Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

[QC] SẮM INTEL NUC – MÁY TÍNH TƯƠNG LAI VÀ NHẬN NGAY BỘ PHÁT WIFI CHUẨN N CHO CẢ NHÀ

Hinh 01.
Intel NUC- máy tính để bàn nằm gọn trong lòng bàn tay
NUC sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống và làm việc của bạn và biến chiếc máy tính trờ nên gần gửi hơn, hữu dụng hơn và dễ dàng sử dụng hơn bao giờ hết. Nhờ thiết kế siêu nhỏ và mỏng, nhẹ theo một form factor hoàn toàn mới nằm gọn trong lòng bàn tay. Bên cạnh hiệu suất hoạt động mạnh mẽ như máy tính để bàn Intel còn tích hợp vào NUC những tính năng kết nối thời thường như WIFI và Bluetooth, USB 3.0, Thunderbolt, Display port và HDMI… biến NUC trở thành thiết bị trung tâm của tất cả các thiết bị thông minh trong nhà của bạn.

Hinh 01..
NUC – Máy tính tương lai, siêu nhỏ siêu di động từ Intel
Nhờ sử dụng bộ vi xử lý Intel Haswell & Ivy Bridge dòng U tiết kiệm điện năng nhất hiện nay NUC có thể đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ là thấp nhất trong tất cả máy tính để bàn hiện có trên thế giới, tiết kiệm đến hơn 90% điện năng tiêu thụ so với các loại máy tính để bàn, thử nhiệm cho thấy hoạt động trung bình chỉ tiêu tốn khoản 6W điện .

Intel NUC cũng gây ấn tượng với người dùng bởi tính cơ động của nó, với khả năng kết hợp TV bất kì biến TV thành Smart TV ( thật sự thông minh và dễ điều khiển) hay kết hợp với màn hình máy tính trở thành máy tính All In One tiết kiệm không gian và tiết kiệm điện, cùng với kết nối không dây vô cùng tiện lợi. Chắc chắn rằng giờ đây chiếc NUC sẽ được bạn dùng ở nhiều nơi.

Hinh 03.
Intel NUC dùng như Smart TV hay dùng như máy tính All in One
Hiệu năng xử lí và khả năng đồ họa của NUC cũng được mở rộng đầy đủ cho tất cả các nhu cầu, từ nhu cầu lướt facebook, chat skype, lướt web đơn giản đến việc xem film HD hay 4K và cả chơi những game 3D mới nhất đảm bảo hình ảnh, video chuyển động mượt mà trong công việc sáng tạo hay trong giải trí.

Hàng trăm bộ phát wifi chuẩn N (TPLINK) nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ đang sẵn sàng chờ bạn rinh về trong chương trình khuyến mại của Intel bắt đầu từ ngày 30/10 đến hết ngày 30/12/2013. Theo đó, khi mua một bất kì chiếc máy tính Intel NUC nào Intel, bạn sẽ được tặng ngay một bộ phát wifi chuẩn N trị giá 400 000 VNĐ, đảm bảo kết nối không chỉ cho chiếc máy tính NUC mà còn cho toàn bộ các thiết bị trong gia đình bạn như laptop, smartphone, Tablet, để bạn có thể chia sẽ tất cả niềm vui trong gia đình nhân dịp cuối năm. Ngoài ra, bạn còn nhận được 1 voucher trị giá 200 000 VNĐ để tham gia học trực tuyến trên trang web: tamnhintritue.comvới những bài học bổ ích và sinh động cho tất cả các cấp học.

Intel NUC có chất lượng và độ ổn đinh cực kì cao, và được Intel bảo hành 36 tháng trên toàn quốc.

Bạn có thể tìm mua Intel NUC và tham gia chương trình tại các cửa hàng tin học trên toàn quốc.với giá tham khảo khởi điểm 4,5 triệu cho cấu hình cơ bản :

Cấu hình tham khảo Intel NUC:
  • CPU Intel Celeron Dual-core, Core i3 hoặc i5 ( IVY BRIDGE hoặc HASWELL)
  • Chipset: Intel QX77 Express chipset
  • Bộ nhớ: Hỗ trợ bộ nhớ DDR3 –So-Dim ( lên đến 16GB RAM)
  • Lưu trữ: Hỗ trợ SSD mSATA Intel 525 (R/W: 525/500 MB/s) 30GB,60GB,120GB,240GB
  • Hoặc HDD SATA 3 2.5 inches 500GB ( có thể lên tới 2TB HDD)
  • Intel HD 2000 Graphics hoặc Intel HD 5000 Graphics ( chỉ trên NUC HASWELL)
  • Kết nối: 3x USB 2.0, 2x USB 3.0 (chỉ trên Haswell NUC), WiFi N, Bluetooth 4.0, LAN Gigabit, HDMI, Display port…
  • Âm thanh : 7.1 Intel True HD Audio.
  • Nguồn điện : Adapter 19V AC FSP.
 

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

TOÀN CẢNH CÔNG NGHỆ PC 2013 - 2014: NHỎ HƠN, TIẾT KIỆM HƠN VÀ NHANH HƠN

Minh Cao
 
Intel, AMD, nVidia… vẫn tiếp tục là những tên tuổi lớn trên thị trường PC đang có nhiều biến động khi doanh số sụt giảm. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn cản được những thay đổi bước tiến của công nghệ. PC World Việt Nam giới thiệu và điểm qua một số công nghệ PC sẽ xuất hiện trong năm 2014
Chip Haswell thế hệ thứ 4 của Intel.
Năm 2013, ngành công nghiệp PC có được điểm nhấn khi Intel ra mắt bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 4 có tên mã Haswell. Bộ xử lý Haswell cho khả năng tiết kiệm điện năng, cải thiện tuổi thọ pin đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm Ivy Bridge. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Ivy Bridge sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Trong tháng 9/2013 vừa qua, việc tiếp tục phát hàng hàng loạt Ivy Bridge –E cho thấy thế hệ chip dành cho máy trạm và máy chủ này sẽ vẫn được trọng dụng trong năm 2014.
Bộ xử lý Haswell tốt đúng như mong đợi, sử dụng socket hoàn toàn mới là LGA 1150 với yêu cầu bo mạch chủ được phát triển bởi chipset 8-series. Vi kiến trúc Haswell mới đã có bước nhảy vọt về hiệu suất xét trên mỗi watt điện năng tiêu thụ so với kiến trúc Sandy Bridge, đồng thời vẫn giữ được tính sẵn sàng của thiết bị. Intel đã thay thế chip Intel HD Graphics 4000 trong CPU thế hệ 3 bằng một dòng chip tích hợp mới bao gồm HD Graphics 4200, 4400, 4600 và 5000. Ngoài ra, chip đồ họa mới của Intel còn hỗ trợ tốt hơn độ phân giải 4K.
Intel cũng đã xác nhận rằng, họ đang  phát triển nền tảng vi xử lý Core thế hệ thứ 5 (tên mã Broadwell), vẫn sử dụng vi kiến trúc Haswell nhưng áp dụng công nghệ sản xuất 14 nm.D òng chip mới này có hiệu suất cao hơn trong khi vẫn giữ được mức tiêu thụ điện năng thấp hơn khoảng 30% so với chip Haswell.
Chip Atom mới tiến quân vào dòng thiết bị di động
NVIDIA bận rộn với Maxwell
Năm 2013, NVIDIA cho ra mắt sản phẩm mới - card đồ họa GTX 700 series sử dụng kiến trúc Kepler. Có thể loạt sản phẩm sử dụng kiến trúc Kepler sẽ tiếp tục trong năm 2014 tuy nhiên sau đó Nvidia sẽ chuyển dần sang thế hệ mới có tên là Maxwell. Mặc dù chưa có nhiều thông tin về kiến trúc mới này, nhưng có thể tin rằng nó là GPU đầu tiên được trang bị chip sản xuất theo quy trình 20nm của nhà sản xuất TSMC.
Cũng có thể chip 20nm sẽ xuất hiện muộn hơn dự kiến, điều này sẽ khiến Nvidia tiếp tục gắn bó chip 28nm cho kiến trúc Maxwell. Nếu như vậy thì thật đáng tiếc cho Nvidia bởi những cố gắng cải tiến về công nghệ cũng như hiệu suất trên thế hệ mới sẽ không đạt được kết quả cao nhất.
Tiêu chí Nvidia trước dây là cố gắng thu nhỏ cho thế hệ mới GPU- trước đây Fermi sử dụng chip 40nm, Kepler là 28nm. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện năng và tăng hiệu suất cao hơn. Nên nếu Maxwell trang bị chip 20nm thì điện năng có thể giảm 2 lần so với Kepler.
Sự thay đổi trên Maxwell tối thiểu sẽ có 2 điểm đáng chú ý, một là GPU đầu tiên được trang bị CPU ARM 64-bit do chính Nvidia phát triên trong thời gian qua. Với một bộ xử lý đồ hoạ có khả năng tính toán đa năng (general-purpose)
Thứ hai là tính năng quan trọng nhất của kiến trúc Maxwell được Nvidia gọi là  “Unified Virtual Memory” cho phép GPU và CPU dùng chung không gian bộ nhớ.
Có thể trong năm 2014, sau khi Maxwell trình làng thì Nvidia sẽ giới thiệu một kiến trúc mới được đặt tên “Volta” hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề băng thông bộ nhớ của GPU, cho phép tốc độ băng thông có thể tăng lên 1 TB/s.

AMD và dòng card đồ họa R-series
AMD vừa công bố card đồ hoạ mới AMD Radeon™ R9 290X, R9 290. Ngoài ra AMD sẽ có dòng R7 dành cho phân khúc tầm trung và R5 dành cho bình dân. Đa số các GPU hiện tại kể cả thế hệ chip đồ họa mới (tên mã Hawaii) của hãng sẽ vẫn sử dụng kiến trúc 28nm GCN (Graphics Core Next).
Hawaii của AMD là một phiên bản nâng cấp mới của AMD nhưng về công nghệ thì nó cũng khác gì hơn so với GK110 của Nvidia. Có thể sang năm AMD sẽ loại bỏ dòng card đồ họa cao cấp HD 7990 và hãng cũng đã tuyên bố những sản phẩm tiếp theo sẽ không có giá 999 USD vì nó quá đắt để thu hút các game thủ tầm trung và bình dân.
GPU có tên Hawaii cao cấp nhất hiện tại sẽ là R9 290X và giá bán lẻ sẽ rơi vào khoảng 600 USD.

Công nghệ AMD TrueAudio và Eyefinity
AMD sẽ nổi bật với dòng card đồ hòa được trang bị hai công nghệ AMD TrueAudio và Eyefinity. Ngày trước, khi bạn muốn cắm thêm màn hình thứ 3 hay thứ 4 thì sẽ phải sử dụng cổng Display Port. Với công nghệ đa màn hình AMD Eyefinity cũng sẽ có thể kết hợp nhiều ngõ xuất màn hình như DVI hoặc HDMI.
Tính năng lớn thứ hai của dòng đồ họa này là công nghệ lập trình mô phỏng âm thanh có tên TrueAudio. Việc AMD tích hợp audio DSP vào card đồ họa, sẽ giúp các nhà phát triển game có thể lập trình âm thanh trên GPU. Công nghệ mô phỏng âm thanh này rất giống với TressFX trong Tomb Raider hay PhysX của Nvidia.
Tính năng mới này cũng sẽ cải thiện đặc tính âm thanh của từng môi trường, tăng số lượng hiệu ứng âm thanh có sẵn bằng cách giảm tải xử lý từ CPU, và tạo ra định hướng âm thanh, ngay cả khi sử dụng tai nghe stereo.
Ngoài ra AMD cũng sẽ thay thế các bộ vi xử lý công suất thấp Kabini, Temash bằng hai thế hệ mới là Beema và Mullins nhắm vào phân khúc di động. Cả hai APU này đều được sản xuất dựa trên dây chuyền 28nm, tích hợp nhân xử lí “Puma” và đồ họa dòng (GCN). Beema và Mullins không hỗ trợ AMD TrueAudio nhưng bù lại, chúng được bổ sung một nhân ARM Cortex A5 dùng cho công nghệ AMD TrustZone.
Atom- mục tiêu di động của Intel
Người dùng gắn bó với PC chắc đã hài lòng với chip Ivy Bridge-E và thế hệ mới Haswel. Tuy nhiên đối với Intel thì tại thời điểm này thì CPU quan trọng nhất lại chính là chip Atom cấp thấp có tên mã là Bay Trail. Bộ xử lí Bay Trail được thiết kế dựa trên vi kiến trúc Silvermont 22nm mới, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Chip Atom Bay Trail chính là sản phẩm đầu tiên của Intel mang bộ xử lí đồ họa tích hợp lên SoC dành cho các thiết bị siêu di động như smartphone và tablet.
Intel sẽ có hai dòng Atom khác nhau nhưng đều chung kiến trúc, cùng kích thước và thành phần chỉ khác hai hoặc bốn nhân. Atom Z3600 và Z3700 là vũ khí để Intel cạnh tranh trực tiếp với các chip ARM ở phân khúc vi xử lí di động. Trong các thử nghiệm của AtomZ3770, chip tiêu thụ 2,6 watt khi chạy Cinebench11.5 trong Windows 8.1. Máy tính bảng sử dụng chip Bay Trail đang được tung ra thị trường với giá hấp dẫn. Ví dụ như Asus Transformer Book T100, 32 GB bộ nhớ, sử dụng Windows 8.1, màn hình 10,1inch IPS trang bị chip Atom Bay Trail 4 nhâncó giá là 8,5 triệu đồng.
Ngoài ra, trong năm 2014 Intel dự kiến cũng sẽ giới thiệu chip Atom đầu tiên sử dụng công nghệ 14 nm (tên mã Airmont) cho máy tính bảng và smartphone. Các chip Atom mới sẽ có hiệu suất cao hơn nếu xét trên lượng điện năng tiêu thụ so với trước đây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thiết bị sẽ có hiệu năng tốt hơn và thời gian dùng pin lâu hơn.
Cổng kết nối Thunderbot 2.0 sẵn sang với video 4K
Kết nối tốc độ cao
SATA Express và giới hạn băng thông
Đầu năm 2013, chuẩn giao tiếp SATA 3.2, hỗ trợ các tính năng của SATA Express có băng thông 6 gigabit/giây (Gb/giây), cao gấp đôi so với SATA 2.0. Tuy nhiên công nghệ ổ cứng SSD hiện tại đã đạt tới giới hạn băng thông nên vào năm 2014 sẽ không có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới SATA sẽ có khả năng loại bỏ chuẩn AHCI (Avanced Hub Control Interface), và có thể vào năm 2015 sẽ thiết lập một giao tiếp mới nhằm tăng băng thông lên cao hơn nữa, đó là chuẩn SATA Express ( SATAe ).
Trên thực tế, đã xuất hiện dòng ổ cứng SATA Express, không phải loại kích thước 2,5inch. Đây là loại ổ cứng XP941 M.2 PCIe của Samsung  được trang bị trong máy Mac Pro 2013 của Apple. Ổ cứng này với giao tiếp PCIe với băng thông lên đến 40GB/s, nhanh hơn 2,5 lần so với SSD chuẩn SATA hiện nay. SSD này được thiết kế theo chuẩn M.2 với kích thước 80 x 22mm và trọng lượng 6g, chỉ nặng bằng 1/9 so với ổ SSD 2,5" SATA.
Vào năm 2015 cũng có thể xuất hiện một giao thức hoàn toàn mới có tên gọi là Non-Volatile Memory Express (NVMe), cho phép truy cập dữ liệu trên một bus PCI Express. NVE vốn là chip nhớ dùng trên SSD và phiên bản 1.0 ra đời năm 2011.Giao thức AHCI cho phép xử lý 32 xếp hàng lệnh - Native command queuing (NCQ), trong khi đó giao thức mới NVMe sẽ là 64000 lệnh.
Chúng ta sẽ tiếp tục gắn bó với SATA 6Gb/s vào năm 2014 trên chipset Intel Z87 và AMD 990FX, sau đó sẽ chuyển sang SATA tốc độ cao với chuẩn NVMe vào năm 2015.
Thunderbolt 2: sẵn sàng cho video 4K
Khi chuẩn kết nối Thunderbot ra đời, nhiều người đã kì vong nó sẽ là tương lai của kết nối nhưng đối với các nhà sản xuất OEM thì nó có chi phí khá cao, và hiện tại thì chỉ mới có Apple và Intel đưa sản hẩm vào thị trường. Có thể Thunderbot không đứng đầu trong việc lựa chọn kết nối so đối thủ USB 3.1 nhưng nó vẫn có những giá trị riêng làm người dùng hài lòng.
Phiên bản Thunderbot 2.0 tích hợp chip Falcon Ridge cho tốc độ 20Gbs/s, cao gấp đôi thế hệ 1.0. Khả năng chuyển đổi và hiển thị các tập tin video 4K (3840x2160) có dung lượng lớn đang được xem như là xu hướng của hiện tại.
USB 3.1 tăng tốc gấp đôi
USB 3.1 về cơ bản sẽ có tốc độ cao gấp 2 lần so với của USB 3.0 từ 5Gb/s lên 10Gb/s và vẫn tương thích ngược với thế hệ USB 3.0 hay thậm chí là USB 2.0 . USB 3.1 có thể chưa được hỗ trợ ngay trên các dòng chip của Intel và AMD, các bo mạch chủ hay máy tính phải cần một bộ xử lý riêng dành cho USB 3.1.
Trong phiên bản dùng thử thì USB 3.1 đã được đánh giá có tốc độ vượt quá 800MB/s. Và chuẩn kết nối này cũng đã cố gắng chứng minh rằng không chỉ Thunderbot 2.0 mà USB 3.1 cũng sẽ hoàn hảo với video 4K khi sử dụng kết nối DisplayLink. Chuẩn USB Power Delivery - sạc thiết bị qua cổng USB với công suất 100W cũng sẽ được đưa vào ứng dụng rộng rãi khi USB 3.1 ra mắt. Tổ chức USB Implementer Forum đang triển khai dự án về chuẩn không dây mới Media Agnostic USB(MA USB), đây là sự kết hợp của kết nối không dây WiGig, Wi-Fi, và WiMedia Ultra-Wideband. MA USB phát sóng không dây quãng ngắn sẽ hoạt động ở dải tần từ 600Mhz-2.4Ghz.
Chipset Z87 của Intel.
Thế hệ chipset Z87
Từ năm 2014, chipset máy tính sẽ có một giai đoạn phát triển mới. Với việc ra mắt chipset Z87 mới đây, Intel cũng dự kiến sẽ không có nhiều chipset cho đến cuối năm nay.
Intel dự kiến sẽ có thế hệ mới Haswell-E để thay thế cho Ivy Bridge-E, và chipset sử dụng sẽ là X99 mới. Chi tiết đầy đủ X99 chưa được tiết lộ nhưng có thể đoán chipset này sẽ được trang bị Peripheral Controller Hub, hỗ trợ băng thông SATA 6Gb/s, kết nối USB 3.0 và có thể là Ethernet 10Gbs. Hỗ trợ đi kèm DDRAM 4 tuy nhiên đây không phải là chức năng của chipset, bộ điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp vào CPU thế hệ mới.

Có cần thiết sử dụng chuẩn kết nối PCIe 4.0 hay không?
Đối với nhiều người thì chuẩn kết nối PCIe 3.0 đã là sự lãng phí đối với họ, khi mà hầu như chưa có thiết bị nào đạt chuẩn băng thông 8GT/s.
PCIe 4.0 không phải là công nghệ xuất hiện trong năm 2014 mà có thể là 2015. PCIe 4.0 lại có băng thông gấp 2 lần là 16GT/s so với phiên bản 3.0 và sẽ tiết kiệm điện năng hơn so với những chuẩn trước kia. Về mặt lý thuyết một khe cắm PCIe x16 4.0 trên bo mạch chủ sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu lên đến 64GB/s.
Chuẩn kết nối tốc độ cao sẽ rất cần thiết trong tương lai thì mà việc xử lý dữ liệu ngày càng đòi hỏi băng thông và tốc độ.

DDRam 4 - chuẩn mới sau 7 năm
Sau khi được ra mắt vào năm 2001 với chuẩn DDRam đầu tiên thì các thế hệ sau xuất hiện lần lượt là 2004 với DDRam 2 và DDRam 3 vào 2007. Và nếu thực sự DDRam 4 xuất hiện năm sau thì đó sẽ là sự thay đổi sau 7 năm thống trị của DDRam 3.
Bộ nhớ DDR4 có thể sẽ hoạt động với dòng điện tối đa là 1,2V (ít hơn 20% so với bộ nhớ DDR3 hiện tại) và đạt tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên đến 3,2 Gbps, gấp đôi so với tốc độ tối đa chỉ 1,6 Gbps của DDR3.
Dự kiến DDR 4 sẽ được hỗ trợ trên dòng sản phẩm CPU Broadwell dành cho thiết bị di động.  Đây chỉ là dự kiến bởi cũng có nhiều thông tin cho rằng Intel sẽ sử dụng DDR3 trên Broadwell.
Nhưng nếu không trên Broadwell thì sẽ ngược với truyền thống của Intel là trên sử dụng trên Haswell-E, phân khúc dành cho máy chủ và máy trạm. Kingston đã giới thiệu một máy chủ đang chạy 192GB DDR4/2133, không nói rõ là sử dụng CPU nào nhưng có thể đoán được đó là Haswell-E.
Có khả năng người cá nhân sẽ phải chờ đến kiến trúc Skylake của Intel mới có thể thấy DDR4 xuất hiện. Trong khi AMD vẫn chưa tiết lộ kiến trúc hay bộ xứ lý nào hỗ trợ DDR4, có khả năng trong năm 2014 bộ xử lý máy chủ Opteron sẽ hoạt động cùng với DDR4. Đối với AMD thì họ cho rằng cần có muốn liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất hệ thống và các đối tác khác để đảm bảo khả năng hỗ trợ bộ nhớ này tốt nhất
Các CPU mới sẽ là đòn bẩy để DDRam 4 bước vào thực tiễn sử dụng, chứ không phải nằm trong phòng  thử nghiệm của một số hãng.
PC Wrold VN, 12/2013
Công nghệ TressFX 2.0: Đây là công nghệ mô phỏng tóc do AMD nghiên cứu và giới thiệu trong game Tomb Raider. Mai tóc của nhân vật sẽ không bị đóng khối nữa mà trở nên mềm mại và khá chân thực. Phiên bản mới này sẽ có nhiều thay đổi, cho phép mô phỏng không những chỉ tóc mà còn cả lông vũ, cỏ cây, tăng hiêu năng xử lý hình ảnh, giảm bớt gánh nặng lên GPU.


Sơ đồ của DDR4 và DDR3.

20 THỦ THUẬT DÀNH CHO OS X MAVERICKS

Huy Thắng
Các thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện thời gian dùng pin cho máy Mac, cải tiến trình ứng dụng Finder, tiếp tục tích hợp đám mây iCloud, mang nhiều tính năng từ nền tảng di động iOS sang cũng như nhiều tính năng hữu ích khác.
1. Tắt tính năng App Nap
Hệ điều hành Mavericks cung cấp tính năng App Nap có khả năng “tắt” những ứng dụng riêng biệt nhằm để tiết kiệm pin nếu nó phát hiện người dùng hiện không sử dụng chúng. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn cảm thấy không hài lòng về cách mà App Nap sẽ làm việc với các ứng dụng của hãng thứ ba. May mắn là họ có thể tắt tính năng này đối với một số ứng dụng cụ thể bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng của ứng dụng đó, chọn ‘Get Info’ và đánh dấu vào tùy chọn ‘Prevent App Nap’. Nếu không thấy tùy chọn trên thì có thể ứng dụng này không được hỗ trợ bởi App Nap.

2. Tắt Auto Update
Cũng như hệ điều hành di động iOS, Mavericks không chỉ có thể tự động kiểm tra các bản cập nhật mà còn tải và cài đặt chúng chạy nền âm thầm. Người dùng không cần phải lên cửa hàng App Store để tìm kiếm các bản cập nhật này. Nhưng nếu bạn muốn chọn tải và cài đặt bằng tay để có thể xem xét sự thay đổi đối với các ứng dụng yêu thích hoặc xem các bản cập nhật này có những cải tiến gì thì phải làm sao? Khi đó, bạn chỉ cần vào ‘System Preferences’, chọn ‘App Store’ và bỏ đánh dấu chọn mục ‘Automatically check for update’.

3. Không hiển thị Notifications trên Lock Screen
Ứng dụng Notifications trên OS X hiện đã được cải tiến nhiều và có những điểm tương đồng so với nền tảng di động iOS của Apple. Trong các phiên bản hệ điều hành Mac trước, các thông báo Notification thường xuất hiện trên cả màn hình Lock Screen của máy và khiến cho tính bảo mật cũng như sự riêng tư của người dùng không được bảo vệ. Phiên bản Mavericks đã cho phép người dùng khắc phục tình trạng này bằng cách vào mục ‘System Preferences’, chọn ‘Notifications’ để cho phép hay không cho phép các thông báo Notifications hiển thị khi tài khoản máy Mac của bạn bị khóa. Chọn một ứng dụng từ danh sách mà bạn muốn tùy chỉnh thông báo và đánh dấu chọn hay bỏ chọn mục ‘Show notifications when display is off or locked’.

4. iCloud Keychain đồng bộ tài khoản web
Phiên bản Mavericks đã được liên kết chặt chẽ với hệ điều hành di động iOS 7 của Apple. Tính năng iCloud Keychain giúp mã hóa và lưu tên đăng nhập cũng như mật mã các trang web để bạn có thể sử dụng chúng trên tất cả các thiết bị Apple của mình, đồng thời cũng sẽ tự động điền các vùng này cho bạn nhờ tính năng Password Generator. Bạn có thể bật tính năng này bằng cách vào mục ‘System Preferences’, chọn ‘iCloud’ rồi đánh dấu vào hộp ‘Keychain’ trong danh sách bên phải. Bạn sẽ được yêu cầu nhập Apple ID. Giờ đây, mỗi khi một trang web hỏi mật mã mới, trình duyệt Safari trên các thiết bị sẽ tự động điền cho bạn.

5. Trả lời tin nhắn trong Notifications

Trong hệ điều hành Mavericks, bạn có thể trả lời tin nhắn ứng dụng Messages ngay tức thời trong ứng dụng Notification Centre. Nhưng trước hết bạn cần phải liên kết hai ứng dụng này với nhau. Vào mục ‘System Preferences’, chọn ‘Notifications’ rồi chọn ‘Messages’ từ danh sách bên trái và đánh dấu tùy chọn ‘Show in Notifications’. Bây giờ, hãy chọn để tin nhắn hiển thị trong cả vùng ‘Banners’ lẫn ‘Alerts’. Mặc định, các thông báo trong vùng ‘Alerts’ sẽ hiển thị nút ‘Reply’ và nút ‘Close’. Trong khi đó, để trả lời tin nhắn hiển thị trong vùng ‘Banner Message’, hãy di chuyển con trỏ chuột lên vùng này và nhấn vào nút ‘Reply’ để làm xuất hiện trường nhập nội dung mà bạn cần trả lời.

6. “Giết” Dashboard

Dashboard là một tập hợp các tiện tích trong hệ điều hành Mac, cho phép người dùng truy xuất nhanh chóng nhiều thông tin như dự báo thời tiết, giá chứng khoán, tra cứu các đơn vị đo lường, chuyển đổi tiền tệ… Ứng dụng này đã được tích hợp trong 6 phiên bản OS X gần đây nhất và vẫn xuất hiện trong Mavericks. Tuy nhiên, một số người dùng hầu như chẳng bao giờ dùng đến Dashboard. Để gỡ bỏ Dashboard trong Mavericks, hãy mở trình Terminal trong thư mục Utilities và gõ vào câu lệnh: ‘'defaults write com.apple.dashboard mcx-disabled -boolean true’ rồi nhấn Enter. Bạn có thể mở lại thanh Dock bằng cách gõ tiếp dòng lệnh sau trong Terminal: ‘killall Dock’.

7. Chế độ Do Not Disturb

Nhấn vào trình đơn ‘Notification Center’ ở góc trên bên phải màn hình, tiếp theo kéo thanh cuộn xuống và bạn sẽ thấy nút bật/tắt chế độ ‘Do Not Disturb’. Hãy chuyển nút này sang vị trí ‘On’ và bạn sẽ không bị làm phiền nữa. Bạn cũng có thể lên lịch bật chế độ ‘Do Not Disturb’ vào những khoảng thời gian xác định, mỗi khi màn hình chuyển sang chế độ ngủ hay khi trình chiếu sang TV hoặc máy chiếu. Các thiết lập này có thể được thực hiện trong khung ‘Notifications’ ở mục ‘System Preferences’.

8. Hỗ trợ hiển thị nhiều màn hình
Người dùng phiên bản Mountain Lion trước đây khi muốn mở rộng ra một màn hình khác sẽ nhận thấy sự bất tiện khi mở một ứng dụng ở chế độ Fullscreen trên màn hình chính. Mavericks giờ đây được cải tiến để hỗ trợ hiển thị tốt hơn trên nhiều màn hình. Thao tác chuyển qua lại giữa các ứng dụng Fullscreen trên Desktop màn hình chính sẽ không ảnh hưởng đến màn hình mở rộng. Đó là do mỗi màn hình trong Mavericks được gán không gian riêng và sở hữu chế độ Fullscreen riêng, độc lập hoàn toàn với các thao tác trên màn hình khác.

9. Xem Finder ở chế độ Fullscreen
Trình ứng dụng Finder trong phiên bản OS X Mavericks giờ đây đã có thể hiển thị dưới dạng thẻ (tab) giúp quản lý tập tin tốt hơn, đồng thời có thể hiển thị ở chế độ toàn màn hình (fullscreen) giúp người dùng dễ thao tác hơn. Bạn hãy nhấn vào nút mũi tên ở phía trên bên phải của bất kỳ cửa sổ Finder nào để chuyển sang chế độ Fullscreen.

10. Tính toán thời gian di chuyển giữa các sự kiện
Nhờ sự tích hợp sâu sắc ứng dụng tìm đường Maps của riêng Apple trong Mavericks, ứng dụng Calendar giờ đây có thể tính toán thời gian di chuyển giữa các sự kiện một cách chính xác khi người dùng nhập vị trí của các sự kiện này vào. Hãy nhấp đôi vào một sự kiện bất kỳ, nhấn chọn mục thời gian sự kiện. Bạn sẽ thấy xuất hiện trường ‘Travel Time’ cho phép tự xác định thời gian di chuyển từ sự kiện trước đó đến sự kiện này bằng các tùy chọn có sẵn, hoặc chọn thời gian di chuyển bằng các phương tiện xe ôtô hay đi bộ.

11. Chọn ảnh đại diện từ Photo Stream
Nếu bạn sở hữu thiết bị di động iOS của Apple và đã thiết lập tài khoản iCloud để sử dụng chức năng Photo Stream, bạn có thể chọn bất kỳ bức ảnh nào trong thư mục này để làm hình đại diện cho tài khoản của mình. Hãy vào ‘System Preferences’, chọn mục ‘Users & Groups’, nhấn vào ảnh đại diện tài khoản và sau đó chọn bức ảnh mà bạn muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ảnh đại diện từ thư viện của phần mềm iPhoto hay Aperture trên máy Mac.

12. Hiển thị Desktop
Thay vì tạo một nút ‘Show Desktop’ tương tự như trong hệ điều hành Windows của Microsoft, Apple đã cung cấp cho người dùng Mavericks cách sử dụng cử chỉ điều khiển trên bàn rê trackpad một cách hiệu quả nhằm để thực hiện nhanh chóng thao tác ‘Show Desktop’. Hãy đặt ngón cái và 3 ngón tay còn lại trên trackpad và búng chúng ra xa nhau để đẩy các cửa sổ đang mở sang các cạnh bên. Giờ đây, các cửa sổ sẽ chừa chỗ để bạn có thể thấy phần Desktop còn lại mà bạn muốn trên màn hình.

13. Hiển thị liên kết từ trang Twitter
Safari 7 có thể liệt kê các liên kết trạng thái từ danh bạ Twitter trong thanh Sidebar bên trái để bạn có thể duyệt dễ dàng. Nhấn vào nút Sidebar ở bên trái cửa sổ Safari (ngay bên cạnh nút Bookmarks) sau đó nhấn vào thẻ ‘Shared Links’ để truy xuất các liên kết. Lưu ý là để có thể xem nội dung Twitter, trước đó bạn cần phải cài đặt tài khoản Twitter trong Mavericks bằng cách chọn ‘System Preferences’ và khai báo mục ‘Internet Accounts’.

14. Liên kết các cửa sổ Finder
Hầu hết người dùng hệ điều hành Mac đều biết ứng dụng Finder giờ đây đã có thể mở các thư mục ở dạng thẻ (tab). Nhưng đa số đều có thói quen mở mỗi thư mục trong một cửa sổ khác nhau. Để gom các cửa sổ này lại chung với nhau, chỉ cần kéo một cửa sổ vào cửa sổ khác, nó sẽ tự động chuyển thành một thẻ trong cửa sổ đó. Hay bạn cũng có thể nhấn vào cửa sổ mà bạn dự định chọn làm cửa sổ chính, từ thanh trình đơn chọn ‘Window’ rồi chọn ‘Merge All Windows’ để nhóm tất cả các cửa sổ còn lại của Finder thành các tab của cửa sổ chính.

15. Gán tập tin để kéo và thả
Tính năng dán nhãn màu cho tập tin trong phiên bản OS X trước đây đã được thay thế bằng tính năng Finder Tag của hệ điều hành Mavericks, giúp người dùng có thể gán nhãn và từ khóa cho các tập tin hay thư mục. Nếu bạn có hàng ngàn tập tin và thư mục trong máy Mac thì tính năng này sẽ giúp ích cho bạn để quản lý hiệu quả hơn, dễ dàng tìm kiếm. Trong ứng dụng Finder, chọn trình đơn ‘Finder’ rồi nhấn vào ‘Preferences’ để đổi tên hay chọn màu cho thẻ gán. Sau đó, chỉ cần kéo và thả tập tin hay thư mục vào thẻ gán cụ thể nằm trong cửa sổ sidebar ở bên trái của trình Finder. Bạn thậm chí có thể sử dụng hai hay nhiều thẻ gán cho cùng một tập tin.

16. Tắt màn hình
Nếu đang dùng hệ điều hành Mavericks trên máy MacBook, hãy nhấn nút nguồn và giữ khoảng 1 giây để tắt màn hình. Đây là một thủ thuật đơn giản và dễ dàng nhất để tiết kiệm pin cho laptop. Lúc này, chỉ có màn hình laptop của bạn tắt còn nguồn hệ thống vẫn chạy bình thường. Bạn có thể giữ nút nguồn khoảng 2 giây cho đến khi xuất hiện hộp thoại thông báo các tùy chọn Shutdown/Restart/Sleep dùng để tắt máy, khởi động lại hay chuyển hệ thống sang chế độ ngủ. Trong khi đó, để tắt nhanh laptop thì bạn có thể nhấn và giữ luôn cho đến khi nguồn tắt hẳn.

17. Mở thư mục ở thẻ khác
Một mẹo khác của trình ứng dụng Finder trong hệ điều hành Mavericks mới là khả năng mở thư mục như các thẻ trong cùng một cửa sổ. Chỉ cần nhấn chuột phải vào bất kỳ thư mục nào và chọn ‘Open in New Tab’. Hay bạn cũng có thể thao tác bằng cách khác là nhấn giữ tổ hợp phím Apple/Command và nhấp đôi vào thư mục muốn mở ở thẻ mới.

18. Gửi tin nhắn theo phong cách riêng
Người dùng OS X sẽ khá quen thuộc với các cửa sổ soạn tin nhắn đầy phong cách, với phông chữ và phông nền đầy màu sắc đẹp mắt. Phiên bản hệ điều hành Mavericks cung cấp thêm khả năng chọn phông chữ, đồng thời bạn cũng có thể gây ấn tượng bằng cách chọn phông chữ Comic Sans màu hồng hiển thị trong phần nội dung của người nhận. Chọn mục ‘Preferences’ trong trình đơn ‘Messages’ và nhấn vào thẻ ‘Viewing’, bạn sẽ thấy hai mục xổ xuống mới là ‘My font’ và ‘Sender’s font’ lần lượt cho phép chọn phông chữ, màu phông và màu nền của người nhận và người gửi.

19. In lộ trình trong ứng dụng Maps
Với ứng dụng Maps mới của riêng Apple được tích hợp trong hệ điều hành Mavericks, bạn có thể dễ dàng in ra giấy bản đồ các chỉ dẫn tìm kiếm đường đi. Đây là một giải pháp lý tưởng khi bạn bị lạc đường và nhất là những khu vực bạn đến không có kết nối Internet. Khi mở ứng dụng Maps, hãy chọn địa điểm bắt đầu và địa điểm kết thúc thông qua nút ‘Directions’ ở phía trên bên trái, chọn lộ trình thích hợp sau đó nhấn tổ hợp phím Command+P để làm xuất hiện hộp thoại Print và cuối cùng là in ra giấy.

20. Theo dõi các ứng dụng “ngốn” pin
Apple trước giờ nổi tiếng về việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt trong thiết kế sản phẩm phần cứng lẫn phần mềm. Phiên bản hệ điều hành Mavericks dành cho máy Mac mới được trình làng của hãng này có thêm một tính năng để quản lý thời gian dùng pin thiết bị hiệu quả. Chỉ cần nhấn vào biểu tượng chỉ báo pin ở góc phải thanh trình đơn là bạn sẽ thấy xuất hiện một thông báo mới ‘Apps Using Significant Energy’, và dưới đó là một danh sách các ứng dụng đang sử dụng pin đáng kể nhất. Đây cũng là cách đơn giản để xác định và thoát khỏi các ứng dụng dùng nhiều điện năng nhằm để tiết kiệm pin hiệu quả trong khi bạn đang di chuyển trên đường.


http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2013/12/1234404/20-thu-thuat-danh-cho-os-x-mavericks/

GRAMMAR 2 - VIDEO