Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

PHÂN BIỆT HỆ MÀU CMYK VÀ RGB

=>THAM KHẢO THÊM HỆ MÀU LAB TRONG PHOTOSHOP <=
- Trong quá trình thiết kế, đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYKRGB, sự nhầm lẫn đó gây nên tình trạng in bị lệch màu. Đối với các bạn mới chập chững bước vào con đường design thì có lẽ khó mà phân biệt được hai hệ màu này, đôi khi không biết nên sử dụng màu CMYK hay RGB cho thiết kế của mình. Do đó, qua bài viết này, mình hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản để có thể ứng dụng vào công việc của bản thân.

1. Màu sắc là gì?

chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại
- Theo thí nghiệm của bác học Newton thì sau khi chùm tia sáng trắng đi qua lăng kính thì nó thành một quang phổ, gồm nhiều màu đơn sắc sắp xếp cạnh nhau, được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Bác học Newton cho rằng, ánh sáng mặt trời được cấu tạo bằng vô số những tia bức xạ lan rộng từ màu Đỏ đến màu Tím. Mỗi loại tia sáng tạo ra màu có bước sóng dài ngắn khác nhau, tia sáng có bước sóng ngắn thì sẽ bị khúc xạ nhiều hơn loại tia sáng có bước sóng dài.

chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại
- Từ bảy màu trên quang phổ cầu vồng : Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím, người ta có thể phân biệt rất nhiều màu chuyển tiếp, trung gian, nối liền bảy màu này. Do đó, về mặt quang học, ta có thể khẳng định, màu sắc là ánh sáng, hay có thể gọi màu sắc là con đẻ của ánh sáng, là hiệu quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng dài ngắn khác nhau. Ngoài ra, màu sắc còn là do sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể. Như vậy thì bản thân màu sắc là ánh sáng và bản thân vật thể ấy cũng có màu sắc.

chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại

2. CMYK là gì?
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau :
  • C = Cyan (xanh)
  • M = Magenta (hồng)
  • Y = Yellow (vàng)
  • K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan, Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).

Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. 
Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.

3. RGB là gì?
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau :
  • R = Red (đỏ)
  • G = Green (xanh lá)
  • B = Blue (xanh dương)
chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng.  
Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.

4. Chuyển đổi qua lại giữa các mode màu
chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại
Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, mình chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo :
  • Trong Illustrator : Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)
  • Trong Photoshop : Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển
Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.
chuyển màu rgb sang cmyk, rgb, cmyk, màu sắc rgb, chuyển, màu, CMYK, RGB, tutorial, lý thuyết, hổ báo vietdesigner, hổ báo, vietdesigner forum, huyền thoại
Nguồn: Hổ Báo VietDesigner - Internet

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

XUẤT HÌNH ẢNH TỪ SMARTPHONE RA TV MÀN ẢNH RỘNG

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? Xuất hình ảnh từ Smartphone ra TV màn ảnh rộng:Giải trí tối đa trên màn hình TV        
Tại thời điểm hiện tại người dùng kết nối điện thoại, máy tính bảng của mình với TV thông qua hai giao thức phổ biến:
- Kết nối không dây ( Miracast, AirPlay, DLNA)
- Kết nối có dây ( MHL, Slimport)
- Đây là kết nối cho phép bạn truyền nội dung từ thiết bị này lên thiết bị khác dựa trên giao thức Wi-Fi Direct.
- Hai chuẩn không dây phổ biến được xây dựng dựa trên giao thức Wi-Fi Direct là Miracast và AirPlay Mirroring. Chúng cho phép bạn stream màn hình từ một thiết bị di động lên một màn hình lớn hơn mà không cần dây cáp. Cụ thể, bạn chỉ cần có một thiết bị di động và một TV có cùng một giao thức không dây là có thể kết nối hai thiết bị lại với nhau. Trường hợp, bạn dùng IOS ( sử dụng AirPlay Mirroring) hoặc Android, Windows phone 8.1 ( sử dụng Miracast) nhưng TV của bạn không hỗ trợ hai giao thức này thì bạn vẫn có thể kết nối chúng lại với nhau thông qua thiết bị hỗ trợ kết nối EZCast hoặc ChromeCast. EZCastChromeCast hỗ trợ hầu hết các giao thức kết nối hiện nay như AirPlay, Miracast, DLNA, Wifi Direct, chúng giúp cho bạn kết nối với nhiều thiết bị, nhiều hệ điều hành với nhau thông qua các giao thức Wi-Fi direct một cách dễ dàng.
 chromecast2
Chuẩn kết nối có dây phổ biến được các hãng điện thoại Samsung, Sony, HTC sử dụng là MHL (Mobile High-Definition Link)
1. Khái niệm về MHL
MHL viết tắt của Mobile High-Definition Link là một chuẩn truyền âm thanh, hình ảnh từ một thiết bị phát ra một màn hình ngoài. Ngày nay, ứng dụng phổ biến và dễ thấy nhất của MHL đó là xuất nội dung từ những chiếc điện thoại di động, máy tính bảng ra HDTV. MHL hỗ trợ xuất hình ảnh với độ phân giải tối đa là Full-HD 1080p, còn về âm thanh thì hỗ trợ chuẩn 7.1 surround. Trong quá trình sử dụng, MHL còn có thể sạc pin cho thiết bị của chúng ta nữa. Trong bài viết này, Memoryzone sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin quan trọng liên quan đến kết nối này, cách nó hoạt động ra sao và làm thế nào để ta sử dụng nó.
2. Tính năng của MHL
  • - Xuất trực tiếp những gì đang hiện trên màn hình thiết bị di động của bạn ra màn hình ngoài.
  • - Cho phép vừa xuất hình vừa sạc thiết bị, do đó bạn sẽ không còn lo lắng đến chuyện pin hết giữa chừng.
  • - Sử dụng chung cổng MicroUSB, không cần phải có cổng HDMI riêng, giúp tiết kiệm không gian trên các thiết bị di động.
  • - Truyền hình ảnh không nén độ phân giải tối đa 1920 x 1080p với tần số nhanh nhất là 30Hz (MHL 1.0) hoặc 60Hz (MHL 2.0)
  • - Hỗ trợ truyền âm thanh surround không nén 8 kênh (7.1) 
Xuất hình ảnh từ Smartphone ra TV màn ảnh rộng
  • - Những thiết bị MHL cho phép chúng ta sao chép màn hình của thiết bị di động ra ngoài gần giống với chức năng của HDMI. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái chơi game, duyệt web, chạy ứng dụng, làm việc trên một màn hình lớn hơn. Bạn có thể thưởng thức những bộ phim Full-HD đang được lưu trên smartphone, tablet của mình. Khi xuất hình ảnh ra ngoài, màn hình của thiết bị di động vẫn hiển thị, và bạn có thể điều khiển máy một cách bình thường.
3. Khả năng kết nối
Hiện nay, những thiết bị cao cấp hay trung cấp của những hãng sản xuất smartphone và tablet như Samsung, HTC, Sony, LG, Pantech, Sharp, Asus, Huawei đều hỗ trợ MHL. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra trên gsmarena.com xem thiết bị của mình có dấu hiệu của MHL hay không. 
Xuất hình ảnh từ Smartphone ra TV màn ảnh rộng
Xuất hình ảnh từ Smartphone ra TV màn ảnh rộng
4. Cách sử dụng Adapter MHL để xuất dữ liệu trên thiết bị di động lên TV
Để dùng được MHL trên những thiết bị di động hiện này cực kì đơn giản, chúng ta chỉ cần có đủ đồ nghề là được. Chúng bao gồm những thứ sau:
+ Một Adapter MHL-HDMI, bạn có thể dễ dàng kiếm mua nó trên mạng của các bên thứ ba hoặc các hãng như LG, Samsung, HTC cũng có bán adapter này. Hầu hết Adapter MHL-HDMI đều tương thích và dung chung cho nhiều hãng khác nhau, trừ dòng sản phẩm Samsung galaxy S III, Note 2 và các sản phẩm hỗ trợ MHL sau này của Samsung áp dụng MHL 2.0 phải dùng bộ Adapter MHL riêng của họ.
  • + Một sợi cáp microUSB và đầu sạc để cấp nguồn cho adapter. Bạn có thể dùng cáp sạc điện thoại của mình cho tiện, khỏi mua thêm.
  • + Một thiết bị tương thích với MHL, một chiếc TV có cổng HDMI
  • Cáp HDMI loại full-size (Type A), là loại cáp mà bạn kết nối từ laptop hay set-top box ra TV. Cái này cũng có thể kiếm mua dễ dàng trên thị trường, ở các cửa hàng linh kiện máy tính.
Sau khi có đủ những thứ cần thiết bạn chỉ việc ghép lại như hình bên dưới là đã có thể xuất được hình ảnh ra TV
Xuất hình ảnh từ Smartphone ra TV màn ảnh rộng
Sơ đồ cắm cáp kết nối giữa các thiết bị 
Adapter MHL-HDMI
Hình chi tiết các đầu cắm của Adapter MHL-HDMI
Cáp HDMI dùng kết nối TV và Adapter MHL-HDMI 
Cáp HDMI dùng kết nối TV và Adapter MHL-HDMI
Khi bạn đã cắm hoàn tắt, thường thì điện thoại/máy tính bảng sẽ ngay lập tức rung và sáng màn hình một để báo hiệu kết nối đã được thiết lập. Hình ảnh từ màn hình trên thiết bị của bạn sẽ hiện ra TV.
5. Với những TV hỗ trợ trực tiếp MHL
Nếu TV của bạn có cổng HDMI tương thích với MHL thì bạn chỉ cần 1 sợi cáp HDMI-microUSB. Bạn ghim một đầu vào điện thoại, một đầu ra TV là có thể kết nối.  
TV có cổng HDMI/MHL
TV có cổng HDMI/MHL 
Cáp MHL HDMI-microUSB
Cáp MHL HDMI-microUSB
  

6 CÁCH GIÚP ĐIỆN THOẠI ANDROID KẾT NỐI VỚI TIVI

Kết nối điện thoại với tivi sẽ cho phép bạn chia sẻ hình, nhạc, video hoặc chiếu màn hình điện thoại lên màn ảnh rộng tivi, để tăng tính hấp dẫn của các nội dung giải trí. Vậy làm sao để kết nối điện thoại Android với tivi?

1Sử dụng kết nối MHL

Ngày nay, mặt dù kết nối không dây được ưa chuộng nhưng không phải vì thế mà kết nối có dây trở nên lỗi thời. Kết nối MHL là kết nối tiêu biểu cho điều đó. MHL là chuẩn kết nối giúp truyền hình ảnh, âm thanh từ thiết bị ra màn hình ngoài. Để thực hiện kết nối MHL, bạn phải trang bị một điện thoại có hỗ trợ MHL, tivi tối thiểu phải có cổng HDMI (nếu là cổng HDML có hỗ trợ MHL là tốt nhất), một sợi cáp MHL.

cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi
Sợi cáp mHL

Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Ghép nối đầu nhỏ nhất của cáp MHL vào cổng sạc của điện thoại.
cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Gắn cáp MHL vào điện thoại

Bước 2: Nối đầu HDMI của dây MHL vào cổng HDMI của tivi, sau đó nối tiếp đầu USB vào cổng USB của tivi.
cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Gắn đầu HDMI vào tivi

cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Nối tiếp đầu USB vào tivi

Bước 3: Dùng remote bấm vào nút nguồn vào của tivi (nút này có thể được gọi là nút INPUT, SOURCE hoặc có biểu tượng dấu mũi tên, tuỳ tivi) ---> sau đó chọn vào tín hiệu MHL.
cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Bấm vào nút nguồn trên điều khiển tivi

cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Chọn vào HDMI 1/MHL

Bước 4: Lúc này tất cả mọi nội dung đang hiển thị trên điện thoại sẽ được chiếu lên màn hình lớn của tivi. Bạn sẽ dễ dàng xem phim, lướt web hay chơi game trên màn hình lớn của tivi.
cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi

Kết quả thu được

Lưu ý: Cáp MHL hỗ trợ tốt nhất là với cổng HDMI (MHL) trên tivi. Còn nếu tivi nhà bạn chỉ có cổng HDMI thông thường, có thể cũng sẽ kết nối được, nhưng khả năng hỗ trợ không cao.
Một số tivi có cổng HDMI (MHL):

2Sử dụng tính năng chiếu màn hình điện thoại lên tivi

Ngày nay, hầu hết Smart tivi và một số Internet tivi đều có tính năng chiếu màn hình điện thoại lên tivi. Tính năng này có thể được đặt lên là Miracast, Mirroring, Screen Share, Phản chiếu hình ảnh.... tuy nhiên về bản chất, đều là hoạt động chiếu màn hình thông qua việc kết nối chung một mạng wifi.

Chiếu màn hình điện thoại lên tivi không cần cáp
Chiếu màn hình điện thoại lên tivi không cần cáp

Cách sử dụng tính năng này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần kết nối tivi và điện thoại chung một mạng wifi, sau đó thực hiện đúng các bước sau:
Bước 1: Kích hoạt phản chiếu hình ảnh/ Miracast, Screen Mirroring... trên tivi.
Bước 2: Kích hoạt tính năng này trên điện thoại. (Trên điện thoại, tính năng này nếu có sẽ nằm ở phần cài đặt, tuỳ hãng mà được đặt tên là chiếu màn hình, phản chiếu hình ảnh, chiếu màn hình của tôi, Screen Mirroring....).
Bước 3: Điện thoại dò tìm và kết nối với tivi, sau đó màn hình điện thoại sẽ chiếu lên tivi.
Một số tivi có tính năng chiếu màn hình điện thoại lên tivi:

3Sử dụng cổng hồng ngoại

Cách này có thể sử dụng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android với tivi thường. Với một số điện thoại Android hiện đại của các hãng như: LG, Samsung, HTC, Sky… đa phần được trang bị cổng hồng ngoại vô cùng tiện lợi. Với cổng này, bạn sẽ dễ dàng sử dụng điện thoại điều khiển tivi thông qua ứng dụng được cài đặt sẵn. 
Một số điện thoại có cổng hổng ngoại:

4Sử dụng ứng dụng điều khiển tivi bằng điện thoại

Kho ứng dụng CH Play của điện thoại Android mang đến cho bạn hàng triệu ứng dụng tiện ích.Trong đó, các hãng tivi thường sẽ có riêng ứng dụng dùng để điều khiển Smart tivi của mình. Cụ thể là các ứng dụng sau:
Điều khiển tivi Samsung bằng điện thoại
Một số tivi có thể điều khiển bằng điện thoại:

5Đối với tivi Sony, bạn có thể dùng tính năng Photo Share hoặc Google Cast

Tất cả các model Internet tivi SonyAndroid tivi Sony hiện nay đều có tính năng Photo Share. Với tính năng này, bạn có thể chia sẻ hình ảnh từ điện thoại lên tivi dễ dàng (mỗi lần có thể kết nối được đến 10 chiếc điện thoại).
Trong khi đó, Google Cast là tính năng đặc biệt được tích hợp trên Android tivi Sony, cho phép bạn chiếu YouTube, chiếu hình từ điện thoại lên tivi.
Một số tivi Sony có tính năng Google Cast:

6Chiếu màn hình YouTube từ điện thoại lên tivi

Đối với Smart tivi Samsung, LG, Sony ra mắt từ 2015 trở về sau,và model Internet tivi D2780 của TCL, bạn có thể sử dụng tính năng chiếu màn hình YouTube lên tivi chỉ với 1 thao tác kết nối đơn giản chỉ cần điện thoại và tivi bắt chung một mạng wifi.
Xem thêm: Cách chia sẻ video YouTube từ điện thoại, máy tính bảng, laptop lên Smart tivi Samsung, LG, Sony

Chiếu YouTube từ điện thoại lên tivi
Chiếu YouTube từ điện thoại lên tivi

Trên đây là 6 cách kết nối điện thoại Android với tivi thông minh thông dụng nhất. Bạn còn biết thêm cách nào nữa không? Chia sẻ với mọi người ở bình luận bên dưới nhé!
  https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi-632813

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

BỎ BỚT CHƯƠNG TRÌNH THUỘC TRÌNH ĐƠN 'OPEN WITH' TRONG WINDOWS

(PCWorldVN) Trình đơn ngữ cảnh Open With cho phép người dùng chọn nhanh ứng dụng để mở tập tin, tuy nhiên danh sách ứng dụng đôi khi hơi rườm rà khiến bạn muốn bỏ bớt.
Trong quá trình sử dụng PC Windows, khi bạn mở tập tin bằng bất kỳ ứng dụng/công cụ cụ thể nào, hệ thống sẽ tự động thêm ứng dụng/công cụ này vào trình đơn Open with nhằm giúp người dùng có thể thao tác nhanh hơn cho lần sử dụng kế tiếp.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thêm quá nhiều ứng dụng/công cụ sẽ khiến trình đơn này rơi vào cảnh bừa bộn. Bên cạnh đó, một số ứng dụng sẽ tự động tích hợp vào trình đơn Open with trong quá trình cài đặt sẽ khiến menu ngữ cảnh càng thêm nặng nề.
Theo thời gian, trình đơn Open with dần trở nên bừa bộn.
Chính vì vậy, nếu cũng đang băn khoăn không biết cách nào để "dọn dẹp" trình đơn này, bạn hãy nghĩ ngay đến các thao tác đơn giản sau đây.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần phải lưu ý rằng, một số ứng dụng/công cụ Microsoft có sẵn trên Windows, chẳng hạn như Microsoft Paint ,Photos,… được tích hợp mặc định trên Open with sẽ không thể bị gỡ bỏ.
Và để thực hiện, trước hết, bạn cần khởi chạy Registry Editor bằng cách nhập từ khóa regedit vào khung tìm kiếm trên thanh taskbar, sau đó chọn tiếp regedit trong kết quả vừa hiển thị.
Trong cửa sổ Registry Editor, bạn hãy truy cập theo đường dẫn sau:
HKEY_CURRENT_USER\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\FileExts\
Lúc này, trong khóa FileExts, bạn sẽ thấy danh sách tất cả định dạng tập tin có trên Windows. Tại đây, hãy tìm đến định dạng tập tin mình muốn gỡ bỏ.
Ví dụ, bạn thường xuyên sử dụng trình đơn Open with cho định dạng .PNG (hình ảnh) thì tại khóa FileExts, bạn hãy tìm và chọn khóa .PNG, sau đó chọn tiếp OpenWithList.
Khóa FileExts.
Tiếp đến, ở vùng giao diện bên phải, bạn sẽ thấy danh sách các giá trị được đặt tên bằng các kí tự đơn giản. Trong khi đó, cột Data của các giá trị này sẽ hiển thị tên của ứng dụng/công cụ đang xuất hiện trên trình đơn Open with.
Khóa .PNG hiển thị danh sách các ứng dụng/công cụ dùng để mở tập tin hình ảnh xuất hiện trên trình đơn Open with.
Tại đây, bạn chỉ việc nhấn phải chuột vào giá trị của ứng dụng/công cụ mình muốn loại bỏ, chọn Delete và nhấn nút Yes trong hộp thoại vừa xuất hiện.
Xóa bỏ ứng dụng/công cụ khỏi trình đơn Open with.
Bạn có thể lặp lại các thao tác trên cho những ứng dụng/công cụ khác mình muốn xóa khỏi trình đơn Open with.

 http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2016/10/1250153/bo-bot-chuong-trinh-thuoc-trinh-don-open-with-trong-windows/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+articles%2Fcong-nghe+%28PCWorldVN+-+C%C3%B4ng+ngh%E1%BB%87%29&utm_content=Netvibes

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

[MẠNG - CƠ BẢN] VỪA MUA ROUTER MỚI VỀ THÌ NÊN LÀM GÌ VÀ CẤU HÌNH RA SAO?


Router của nhà mạng tặng kèm thường khá cùi vì tầm phủ sóng không đủ rộng và không đủ mạnh, thường xuyên làm rớt Wi-Fi, vậy nên mình luôn dùng router mua riêng của mình. Mình nghĩ rằng nhiều anh em cũng thế. Vấn đề là mỗi khi mua router mới chúng ta thường có thói quen gọi kĩ thuật của nhà mạng tới làm giúp mình. Cũng được thôi vì hầu hết là free, nhưng sẽ mất thời gian chờ đợi, ngoài ra anh em nào đi làm giờ hành chính thì phải hi sinh hẳn một buổi ở nhà. Trong khi đó việc cấu hình và thiết lập router là vô cùng dễ dàng, tự anh em có thể làm được trong vài chục phút mà thôi. Xin chia sẻ với anh em vài kinh nghiệm của mình nhé.

Lưu ý: ở đây mình chỉ nói về việc thiết lập router đơn giản mà nhiều hộ gia đình thường sử dụng, bao gồm bộ optical converter gắn vào router Wi-Fi, không hỗ trợ những tình huống phức tạp hơn dạng nhiều router kết nối với nhau hay có gắn thêm các thiết bị mạng khác.

Trong trường hợp nhà bạn dùng router wifi có dây quang đi thẳng vào, thường là do nhà mạng cấp, bạn cần gọi lên nhà mạng nói họ đổi cục router của bạn sang chế độ Bridge. Sau đó bạn có thể mua router riêng, kết nói vào cái của nhà mạng cho và thiết lập PPPoE như bên dưới.

1. Truy cập router và thiết lập để chạy với mạng Internet ở nhà

Router của bạn ngay khi mua về đã có khả năng phát sóng Wi-Fi, tuy nhiên nó chưa thể truy cập vào mạng ra ngoài. Nhiệm vụ của chúng ta giờ là cấu hình để vào Internet. Nhờ nối dây từ bộ chuyển quang của nhà mạng vào cổng ghi chữ "Internet" trên router nhé. Đừng nhầm sang các cổng Ethernet. Bên dưới là một router Linksys, cổng Internet được đánh dấu màu vàng.

Thiet_lap_router_moi_Internet_2.jpg

Trước hết, bạn hãy dùng máy tính hay thiết bị nào đó để vào mạng Wi-Fi. Thông thường mạng Wi-Fi mới mua về sẽ không cài mật khẩu hoặc nếu có thì bạn sẽ tìm thấy password in ở mặt dưới router hay trong sách hướng dẫn đi kèm. Bạn cũng có thể gắn dây LAN / Ethernet để nói thẳng PC với router cũng được (nếu máy tính của bạn có cổng LAN).

Khi đã vào được mạng Wi-Fi hoặc đã gắn dây, chúng ta cần phải vào trang admin panel của router. Trang này là nơi quản tất cả mọi cấu hình của router. Để mở nó, bạn phải vào trình duyệt > gõ địa chỉ 192.168.1.1 hoặc 192.168.3.1. Đây là địa chỉ IP mặc định của rất nhiều router trên thị trường. Nếu được hỏi username và password, hãy nhập thử một trong các tổ hợp sau: admin - admin, admin - password, admin - Password, admin - 1234. Bạn cũng có thể dùng trang web RouterPasswords.com để tra cứu mật khẩu mặc định cho router của mình.

Khi đã vào được trang cấu hình, bạn sẽ thấy được giao diện tựa tựa như thế này.
[​IMG]

Thường thì các hãng router lớn đều có một wizard để bạn chạy ở lần đầu sử dụng. Wizard này sẽ hỏi bạn về loại cấu hình Internet, mật khẩu, password của tài khoản ở hộ gia đình bạn là gì. Những thông tin này do nhà mạng cung cấp, nếu không có trong tay bạn có thể gọi điện lên hỏi Nhà cung cấp Internet của bạn (ví dụ: Viettel, FPT, VNPT...). Qua tìm hiểu của mình, hầu hết các mạng Internet ở Việt Nam chúng ta dùng cấu hình như sau:

WAN Configuration:
  • WAN IP Mode / WAN configuration: PPPoE
  • Username: in trên hợp đồng của bạn với nhà mạng, nếu không biết có thể gọi lên tổng đài hỗ trợ
  • Password: cũng in trên hợp đồng mạng, nếu không biết có thể gọi lên tổng đài hỗ trợ
Chỉ một bước cấu hình đơn giản như thế này thôi là bạn đã có thể vào được Internet rồi. Test thử bằng cách vào một website nào đó. Nếu ngon rồi thì bước tiếp theo sẽ là cấu hình router để phục vụ cho mục đích của riêng chúng ta.

Cau_hinh_router.jpg


2. Đổi tên mạng và password Wi-Fi

Tên mạng Wi-Fi mặc định thường được nhà sản xuất đặt theo tên hãng hoặc tên router. Bạn sẽ muốn đổi nó thành một cái gì khác dễ nhận biết hơn và lỡ có ai đó xung quanh bạn dùng router giống bạn thì cũng không bị nhầm lẫn. Bạn đặt tên gì cũng được, miễn là bạn biết nó sẽ độc đáo. Ví dụ: mangnhatao_vaolamcho hay hacktaodi. Nếu router nhà bạn mới mới một chút, nó sẽ hỗ trợ phát sóng hai băng tầng cùng lúc, khi đó bạn có thể đặt kiểu hacktaodi 5GHz + hacktaodi 2.4 hoặc đặt tên riêng biệt cho cả hai. Để đổi tên mạng, bạn cũng sẽ cần vào admin panel theo hướng dẫn ở trên, tìm chỗ nào ghi Wireless name hoặc network name hoặc SSID.

Ten_mang_Wi-Fi.jpg

Cái quan trọng tiếp theo là phải đổi password. Nhất định không bao giờ được để pass mặc định, xin lỗi hàng xóm. Tiền anh thì anh xài, anh không share đâu. Mật khẩu cho mạng có thể được dễ dàng thiết lập bằng cách vào admin panel và đi tìm chỗ nào đó ghi Wireless password hoặc Security Settings. Có nhiều chế độ bảo mật cho router, và cái mà bạn nên chọn là WPA2. WPA2 khó bị phá mã hơn so với chuẩn WEP vốn vẫn còn được khá nhiều nhà sử dụng. Mã Wi-Fi của WEP có thể bị dò ra rất dễ dàng, hay nói cách khác là không an toàn chút nào. Nếu router của bạn có cho chọn chế độ bảo mật (encryption), hãy dùng AES nhé.

Chọn xong WPA2 rồi thì nhập password nào đó mà chỉ mình bạn biết. Đừng nhập kiểu 1234567890 trừ khi bạn cố tình để cho người khác truy cập vô, ví dụ như anh em nào làm quán cà phê hay mở tiệm. An toàn nhất là nhập mật khẩu có cả số lẫn chữ, có thêm từ in hoa càng tốt.

3. Cập nhật firmware

Firmware giống như phiên bản hệ điều hành mà anh em đang xài cho thiết bị di động của mình, kiểu như iOS 8 thì có iOS 9 sau đó, Android 6 thì có Android 7 tiếp theo. Router cũng thế thôi, nó cần một phần mềm để vận hành, và firmware chính là thứ đó. Firmware cũng được cập nhật theo thời gian để sửa lỗi, nâng cao hiệu năng, tăng cường tính an toàn cho router. Vậy nên sau khi mua router về bạn nhớ cho chạy update để được sử dụng firmware mới nhất từ nhà sản xuất. Không chỉ dừng ở lúc mới mua về, thỉnh thoảng bạn cũng nên chạy cập nhật nữa.

Việc update firmware cũng không nằm ở đâu khác mà ngay trong admin panel thôi. Thường thì nó sẽ nằm ở mục tên là Settings, Firmware Settings, Firmware Updates hoặc Software Updates tùy nhà sản xuất.

Có 2 lưu ý cực kì quan trọng khi update firmware cho router:
  • Việc update diễn ra khá lâu, trong lúc đó bạn sẽ không thể vào Internet được, nên canh thời gian chạy update lúc bạn đang không cần vào Internet
  • Đảm bảo nguồn điện KHÔNG BAO GIỜ bị ngắt khi router đang cập nhật, nếu không router sẽ chết và rất khó để bạn tự sửa chữa

4. Bật hoặc tắt chế độ kết nối cho khách tới nhà chơi

Guest Mode là chế độ mà nhiều router hiện nay tích hợp sẵn để cho bạn thiết lập một mạng riêng để những vị khách tới nhà có thể vào mạng mà không đụng chạm tới dữ liệu của bạn, cũng không phải nhập password của mạng Wi-Fi chính vốn là thứ cần được bảo mật. Ví dụ, mạng Wi-Fi chính của mình có password liên quan tới email nên mình không muốn cho khách biết, trong khi mạng Wi-Fi Guest có pass riêng nên mình có thể chia sẻ thoải mái.

Với một số router hơi cũ, Guest Mode vẫn có password riêng nhưng vẫn chia sẻ chung với mạng chính, còn những router đời mới thì tách hẳn 2 mạng độc lập. Bạn cũng có thể thiết lập mạng 2,4GHz và 5GHz cho Guest tùy nhu cầu, nhưng mình rất ích kỉ nên sẽ dành 5GHz cho riêng máy của mình thôi, Guest Mode chịu khó xài 2,4GHz nhé :D

Guest_Network.jpg

5. Tinh chỉnh lại ăng-ten và tìm chỗ đặt router tốt hơn

Ăng-ten là thứ giúp sóng được truyền đi đúng hướng. Một số router có ăng-ten rời ở ngoài, một số thì tích hợp thẳng vào bên trong router luôn. Nếu router của bạn có ăng-ten rời, bạn có thể chỉnh cho nó hướng về căn phòng nào mà bạn thường sử dụng Wi-Fi nhất thì sẽ có lợi hơn. Nếu nhà nhỏ thì bạn sẽ không thấy khác biệt mấy đâu, nhưng với căn hộ rộng thì bạn sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt của các hướng xoay ăng-ten. Với những router được tích hợp sẵn ăng-ten, tất nhiên chúng ta không thể chỉnh thủ công gì được. Vụ này mình nhờ anh em tư vấn thêm chứ mình cũng chịu thua :D

Về vị trí đặt, một số điểm sau bạn cần lưu ý:
  • Wi-Fi phát ra theo dạng hình cầu, càng đi xa càng giảm độ mạnh
  • Wi-Fi càng xuyên qua nhiều lớp tường và vật cản thì sẽ càng yếu
  • Phòng càng có nhiều đồ kim loại thì càng không nên đặt router trong đó
  • Router đặt ở giữa nhà sẽ có khả năng phủ sóng tốt hơn
Có một số quy tắc đơn giản như thế để bạn tìm ra vị trí đặt router tối ưu cho nhà của mình. Vụ này mình cũng sẽ chia sẻ riêng với anh em trong bài khác cho chi tiết và kĩ càng hơn nhé, xem như là bài Wi-Fi nâng cao.

6. Theo dõi hoạt động của router như thế nào?

Khả năng hoạt động là mình đang nói tới cách mà router chạy ở mức cơ bản: Wi-Fi có phát sóng không, mạng Internet đầu vào có hay mất. Cách dễ nhất để bạn xác định là nhìn vào dãy đèn LED của router. Đèn Wi-Fi và đèn Internet thường sẽ chớp tắt liên tục. Nếu những đèn này mất hẳn thì bạn biết là có vấn đề rồi đó. Đặc biệt, đèn Internet mà bị tắt luôn có nghĩa là kết nối mạng tới nhà bạn có vấn đề, bạn có thể nhờ kĩ thuật của nhà mạng đến kiểm tra lại. Nếu gọi lên tổng đài thì họ cũng sẽ nói bạn check đèn này.

Thiet_lap_router_moi_Internet_3.jpg

Có những công cụ còn dữ dội hơn, mạnh hơn nữa và cần phần mềm, máy tính để thiết lập. Những thứ đó mình sẽ chia sẻ riêng với anh em trong một bài viết khác nhé. Phần mềm đó thậm chí còn giúp được chúng ta thiết lập nơi đặt router nữa kìa.

Chúc anh em thành công!

Anh em nhớ xem thêm bài này:
https://tinhte.vn/threads/cac-thiet...-wi-fi-o-nha-ban-tro-nen-an-toan-hon.2649628/

Các thiết lập đơn giản để mạng Wi-Fi ở nhà bạn trở nên an toàn hơn

Mạng Wi-Fi là thứ mà ngày nào bạn cũng xài, lúc nào cũng sử dụng nhưng lại không nghĩ tới thường xuyên. Thực chất nếu chỉ để mọi thứ như mặc định mà...
tinhte.vn


Chủ đề tương tự

https://tinhte.vn/threads/mang-co-ban-vua-mua-router-moi-ve-thi-nen-lam-gi-va-cau-hinh-ra-sao.2650131/