Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

OPAMPS - THÚ CHƠI VÀ THUỐC BỔ CHO THIẾT BỊ ÂM THANH

Chào các bác.

Lâu nay chúng ta vẫn nghe nói nhiều về opamps, về việc thay đổi opamps trong các thiết bị audio như đầu CD, Pre-Amply, Amply, DAC ..v.v. Mà những vấn đề này hầu như trên các diễn đàn âm thanh của Việt Nam không được đề cấp tới nhiều mặc dù nó cũng khá đơn giản và RẤT thú vị. Nên mình xin phép mở topic này để mọi người cùng thảo luận về opamps, về việc chơi opamps .v.v.
Đây cũng là những kiến thức do chính mình góp nhặt và tìm hiểu, cũng có thể chưa hoàn toàn chính xác, nên rất mong sự đóng góp thêm của các bậc cao thủ, để mọi người có thể cùng học hỏi thêm.

Đầu tiên, trước khi nói về opamps, mình xin nói sơ về nguyên tắc hoạt động của 1 thiết bị âm thanh trước, như vậy sẽ làm chúng ta dễ hiểu hơn opamps để làm gì .

+ Cách hoạt động của 1 thiết bị xuất âm thanh
Thiết bị âm thanh ví dụ như đầu CD, đầu HD, DAC, Amply, PreAmply,v..v.. luôn hoạt động theo nguyên lý nhận 1 tín hiệu âm thanh đầu vào rất nhỏ, sau đó xử lý và khuyếch đại tín hiệu âm thanh đó. Ví dụ đầu CD, đầu HD, DAC, nó sẽ xử lý thông tin trên đĩa CD , file nhạc, file phim, đĩa bluray , chuyển đổi thành tín hiệu âm thanh với công suất rất rất nhỏ, rồi khuyếch đại tín hiệu đó lên và xuất ra ngoài để amply xử lý tiếp. PreAmp thì nhận tín hiệu đã khuyếc đại, sau đó xử lý, lọc, can thiệp vào âm thanh để âm thanh hay hơn, rồi lại khuyếch đại thêm lần nữa và xuất ra để amply xử lý. Amply thì cũng lại lặp lại vấn đề này lần nữa, nó có thêm 1 mạch nhận và xử lý và khuyếch đại tín hiệu ( mạch pre ) , sau đó mới dùng mạch khuýech đại công suất cao , khuyếch đại tín hiệu âm thanh đủ mạnh để loa phát âm được.
Nghe có vẻ hơi lằng nhằng nhưng nói tóm gọn là bên trong tất cả các thiết bị âm thanh, luôn có 1 mạch nhỏ khuyếch đại tín hiệu âm thanh công suất thấp . Và đó là opamps.

Qua đó chắc các bạn hiểu được sự quan trọng của opamps trong thiết bị âm thanh chứ ? Tín hiệu âm thanh ở đầu vào trong các thiết bị âm thanh luôn được khuyếch đại lên thông qua opamps, opamps được hiểu là 1 con linh kiện, 1 con chip có nhiệm vụ như 1 cái power amply thu nhỏ và công suất thấp. Bạn thay 1 cái amply 10triệu thành 100triệu thì âm thanh thay đổi, ở đây bạn thay 1 con opamps 1usd thành 5usd thì âm thanh cũng thay đổi. Và đó là lý do tại sao tại các diễn đàn về âm thanh trên thế giới thì chủ đề về thay đổi opamps luôn được bàn tán rất xôm tụ và nhiều người tham gia. Bạn thử hình dung, âm thanh của đầu CD, amply, DAC của bạn đang nghe hơi chói, bạn chỉ việc mở nắp ra, tìm đến con opamps bên trong máy và nhẹ nhàng rút nó ra, thay con khác vào, thế là thiết bị của bạn thay đổi chất âm thành khác luôn. :)) Nghe rất thú vị và đơn giản.

Đây là hình 2 con opamps (được khoanh đỏ) bên trong 1 đầu CD, có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu âm thanh trước khi xuất ra cổng RCA :
[​IMG]
Như các bạn thấy, nó có dạng socket, chỉ cần rút ra và cắm con khác vào. Tuy nhiên cũng có nhiều thiết bị họ hàn chết luôn opamps vào bảng mạch, trong trường hợp này bạn phải dùng mỏ hàn gỡ con opamps đó ra và thay vào đó 1 cái socket, để tiện việc rút ra tháo vào nếu bạn là người ...nghiện thay opamps :))

+Các loại opamps

Opamps có 2 loại, loại Đơn lõi và loại Hai lõi ( Single và Dual ) . hiểu 1 cách hết sức đơn giản thì nó giống như amply 2 kênh và amply 1 kênh :) Nên khi thay opamps các bạn phải google sơ qua xem con opamps trong máy mình là loại Single hay Dual để thay cho đúng vào .

Ngoài ra opamps còn phân ra 2 dạng nữa :

-Opamps nguyên thủy , tức là 1 con chip nhỏ nhỏ như hình trên, được sản xuất ra từ nhà máy.

-Opamps ĐỘ (discrete opamp), được các hãng thiết kế opamps họ thiết kế riêng ra, có cùng nguyên tắc hoạt động với opamps nguyên thủy nhưng lại phúc tạp hơn rất nhiều, nó thực ra là 1 bảng mạch bao gồm rất nhiều linh kiện trên đó như tụ điện, transitor, điện trở . Có thể nói đây là 1 amply thu nhỏ hoàn chỉnh, trên đó có đủ linh kiện và đủ chức năng.

[​IMG]

Thường thì opamps nguyên thủy được dùng trong các loại thiết bị audio sản xuất sẵn, loại thiết bị rẻ tiền thì được gắn opamps rẻ tiền, loại thiết bị đắt tiền thì được gắn opamps đắt tiền. Còn opamps dạng discrete thì được người dùng mua về tự thay. Để đánh giá opamps dạng nào hay hơn dạng nào là không thể, nó tùy thuộc rất nhiều vào gu người nghe và độ phù hợp với từng thiết bị nữa, có người cắm opamps loại 5usd vào nghe thấy rất hay, có người cắm loại 100usd vào thì lại chê rất dở. Vậy ngoại trừ 1 số opamps vốn hay được khen như Muses , BursonAudio, Sparkos Labs thì thường cắm vào sẽ "có khả năng" hay, còn đa số nếu các bạn muốn thử nghiệm opamps thì chỉ có 1 cách duy nhất đó là xem ai đã từng dùng loại opamps nào cho thiết bị nào và đánh giá của họ ra sao khi thay opamps, sau đó mua theo, hoặc đơn giản là mua vài cặp về thay , thích cặp nào thì dùng cặp đó.

Thực ra nếu bạn là người thích khám phá âm thanh thì mua vài cặp opamps về dự trữ cũng là tốt, vì 1 cặp opamps có thể nghe không hay với thiết bị này, nhưng đem sang thiết bị khác lại hay hơn, phù hợp hơn chẳng hạn. Ngoài ra nghe chán 1 loại bạn cũng có thể rút ra thay opamps khác vào coi như là thay đổi không khí :)) . Mua rồi coi như là để dành đó, cũng kô mất đi nên cũng chẳng ngại lắm. Ví dụ như mình, mình cũng có tầm 7-8 cặp opamps đủ loại, lâu lâu đem ra thay ra thay vào cũng vui vui :)

Đây là vài cặp opamps mình thấy khá hay và giữ lại của mình : Ticha 994, BursonAudio V5, V5i , Muses01, Opa1612 . Nhìn lèo tèo thế nhưng tổng giá trị cũng lên tới 550usd đấy :((
[​IMG]

Đây là DAC của mình sau khi thay 4 con opamps thành Ticha 994 và BursonAudio V5i

[​IMG]
 

3 nhận xét:

  1. Bác cho em xin ít cảm nhận, so sánh giữa LME49720, opa1610 và op827 với ạ! em cảm ơn bác nhiều

    Trả lờiXóa
  2. Bai viết hay xin cảm ơn chia sẻ của bạn
    bạn cho xin sđt để tiện liên hệ sđt của mình 0983763456

    Trả lờiXóa