả đối với các nhà phát
triển và những người dùng làm việc trong cùng một nhóm bởi nó cung cấp
khả năng chia sẻ desktop từ đó tạo nên một môi trường làm việc trực quan
hơn nhất là trong những lúc mà lời nói không thể diễn đạt được. Khi sử
dụng ứng dụng này, người dùng sẽ có thể thực thi nhiều tác vụ của hệ
thống như kiểm tra các tiến trình đang được kích hoạt, cài đặt hoặc gỡ
bỏ phần mềm, quản lý quyền sử dụng trên một máy tính khác. Trong khuôn
khổ của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thay đổi về cách
sử dụng và nguyên tắc hoạt động của ứng dụng Remote Desktop.
Trước tiên, bạn hãy xác định vị trí của ứng dụng
Remote Desktop ở màn hình Start trên giao diện Metro UI của Windows 8.
Ứng dụng Remote Desktop sẽ có màu da cam như hình bên dưới. Lưu ý: Yêu
cầu để ứng dụng Remote Desktop hoạt động được đó là hai hệ thống máy
tính đều phải cùng nằm trong một hệ thống mạng.
Khi khởi chạy ứng dụng Remote Desktop sẽ yêu cầu bạn
nhập tên của máy tính mà mình muốn kết nối. Để xem được tên máy tính
đang sử dụng, bạn hãy mở Windows Explorer lên rồi bấm chuột phải vào
Computer và chọn Properties. Sau khi đã biết được tên của máy tính cần
kết nối, bạn hãy tiến hành nhập tên của nó trong ứng dụng Remote
Desktop.
Tiếp theo, bạn hãy nhập địa chỉ email và mật khẩu của máy chủ. Những thông tin này sẽ được sử dụng để kết nối với các máy khách.
Một cửa sổ sẽ hiện ra và hiển thị thông báo không thể
nhận ra máy tính kết nối nhưng bạn vẫn có thể bấm vào nút Connect để
tiếp tục.
Một khi kết nối giữa hai máy tính đã được thiết lập,
bạn sẽ thấy tên đăng nhập, địa chỉ Email và avatar của tài khoản được sử
dụng trên máy chủ để kết nối tới máy khách.
Sau đó bạn đã có thể diều khiển máy khách thông qua
màn hình của ứng dụng Remote Desktop, bạn có thể bấm vào dấu cộng nằm
bên cạnh biểu tượng màn hình desktop của máy khách ở thumnail để thêm
một máy khách vào ứng dụng Remote Desktop. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp
các chức năng khác như Home, Connection, Zoom, Switch Apps, Snap thông
qua thumbnail ở phía dưới cùng của màn hình ứng dụng Remote Desktop.
Cách bố trí giao diện này của Microsoft tỏ ra khá phù hợp trên máy tính
bảng và cũng không gây nhiều khó khăn khi sử dụng trên những chiếc
desktop thông thường.
Với những thay đổi mà Microsoft áp dụng cho Remote
Desktop, ứng dụng này chắc chắn sẽ rất hữu ích và được sử dụng nhiều hơn
trên Windows 8.
http://genk.vn/c186n2012030307265739/bo-mat-moi-cua-remote-desktop-tren-windows-8.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét