Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

[HỌC CHỤP ẢNH] Ý NGHĨA CỦA HISTOGRAM & HẬU KỲ ẢNH NHỜ HISTOGRAM

Histogram - Biểu đồ dữ liệu trực quan các màu sắc và sắc độ trong một bức ảnh. Hiểu được histogram của một bức ảnh là điều tiên quyết để vững kỹ thuật chụp ảnh kỹ thuật số cả trong khi chụp lẫn xử lý hậu kỳ. Những lý thuyết này có thể khô khan, nhưng cần thiết cho ai muốn chụp ảnh tốt hơn, làm chủ tốt hơn việc đo sáng hay ý đồ ánh sáng cũng như hậu kỳ một bức ảnh; hoặc nếu chụp đúng ý định về ánh sáng thì việc hậu kỳ cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

initial.jpg


Ý nghĩa của Histogram

Từ bên trái là những “tone” tối nhất di chuyển dần qua bên phải là những “tone” sáng nhất. Sự phân bố sắc độ (tones) và màu sắc cho bạn biết dữ liệu ảnh mà bạn chụp được. Tùy theo ảnh bạn chụp, bạn còn có thể biết màu nào một cách trực quan nằm trên vùng tối (shadow), vùng trung (midtone), hay vùng sáng (highlight). Histogram biểu thị như một đường hình núi phân bố cao thấp cho thấy cường độ của sắc độ (tone) trong tương quan với giá trị ánh sáng của nó. Từ trái sang phải, được chia làm ba phần vùng từ cực tối đến cực sáng:

  • Cạnh trái biểu thị dải tông màu tối, được xem là “các bóng tối” - Shadows
    Nếu có nhiều sắc độ (tones) nằm bên trái của Histogram có thể hình bạn chụp bị tối (underexpose)

  • Phần trung tâm được bao phủ bởi các ‘tông màu trung bình’ - Midtones
    Nếu bạn chụp chủ đề của mình trên nền xám thì có nhiều khả năng biểu đồ dữ liệu của mình sẽ tập trung ở vùng giữa của Histogram.

  • Cạnh phải chỉ ra dải tông màu sáng hoặc “những vùng sáng” - Highlights
Biểu thị trên được thực hiện dựa trên không gian màu RGB hoàn chỉnh (RGB color space). Hiểu một cách cách đơn giản, nó là một đường nhấp nhô bao trọn ba kênh màu cơ bản (Red Đỏ, Green Lục, Blue Lam). Máy ảnh thường chỉ cho thấy biểu hiện RGB, trong ứng dụng xử lý hình ảnh, người ta có thể làm xuất hiện histogram với ba màu cơ bản này.

Screen Shot 2016-08-16 at 18.38.29.jpg

Máy ảnh sẽ luôn cho ra những hình ảnh hoàn toàn nằm trong phạm vi sắc độ của biểu đồ ảnh. Như một qui tắc ngầm định, một cảnh chuẩn là một cảnh có các phần rất tối (cạnh trái) cũng như các phần rất sáng (cạnh phải) trải đều bao trọn toàn bộ biểu đồ. Vì thế, nếu kiểm tra biểu đồ ngay khi chụp mà cạnh trái hoặc cạnh phải của của một bức ảnh trống rỗng, tức là bức ảnh gần như bị thiếu sáng hoặc quá sáng.

Một histogram được cho là hài hoà.
Screen Shot 2016-08-16 at 18.14.58.jpg

Tất nhiên có thể có những cảnh chụp do bối cảnh ánh sáng quá phức tạp vượt quá phạm vi nắm bắt của cảm biến ảnh. Trong trường hợp này, người ta sẽ không thể chạm đến được phần cuối sát cạnh tối hoặc sáng của đường biểu đồ bởi vì sẽ đụng đến giới hạn do bối cảnh chênh lệch ánh sáng quá lớn – kết quả là các vùng sáng biến mất nếu biểu đồ bị đẩy ‘vượt quá’ điểm trắng (điểm gần sát bên phải biểu đồ) hoặc các bóng tối sẽ không còn nếu điểm đen (gần sát cạnh trái) bị vượt quá.

Nhưng, có nhiều trường hợp bạn chụp đối tượng trên nền tối chẳng hạn, nhưng đo sáng đúng vào chủ thể như khuôn mặt chẳng hạn, thì ảnh vẫn đúng ý bạn dù cho dữ liệu sắc độ tập trung bên trái nhiều (biểu thị thiếu sáng). Như vậy, có thể có một số vùng hay điểm tối (thiếu sáng), nhưng điều quan trọng là chủ thể chính được phơi sáng đúng sáng theo ý người chụp. Như vậy, Histogram giúp người chụp thấy được dữ liệu ảnh được phân bổ trong dải sáng tối và dữ liệu hình ảnh có bị mất hay không. Không hề có histogram chuẩn, tốt hay xấu!

Screen Shot 2016-08-16 at 18.24.49.jpg

Chỉnh sửa hậu kỳ ảnh nhờ Histogram

Đa số ứng dụng xử lý hình ảnh giúp người ta chỉnh sửa hình ảnh thông qua “cân bằng tự động” (auto-leveling). Tính năng này sẽ phân tích histogram và kéo giãn các điểm sáng và tối của bức ảnh được xử lý ra thành màu đen và màu trắng thực. Thường là nó tiến hành với ba màu cơ bản một cách độc lập và bỏ qua những mức độ sáng tại một ngưỡng nhất định. Tiến trình này hoạt động tốt đối với nhiều cảnh chụp, nhưng không chắc chắn đảm bảo an toàn.

Screen Shot 2016-08-16 at 18.58.12.jpg

Ngoài việc quan sát 5 vùng sắc độ (Black - Shadow - Exposure - Highlights - Whites) có thể điều khiển trực tiếp này, trên Histogram (trong Lightroom), thì phía bên trên bên trái và bên phải, còn có 2 tam giác nhỏ. Bạn rê chuột lên (không nhấp chuột), Histogram sẽ báo cho bạn biết ảnh bạn chụp có bị “Clipped” hay không. “Clipped” là hiện tượng ảnh không có chi tiết nơi vùng tối nhất (màu xanh) và vùng sáng nhất (màu đỏ). Bạn có thể kích hoạt chức năng này cho nó làm việc liên tục bằng cách bấm chuột lên 2 tam giác này để biết tình hình ảnh của mình.


Histogram không nhất thiết phải trải đều hài hoà hoặc hoàn chỉnh. Nếu một khung cảnh không có những vùng hay điểm sáng trong cảnh chụp như trong bức ảnh dưới đây, thì cũng là bức ảnh được chụp tốt. Cần gì phải tinh chỉnh biểu đồ để làm cho cái tối thành sáng mà không có thực!

Screen Shot 2016-08-16 at 18.16.16.jpg

Trên Lightroom, bạn sẽ dễ thấy nhất, có thể đặt chuột vào các vùng của Histogram để hiệu chỉnh trực tiếp.
Nếu bức ảnh thiếu màu đen sẫm, sẽ có một số khoảng trống giữa mép bên trái biểu đồ và tại nơi biểu đồ bắt đầu xuất hiện. Bằng cách di chuyển các vùng sắc độ trên Histogram về phía trái hoặc phía phải, toàn bộ dải tông màu sẽ bị tác động. Ví dụ : nếu muốn cho bức ảnh sáng hơn bằng cách di chuyển điểm trượt ở giữa qua phía trái, thì dải tông màu bên phải (theo hướng các điểm sáng) sẽ bị nén lại, trong khi đó dải tông màu bên trái (hướng đến các vùng tối) sẽ bị giãn ra (và nếu muốn bức ảnh tối hơn, thì làm ngược lại). Nghe có vẻ phức tạp, nhưng không sao – cứ thử sẽ biết.

Screen Shot 2016-08-16 at 18.38.29.jpg

Screen Shot 2016-08-16 at 18.39.30.jpg

Có thể nhận thấy biểu đồ cuối cùng trong thí dụ này trông có vẻ hơi kỳ cục. Như đã đề cập ở trên, ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh đã kéo giãn dải tông màu sang phải, kết quả là mật độ bị giảm và được biểu thị bằng “những vạch trắng” thẳng đứng trên biểu đồ. Dải tông màu được nén lại và được biểu thị bằng “những đường vươn cao lên”. Rõ ràng là toàn bộ tiến trình đã không tránh khỏi bị hư hao thất thoát thông tin sắc độ ảnh.

Chỉnh Tương phản - Contrast

“Tương phản” (contrast) là sự khác nhau giữa hai mức độ sáng. Việc thay đổi sự tương phản có thể được thực hiện trên một cơ sở cục bộ (đối với một tập hợp con của toàn bộ dải sáng) chẳng hạn như khi dùng công cụ vẽ đường cong (curver tool) trong một ứng dụng xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, sử dụng một công cụ tương phản chuẩn với một thanh trượt để tăng/giảm tương phản tức là thực hiện trên tổng thể. “Tổng thể” nghĩa là độ tương phản được thay đổi quanh tông màu xám trung tính (=50% xám). Bây giờ, nếu tăng độ tương phản tổng thể cho một bức hình thì tất cả những điểm ảnh sáng hơn tông màu xám trung tính sẽ được làm cho sáng hơn, ngược lại tất cả những điểm ảnh tối hơn sẽ trở nên sẫm hơn cùng với mức tương tự - từ đó, làm gia tăng độ tương phản khung hình.

Nếu di chuyển con trỏ chuột trong bức hình dưới đây, độ tương phản sẽ tăng lên (và ngược lai). Bây giờ hãy quan sát hiệu ứng trên biểu đồ được hiển thị ở mép dưới bên cạnh trái. Người ta sẽ có thể nhìn thấy cạnh trái và phải của biểu đồ được “kéo” về phía các rìa phản chiếu cho thấy sự tương phản tăng lên giữa các vùng tối và sáng trong quá trình phân bố độ sáng.



Độ sáng (Brightness) & Độ Phơi sáng (Exposure)

Một số người có thể lấy làm lạ về sự khác nhau giữa việc thay đổi độ sáng (brightness) có vẻ như ngược lại với việc bù sáng (exposure compensation).

Việc bù sáng trong phòng tối kỹ thuật số cơ bản hoạt động giống như trên máy ảnh – hình ảnh có thể nắm bắt được trong một phạm vi khẩu độ nào đó (dải động - dynamic range). Nếu bức ảnh bị thiếu sáng hoặc dư sáng, độ sáng của bức ảnh sẽ thay đổi quá các giới hạn không thể phục hồi. Đường cong chỉ độ sáng trong biểu đồ, trong trường hợp này, sẽ vượt qua các mép của dải sáng – một tình huống “cúp nhỏ” dẫn đến thông tin ảnh bị mất đi một cách nghiêm trọng (“Clipped” là hiện tượng ảnh không có chi tiết nơi vùng tối nhất và vùng sáng nhất). Do đó, người ta sẽ phải chụp ảnh với một biểu đồ ảnh càng nguyên vẹn càng tốt = đường cong vẫn nằm trong các giới hạn của dải động (dynamic range). Tại bối cảnh chụp thực tế (cùng với máy ảnh) thường thì không thể chụp một bức ảnh với một biểu đồ hoàn chỉnh, đơn giản chỉ vì dải sáng của khung cảnh có thể vượt quá khả năng ghi nhận của máy ảnh – trong trường hợp này, người ta nên tự quyết định để có một bức chụp đúng sáng chủ đề chính thôi và hy sinh thiếu sáng hoặc dư sáng vùng ảnh phụ khác. Sử dụng một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh, người ta có thể tái hiện đặc tính phơi sáng của máy ảnh để áp dụng bù sáng ở hậu kỳ - cùng với các kết quả như vừa nói.


Thay đổi độ sáng (brightness) của hình ảnh bằng một ứng dụng chỉnh sửa cũng tương tự, nhưng không giống như bù sáng (exposure). Nếu tăng/giảm độ sáng, thì đó là thực hiện TRONG phạm vi của dải động (dynamic range). Do đó, người ta sẽ KHÔNG rơi vào một tình huống "Clipped" (trong giới hạn).
 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

CÁCH NHẬN 1TB DUNG LƯỢNG GOOGLE DRIVE MIỄN PHÍ

Google Diver hiện nay được nhiều người sử dụng chọn lựa để lưu trữ mọi dữ liệu trực tuyến của mình. Ngay khi tham gia, bạn đã có 15 GB dung dượng miễn phí. Với 15 GB này chúng ta có thể lưu trữ mọi thứ mình muốn. Tuy nhiên, với những ai thường xuyên phải sử dụng công cụ này để lưu trữ thì sẽ rất nhanh hết lượng dùng.
Vậy muốn nhận thêm 1 TB dung lượng Google Drive thì sao? Có một cách khá mới mà nhiều người dùng đã thử và thành công đó là trở thành thành viên của chương trình Local Guides. Đây là tính năng mới của Google Maps, sẽ giúp người dùng có thể nhận 1 TB dung lượng Google Drive trong 2 năm. Hãy cùng Quản trị mạng tìm hiểu cách thực hiện như thế nào trong bài viết dưới đây nhé.

Nhận 1 TB miễn phí Google Drive từ Google Maps

Đầu tiên bạn hãy đăng nhập tài khoản cá nhân Google Drive của mình.

Bước 1:

Sau đó, truy cập vào trang chủ của Local Guides theo đường link bên dưới:
Nhập địa chỉ thành phố, quốc gia mà bạn đang sinh sống. Tích chọn 2 mục điều khoản của chương trình rồi chọn Đăng ký.
Local Guides

Bước 2:

Chúng ta sẽ được chuyển sang giao diện mới. Tại đây, nhấp chọn Bắt đầu đóng góp ở cấp độ 1.
Local Guides

Bước 3:

Tiếp theo, bạn sẽ được chuyển đến giao diện Google Maps và bản đồ nơi bạn đang sống. Chúng ta sẽ tiến hành tham gia đóng góp cho Google Maps.
Các công việc mà bạn cần làm sẽ có 3 phần, gồm: Đóng góp, Bài đánh giá, Ảnh.
Lưu ý, để có thể thực hiện được người dùng cần Bật Lịch sử vị trí trong phần thiết lập của Google .
Local Guides

Bước 4:

Để tiến hành công việc viết bài đánh giá địa điểm hay bổ sung ảnh địa điểm với tài khoản Loacl Guides, bạn hãy nhấp chọn vào một địa điểm nào đó trên bản đồ, có thể quán cà phê, nhà hàng, địa điểm nào đó để thêm ảnh.
Ví dụ tôi chọn địa điểm Học viện báo chí và tuyên truyền. Ngay bên dưới sẽ có mục Thêm ảnh hoặc Viết bài đánh giá.
Local Guides

Bước 5:

Khi nhấn chọn Thêm ảnh sẽ xuất hiện giao diện tải ảnh vị trí lên. Người dùng có thể nhấp chọn mục Chọn ảnh để tải lên ngay chính giữa, hoặc kéo và thả hình ảnh vào khung tải ảnh lên Google Maps.
Local Guides
Bạn chờ đợi quá trình tải ảnh lên Google Maps.
Local Guides
Khi quá trình tải ảnh kết thúc, chúng ta sẽ nhận được thông báo thành công từ Google Maps. Nhấn Xong. Người dùng sẽ có thể tải không giới hạn ảnh về địa điểm. Ảnh không qua kiểm duyệt, nhưng bạn cũng nên tìm ảnh chính xác về địa điểm để tải lên Google Maps.
Local Guides
Ở mỗi một cấp độ đều có những thang điểm khác nhau. Khi chúng ta hoàn thành từng thang điểm sẽ kết thúc một cấp độ.
Google Drive
Sau khi bạn tham gia đóng góp cho Local Guides lên cấp 4 sẽ được nhận được 1 TB dung lượng Google Drive miễn phí. Google sẽ gửi email kích hoạt tới người dùng nếu đủ điều kiện. Bạn chỉ cần nhấn chọn Activate your free storage như hình dưới.
Local Guides
Trên đây là bài hướng dẫn nhận 1TB dung lượng miễn phí từ Google Drive thông qua việc bạn tham gia chương trình Local Guides, gửi bài đánh giá và hình ảnh địa điểm ngay chính tại nơi đang sinh sống. Mỗi lần gửi bài đánh giá hoặc ảnh bạn sẽ được thêm điểm, và nâng lên cấp 4 để nhận dung lượng. Vì thế, hãy chăm chỉ đóng góp cho các vị trí trên Google Maps nhé.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG GỌI VIDEO GOOGLE DUO

Duo được xem là “bước đột phá” và là ứng dụng gọi video (video call) mới nhất của Google. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể dễ dàng kết nối và trò chuyện với nhau qua video rất đơn giản.
Google đã "trình làng" Duo trên Google Play và trên iOS, do đó bạn có thể trò chuyện với bạn bè trên thiết bị Android và các thiết bị iOS. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật về các cài đặt và sử dụng ứng dụng gọi video - Google Duo của Google.

1. Làm thế nào để cài đặt Google Duo?

Để cài đặt Google Duo, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
cài đặt Google Duo
1. Truy cập Google Play trên thiết bị Android của bạn để tải Google Duo.
Hoặc:
2. Tiếp theo mở ứng dụng Google Duo mà bạn vừa tải về thiết bị của bạn.
3. Chấn nhận các điều khoản của Duo.
4. Nếu đang sử dụng Android 6.0 hoặc cao hơn, bạn phải chấp nhận từng điều khoản dưới đây:
  • Allow Duo to take pictures and video so that the app (and whoever calls you) can see you.
  • Allow Duo to record audio so that the app (and whoever calls you) can hear you.
  • Allow Duo to access your contacts so that it can see which of your contacts are on Google Duo and who you could invite to the service.
  • Allow Duo to send and view text messages to that it can send invites to your contacts and so it can see the verification code you'll receive in a few steps.
điều khoản của Duo5. Nhập số điện thoại mà bạn muốn sử dụng Google Duo.
6. Lúc này hệ thống sẽ gửi tin nhắn chứa mã xác nhận đến số điện thoại mà bạn đăng ký. Trong trường hợp nếu mã SMS không hoạt động, người dùng có thêm tùy chọn nhận mã xác nhận tự động bằng cuộc gọi thoại.
7. Cuối cùng nhập mã xác nhận mà bạn nhận được vào đó để hoàn tất quá trình cài đặt Google Duo.
hoàn tất quá trình cài đặt Google Duo

2. Thực hiện cuộc gọi trên Google Duo

1. Nhấn chọn Video Call.
2. Tiếp theo từ danh bạ trên thiết bị của bạn, chọn người dùng bất kỳ mà bạn muốn thực hiện cuộc gọi hoặc nhập số điện thoại mà bạn muốn thực hiện cuộc gọi vào để tìm kiếm.
Lưu ý: Số điện thoại mà bạn muốn thực hiện cuộc gọi phải bao gồm mã quốc gia, chẳng hạn nếu số điện thoại người dùng sinh sống ở Mỹ sẽ là 1-XXX-XXX-XXXX.
3. Ứng dụng Duo sẽ thực hiện cuộc gọi video cho bạn bằng Knock Knock.
4. Để kết thúc cuộc gọi, bạn nhấn vào nút gọi màu đỏ ở giữa phía dưới màn hình là xong.

3. Nhận cuộc gọi trên Google Duo

Nhận cuộc gọi trên Google Duo
Khi nhận được một cuộc gọi nào đó trên Google Duo, nếu đã kích hoạt Knock Knock, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy tất cả những gì mà họ đang làm.
- Vuốt nút gọi lên để chấp nhận cuộc gọi.
- Vuốt nút gọi xuống để từ chối cuộc gọi.

4. Điều chỉnh cuộc gọi trên Google Duo

Điều chỉnh cuộc gọi trên Google Duo
Nhấn vào màn hình trong quá trình thực hiện cuộc gọi trên Duo để điều chỉnh cuộc gọi.
- Để tắt microphone trong suốt cuộc gọi, bạn nhấn chọn nút Mute ở góc dưới phía bên trái.
- Để chuyển đổi camera trong cuộc gọi, bạn nhấn chọn nút biểu tượng camera (nằm ở phía trên nút Mute) ở góc trên bên trái màn hình.
- Nếu bạn kết nối tai nghe Bluetooth, bạn có thể chuyển đổi giữa loa/microphone Bluetooth và loa/microphone nội bộ bằng cách nhấn chọn nút biểu tượng Bluetooth ở góc trên cùng bên trái màn hình (phía trên nút biểu tượng Camera).

5. Thiết lập Google Duo

Thiết lập Google Duo
Để tìm kiếm cài đặt của Google Duo, bạn nhấn chọn biểu tượng 3 dấu chấm ở góc trên cùng bên trái màn hình ứng dụng rồi chọn Settings.
Trường hợp nếu không muốn người dùng khác nhìn thấy bạn trước khi chấp nhận cuộc gọi, bạn có thể chuyển dổi thanh trượt Knock Knock sang OFF.
Theo mặc định, thiết lập giới hạn sử dụng dữ liệu di động sẽ được thiết lập là ON, chất lượng video sẽ bị giảm khi Wifi kém.

Chúc các bạn thành công!
Cập nhật: 23/08/2016 Dương Huyền (Theo Androidcentral)
http://quantrimang.com/tat-tan-tat-ve-cach-cai-dat-va-su-dung-google-duo-125744 

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

[CẨM NANG] CÁC CÁCH BACKUP ĐIỆN THOẠI ANDROID, TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

Hai năm trước đã chia sẻ với anh em cách backup điện thoại Android nhưng giờ đã lỗi thời, nay update lại một hướng dẫn mới phù hợp hơn cho những bản Android từ 5.0 trở về sau. Mình sẽ nói cả về những phương thức cơ bản như chép file thủ công, cho đến những giải pháp phức tạp hơn cần can thiệp vào hệ thống nhưng bù lại cho phép backup mạnh mẽ hơn. Hi vọng cẩm nang này sẽ giúp cho anh em, cả người mới tiếp cận với Android lẫn người đã dùng Android từ lâu.

Noi_dung_sao_luu_android.png

Cơ bản

Danh bạ, lịch, email: sync với tài khoản Google

Google cung cấp sẵn cho chúng ta một công cụ cực kì mạnh để đồng bộ và sao lưu danh bạ, lịch, email, đó chính là tài khoản Gmail của bạn. Đằng nào bạn cũng phải đăng nhập tài khoản Google (Gmail) vào thiết bị Android của mình để có thể tải được app từ Play Store, vậy tại sao không tận dụng nó luôn cho tiện và an toàn? Tài khoản Google hiện tại rất mạnh, nó còn có thể sync với cả máy tính, iOS và gần như mọi hệ điều hành phổ biến khác. Lỡ bạn có mất điện thoại thì contact của bạn lúc nào cũng còn và có thể xem ngay lập tức được, chẳng phải làm gì phức tạp. Nếu bạn mua máy mới về thì cũng chỉ cần đăng nhập lại account đó là contact sẽ tự động chạy xuống.

Có một điểm mình muốn lưu ý anh chị em: luôn đồng bộ danh bạ với tài khoản online nào đó, như trong bài này là Gmail. Đây là chuyện bắt buộc, nếu chưa làm thì nên làm ngay. Đã bao nhiêu lần anh chị em thấy ai đó than thở trên Facebook là bị mất điện thoại rồi đi xin lại số từng người? Đừng để tình trạng đó xảy ra với anh em nhé, không gì khổ bằng việc đi xin lại số điện thoại của người khác đâu.

Sao_luu_du_lieu_Android_4.jpg

Tin nhắn, lịch sử cuộc gọi: SMS Backup & Restore

Ứng dụng 2 trong 1 này sẽ cho phép bạn sao lưu cả SMS lẫn Call log, sau đó bạn có thể chép file sao lưu ra máy tính hoặc upload nó lên chỗ nào đó an toàn tùy thích (không được để trong máy, lỡ mất thì lấy gì mà restore). SMS Backup & Restore hay cái là có thể hoạt động trên bất kì máy Android của hãng nào, tương thích với bất kì ứng dụng SMS nào, cách dùng cũng vô cùng dễ dàng. Nếu bạn mua bản tính phí của app thì có thêm chức năng upload lên cloud tự động, còn muốn xài free thì chịu khó upload tay cũng không sao.

File sao lưu ra sẽ có đuôi là XML, mặc định lưu ở đường dẫn /bộ nhớ trong/SMSBackupRestore. Trên tên file cũng có ngày tháng cho bạn tiện theo dõi. Mình đã từng backup cỡ 10.000 tin nhắn bằng app này và khôi phục lại trong dưới 5 phút, app free mà ngon phết!

Cách dùng:

  1. Tải SMS Backup & Restore ở đây
  2. Chạy app lên, nhấn nút Backup Now
  3. Có thể để nguyên cấu hình mặc định rồi nhấn nút Backup, chờ cho máy làm xong
  4. Sau này, nếu cần Restore, chép file XML vào lại bộ nhớ máy, chạy SMS Backup & Restore, nhấn nút Restore rồi duyệt tới file XML này là xong
Sao_luu_du_lieu_Android_2.jpg

Hình ảnh, video: Google Photos hoặc chép file thủ công sang máy tính

Hình ảnh, video cũng là những thứ rất quan trọng mà chúng ta cần thường xuyên sao lưu bởi vì đơn giản để chụp lại 1 tấm ảnh nào đó không phải là chuyện dễ, nhiều khi bạn sẽ không bao giờ có cơ hội chụp lại đấy chứ. Với mình, mình để cho nó sync lên Google Photos một cách tự động, cứ về nhà có Wi-Fi là tự đồng bộ ngay, bằng cách này mình sẽ không bị quên.

Mình chọn Google Photos vì nó free lưu trữ ảnh độ phân giải cao (dưới 16MP) và video Full-HD với chất lượng rất ổn để dùng trên máy tính, và tất nhiên là không giới hạn số ảnh hay dung lượng rồi. Nếu không thích xài Google Photos, bạn cũng có thể dùng bất kì dịch vụ ảnh nào đó bạn thích, ví dụ như Flickr, Google Drive hay Dropbox.

Sao_luu_du_lieu_Android_1.jpg

Cách thứ hai là chép file ảnh thủ công từ điện thoại sang máy tính. Cách này thì hơi cực hơn một chút và bạn phải làm định kì, lỡ quên chưa kịp backup mà bị mất máy hay hư hỏng gì đó thì không thể lấy lại được một lượng hình ảnh lớn. Để copy file, mời các bạn xem kĩ hơn về cách làm ở phần "Cách loại file khác: chép file thủ công".

App và app settings: Google Account hoặc Helium

Google Account

Ở lựa chọn thứ nhất, máy Android đã tích hợp sẵn chức năng sao lưu các app bạn đã cài, cách sắp xếp của chúng cũng như các settings cho từng app, có luôn cả SMS lẫn call log. Yêu cầu duy nhất đó là bạn phải đăng nhập Google Account vào trong máy. Dữ liệu sau khi sao lưu sẽ được đưa lên một vùng riêng trên Google Drive và khi bạn reset lại thiết bị hoặc mua máy mới về thì sẽ có tùy chọn để sync những dữ liệu này xuống. Cách này rất tiện vì bạn không cần phải đi cài lại từng app một cách thủ công mỗi khi reset thiết bị của mình.

Cách bật: vào Settings > Backup & Reset > Backup my data > On, chọn luôn dòng Automatic restore.

Helium

Helium Backup do nhóm lập trình viên nổi tiếng ClockworkMod phát triển. Điểm nổi bật của Helium Backup đó là nó cho phép chọn những ứng dụng nào đó mà chúng ta thích, sau đó lưu lại lên thẻ nhớ, bộ nhớ trong hoặc xuất lên các nền tảng đám mây như Google Drive, Dropbox hoặc Box. Trong trường hợp bạn cần reset lại máy Android của mình, hoặc đổi sang một máy mới, các bạn chỉ cần mang tập tin ZIP do Helium Backup tạo ra phục hồi lại (tất nhiên là cũng dùng chính Helium Backup).

Helium Backup được cung cấp với hai phiên bản. Bản miễn phí cho phép chúng ta sao lưu vào bộ nhớ máy hoặc qua máy tính, trong khi bản có phí thì lưu được lên các dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ đồng bộ trực tiếp giữa hai máy Android với nhau và không có quảng cáo.

Sao_luu_du_lieu_Android_3.jpg

Để sao lưu bằng Helium, sau khi chạy app lên, bạn hãy chọn lấy dữ liệu của những ứng dụng cần backup. Khi kéo panel ở cạnh dưới màn hình lên thì bạn sẽ có nút Select All để chọn hết tất cả app có trong danh sách. Ở đây cũng có mục “App data only”. Nếu nó được tick có nghĩa là Helium chỉ sao lưu lại dữ liệu của từng ứng dụng được chọn chứ không phải là cả tập tin cài đặt (vì bạn có thể cài lại app từ Google Play cơ mà). Nếu bỏ nó đi thì Helium sẽ backup luôn cả những tập tin APK để dùng cài app luôn. Lúc đó kích cỡ file ZIP sẽ lớn hơn rất nhiều. Thiết lập xong thì nhấn Backup và chờ đợi.

Khi nào cần phục hồi lại dữ liệu thì chọn thẻ “Restore and Sync”, lựa tập tin sao lưu dựa theo tên thiết bị và thời gian mong muốn (Helium tự tìm file ZIP backup trên tài khoản đám mây hoặc trong bộ nhớ máy), chọn tiếp các ứng dụng cần phục hồi app data rồi nhấn nút Restore là hoàn thành.

Các loại file khác: chép file thủ công

Để chép file giữa điện thoại với máy tính, trên Windows bạn chẳng phải làm gì, quá sướng, chỉ việc kết nối cáp USB vào máy tính, sau đó vào My Computer hoặc This PC là xong. Lưu ý là có thể bạn sẽ phải chuyển chế độ USB từ chỉ sạc sang thành truyền dữ liệu (đôi khi viết tắt là MTP) thì máy tính mới nhận thấy điện thoại.

Còn với anh em dùng Mac, bạn sẽ phải cài thêm phần mềm Android File Transfer của Google. Tuy nhiên app này hơi cùi, hoạt động khá là thiếu ổn định. Mình đề xuất các bạn dùng app HandShaker, free mà rất ngon. Một số tùy chọn khác cho việc chép file giữa Mac với Android có thể xem trong bài: Cách tiện hơn để chép file giữa Mac với Android, có dây lẫn không dây.

Nâng cao

Recovery, NAND backup (cần recovery nhưng cực kì ổn định, đáng tin cậy, khuyên dùng)

Đây là giải pháp “khủng” nhất vì bạn sao lưu toàn bộ mọi thứ đang có trong máy của mình và gói nó vào một thư mục duy nhất. Từ app, cấu hình, thiết lập hệ thống, danh bạ, nhật kí cuộc gọi, bookmark trình duyệt… cho đến các phân vùng và tập tin hệ điều hành đều được lưu lại. Nếu máy bạn có vấn đề về phần mềm, chúng ta chỉ việc khôi phục cả một bản ROM từ thư mục backup là xong, cực kì tiện lợi.

Tuy nhiên, việc sao lưu cả ROM (gọi là Full Backup hoặc NANDroid Backup) chỉ áp dụng khi bạn biết vọc ROM và đã cài recovery ngoài : OpenRecovery, TWRP hoặc ClockWork đều được. Phương pháp cài custome recovery cho từng loại máy thì mời anh em tìm kiếm trên Tinhte.vn nhé.

Để sử dụng tính năng NANDroid, bạn hãy khởi động lại thiết bị của mình vào chế độ recovery. Cách khởi động thì y như lúc up ROM và sẽ khác nhau tùy máy. Khi đã vào đến recovery rồi thì chọn Backup/Restore và tiến hành sao lưu . Khi cần phục hồi lại thì chọn restore, đơn giản và dễ hiểu. Lưu ý rằng lúc restore thì toàn bộ dữ liệu trên máy sẽ được thay thế bằng cả một bản ROM mới luôn.

Sao_luu_du_lieu_Android_5.jpg

FlashFire: cũng sao lưu mọi thứ, nhưng có thể bị lỗi trên một số máy

Ứng dụng này do lập trình viên ChainFire làm ra, nó dành cho các máy đã root và có thể sao lưu tất cả mọi thứ trong thiết bị Android của bạn mà không phải đi vào custom recovery, không dòng lệnh, tất cả đều được thực hiện như cách mà chúng ta sử dụng một app rất bình thường. Chưa hết, FlashFire còn hỗ trợ flash các file ZIP và ROM ngay từ trong ứng dụng luôn, thậm chí còn hỗ trợ update Over The Air cho máy đã root nữa. Cách dùng FlashFire mời anh em xem trong bài: [Android, root] FlashFire: giải pháp backup và restore full máy không cần recovery.


https://tinhte.vn/threads/cam-nang-cac-cach-backup-dien-thoai-android-tu-co-ban-den-nang-cao.2634632/

[CẨM NANG] CÁC CÁCH BACKUP ĐIỆN THOẠI ANDROID, TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

Hai năm trước đã chia sẻ với anh em cách backup điện thoại Android nhưng giờ đã lỗi thời, nay update lại một hướng dẫn mới phù hợp hơn cho những bản Android từ 5.0 trở về sau. Mình sẽ nói cả về những phương thức cơ bản như chép file thủ công, cho đến những giải pháp phức tạp hơn cần can thiệp vào hệ thống nhưng bù lại cho phép backup mạnh mẽ hơn. Hi vọng cẩm nang này sẽ giúp cho anh em, cả người mới tiếp cận với Android lẫn người đã dùng Android từ lâu.

Noi_dung_sao_luu_android.png

Cơ bản

Danh bạ, lịch, email: sync với tài khoản Google

Google cung cấp sẵn cho chúng ta một công cụ cực kì mạnh để đồng bộ và sao lưu danh bạ, lịch, email, đó chính là tài khoản Gmail của bạn. Đằng nào bạn cũng phải đăng nhập tài khoản Google (Gmail) vào thiết bị Android của mình để có thể tải được app từ Play Store, vậy tại sao không tận dụng nó luôn cho tiện và an toàn? Tài khoản Google hiện tại rất mạnh, nó còn có thể sync với cả máy tính, iOS và gần như mọi hệ điều hành phổ biến khác. Lỡ bạn có mất điện thoại thì contact của bạn lúc nào cũng còn và có thể xem ngay lập tức được, chẳng phải làm gì phức tạp. Nếu bạn mua máy mới về thì cũng chỉ cần đăng nhập lại account đó là contact sẽ tự động chạy xuống.

Có một điểm mình muốn lưu ý anh chị em: luôn đồng bộ danh bạ với tài khoản online nào đó, như trong bài này là Gmail. Đây là chuyện bắt buộc, nếu chưa làm thì nên làm ngay. Đã bao nhiêu lần anh chị em thấy ai đó than thở trên Facebook là bị mất điện thoại rồi đi xin lại số từng người? Đừng để tình trạng đó xảy ra với anh em nhé, không gì khổ bằng việc đi xin lại số điện thoại của người khác đâu.

Sao_luu_du_lieu_Android_4.jpg

Tin nhắn, lịch sử cuộc gọi: SMS Backup & Restore

Ứng dụng 2 trong 1 này sẽ cho phép bạn sao lưu cả SMS lẫn Call log, sau đó bạn có thể chép file sao lưu ra máy tính hoặc upload nó lên chỗ nào đó an toàn tùy thích (không được để trong máy, lỡ mất thì lấy gì mà restore). SMS Backup & Restore hay cái là có thể hoạt động trên bất kì máy Android của hãng nào, tương thích với bất kì ứng dụng SMS nào, cách dùng cũng vô cùng dễ dàng. Nếu bạn mua bản tính phí của app thì có thêm chức năng upload lên cloud tự động, còn muốn xài free thì chịu khó upload tay cũng không sao.

File sao lưu ra sẽ có đuôi là XML, mặc định lưu ở đường dẫn /bộ nhớ trong/SMSBackupRestore. Trên tên file cũng có ngày tháng cho bạn tiện theo dõi. Mình đã từng backup cỡ 10.000 tin nhắn bằng app này và khôi phục lại trong dưới 5 phút, app free mà ngon phết!

Cách dùng:

  1. Tải SMS Backup & Restore ở đây
  2. Chạy app lên, nhấn nút Backup Now
  3. Có thể để nguyên cấu hình mặc định rồi nhấn nút Backup, chờ cho máy làm xong
  4. Sau này, nếu cần Restore, chép file XML vào lại bộ nhớ máy, chạy SMS Backup & Restore, nhấn nút Restore rồi duyệt tới file XML này là xong
Sao_luu_du_lieu_Android_2.jpg

Hình ảnh, video: Google Photos hoặc chép file thủ công sang máy tính

Hình ảnh, video cũng là những thứ rất quan trọng mà chúng ta cần thường xuyên sao lưu bởi vì đơn giản để chụp lại 1 tấm ảnh nào đó không phải là chuyện dễ, nhiều khi bạn sẽ không bao giờ có cơ hội chụp lại đấy chứ. Với mình, mình để cho nó sync lên Google Photos một cách tự động, cứ về nhà có Wi-Fi là tự đồng bộ ngay, bằng cách này mình sẽ không bị quên.

Mình chọn Google Photos vì nó free lưu trữ ảnh độ phân giải cao (dưới 16MP) và video Full-HD với chất lượng rất ổn để dùng trên máy tính, và tất nhiên là không giới hạn số ảnh hay dung lượng rồi. Nếu không thích xài Google Photos, bạn cũng có thể dùng bất kì dịch vụ ảnh nào đó bạn thích, ví dụ như Flickr, Google Drive hay Dropbox.

Sao_luu_du_lieu_Android_1.jpg

Cách thứ hai là chép file ảnh thủ công từ điện thoại sang máy tính. Cách này thì hơi cực hơn một chút và bạn phải làm định kì, lỡ quên chưa kịp backup mà bị mất máy hay hư hỏng gì đó thì không thể lấy lại được một lượng hình ảnh lớn. Để copy file, mời các bạn xem kĩ hơn về cách làm ở phần "Cách loại file khác: chép file thủ công".

App và app settings: Google Account hoặc Helium

Google Account

Ở lựa chọn thứ nhất, máy Android đã tích hợp sẵn chức năng sao lưu các app bạn đã cài, cách sắp xếp của chúng cũng như các settings cho từng app, có luôn cả SMS lẫn call log. Yêu cầu duy nhất đó là bạn phải đăng nhập Google Account vào trong máy. Dữ liệu sau khi sao lưu sẽ được đưa lên một vùng riêng trên Google Drive và khi bạn reset lại thiết bị hoặc mua máy mới về thì sẽ có tùy chọn để sync những dữ liệu này xuống. Cách này rất tiện vì bạn không cần phải đi cài lại từng app một cách thủ công mỗi khi reset thiết bị của mình.

Cách bật: vào Settings > Backup & Reset > Backup my data > On, chọn luôn dòng Automatic restore.

Helium

Helium Backup do nhóm lập trình viên nổi tiếng ClockworkMod phát triển. Điểm nổi bật của Helium Backup đó là nó cho phép chọn những ứng dụng nào đó mà chúng ta thích, sau đó lưu lại lên thẻ nhớ, bộ nhớ trong hoặc xuất lên các nền tảng đám mây như Google Drive, Dropbox hoặc Box. Trong trường hợp bạn cần reset lại máy Android của mình, hoặc đổi sang một máy mới, các bạn chỉ cần mang tập tin ZIP do Helium Backup tạo ra phục hồi lại (tất nhiên là cũng dùng chính Helium Backup).

Helium Backup được cung cấp với hai phiên bản. Bản miễn phí cho phép chúng ta sao lưu vào bộ nhớ máy hoặc qua máy tính, trong khi bản có phí thì lưu được lên các dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ đồng bộ trực tiếp giữa hai máy Android với nhau và không có quảng cáo.

Sao_luu_du_lieu_Android_3.jpg

Để sao lưu bằng Helium, sau khi chạy app lên, bạn hãy chọn lấy dữ liệu của những ứng dụng cần backup. Khi kéo panel ở cạnh dưới màn hình lên thì bạn sẽ có nút Select All để chọn hết tất cả app có trong danh sách. Ở đây cũng có mục “App data only”. Nếu nó được tick có nghĩa là Helium chỉ sao lưu lại dữ liệu của từng ứng dụng được chọn chứ không phải là cả tập tin cài đặt (vì bạn có thể cài lại app từ Google Play cơ mà). Nếu bỏ nó đi thì Helium sẽ backup luôn cả những tập tin APK để dùng cài app luôn. Lúc đó kích cỡ file ZIP sẽ lớn hơn rất nhiều. Thiết lập xong thì nhấn Backup và chờ đợi.

Khi nào cần phục hồi lại dữ liệu thì chọn thẻ “Restore and Sync”, lựa tập tin sao lưu dựa theo tên thiết bị và thời gian mong muốn (Helium tự tìm file ZIP backup trên tài khoản đám mây hoặc trong bộ nhớ máy), chọn tiếp các ứng dụng cần phục hồi app data rồi nhấn nút Restore là hoàn thành.

Các loại file khác: chép file thủ công

Để chép file giữa điện thoại với máy tính, trên Windows bạn chẳng phải làm gì, quá sướng, chỉ việc kết nối cáp USB vào máy tính, sau đó vào My Computer hoặc This PC là xong. Lưu ý là có thể bạn sẽ phải chuyển chế độ USB từ chỉ sạc sang thành truyền dữ liệu (đôi khi viết tắt là MTP) thì máy tính mới nhận thấy điện thoại.

Còn với anh em dùng Mac, bạn sẽ phải cài thêm phần mềm Android File Transfer của Google. Tuy nhiên app này hơi cùi, hoạt động khá là thiếu ổn định. Mình đề xuất các bạn dùng app HandShaker, free mà rất ngon. Một số tùy chọn khác cho việc chép file giữa Mac với Android có thể xem trong bài: Cách tiện hơn để chép file giữa Mac với Android, có dây lẫn không dây.

Nâng cao

Recovery, NAND backup (cần recovery nhưng cực kì ổn định, đáng tin cậy, khuyên dùng)

Đây là giải pháp “khủng” nhất vì bạn sao lưu toàn bộ mọi thứ đang có trong máy của mình và gói nó vào một thư mục duy nhất. Từ app, cấu hình, thiết lập hệ thống, danh bạ, nhật kí cuộc gọi, bookmark trình duyệt… cho đến các phân vùng và tập tin hệ điều hành đều được lưu lại. Nếu máy bạn có vấn đề về phần mềm, chúng ta chỉ việc khôi phục cả một bản ROM từ thư mục backup là xong, cực kì tiện lợi.

Tuy nhiên, việc sao lưu cả ROM (gọi là Full Backup hoặc NANDroid Backup) chỉ áp dụng khi bạn biết vọc ROM và đã cài recovery ngoài : OpenRecovery, TWRP hoặc ClockWork đều được. Phương pháp cài custome recovery cho từng loại máy thì mời anh em tìm kiếm trên Tinhte.vn nhé.

Để sử dụng tính năng NANDroid, bạn hãy khởi động lại thiết bị của mình vào chế độ recovery. Cách khởi động thì y như lúc up ROM và sẽ khác nhau tùy máy. Khi đã vào đến recovery rồi thì chọn Backup/Restore và tiến hành sao lưu . Khi cần phục hồi lại thì chọn restore, đơn giản và dễ hiểu. Lưu ý rằng lúc restore thì toàn bộ dữ liệu trên máy sẽ được thay thế bằng cả một bản ROM mới luôn.

Sao_luu_du_lieu_Android_5.jpg

FlashFire: cũng sao lưu mọi thứ, nhưng có thể bị lỗi trên một số máy

Ứng dụng này do lập trình viên ChainFire làm ra, nó dành cho các máy đã root và có thể sao lưu tất cả mọi thứ trong thiết bị Android của bạn mà không phải đi vào custom recovery, không dòng lệnh, tất cả đều được thực hiện như cách mà chúng ta sử dụng một app rất bình thường. Chưa hết, FlashFire còn hỗ trợ flash các file ZIP và ROM ngay từ trong ứng dụng luôn, thậm chí còn hỗ trợ update Over The Air cho máy đã root nữa. Cách dùng FlashFire mời anh em xem trong bài: [Android, root] FlashFire: giải pháp backup và restore full máy không cần recovery.


https://tinhte.vn/threads/cam-nang-cac-cach-backup-dien-thoai-android-tu-co-ban-den-nang-cao.2634632/