Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BỊ MẤT TRÊN MÁY TÍNH VỚI PHẦN MỀM CHUYÊN NGHIỆP

Dân trí Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi khi bạn vô tình xóa đi những file trước khi kịp nhận ra mình vẫn còn cần sử dụng đến chúng. Nếu gặp trường hợp này, một phần mềm có chức năng khôi phục dữ liệu sẽ là “vị cứu tinh”.

iCare Recovery (Mỹ) là hãng phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm khôi phục dữ liệu bị mất trên máy tính. Phần mềm iCare Data Recovery là một trong số đó.
iCare Data Recovery là phần mềm được ra đời không chỉ giúp người dùng khôi phục những dữ liệu bị xóa nhầm, mà còn những dữ liệu bị mất do quá trình format hay hư hỏng ổ cứng… Phần mềm cung cấp nhiều chế độ quét khác nhau giúp dễ dàng tìm kiếm và khôi phục các dữ liệu bị đã bị mất.
iCare Data Recovery bao gồm phiên bản chuyên nghiệp (có thu phí) và phiên bản miễn phí, trong đó phiên bản chuyên nghiệp được giới công nghệ lẫn người dùng đánh giá cao về khả năng khôi phục dữ liệu bị mất.
Với sự trợ giúp của phần mềm, bạn sẽ có được một giải pháp đề phòng trong trường hợp vô tình xóa nhầm các dữ liệu quan trọng hoặc các dữ liệu biến mất không rõ lý do.
Lưu ý: khả năng khôi phục dữ liệu bị mất không đảm bảo 100% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như dung lượng dữ liệu, thời gian dữ liệu đã bị xóa... Hiện không có bất kỳ phần mềm khôi phục dữ liệu nào có thể đảm bảo tìm kiếm và khôi phục 100% những dữ liệu đã bị xóa trên máy tính.
Hướng dẫn kích hoạt bản quyền phần mềm
Mặc định, iCare Data Recovery có giá bản quyền lên đến 69,95 USD, trong khi phiên bản dùng thử của phần mềm lại hạn chế tính năng khôi phục file, chỉ cho phép khôi phục tối đa 20MB dữ liệu đã mất.
Hiện tại, hãng phần mềm iCare đang có chương trình khuyến mãi, cung cấp miễn phí mã bản quyền để kích hoạt phần mềm.
Người dùng có thể download bản dùng thử đặc biệt của phần mềm tại đây.
Phần mềm tương thích với mọi phiên bản của Windows, kể cả phiên bản Windows 10 mới nhất.
Lưu ý: bạn không nên cài đặt phần mềm lên phân vùng ổ đĩa có chứa dữ liệu đã mất cần khôi phục, vì việc cài đặt phần mềm sẽ làm ảnh hưởng đến những dữ liệu cũ đang có trên ổ đĩa đó, khiến việc khôi phục dữ liệu gặp nhiều khó khăn hơn.
Đây là phiên bản dùng thử đặc biệt của phần mềm, được hãng phần mềm iCare Recovery cung cấp và đã được tích hợp sẵn mã bản quyền, do vậy người dùng chỉ cần cài đặt và sử dụng với đầy đủ bản quyền.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sau khi cài đặt nhưng phần mềm vẫn yêu cầu người dùng điền mã bản quyền để kích hoạt phần mềm, thì từ giao diện chính của phần mềm, bạn nhấn vào mục “Register” ở góc trên bên phải.
Lưu ý: nếu trên giao diện chính của phần mềm không có nút “Register” nghĩa là phần mềm đã được tích hợp sẵn bản quyền và người dùng không cần phải thực hiện gì thêm.
- Từ hộp thoại hiện ra, bạn điền đoạn mã sau vào khung “License Code”: ATRUP-VVWQU-YPEXX-9EYN6-RN5A6-BWVVX-KUGHU-4HKSP-J5BYA-VTEAA
Nhấn nút “Register” để kích hoạt bản quyền phần mềm. Đây là đoạn mã bản quyền do hãng phần mềm iCare Recovery cung cấp nên hoàn toàn hợp lệ và miễn phí.
Bây giờ, bạn đã có thể sử dụng iCare Data Recovery với đầy đủ bản quyền mà không còn gặp hạn chế nào về tính năng cũng như số ngày sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng
Phần mềm cung cấp cho người dùng 3 tùy chọn để khôi phục dữ liệu bị mất trên ổ cứng, được thể hiện ngay trên giao diện chính, bao gồm:
- Deleted file recovery: đây là hình thức khôi phục file đơn giản nhất, cho phép người dùng khôi phục lại những file đã bị xóa từ thùng rác của máy tính.
- Deep scan recovery: đây là hình thức khôi phục file hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất trên phần mềm. Công cụ này cung cấp khả năng khôi phục file ở hầu hết các trường hợp, như file bị mất do format nhầm ổ đĩa, bị xóa nhầm hoặc vì nhiều lý do khác nhau.
- Lost partition recovery: đây là chức năng cho phép khôi phục dữ liệu từ những phân vùng ổ đĩa đã bị xóa hoặc những phân vùng ổ đĩa bị lỗi do hệ thống và không thể truy cập được.
Trong 3 phương pháp khôi phục dữ liệu thì “Deep scan recovery” là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên phần mềm để khôi phục các dữ liệu bị mất. Dân trí sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thức sử dụng phương pháp này để phục hồi dữ liệu, hai phương pháp còn lại được tiến hành tương tự.
Sau khi nhấn vào tùy chọn “Deep scan recovery”, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép người dùng chọn phân vùng ổ đĩa có dữ liệu bị mất cần khôi phục. Nhấn nút “Next” để phần mềm bắt đầu quá trình quét và tìm thông tin về dữ liệu bị mất.
Thời gian để thực hiện quá trình quét lâu hay mau phụ thuộc vào dung lượng của phân vùng ổ đĩa. Thông thường với phân vùng ổ đĩa có dung lượng 500GB sẽ phải mất khoảng 1 giờ.
Sau khi quá trình quét kết thúc, phần mềm sẽ liệt kê những định file hệ thống mà trước khi ổ các file đã bị xóa. Dựa vào thông số “Suggestion” (Đề xuất), bạn nên chọn phân vùng nào có thông số Suggestion cao nhất (High) để có khả năng khôi phục được file lớn nhất.
Đánh dấu chọn 1 trong các phân vùng được liệt kê, sau đó nhấn nút “Next”.
Danh sách những file có thể khôi phục được sẽ liệt kê dưới dạng các nhóm theo từng thư mục. Bạn tìm đến thư mục đã từng chứa file bị mất để tìm lại file cần khôi phục. Bạn cũng có thể nhấn “Search files” để tìm kiếm nhanh file cần khôi phục xem phần mềm có thể tìm thấy những file đó hay không.
Người dùng cũng có thể kích đôi vào từng file ở danh sách bên phải để xem nội dung của file trước khi khi quyết định có khôi phục file đó hay không.
Sau khi đã tìm đúng file cần khôi phục, bạn đánh dấu vào file đó (có thể đánh dấu đồng thời nhiều file hoặc đánh dấu chọn toàn bộ), sau đó nhấn nút “Next”.
Một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép bạn chọn thư mục để lưu lại những file cần khôi phục. Quá trình khôi phục diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào dung lượng cũng như số lượng các file cần khôi phục.
Sau khi quá trình hoàn tất, một thư mục hiện ra trong thư mục bạn đã chọn để lưu file, bên trong có chứa những file đã chọn để khôi phục. Bây giờ, bạn đã lại có thể sử dụng những dữ liệu đã bị mất này.
Lưu ý: nếu tiến hành khôi phục càng gần với thời điểm dữ liệu bị mất thì tỉ lệ khôi phục thành công sẽ càng cao.
Nhìn chung, trong quá trình sử dụng máy tính, hẳn sẽ không ai biết trước được khi nào thì dữ liệu bị vô tình mất mát hoặc người dùng vô tình format phân vùng ổ đĩa khiến cho toàn bộ dữ liệu trên đó bị mất, đặc biệt với trường hợp format nhầm USB hoặc ổ cứng di động. Do vậy, bạn nên tranh thủ cài đặt iCare Data Recovery để có thể sử dụng khôi phục dữ liệu cần thiết bất cứ lúc nào và càng sớm càng tốt.
Phạm Thế Quang Huy
(quanghuy@dantri.com.vn)
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/khoi-phuc-du-lieu-bi-mat-tren-may-tinh-voi-phan-mem-chuyen-nghiep-20160422071714852.htm


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SANG GPT, CÀI VÀ BACKUP WINDOWS TRÊN UEFI

Khoảng hơn 2 năm trước [V-Z] UEFI-GPT Team đã từng nói rằng UEFI sẽ dần phổ biến và điều đó đã đúng sự thật. Thực sự nó quá nhiều ưu điểm so với chuẩn cũ (Legacy)

Bài viết này được xem là sự tiếp nối của bài viết trước trên diễn đàn vn-zoom.com nhằm hệ thống lại nội dung một cách đầy đủ nhất. Thông qua đó xin chân thành cám ơn bác tuainhan đã cùng niemtin007 nghiên cứu để hoàn thiện cách thức cài và chuyển đổi sang chuẩn mới mà
không mất dữ liệu

Nói một cách khách quan niemtin007 luôn trân trọng những gì UEFI-GPT Team đã làm được vì chúng tôi tìm ra cách thức, tối ưu thành phương thức an toàn nhất khi chuyển đổi. Và một điều nữa UEFI-GPT Team đã giúp phổ biến nó thông qua support nhiệt tình trên diễn đàn.

Nguồn:

Code:
http://niemtin007.blogspot.com/2014/10/guide-cai-windows-tren-uefi.html





Chuyển sang UEFI tôi được lợi gì?

Những lợi ích trên lý thuyết mình sẽ không nói ở đây. Điều mình thích thú nhất ở chuẩn mới này là:

  • Tốc độ khởi động máy tính/ Sleep nhanh hơn
  • Chạy đa hệ điều hành (dualboot, tripleboot, quadboot ...) thuận lợi hơn, không bị giới hạn phân vùng Primary
  • Xóa an toàn và nhanh chóng một hệ điều hành (OS) mà không gây lỗi mất boot hoặc thừa boot trên menu


Làm sao biết máy tôi có hỗ trợ UEFI hay không?


Thường thì các máy sản xuất từ năm 2012 trở đi mainboard đều đã hỗ trợ UEFI, một số máy chỉ cần nâng cấp BIOS là có hỗ trợ cho UEFI (thường là ASUS). Những máy cũ hơn không hỗ trợ thì đành an phận với Legacy vậy.

  • Bước 1: Vào BIOS >>> tìm đến thẻ tên Boot >>> Tìm đến phần Boot Option. Nếu có tùy chọn UEFI thì nó hỗ trợ. Nếu không có tùy chọn này bạn chuyển sang bước 2
  • Bước 2: Sử dụng một chiếc USB có chứa bộ cài Windows 64bit, Linux, hoặc WinPE 64bit. Khởi động máy mà chọn thiết bị boot ngoài (Dell là F12, Asus thường là Esc ...). Nếu trước tên USB để chọn boot vào có chữ UEFI hoặc EFI ở đầu thì nó có hỗ trợ, không có thì chắc chắn rằng máy bạn không hỗ trợ UEFI





Cách tùy chỉnh như thế nào?

Mỗi dòng máy có hơi khác một chút về giao diện, dưới đây là demo một số đại diện (lưu ý tùy chọn thiết lập nằm trở thẻ Boot) :

DELL: Đây là giao diện BIOS phổ biến hiện nay của Dell (trong ví dụ là Dell Vostro 3560)

Tùy chỉnh cho chế độ UEFI


Tùy chỉnh cho chế độ UEFI để cài Windows 7


Tùy chỉnh của chế độ Legacy thông thường



ASUS: BIOS của Asus khó nhận biết được có hỗ trợ cho UEFI hay không vì bản thân trong BIOS không có tùy chọn qua lại giữa 2 chuẩn. Cách để biết nó có hỗ trợ hay không là sử dụng WinPE 64bit hoặc sử dụng USB đã tích bộ cài 64bit của Windows để nhận diện. Khi chọn Boot vào máy tính thông qua USB, nếu có lựa chọn bắt đẩu là chữ EFI thì nó có hỗ trợ



Làm gì khi đã chỉnh về UEFI?

Chỉ chỉnh về UEFI máy bạn vẫn chưa thể cài Windows, Mac hay Linux trên chuẩn này được. Bạn cần chuyển ổ cứng sang GPT.

Thực ra có khá nhiều cách thức để chuyển đổi kiến trúc phân vùng từ MBR sang GPT nhưng hầu hết không an toàn (làm mất dữ liệu). Nếu là dân cài Mac OS (hackintosh) thì chắc hẵn đã biết đến cách convert bằng Diskpart - tất nhiên nó cũng làm mất dữ liệu và trước khi convert hầu hết bạn sẽ nhận một lưu ý bắt buộc là copy hết dữ liệu quan trọng sang ổ cứng ngoài

May mắn khoảng nữa đầu năm 2013 đã có một số tool giúp chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT (hay ngược lại) mà không mất dữ liệu.

Lời khuyên: Chỉ nên dùng Tool chuyển đổi trên nền WinPE (Mini Windows) tránh cài và sử dụng trực tiếp trên Windows




WinPE (Mini Windows) là gì?

Là bản rút gọn của Windows giúp tạo môi trường cứu hộ khi không thể vào được hệ điều hành. Nó hoạt động theo cơ chế nạp hệ điều hành vào Ram và chạy như một Windows thật, trên WinPE bạn có thể cài đặt phần mềm và chạy như trên Windows và sẽ trả về tình trạng ban đầu khi tắt máy, lợi dụng đặc điểm này ta có thể chạy được các công cụ cứu hộ để giải quyết các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng

Hiện tại trên các diễn đàn giới thiệu khá nhiểu công cụ tích hợp WinPE và nhiều công cụ cứu hộ khác nhưng nếu dành cho UEFI bạn nên sử dụng bản WinPE 64bit của anhdv (link topic) hoặc DLC của tranduylinh (link web)

Các bản cứu hộ khi tải về nó dưới dạng một file ảnh của đĩa CD/DVD có đuôi *.iso

Đối với bản WinPE 64bit của anhdv bạn dùng UltraISO để ghi ra USB (phương pháp này cũng được dùng để ghi bộ cài Windows vào USB). Lưu ý USB cần được Format dưới định dạng FAT32



Lưu ý: Muốn cài Windows từ WinPE trện UEFI hay đơn giản là cài Windows 64bit trên nền Legacy ta phải sử dụng WinPE 64bit.




Tool khuyên dùng cho việc chuyển đổi


AOMEI:

  • Ưu điểm: là một tool mạnh mẽ trong chuyển đổi. Sau khi chuyển đổi từ MBR sang GPT, bạn chỉ cần bật UEFI trong mainboard là có thể khởi động vào Windows ở chế độ UEFI mà không phải fix boot
  • Nhược: Có thể gây mất dữ liệu nếu không thao tác đúng và hiểu rõ cơ chế chuyển đổi, không nhìn được phân vùng linux


Minitool Partition Wizard:

  • Ưu điểm: cũng là một tool mạnh mẽ trong chuyển đổi. Dân cài Windows thường khá chuộng nó (bản thân mình cũng vậy). Tool này an toàn trong chuyển đổi, không gây lỗi mất dữ liệu. Xác định được phân vùng chứa Linux
  • Nhược: Sau khi chuyển từ MBR về GPT ta cần phải dùng USB Recovery của Windows hoặc dùng USB cài đặt để fix boot mới có thể vào Windows được




Tôi đang dùng Windows dualboot với Linux trên Legacy ổ cứng MBR vậy sau khi chuyển đổi sang UEFI tôi có dùng được linux tiếp không?


Câu trả lời là không, vì bản thân tool chuyển đổi chỉ hỗ trợ cho Windows. Trước khi chuyển các phân vùng có chứa Linux hay các OS khác ngoài Windows phải delete hết nếu không muốn phát sinh lỗi trong quá trình chuyển đổi

Bản thân Windows trên Legacy muốn chạy được trên UEFI sau khi chuyển đổi thì nó phải là phiên bản 64bit. Nhớ rằng UEFI chỉ hỗ trợ cho hệ điều hành 64bit




Cài mới Windows trên nền UEFI hay sử dụng Windows được chuyển đổi từ nền Legacy?

Lời khuyên chân thành là nên cài mới Windows trên nền UEFI thay vì sử dụng bản Windows cũ được chuyển đổi từ Legacy

Nhưng vẫn muốn dùng theo kiểu này thì nên dùng AOMEI để chuyển đổi trên nền WinPE

Nguyên tắc:
Trước khi chuyển đổi cần giảm phân vùng cài Windows từ trái sang phải để hình thành một vùng Unallocated dung lượng lớn hơn hoặc bằng 528MB để có khoảng trống giúp tool có thể tạo mới phân vùng EFI và một số phân vùng phụ


Cách chuyển:
Chuột phải vào chỗ đánh dấu phía trên chọn Convert to GPT (hoặc nếu thích thì chọn ở menu phía bên trái cũng được) >>> sau đó Apply để hoàn tất quá trình chuyển.

Lưu ý: dù sử dụng bất kỳ tool phân vùng nào, mỗi khi thực hiện xong một thao tác ta cần Apply luôn rồi thực hiện thao tác kế tiếp, tránh thực hiền chồng chéo nhiều thiết lập rồi cuối cùng mới Apply, làm như vậy nhiều lúc sẽ gây lỗi trong quá trình convert và làm mất thời gian.

Trong quá trình chuyển nếu bạn để ý thì AOMEI đã làm thêm một bước rất thông mình là tạo phân vùng EFI rồi chuyển một số file cần thiết vào trong đó, chính vì vậy khi khởi động lại bạn không cần phải repair mà vẫn vào được hệ điều hành.


Cách cài mới Windows trên UEFI từ WinPE


Theo kinh nghiệm khi cài mới Windows trên nền UEFI mình luôn sử dụng Minitool Partition Wizard để chuyển đổi. Cách an toàn nhất và thành công 100% khi convert thì khuyên trước khi chuyển đổi từ MBR sang GPT, tất cả các phân vùng của bạn nên được chia trước (tức không phải là Unallocated)

Cách convert ổ cứng từ MBR sang GPT bằng Minitool Partition Wizard

Trước khi convert:


Sau khi convert:


Delete phân vùng cài Windows trước khi cài:



Phân vùng đã xong, giờ tiến hành cài Windows

Bước 1: Copy file ISO vào ổ cứng và làm như hình


Bước 2: Truy cập vào ổ đĩa vừa mount được chạy file Setup để tiến hành cài đặt


Bước 3: Khởi chạy Command Prompt để chạy Diskpart (chỉ làm bước này nếu muốn cài thêm Mac OS để chạy dualboot)


Lệnh Miêu tả
Diskpart
List disk
Select disk 0
Create Partition EFI Size=512
Format Quick fs=FAT32 Label=“EFI”
Create Partition MSR Size=128
Khởi chạy công cụ Diskpart
Liệt kê danh sách ổ cứng trên máy bạn
Chọn ổ đầu tiên (nếu muốn cài trên ổ khác thì thay số 0 thành số tương ứng)
Tạo phân vùng EFI dung lượng 512MB
Format phân vùng EFI thành FAT32 (không format cũng được)
Tạo phân vùng MSR


Lưu ý: Sau hình 2 bộ cài Windows sẽ hiện danh sách phân vùng trên máy bạn. Nếu trước đó bạn chưa delete phân vùng muốn cài Windows thì giờ bạn tiến hành delete hết tụi nó thành Unallocated. Đối với trường hợp cài lại Windows trên UEFI, bạn xóa luôn các phân vùng Reserved Partition (MSR), Recovery Partition (nếu có) , EFI System Partition để gộp chung với phân vùng cài Win thành một phân vùng Unallocated duy nhất. Các phân vùng này dung lượng chỉ tính bằng MB nên khá dễ nhận biết



Bước 4: Thoát Command, nhấn Refresh để cập nhật lại tình trạng phân vùng, chọn vào Unallocated và nhấn next để cài Windows



Bước 5: Ngay khi máy tính vừa khởi động lại, bạn rút ngay USB để tránh gây xáo trộn tên của phân vùng dữ liệu sau khi cài đặt



Hướng dẫn backup và restore Windows từ WinPE

Backup:

Backup luôn luôn cần thiết, nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức nếu có rủi ro xảy ra. Trên chuẩn Legacy cũ chắc chắn ai cũng biết đến Ghost, nhưng đối với UEFI tool backup chuẩn nhất khuyên dùng là True Image

Trước tiên ta cần chuẩn bị phân vùng dành riêng cho file backup


Chạy Acronis True Image và tiến hành backup





Việc nên làm sau khi vào Windows




Restore:






Convert ổ cứng từ GPT sang MBR

Phần này dành cho các bạn ham hố chuyển ổ cứng sang GPT sau đó mới phát hiện ra máy mình không hỗ trợ cho UEFI

Nguyên tắc:
Kiến trúc phân vùng MBR chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng Primary. Nếu bạn tinh ý sẽ biết rằng mặc định tất cả các phân vùng (ngoại trừ phân vùng chứa boot như EFI) trên kiến trúc GPT đều ở Primary. Chính vì vậy muốn không lỗi khi convert bạn phải làm sao đó chỉ để tối đa 4 phân vùng (có thể Delete các phân vùng nhỏ dung lượng MB, gộp ổ dữ liệu ...)

Sau khi convert ngược lại vẫn có thể giữ được Windows mà không phải cài lại
Đúng như vậy, nhưng trước tiên bạn phải hiểu rõ nguyên tắc boot (nạp khởi động) của Windows trên MBR. Sau khi convert về MBR, mặc định sẽ mất tất active chính vì vậy bạn cần active lại phân vùng chứa Windows. Tiếp đó trên WinPE bạn dùng tool BootICE để nạp lại MBR, PBR cho ổ cứng, tiến hành fix boot sẽ khởi động được vào Windows





http://www.vn-zoom.com/f258/guide-huong-dan-chuyen-doi-sang-gpt-cai-va-backup-windows-tren-uefi-update-3061562.html#post22718515

[V-Z] UEFI-GPT TEAM: CÁCH CHUYỂN ĐỔI Ổ CỨNG TỪ GPT <=> MBR

Trong tương lai gần định dạng UEFI-GPT sẽ thay thế dần Legacy-MBR, ưu điểm của UEFI-GPT thì khỏi phải bàn, nhưng phải mất vài năm nữa nó mới thực sự phổ biến trên các thế hệ phần cứng mới và mới chứng tỏ được ưu điểm vượt trội mà nó có được
Bài viết sau đây được viết từ kinh nghiệm của tuainhan và chính trải nghiệm, thử nghiệm của niemtin007 khi cài đặt trên Dell Vostro 3560, bài viết độc quyền thuộc về nhóm [V-Z] UEFI-GPT Team
niemtin007 biết đâu đó trên Forum vẫn có rất nhiều Pro hiểu biết về lĩnh vực này nhưng ngại chưa viết. Nếu Pro nào ghé qua xin đóng góp để hoàn thiện topic, cám ơn các bạn!
Toàn bộ quá trình chuyển đổi mà mình giới thiệu trong topic này hoàn toàn không mất dữ liệu, thao tác chuyển đổi từ MBR sang GPT hay ngược lại đều diễn ra rất nhanh khoảng 15 giây!




  • Phần 1: Chuyển đổi định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT để cài windows 64bit trên hệ thống UEFI-GPT
    1. Nguyên liệu:
      Download file ISO Win8PE (x64) mới nhất của anhdv download
      • Gói Apps - MyTools (11-2013) {giải nén thẳng vào USB}
      download
      • Gói Driver cho Win8PE (x64) {giải nén thẳng vào USB}
      download
      File ISO nguyên gốc chỉ chứa bản Windows 8.1 64 bit duy nhất download
      Một đến hai chiếc USB được format USB với định dạng FAT32 tự tìm
      (Password: anh@dv)
    2. Tạo USB cứu hộ và cài đặt
      Sau khi tải file ISO Win8PE64bit của anhdv về máy, bạn tiến hành tích hợp file ISO vào USB bằng UltraISO để tạo USB cứu hộ
>>> Video hướng dẫn tạo USB Boot hỗ trợ boot được UEFI-GPT của bác tuainhan bằng UltraISO
[V-Z]
>>> Video hướng dẫn tạo USB Boot hỗ trợ boot được UEFI-GPT của bác tuainhan bằng BootICE
  • [V-Z]
  • Thiết lập BIOS (quan trọng)
    Trong BIOS chuyển Legacy sang UEFI >>> Disable Security boot >>> Disabled Load Legacy Option Rom
  • Chú thích: quá trình chuyển đổi chỉ phụ thuộc vào việc chạy tool trên WinPE là chính; bạn có quyền chạy WinPE trên Legacy-MBR để chuyển đổi, đợi đến lúc cài Win rồi chỉnh BIOS sau cũng không ảnh hưởng gì cả. Nhưng để tối ưu quá trình cài Windows trên UEFI-GPT bạn nên thiết lập BIOS từ bây giờ và để tránh một số rắc rối sau khi chuyển đổi
    Lưu ý: Hiện tại một số dòng Laptop mới (thí dụ Asus) sẽ không có tùy chọn thiết đặt EFI trong BIOS, nếu gặp những máy kiểu như này bạn có thể bỏ qua bước này, tiến hành convert ổ cứng sang GPT, trong quá trình cài máy sẽ tự động chuyển sang UEFI cho bạn mà không phải thao tác gì thêm
  • Chuyển ổ đĩa từ chuẩn MBR sang GPT (quan trọng)
    Sau khi tạo được chiếc USB boot vào Win8PE 64bit bạn giải nén thẳng MiniTool Partition Wizard vào USB (hoặc bạn có thể dùng MiniTool từ gói Apps của anhdv)
    >>> cắm USB vào máy, khởi động lại máy để vào WinPE
    >>> khởi chạy MiniTool Partition Wizard Professional 8.1 để chuyển ổ đĩa từ chuẩn MBR sang GPT

    Quá trình chuyển đổi hoàn toàn không mất dữ liệu nếu thao tác chính xác

    Hình ảnh trước khi chuyển đổi

  • Cách chuyển: Chọn vào đầu ổ đĩa, chuột phải và chọn Convert MBR Disk to GPT Disk >>> Chọn Apply để hoàn tất chuyển đổi.

    Quá trình chuyển đổi hoàn tất. Cắm USB chứa bộ cài windows 8.1 vào, rút USB boot ra và khởi động lại máy
    Giờ ta bắt đầu cài Windows 8.1
    Mẹo cài nhanh Windows: (nếu cài windows từ USB thì bỏ qua phần này)

    • Để tận dụng ưu thế của WinPE không nhất thiết phải cài windows từ USB mà ta có thể cài ngay từ ổ cứng. Trước tiên bạn download file ảnh của bộ cài Windows 8.1 (dạng .iso) về và để trong ổ dữ liệu mà không cần tích hợp vào USB làm gì cả. Lý do mình hướng dẫn các bạn chỉnh BIOS trước khi chạy WinPE là sau khi chuyển từ MBR về GPT nếu BIOS đang ở thiết lập Legacy thì một số máy khi dùng Explorer của Windows không nhận được ổ GPT (các ổ bị ẩn) cho nên sẽ không truy cập được vào file ISO này vì vậy để thuận tiện trong quá trình cài đặt Windows trên UEFI-GPT bạn nên chỉnh BIOS từ đầu để hạn chế tối đa số lần Restart lại windows, giảm thời gian chờ và tăng tốc độ cài
    • Cách làm: Sau khi chuyển đổi ổ đĩa từ MBR sang GPT bạn dùng Explorer truy cập đến file iso >>> Click chuột phải vào file iso chọn Mount as Imdisk Virtual Disk >>> Chọn Ok để cho file ảnh vào ổ đĩa ảo >>> truy cập vào ổ DVD ảo mới được tạo, nhấp đôi vào file Setup.exe của Windows 8.1 để tiến hành cài đặt.
    • Lưu ý: để thứ tự phân vùng không bị đảo lộn sau khi cài bằng cách này, khi máy yêu cầu restart, ngay khi máy tính vừa tắt và bắt đầu khởi động lại, bạn rút USB tích hợp bản Boot của anhdv ra!


    Quá trình cài cũng giống như truyền thống, khi chọn phân vùng cài bạn chọn Create Partition từ phân vùng trống Unllocated. Đến đây máy sẽ xuất hiện thêm 4 phân vùng khác là: Reserved Partition (128MB), Recovery Partition (300MB), EFI System Partition (100MB) và Data Partition (phân vùng để cài)

    Sau khi chọn Partition để cài Windows 8.1 niemtin007 gặp một thông báo lạ do trước đó mình vẫn giữ lại phân vùng cài Windows 7, phân vùng cài windows 8.1 lại ở phía sau nên thứ tự phân vùng hơi lộn xộn mới gặp thông báo thế này. Nếu bạn cũng gặp thì cứ click Ok để tiếp tục cài

  • Sau quá trình cài thành công bạn có thể vào BIOS Chuyển Security Boot từ Disable sang Enabled, vậy cuối cùng bạn đã có một Windows 8.1 chạy trên hệ thống UEFI-GPT đúng chuẩn rồi

    Lưu ý: Sau khi cài Windows trên UEFI-GPT có thể trong những lần Restart đầu tiên máy sẽ khởi động khá chậm. Sau khi cài bạn nhớ cập nhật driver & BIOS mới nhất cho máy tại trang chủ. Tốc độ máy bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Đối với việc Update BIOS cho Asus tham khảo bài viết của bạn thaitruong94 tại đây
  • Video về tốc độ khởi động kinh ngạc của windows 8 64bit trên hệ thống UEFI-GPT (Video mang tính chất lừu tình, để ý thì bản win này đã được lược bớt để tăng tốc độ khởi động)
  • [V-Z]
  • Video so sánh tốc độ khởi động của Windows 8 trên UEFI và Legacy BIOS (cũng không nhanh hơn nhiều)
    1. [V-Z]


  • Phần 2: Chuyển đổi định dạng ổ cứng từ GPT sang MBR để cài song song (dual - boot) nhiều hệ điều hành

  • Cài Windows 8.1 64bit trên hệ thống UEFI-GPT với nền tảng phần cứng bây giờ có lẽ rất ít máy hỗ trợ, nhược điểm khi cài Windows 8.1 trên hệ thống này là nó ngăn chạy Dual boot (có vẻ Microsoft chỉ muốn máy tính chỉ chạy bởi sản phẩm của mình). Chưa hết, quá trình bảo trì trên hệ thống UEFI-GPT sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với người dùng thông thường
    >>> Tất yếu sẽ có nhu cầu phát sinh là chuyển từ GPT về MBR để cài dual boot và để dễ dàng trong bảo trì sau này!

    Nếu các bạn để ý ở những hình phía trên, mình đã cố tình giữ phân vùng chứa Windows 7 đã được cài đặt trước đó. Lý do mình giữ lại là để làm bài test tiếp theo đó là: Chuyển từ GPT sang MBR mà vẫn giữ nguyên Windows 8.1

    Liệu Windows 8.1 có chạy được trên MBR nữa không??? Nếu chạy được thì ta có thể Dual boot Windows 8.1 với windows 7 đã cài từ trước được nữa không???

    Hôm nay chuột bạch niemtin007 đã trở lại, nếu hôm qua bài viết của mình thực hiện trên windows 8.1 thì hôm nay bài viết của mình đang làm trên windows 7 yêu dấu của mình . Nhưng đổi lại cái đầu đọc thẻ để boot vào mini win của mình đã ra đi

    Dual boot của niemtin007 diễn ra khá thuận lợi, nhưng trước tiên các bạn cần tạo một chiếc USB recovery để sữa chữa , hoặc một đĩa cài Windows 7 hay 8 đều được và không quan trọng là 32bit hay 64bit gì nhé!

    Để chuyển thành công từ GPT về MBR các bạn làm theo trình tự sau:
    • Vào BIOS chuyển UEFI về Legacy >>> Disable Security boot >>> Enable Load Legacy Option Rom để được kết quả như hình
  • Dùng USB boot Win8PE 64 bit để boot vào mini win8, khởi chạy MiniTool Partition Wizard Professional 8.1 Portable

    Xin lưu ý: Vì khi chuyển từ GPT về MBR tất cả phân vùng đều trở thành Primary, mà MBR chỉ hỗ trợ tối đa có 4 phân vùng Primary thôi nên bạn phải delele các phân vùng Reserved Partition (128MB), Recovery Partition (300MB), EFI System Partition (100MB) trở thành Unllocated (vì các phân vùng Unllocated khi chuyển từ GPT về MBR sẽ được gán mặc định là Logical). Nói chung là làm sao để máy chỉ còn tối đa 4 phân vùng được tạo là được!

    Hình ảnh trước khi chuyển từ GPT sang MBR:

  • Kết quả sau khi Delete 3 phân vùng Reserved Partition (128MB), Recovery Partition (300MB), EFI System Partition (100MB)

    Cách chuyển tương tự ở trên nhưng mà là: chọn vào đầu ổ đĩa, chuột phải và chọn Convert GPT Disk to MBR Disk >>> Chọn Apply để hoàn tất chuyển đổi. Kết quả đây!

    Cách tạo USB Recovery:

    • >>> Cắm một chiếc USB hay thẻ nhớ có dung lượng khoảng 512MB trở lên. Backup dữ liệu ra ngoài trước vì quá trình tạo USB Recovery, USB/thẻ nhớ sẽ bị format
    • Rê chuột vào góc phía trên bên phải của windows 8.1
    • >>> Bấm vào Search
    • >>> Gõ "Recovery" vào ô tìm kiếm
    • >>> Nhìn vào dòng cuối cùng sẽ thấy:"Create a recovery driver" bạn chọn vào đây
    • >>> Click next, chọn ổ USB/thẻ nhớ của bạn, finish để tạo, quá trình diễn ra khá nhanh




    • Ghi chú: USB Recovery này sẽ được giới thiệu trong cách thứ 1

    1. Cách 1: Dùng USB/đĩa Recovery hoặc đĩa cài windows
      Sau khi chuyển từ GPT về MBR thì máy sẽ không boot được vào Windows (điều dĩ nhiên). Bạn dùng USB recovery vừa tạo để sửa chữa bằng cách chọn Automatic Repair.
      Hoặc bạn cho đĩa cài đặt windows vào chọn Repair. Quá trình diễn ra khá nhanh!
      >>> Sau quá trình này máy đã có thể boot được vào Windows 8.1. Riêng với máy của niemtin007 thì máy tự tạo dual boot vào cả Windows 7 lẫn Windows 8.1. Và giờ mình chỉ cần sửa chút tên cho menu boot cho gọn lại là OK
    2. Cách 2: Dùng Hirrent boot rebuild
      Trước kia mình có giới thiệu trong phần "hướng dẫn những kỹ năng cơ bản khi dùng USB cứu hộ" công cụ hirrent boot rebuild của linhhonhuynhde đúng không nào (Bạn có thể search 2 tool này trên google, không bắt buộc phải sử dụng bản boot này mới được nhé ). Giờ bạn để ý trong bản hirrent boot này có 2 thứ phần fix tool là:

      Bạn lần lượt dùng 2 tool này để sửa chữa, cách dùng khá đơn giản
      • Với NTBoot Autofix bạn bấm số 1 để nó tự động sửa chữa MBR cho bạn (thằng này có chức năng tương tự như BootICE)
  • Tiếp theo là dùng công cụ Fix Logon Error 2.0 để sửa chữa tiếp, cách dùng cũng rất đơn giản là chọn phân vùng chứa OS và ấn nút start, nếu dual boot thì làm với cả 2 phân vùng
      • Sau quá trình này có thể boot được vào windows của bạn, có trường hơp không boot được thì bạn kiểm tra lại phân vùng, phân vùng phải được Set Active thì mới boot được

  • Phụ lục: Chuyển đổi Windows 8.1 được cài trên Legacy-MBR sang UEFI-GPT mà không phải cài lại Windows
    1. Trước tiên tạo một chiếc USB recovery, hoặc thủ một cái đĩa Windows 8.1 Pro và bản Windows bạn đang dùng phải là Windows 64bit
      >>> Chỉnh lại BIOS như ở phần 1
      >>> Vào Win8PE để chuyển ổ cứng sang GPT
      >>> Dùng Minitool Partition Wizard Delete phân vùng 100MB trước ổ C
      >>> Dùng tiếp chức năng Move/Resize của Minitool Partition Wizard làm rộng phân vùng Unllocated vừa xóa trên 528MB. Tức làm giảm dung lượng phân vùng chứa Windows
      >>> Khởi động lại máy để repair
    2. Khuyến cáo: nên cài mới thay vì chuyển đổi, cách trên có máy làm được máy thì không, có thể nó liên quan đến việc có hoặc không có phân vùng 100MB trước ổ C trên Legacy-MBR

  • Phần 3: Cài đặt Ubuntu song song với Win 8.1 trên máy UEFI-GPT
    Toàn bộ nội dung bài viết dưới đây được thực hiện bởi tuainhan và chân thành cám ơn bạn quanghai0108 đã gợi ý trong việc hoàn thiện phương thức

    Cài đặt Ubuntu song song với Win 8.1 trên máy UEFI-GPT đã có nhiều bài viết cùng với video hướng dẫn. Bài viết này chỉ là tổng hợp các cách, có bổ sung thêm vài điểm để giải quyết lỗi phát sinh trong quá trình cài đặt và boot
    1. Chuẩn bị
      • Ubuntu Desktop 13.10 (ubuntu-13.10-desktop-amd64.iso)
      Download
      • Universal-USB-Installer-1.9.5.1.exe và cách tạo USB cài đặt
      Link Web
      • USB đã Format Fat 32
      tự tìm
    2. Tạo USB boot cài đặt Ubuntu

    • Chạy Universal USB Installer
    • Step 1 chọn Ubuntu
    • Step 2 chọn file ubuntu-13.10-desktop-amd64.iso
    • Step 3 đánh chọn vào Now Showing All Driveschọn USB
    • Step 4 không chọn gì cả
    • Click Create, Yes. Chờ hoàn tất
    • Các bạn có thể dùng BootIce để kiểm tra nếu PBRSYSLINUX 4.07 là USB đã tạo thành công

  • Chuẩn bị phân vùng cài đặt
    Các bạn tạo một Unallocated có dung lượng tùy nhu cầu. Khuyên các bạn nên tách dung lượng từ C hoặc di chuyển Unallocated đến ngay sau C (dùng phần mềm partition như Minitool Partition Wizard)
  • Tắt Fast boot Win 8.1
    • Giữ phím Windowsấn phím F. Ngay dưới Search chọn Averywhere, gõ Power, chọn Power Options
  • Click Choose what the power button does, click Change setting that are currently unavailable, gỡ chọn Turn on fast startup, click Save changes

      1. Tắt Security boot trong Bios
        Tùy theo từng dòng máy, vị trí Security boot khác nhau, có khi nằm từ tab Security, Advanced, có khi nằm ngay trong tab Boot
      2. Chỉnh boot từ USB rồi boot máy từ USB
      3. Cài đặt
        • Từ Menu Grub chọn Install Ubuntu
        • Chọn English, click Continue
        • Click tiếp Continue >>> Continue
        • Install type là phần quan trọng nhất
          • Chọn Something Else rồi click Install Now
          • Chọn Free Space (đây là Unallocated các bạn đã tạo, chú ý dung lượng)
            Click vào dấu +, Size xóa rồi nhập 4000 hoặc 6000 (dung lượng cho swap partition tùy các bạn), Use as chọn Swap Area, click OK
            Tiếp tục click vào dấu +, Use as chọn Ext4 Jouraling file System, Mount point chọn / (chọn khác sẽ gây lỗi đấy), click OK
          • Chọn Partition cài đặt vừa tạo (/dev/sda7 ext / trên máy của mình)
            Nếu Device for boot... là /dev/sda thì các bạn click Install Now, nếu chưa phải thì các bạn chỉnh lại.
            Nếu lỗi xuất hiện từ đây, bạn chọn lần lượt các Partition vừa tạo rồi click dấu - sau đó tạo lại
          • Xóa New York rồi nhập Vietnam Time >>> Click Continue >>> Continue
          • Your Name nhập tên người dùng, Your Computer's Name đặt tên cho máy tính của bạn. Tạo Username và password (bạn nên ghi lại để còn dùng sau này). Các bạn chọn Login Automatically nếu muốn đăng nhập tự động >>> click Continue >>> Login Later
            Quá trình cài đặt bắt đầu, các bạn chờ hoàn tất. Rút USB và click Restart Now khi hộp thoại xuất hiện.
            Nếu không khởi động được, các bạn hãy tắt máy rồi mở lại
      4. Menu boot
        • Ubuntu (vào Ubuntu)
        • Advanced options for Ubuntu
        • Windows Boot Manager (Vào Windows)
        • System Setup (Vào Bios)
          Các bạn hãy bật lại Fast Startup trong Win. Cho Win update để xóa thông báo Security boot not config
      5. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn thaitruong94
        • Bởi vì làm việc trên Windows chủ yếu nên cần vào Windows nhiều hơn, mặc định cài xong linux bật máy sẽ hiện màn hình Grub để chọn hệ điều hành (OS), OS mặc định là Linux, nhiều khi không kịp ấn là vào linux luôn!
        • Mình vào BIOS >>> chuyển Boot Windows Loader lên trên >>> từ đấy mặc định boot vào Windows đầu tiên, muốn vào Linux thì Restart Windows (hoặc tắt Fast shutdown, hoặc gõ lệnh trong run "shutdown -s -t 0") sau đó ấn nút chọn thiết bị boot >>> chọn Linux, vậy là vào được linux
          P/s: Cách này khá tiện cho ai cài song song nhưng dùng win nhiều hơn. Thêm cái tiện nữa là cho máy ngủ trong linux, vào win dùng xong, lần sau vào linux máy lại tỉnh lại như thường, khá tiện!

      Phần 4: Backup & Recover Windows chuẩn UEFI-GPT bằng Acronis True Image

      1. Để tránh bài viết bị loãng, mình xin phép dời phần này sang topic mới:
        Backup & Recover Windows chuẩn UEFI-GPT bằng Acronis True Image
      2. Hoặc các bạn có thể tham khảo 1 topic song song khác của Team:
        Ghost + cài Windows theo UEFI, convert ổ cứng MBR <-> GPT, Ghost Windows 8.1 x64 Fullsoft cho máy chuẩn UEFI
        P/s: Click vào các link màu cam phía trên để chuyển trang




      • [V-Z] UEFI-GPT Team: là một nhóm ảo dành cho tất cả các thành viên đã, đang và sẽ nghiên cứu về UEFI-GPT, hãy tự hào vì mình là một thành viên của nhóm nhé các bạn
      • Mặc dù đã rất cố gắng diễn đạt và chú thích nhưng không khỏi làm các bạn khó khăn trong theo dõi. Nếu các bạn không rõ hay thắc mắc chỗ nào xin comment phía dưới để nhóm giải thích cho bạn và cũng đồng thời điều chỉnh nội dung phù hợp cho bạn đọc
      • Mình không quan trọng vấn đề Thank, nhưng số lượng thank là bằng chứng cho việc bài viết này có hữu ích với bạn hay không. Vì vậy hãy Thank nếu thực sự bài viết hữu ích với bạn
      • Nếu copy bài viết xin hãy thể hiện sự tôn trọng với công sức người viết, người test bằng cách ghi rõ nguồn, một lần nữa xin cám ơn các bạn đã bỏ ra chút thời gian để theo dõi bài viết này! Xin chào và hẹn gặp lại!

    http://www.vn-zoom.com/f94/v-z-uefi-gpt-team-cach-chuyen-doi-o-cung-tu-gpt-mbr-van-dung-lai-hdh-dang-co-ma-khong-he-mat-du-lieu-2827754.html