Không phải ngày nào bạn cũng được biết điều gì đó cực kỳ ấn tượng, và tại Mobile World Congress tuần rồi công ty Noveto Systems của Israeli đã làm được điều đó. Họ đã tạo ra cái gọi là thế hệ tiếp theo của việc tương tác âm thanh giữa người và máy. Công nghệ này tạo ra âm thanh dạng “tia” giúp đưa âm thanh đến người dùng một cách độc lập và ấn tượng hơn nữa là không cần phải thay đổi hệ thống âm thanh hiện có.

Câu hỏi đặt ra là họ đã làm điều đó như thế nào. Trong mô tả về công nghệ này thì đây là sự kết hợp giữa nhiều camera và cảm biến để theo dõi hướng của đầu người dùng, sử dụng cảm biến nhận diện vị trí 3D cũng như các thuật toàn tạo ra sóng âm và các thiết bị dò đặc biệt nhằm tập trung “tia” âm thanh đến mỗi tai của người nghe. Noveto còn có thể thay đổi hướng âm thanh theo thời gian thực cũng như “bắn” ra nhiều “tia” âm thanh đến nhiều người khác nhau.

Những người dùng thử cho biết mặc dù cảm giác khi âm thanh đi trực tiếp đến tai khá lạ nhưng nó không khó chịu và rất rõ ràng và chỉ có người dùng được nhận diện mới có thể nghe được âm thanh còn những người khác thì không. Một kết quả cực kỳ thú vị.

Có thể tưởng tượng được rất nhiều các ứng dụng cho công nghệ của Noveto như xem TV mà không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Với việc công nghệ Noveto có thể truyền các gói âm thanh khác nhau tới từng người nghe thì trong tương lai chúng ta có thể chơi game với việc người chơi chia đôi màn hình. Mặc khác chúng ta có thể cùng xem phim với người lảng tai chẳng hạn.

Noveto tin tưởng rằng công nghệ này có thể được thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới và hầu hết là việc thuyết phục các nhà sản xuất lớn tiếp nhận công nghệ này.