Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

10 TỪ MỚI BẠN CẦN BIẾT Ở SILICON VALLEY

Nhật Thanh
(PCWorldVN) Khi công nghệ tăng tốc, khái niệm mới, từ mới cũng trở nên nhiều hơn và Silicon Valley, nơi tập trung các công ty công nghệ cao, cũng là nơi sản sinh ra nhiều từ mới
Công nghệ đã làm thay đổi văn hóa, và văn hóa được phản ánh trong ngôn ngữ. Khi công nghệ di động và tiêu dùng thay đổi đời sống của chúng ta, từ ngữ mới xuất hiện và bùng nổ trên các mạng xã hội, thể hiện người dân sống và làm việc như thế nào.


Dưới đây là 10 từ mới mô tả văn hóa của Silicon Valley (Thung lũng Silicon) mà bạn cần biết để hiểu được những sự thay đổi đang tồn tại ở đây. Các từ mới này thể hiện bằng tiếng Anh và xếp theo thứ tự chữ cái.
1. Decicorn
Bạn đã từng nghe đến từ “unicorn” (con kỳ lân, ngựa một sừng), được sử dụng nhằm mô tả một doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) có giá trị trên 1 tỷ USD. Ý tưởng này cho thấy những doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao như vậy là rất ít, cũng giống như hiếm khi bạn nhìn thấy con kỳ lân. Nhưng hiện nay đã có một đàn ngựa một sừng tại vùng Silicon Valley. Con số gần đây nhất là có 131 “unicorn” trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Trên thực tế, doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao bây giờ có giá trị hơn 10 tỷ USD. Chúng được gọi là “decicorns”.
Nếu nhìn thấy một decicorn (cũng đọc như “decacorn”), bạn hãy cẩn thận. Họ đang rất nguy hiểm, ít nhất nếu bạn là một nhà đầu tư.
“Unicorn” - ngựa một sừng, được sử dụng nhằm mô tả một doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) có giá trị trên 1 tỷ USD

2. Dronevertising    Ngành công nghiệp quảng cáo luôn tìm kiếm những địa điểm mới để quảng cáo sản phẩm. Tính mới lạ sẽ thu hút sự chú ý của công chúng, và đây chính là giá trị tính bằng tiền trong vương quốc quảng cáo.
Với sự gia tăng của quadcopter (thiết bị bay không người lái có 4 cánh quạt - drone) người ta nhận thấy thiết bị bay này nếu được gắn thêm những dấu hiệu trên nó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời cho quảng cáo. Và như vậy từ “dronevertising” được sinh ra.
Các nhà quảng cáo đã tận dụng tính năng “dronevertising” mới nổi lên để thực hiện quảng cáo. Đã xuất hiện một công ty ở Philadelphia mang tên DroneCast và một công ty của Nga gọi là Hungry Boy chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng drone.
Sử dụng drone để thực hiện quảng cáo

3. Duang!Từ này có nguồn gốc kỳ lạ và khó tin. Nam diễn viên Jackie Chan đã thực hiện một chương trình thương mại dầu gội đầu vào năm 2004 cho một sản phẩm gọi là Bawang. Chan đã mô tả dầu gội đã làm cho mái tóc của mình mềm mại và sáng bóng, và ông thốt ra rằng mái tóc của bạn cần đến “Duang!” (phát âm sai từ “Bawang”).
Sau đó, một số người đùa trên Internet đã tạo ra một video clip hài về chương trình quảng cáo dầu gội đầu, trong đó nhấn mạnh từ “duang” mới.
Video clip gây ra cơn sốt của “duang!” trên các mạng xã hội Trung Quốc, và hiện tượng này tràn ra khỏi Trung Quốc và lan khắp thế giới.
Thú vị nhất là “duang” không có ý nghĩa ràng buộc nào. Nó cũng giống các từ tiếng Anh khác như ka-blam hay boom, và được sử dụng để thể hiện một cái gì đó cực đoan - gần giống như từ tiếng Anh “dang” (quá, rất). Ví dụ: “Hôm nay tôi cảm thấy rất duang (tuyệt vời).
Nam diễn viên Jackie Chan

4. FarecastingViệc mua vé máy bay từ lâu đã chuyển từ các công ty lịch đến các trang web. Và như là một phần của quá trình chuyển đổi đó, một loạt các trang web mới nảy sinh hỗ trợ cho việc tìm kiếm các giao dịch tốt nhất.
Người dùng giờ đây đã hiểu rằng giá vé máy bay thay đổi theo thời gian, khi các hãng hàng không cố gắng tối ưu hóa doanh thu của họ thông qua giá bán linh hoạt. Ý tưởng đằng sau giá linh hoạt là nhằm lôi kéo người mua, với một giá ban đầu cao, nhưng hạ giá lúc ngày khởi hành đến gần. Khi máy bay đầy, chỗ trở nên khan hiếm, nhu cầu vượt nguồn cung, họ lại đẩy giá lên.
Nghệ thuật gây chú ý tại thời điểm lý tưởng được gọi là farecasting, một từ ghép kết hợp giữa giá (fare) và dự báo (forecasting), được tạo ra bởi Farecast, mộ doanh nghiệp khởi nghiệp mà Microsoft đã mua lại năm 2008 và chấm dứt vào năm ngoái. Công ty này đã chết, nhưng từ “farecasting” thì vẫn còn đó.

5. Inculator
Trong thế giới doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao, có những vườn ươm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình khởi nghiệp.
Vườn ươm khởi nghiệp cung cấp sự hỗ trợ quản lý, không gian làm việc và các nguồn lực kinh doanh khác cho các công ty mới, giúp họ vươn lên phát triển. AngelPad là vườn ươm lớn nhất tại Silicon Valley.
Nhà thúc đẩy (accelerator) tập trung nguồn lực một cách cao độ, ngắn hạn với mục đích nhanh chóng xây dựng một doanh nghiệp trong một vài tháng, thậm chí vài tuần. Vì vậy doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt thành công hay chịu thất bại mà không mất mát quá lớn. Nhà thúc đẩy cung cấp tư vấn, kinh nghiệp nhằm phát triển ý tưởng và kế hoạch kinh doanh, hơn nữa là hỗ trợ tài chính, nhân lực. Vì vậy mà doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tập trung để phát triển ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, hoặc cũng thấy ngay thất bại. Y Combinator là một trong những nhà thúc đẩy lớn tại Silicon Valley.
“Inculator” là từ mới, và tất nhiên được ghép từ ghép từ “incubator” (vườn ươm) và “accelerator” (thúc đẩy). “Inculator” là một “accelerator” mà phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển các ý tưởng và xây dựng doanh nghiệp.

6. Lookupable
Từ này dường như được đặt ra bởi Erin McKean, nhà sáng lập ra Wordnik. Wordnik là từ điển bao gồm các từ không có trong từ điển. Tầm nhìn của Erin McKean là làm cho tất cả các từ có thể tìm thấy (lookupable), ngay cả khi chúng chưa được chấp nhận bởi các bộ từ điển lớn, chẳng hạn như New Oxford American Dictionary. Wordnik đã được McKean biên soạn trong hai thập kỷ.
Erin McKean, nhà sáng lập ra từ điển Wordnik

7. PhubbingHành động mất lịch sự khi một người tập trung vào chiếc điện thoại trong lúc nói chuyện trực diện với một người nào đó được gọi là “phubbing”, một từ ghép giữa “phone” (điện thoại) và “snubbing” (mất lịch sự).
Điều này bao gồm cả việc xem hay trả lời tin nhắn trong khi nói chuyện với người khác.
Sử dụng điện thoại khi nói chuyện với người khác là hành động "phubbing"

8. ProcrastatweetingSử dụng Twitter thay vì làm bất cứ điều gì bạn đang nghĩ phải làm là “procrastatweeting”. Đây là hình thức tốt để sử dụng nó như là một hashtag: #ProcrastaTweeting.

9. Quinquagintacorn
“Quinquagintacorn” có nghĩa là doanh nghiệp khởi nghiệp có giá trị 50 tỷ USD trở lên. Doanh nghiệp khởi nghiệp duy nhất đạt được “quinquagintacorn” hiện nay là Uber. Tháng Bảy vừa qua, giá trị của công ty đạt ở mức khoảng 51 tỷ USD. Đó cũng là lí do tại sao doanh nghiệp khởi nghiệp như vậy cũng được gọi là “Ubercorn”.
Doanh nghiệp khởi nghiệp duy nhất đạt được “quinquagintacorn” hiện nay là Uber

10. Unicorpse“Unicorpse” là một “unicorn” chết (con kỳ lân chết) - một doanh nghiệp khởi nghiệp đạt được giá trị 1 tỷ USD, sau đó suy giảm và thất bại trước khi ra được công chúng. Điều này chưa xảy ra, nhưng một số người nói rằng Evernote có thể trở thành “unicorpse” đầu tiên.
Unicorpse
Vậy bạn có, 10 từ mới mà bạn cần biết để hiểu Silicon Valley ngày hôm nay, và nền văn hóa mà nó đã tạo ra. Duang!
  http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-cong-nghe/2015/10/1243483/10-tu-moi-ban-can-biet-o-silicon-valley/

MICROSOFT BẮT ĐẦU “CƯỠNG ÉP”CẬP NHẬT LÊN WINDOWS 10

Một số người dùng Windows 7 và Windows 8.1 kém may mắn không có cách nào để tránh khỏi cảnh buộc phải cập nhật lên Windows 10.

 

Theo phản ánh của nhiều trang công nghệ quốc tế, một số người dùng cho biết họ không còn được quyền lựa chọn cập nhật cho phiên bản Windows (cũ) đang sử dụng của họ. Thay vào đó, Windows 7 và 8/8.1 của những người dùng này chỉ hiện duy nhất một thông báo cho biết "bản cập nhật lên Windows 10 đã sẵn sàng". Tệ hơn, thông báo này chỉ cung cấp duy nhất tùy chọn "hãy khởi động lại PC để bắt đầu cài đặt".
Một số người dùng khác còn kém may mắn hơn nữa: Microsoft tự động cho hiển thị một cửa sổ đếm ngược, buộc người dùng không sớm thì muộn cũng phải nâng cấp lên phiên bản Windows mới nhất.
Bất kể là bị "ép" cập nhật theo cách nào thì người dùng cũng chỉ có thể trì hoãn cập nhật vài tiếng. Microsoft không hề cho phép người dùng hủy bỏ cài đặt hoặc hoãn vĩnh viễn (hoãn cho tới khi người dùng muốn cập nhật).

Ảnh
 
cập nhật qua Windows Update.
 
Ảnh
qua cửa sổ thông báo.
 
Thực tế, đây không phải là hành vi "ép người quá đáng" đầu tiên của Microsoft liên quan tới vấn đề cập nhật lên Windows 10. Mới chỉ vài tuần trước, gã khổng lồ phần mềm đã xác nhận rằng các bản Windows 10 sẽ được tự động tải về các PC vẫn chạy các bản Windows cũ, chiếm dụng luôn 10 GB ổ cứng bất kể là người dùng có muốn hay không.

Theo Josh Mayfield, tác giả của GWX Control Panel, một công cụ cho phép người dùng "thoát" khỏi các mẩu thông báo yêu cầu cập nhật khó chịu từ Microsoft, bạn sẽ không có cách nào để tránh được hình thức "cưỡng ép cập nhật" này của Microsoft. Một số thông tin chưa được xác thực cho biết bằng cách thực hiện hồi phục hệ thống (System Restore) về một thời điểm trước ngày 15/9, người tiêu dùng sẽ không gặp phải tình trạng thúc ép này nữa.
Hiện tại, Microsoft vẫn chưa đưa ra bất kì bình luận nào về vụ việc này.

Theo VnReview.

[WINDOWS 10] CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ SỬA LỖI CẬP NHẬT BỊ TREO TRONG WINDOWS UPDATE

Nếu đang dùng Windows 10 và gặp lỗi với Windows Update như không thể cập nhật, báo có bản cập nhật nhưng không tải về được hoặc tải về đứng giữa đường thì anh em có thể thử khắc phục như sau.

Đầu tiên mở Command Prompt (Admin) bằng cách nhấn Windows + X > chọn Command Prompt (Admin)

Trong cửa sổ Command Prompt nhập lần lượt từng lệnh sau và nhấn Enter

CMD_Admin.

2 lệnh này khi đã được thực hiện thành công như hình trên sẽ tạm dừng hoạt động của dịch vụ Windows Update trong Services hệ thống.

Tiếp theo bạn mở File Explorer và tìm theo đường dẫn C:\Windows\SoftwareDistribution và xóa tất cả các file, thư mục có trong thư mục này.

Explorer.

Trong trường hợp bạn không thể xóa hết các file và gặp thông báo file đang bị chiếm dụng thì khởi động lại máy, thực hiện lại bước đầu tiên trong Cmd và thử xóa lại.

Sau khi xóa thành công các file và thư mục trong SoftwareDistribution, bạn thử bật lại dịch vụ Windows Update bằng lệnh sau trong Cmd:
Mở Windows Update và thử Check for updates để cập nhật lại những bản cập nhật lỗi.

https://tinhte.vn/threads/windows-10-cach-don-gian-de-sua-loi-cap-nhat-bi-treo-trong-windows-update.2518103/

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

HOW DOES INTEL DESIGN AND PRODUCE SO MANY MODELS OF CPUS?

For example, the i7-4800mq, i5-4200H, they are very different cpus. Every model would need hundred of engineers to design. Besides, intel must has several hundred sets of production equipment to produce every single model of them. But this would cost a lot. How does intel managed to do this?
2 Answers
Jacob VanWagoner
Jacob VanWagoner, Former Intel yield engineer, now x-ray applications engineer
9.9k ViewsUpvoted by Iain McClatchie, Former SGI CPU designerQuora User, E.E. (not software engineering, not programming!)Quora User, Worked there.
It turns out that a lot of these "different" CPUs are actually the same silicon and same patterns.  Rather than design separate i3, i5 and i7 chips and separate S, T, M, QM, HQ, U and Y models, the design is exactly the same.  (The i7 extremes are the same silicon as the Xeons, from what I've checked, and of course the Atoms are their own silicon, too).
Yep, this can be an i3, an i5, or an i7.

What's different between them?

Cherry picking, really.  Do 4 cores work after fabrication?  If no, then it has to be an i3 or a non-quad mobile.  How much of the manufactured cache works?  It can only be sold as an i7 if enough of the cache works, but if less than that works it may still be sellable as an i5 or i3.  If it runs fast with low voltage, it goes as a laptop processor.  If it consumes little power at a higher voltage and can run fast, it goes as a server processor.  Otherwise, as long as it stays under consumer TDP requirements, it gets sold as a desktop processor.  And which ones they're sold as will depend more finely upon speed/power requirements.
map by yieldWerx Semiconductor, which is not the software I used at Intel.  This map shows the blue qualifying as one product, the pink as another product, and the green/gray as yet another product (or perhaps failing).


And it turns out that futzing with critical dimensions very slightly in the process (modify etch time for more fin height, slightly move focus on lithography to shorten / lengthen channels, slightly modify deposition times or rates to make gates thicker/thinner, etc.) you can make the same silicon design work better under different constraints -- push leakage current up or down, switching speed up or down, and other parameters.  It's all a huge game of tradeoffs, and it turns out even on the same wafer there's going to be quite a bit of variability.  For the process I worked under, the center tends to be low power / high speed, the "donut" around it tends to be high power / high speed, and the edge tends to be low power / low speed.  But you can play with that by modifying the process.  This was something that was a bit of a compromise to maximize yield.
Plot by Examinator, not the in-house custom software Intel uses.  This wafer has a hot center and low performance donut, quite different from the process I'm used to.

As far as your comment goes:  "Intel must have several hundred sets of production equipment to produce every model of them"
That's quite false.  When they design a family of products, they force them all to conform to the same process so they go through exactly all the same processing steps -- all the same transistors, all the same thin film layers, everything all the same -- and the only difference is which photomasks to use.  For my work on p126x (exact name hidden due to NDA), we ran Cougar Point (6-series, for Sandy Bridge processors) and Panther Point (7-series for Ivy Bridge) chipsets mostly, but we also ran Patsburg (Z-6 series for Sandy Bridge E) and a few other low-volume products.

As long as the process is compatible, many different products can use the same equipment.  So they only need a new set of equipment for every process, not for every product.

Why do it that way?
Because it's cheaper, while still being able to offer a variety of products to maximize teh munny making. 

https://www.quora.com/How-does-Intel-design-and-produce-so-many-models-of-CPUs

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

KIỂM TRA KHÓA ICLOUD CHO IPHONE VÀ IPAD TRƯỚC KHI MUA

Đô Nguyễn
 
(PCWorldVN) Chỉ vài bước đơn giản, bạn có thể biết chính xác iPhone hay iPad sắp mua có bị khóa hay không để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Thời gian qua, có nhiều người mua iPhone hay iPad cũ (thậm chí cả thiết bị được quảng cáo là mới nhưng thực chất là máy cũ và được "tuốt" lại) gặp phải sự cố là bị khóa iCloud nên không thể sử dụng được máy.
"Khóa iCloud" thực chất là một cụm từ dễ hiểu để chỉ một chiếc iPhone hay iPad đã bị chính chủ nhân khóa sau khi bị mất, và chỉ có chủ nhân với mật khẩu đúng của tài khoản Apple ID đã đăng nhập vào chiếc máy này mới có thể mở khóa được. Nếu không, chiếc máy bị "khóa iCloud" sẽ trở thành một vật vô dụng với màn hình yêu cầu đăng nhập Apple ID của chủ nhân.

Màn hình yêu cầu mở khóa máy với tài khoản Apple ID của chủ nhân thực sự của máy.
Hiện tại, có một số cách (được gọi là hack iCloud hay "bypass icloud activation") để thoát màn hình khóa này và truy cập vào giao diện của iOS và dùng được một số tính năng với nhiều mức phí khác nhau.Tuy nhiên, nếu bạn phục hồi (Reset) máy thì chiếc máy này sẽ bị khóa trở lại.
Trường hợp này gọi là "khóa iCloud ẩn" và ít ai biết được, thậm chí người bán "đồ ăn cắp" này có nhiều cách để qua mặt người mua. Do đó, trước khi mua iPhone hay iPad cũ, bạn nên áp dụng cách sau để kiểm tra xem máy có bị khóa hay không, kể cả khóa thật hay khóa "iCloud ẩn".
- Trước tiên, bạn xem thông tin IMEI của máy, thường được in trên hộp sản phẩm, mặt sau lưng máy - trong trường hợp máy hết pin hoặc không vào được iOS hoặc kiểm tra thông tin này ngay bên trong iOS. Nếu trường hợp vào được giao diện iOS, bạn vô Settings > General > About và ghi lại dãy số IMEI (bạn cũng có thể ghi lại dãy số Serial Number). Bạn cũng có thể bấm lệnh *#06# từ bàn phím nghe gọi để lấy thông tin số IMEI.
Ghi lại thông tin IMEI của máy.
Bước tiếp theo, bạn truy cập vào trang kiểm tra trạng thái kích hoạt của máy của chính Apple tại đây. Sau đó bạn nhập dãy số IMEI vào khung IMEI or Serial Number > nhập dãy mã xác thực (Captcha) bên cạnh và chọn Continue.
Nhập dãy số IMEI hoặc Serial Number của iPhone/iPad vào khung kiểm tra "Check Activation Lock Status".
Cuối cùng, thông báo trạng thái sẽ hiện ra, nếu trạng thái "Activation Lock: ON" thì bạn yêu cầu người bán "Reset" lại toàn bộ hệ điều hành để kiểm tra và đăng nhập lại tài khoản Apple ID của mình, nếu họ không chịu thì bạn không nên mua máy này.Nếu trạng thái OFF thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm, nhưng cũng cần "Reset" lại iOS và đăng nhập tài khoản của mình cho chắc chắn, sau đó hãy thanh toán.
Trạng thái khóa iCloud của iPhone/iPad.




http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/10/1243404/kiem-tra-khoa-icloud-cho-iphone-va-ipad-truoc-khi-mua/


FACEBOOK ĐANG THỬ NGHIỆM TÍNH NĂNG TÁCH RIÊNG FEED VIDEO


Hôm nay, trang tin Facebook Media cho biết họ đang thử nghiệm hình thức trải nghiệm xem video mới để giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tập trung theo dõi các đoạn video chia sẻ từ bạn bè hay các trang thông tin mà người dùng đang theo dõi. Theo đó, với tính năng mới sẽ có một thẻ video chuyên biệt giữ nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các đoạn video được chia sẻ, một hình thức kết hợp giữa Instagram và YouTube. Tính năng mới này sẽ được cung cấp cho một nhóm nhỏ người dùng thử nghiệm trước để tiếp nhận ý kiến thực tế trước khi chính thức phát hành cho tất cả những người dùng Facebook còn lại.

Với tính năng tách riêng các feed video như vậy sẽ giúp người dùng không còn phải kéo qua một loạt bài đăng dạng văn bản hay các hình ảnh chia sẻ rồi mới xem được video như hiện nay nữa, thay vào đó khi muốn xem video thì cứ vào thẳng hub video mà thôi.

Ngoài thẻ video tách riêng thì trang mạng xã hội lớn nhất hiên nay cũng đồng thời đang thử nghiệm loạt các tính năng xem video hấp dẫn khác, trong đó có tính năng giới thiệu / gợi ý video (Suggested Videos). Với tính năng này thì lại có nét tương tự như của YouTube, tức khi đang xem một video sẽ xuất hiện danh sách giới thiệu các video có nội dung hay thể loại na ná với video đang xem để người dùng tùy ý lựa xem tiếp theo sau đó. Hoặc một tính năng thú vị khác là cho phép người dùng vừa xem video vừa có thể truy cập và theo dõi các tin cập nhật newsfeed khác cùng một lúc.


Có thể nói, việc bổ sung các tính năng video mới không khác gì việc bổ sung mục Instant Articles, do lẽ tất cả đều hướng đến mục đích giữ chân người dùng loanh quanh bên trong Facebook lâu chừng nào tốt chừng ấy... khi mà mọi thứ sẽ được quy đổi ra lợi nhuận từ quảng cáo và phân tích thói quen sử dụng Facebook của người dùng.

Dự kiến Facebook sẽ sớm cho phép tất cả người dùng được trải nghiệm các tính năng video mới trong ít tháng tới sau khi mọi công tác thu thập ý kiến dùng thử và cải thiện hoàn tất.

Nguồn Engadget


http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/1096159-facebook-dang-thu-nghiem-tinh-nang.html

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

CANON POWERSHOT G5 X VÀ G9 X CHÍNH THỨC RA MẮT: MÁY COMPACT CAO CẤP, CẢM BIẾN 1", KÍCH THƯỚC NHỎ GỌN

Bên cạnh EOS M10, Canon cũng giới thiệu bộ đôi máy ảnh Powershot mới là G5 X và G9 X. Cả hai chiếc máy ảnh Compact này đều có cảm biến 1-inch, chip xử lý ảnh cao cấp DIGIC 6, ND filter tích hợp,... Trong khi G9 X có thiết mạnh mẽ thì G5 X lại có phần gù lớn với phong cách hoài cổ.


G5 X có thiết kế hoài cổ khá lạ, pha trộn giữa một chiếc máy ảnh compact và phần đầu gù của máy ảnh DSLR. Nhờ phần đầu gù lớn, Canon đã tích hợp vào G5 X một ống ngắm điện tử EVF độ phân giải rất cao, lên đến 2.36 triệu điểm ảnh và đèn Flash cóc. Mặt trước của máy là phần ống kính và nút vặn điều chỉnh theo phong cách máy ảnh film. Mặt sau của máy là màn hình LCD cảm ứng kích thước 3" có khả năng xoay, lật linh hoạt. Đỉnh máy gồm hệ thống nút điều khiển như bánh xe Drive, điều chỉnh EV, nút chụp và cổng hotshoe.


Trong khi G5 X có thiết kế cứng cáp với tone màu đen thì G9 X mang phong cách nhỏ gọn và hiện đại với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt sau của máy là màn hình LCD cảm ứng kích thước 3" dính liền vào máy. Các nút bấm cũng khá đơn giản, chỉ bao gồm nút quay phim, nút thiết lập, menu và info.


Về sức mạnh hình ảnh, cả hai máy đều có cảm biến BSI-CMOS kích thước 1-inch với độ phân giải 20.2 Megapixel. Dải ISO trải dài từ 125 – 12,800. Canon cũng ưu ái mang chip xử lý DIGIC 6 lên cả hai chiếc máy này. Cả hai máy đều thuộc hệ thống Canon HS (High-Sensitivity) sẽ giúp chiếc máy chụp ảnh tĩnh và quay video tốt hơn, ít nhiễu hơn, sáng hơn,... Bạn có thể chụp ản RAW 12bit và quay video Full HD 1080p 1920 x 1080 @60fps, định dạng MP4, H.264.

Về chất lượng quang học của thấu kính, G5 X có ống kính zoom 4,5X (tương đương 24-100mm). Ống kính này có 9 lá khẩu, độ mở khẩu độ lớn nhất lên đến F/1.8 - F/2.8, cho bokeh tròn và mượt. Canon cũng không quên tích hợp hệ thống chống rung IS vào máy để đảm bảo người dùng có thể quay video mượt mà hơn, chụp ảnh đỡ bị rung/nhoè. Đối với G9 X, máy có ống kính zoom 3X (tương đương 28-84mm) với độ mở khẩu độ lớn nhất f/2.0 - f/4.9. Cũng giống G5 X, G9 X cũng có khả năng chống rung quang học trên ống kính. Hai ống kính này còn được tích hợp filter ND cho nhiều điều kiện chụp ảnh ngoài trời.

Canon cũng không quên trang bị kết nối quan trọng là NFC và Wifi cho cả hai máy để người dùng có thể điều khiển máy ảnh, truy cập vào ảnh trong thẻ, xem ảnh, chỉnh sửa nhanh trên thiết bị di động và chia sẻ lên internet.

Chiếc G5 X được định hướng ở nằm giữa G7X và G3X , trong khi đó G9 X sẽ thuộc phân khúc dưới G7X, trên G6X. Canon PowerShot G5 X và PowerShot G9 X sẽ được bán ra trong tháng 11 tới với giá lần lượt là $799.99 (xấp xỉ 17,6 triệu đồng) và $529.99 (xấp xỉ 11,7 triệu đồng).

Canon Powershot G5 X

Canon powershot G5 X tinhte -1. Canon powershot G5 X tinhte -2. Canon powershot G5 X tinhte -3.
  • Loại: máy ảnh compact
  • Cảm biến: BSI-CMOS, kích thước 1-inch
  • Độ phân giải: 20,2MP
  • ISO: 125 – 12,800
  • Chip xử lý: DIGIC 6
  • Ống kính: 24–100mm
  • Khẩu độ lớn nhất: F/1.8-2.8
  • Có chống rung quang học
  • Có kết nối Wifi/NFC
  • Trọng lượng 353g
  • Kích thước 112 x 76 x 44 mm
Canon G9 X

Canon powershot G9 X tinhte -1. Canon powershot G9 X tinhte -2. Canon powershot G9 X tinhte -3. Canon powershot G9 X tinhte -4. Canon powershot G9 X tinhte -5.
  • Loại: máy ảnh compact
  • Cảm biến: BSI-CMOS, kích thước 1-inch
  • Độ phân giải: 20,2MP
  • ISO: 125 – 12,800
  • Chip xử lý: DIGIC 6
  • Ống kính: 28 – 84mm
  • Khẩu độ lớn nhất: F/2.8-4.9
  • Có chống rung quang học
  • Có kết nối Wifi/NFC
  • Trọng lượng 209gr
  • Kích thước 98 x 58 x 31 mm
Theo Canon USA (1) (2)
 

https://tinhte.vn/threads/canon-powershot-g5-x-va-g9-x-chinh-thuc-ra-mat-may-compact-cao-cap-cam-bien-1-kich-thuoc-nho-gon.2517045/

HIỂU VÀ SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH Ổ CỨNG SSD


Từng là ổ đĩa flash nhỏ bé và được xem như món phụ kiện đắt giá, nhưng giờ đây ổ cứng lưu trữ thể đặc (SSD) đã xuất hiện trên hầu hết các dòng máy tính xách tay ultrabook, laptop, và rồi còn được khuyến khích sử dụng trên máy tính để bàn. Sở dĩ trở thành lựa chọn sáng giá là nhờ các ổ cứng SSD tận dụng được sức mạnh và tốc độ xử lý của bộ nhớ flash trong việc lưu trữ và truy cập dữ liệu mà không cần phải dùng đến các bộ phận cơ khí nặng nề và dễ gây rắc rối như HDD truyền thống, thêm vào đó còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ không ít cho người dùng. Trước xu thế giá bán chung của SSD đang giảm mạnh gần đây tạo điều kiện cho việc thay thế dần ổ cứng HDD loại cũ bằng SSD thì tất yếu người dùng cũng cần biết thêm cách sử dụng sao cho đúng để đạt tối đa hiệu quả kinh tế.

Sau đây mời các bạn đọc bài hướng dẫn từ trang tin công nghệ Digital Trends.

Vòng đời của ổ cứng SSD


Có một thông tin logic thế này: các ổ cứng SSD không dùng các bộ phận cơ khí như kim đọc / ghi, phiến từ như HDD thế nên chúng sẽ không bị hao mòn hoặc xộc xệch, ít nhất là về mặt vật lý dễ nhận biết bằng mắt thường. Nhưng không vì thế mà SSD không có những vấn đề riêng của nó. Thực tế thì ổ cứng SSD dùng cơ chế gọi là chu kỳ program-erase (P/E cycle) để lưu trữ các thông tin do người dùng nhập vào. Theo đó, cứ mỗi lần dữ liệu được ghi thì một block bộ nhớ sẽ biến mất để thay thế bằng một block mới chứa dữ liệu.

Chính cơ chế như vậy đã giúp ích rất nhiều cho tốc độ và tính đáng tin cậy của loại hình lưu trữ mới này. Thế nhưng không có gì là vĩnh viễn được, sau một số lần ghi và tái ghi nhất định thì ổ cứng SSD sẽ bắt đầu "lão hóa" để rồi cuối cùng là yên giấc ngàn thu. Câu hỏi đặt ra là người dùng sẽ có thể có bao nhiêu lần ghi/tái ghi như vậy? Điều này rất khó nói chính xác vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, song nếu một người dùng bất kỳ bước vào cửa tiệm và mua một ổ cứng SSD mới tinh thì con số chu kỳ P/E ước tính được sẽ là từ 3.000 đến 4000 lần.

Trong trường hợp muốn tìm hiểu nhiều hơn về chu kỳ P/E cũng như các giới hạn của nó thì người dùng sẽ bị ném ngay vào thế giới kỹ thuật đầy phức tạp. Thế nên nếu thật sự có nhiều thời gian và ham thích khám phá thì mới cần tìm hiểu sâu, còn thì người dùng có thể yên tâm rằng họ rất có thể sẽ phải thay ổ cứng SSD cũ lấy ổ cứng mới trước khi nó thật sự không còn dùng được nữa. Đó là vì chu kỳ này được tính bởi từng block ghi mà một ổ SSD thì chứa đến hàng triệu block. Những gì người dùng cần biết trong bài viết này bao gồm các thủ thuật giúp ổ SSD hoạt động mạnh khỏe, phong độ mà thôi.

Các thủ thuật giúp ổ cứng SSD hoạt động mạnh khỏe và phong độ


Trước khi thật sự làm quen với các thủ thuật mới dành cho ổ cứng SSD thì cần lưu ý người dùng HDD truyền thống mới chuyển sang SSD rằng họ cần xóa bỏ ngay tất cả những kiến thức dùng để tối ưu hóa ổ cứng (HDD) đã thu thập trước đó. Bởi một điều rất đơn giản là SSD rất khác so với HDD về cơ chế lưu trữ dữ liệu - một đằng dùng cơ khí phiến từ và một đằng áp dụng công nghệ bộ nhớ flash hiện đại, và tất cả các phần mềm cùng thủ thuật cũ đều chỉ hướng đến cho ổ cứng cơ khí chứ không phải dạng flash. Nên nói cách khác thì người dùng sẽ không nên áp dụng chúng lên SSD, chẳng hạn như không cần dùng đến giải pháp chống phân mảnh đối với ổ cứng SSD, hoặc chạy các phần mềm tối ưu hóa (vốn không đi kèm) cho SSD. Người dùng không cần phải quá lo lắng về nhiệt độ của ổ SSD, không cần phải quét dọn bất cứ thứ gì cả. Còn nếu thật sự quan tâm và muốn tỏ ra có hiểu biết lẫn trách nhiệm đối với ổ cứng SSD đang sở hữu thì đã có những phương thuốc đặc trị riêng.

  • Dùng tính năng TRIM do nhà sản xuất ổ cứng cung cấp kèm theo: Với tính năng TRIM sẽ bảo đảm tốc độ làm việc của ổ cứng SSD sẽ không bị giảm sút theo thời gian. Tính năng này sẽ giúp cải thiện hiệu suất và năng lực ghi dữ liệu cho ổ cứng. Như chúng ta đã biết, bộ nhớ flash hoạt động dựa trên nguyên tắc tìm các cell lưu trữ còn trống để ghi thông tin lên đó. Nếu không tìm thấy cell còn trống nào thì nó sẽ phải thay thế các dữ liệu cũ và việc này sẽ khiến làm chậm tốc độ ghi một cách đáng kể. Vì vậy, một khi các ổ cứng SSD đã dùng hết các cell bộ nhớ trống thì đó là lúc rắc rối phát sinh. Lúc này đây, với tính năng TRIM sẽ giúp xóa tất cả các cell chứa các dữ liệu không còn cần thiết hoặc không còn sử dụng nữa. Người dùng máy tính chạy hệ điều hành Windows có thể dùng tính năng TRIM với công cụ đi kèm của nhà sản xuất ổ cứng (như với Intel thì tên của công cụ là Intel SSD Toolbox) hoặc dùng lệnh trực tiếp như sau: mở command prompt với quyền quản trị, gõ dòng lệnh fsutil behavior query DisableDeleteNotify, sẽ có bảng thông báo là đã kích hoạt mang trị bằng 0 hoặc 1 là chưa kích hoạt.


    Nếu nhận được trị bằng 1 thì người dùng gõ thêm dòng lệnh fsutil behavior set DisableDeleteNotify 0 để kích hoạt tính năng TRIM. Với các máy tính chạy hệ điều hành OS X của Apple thì cần dùng ứng dụng của bên thứ ba.
  • Phần mềm quản lý: Các ổ cứng SSD đều có phần mềm quản lý riêng để đáp ứng những yêu cầu của riêng nó. Phần mềm này sẽ cho phép người dùng cập nhật và nâng cấp firmware, vá lỗi v.v. và chắc chắn là sẽ giúp giữ cho sức khỏe của ổ cứng luôn trong tình trạng tốt và hoạt động hiệu quả. Có hai dạng phần mềm như vậy, một là phần mềm chính chủ do nhà sản xuất ổ cứng cung cấp, chẳng hạn như phần mềm Magician của Samsung. Hai là phần mềm do bên thứ ba cung cấp, ví dụ như phần mềm Tweak-SSD. Để tận dụng được các chức năng tốt nhất thì người dùng được khuyên nên sử dụng phần mềm chính chủ từ nhà sản xuất ổ cứng.
  • Chia bớt dữ liệu quá lớn: Tất nhiên là các ổ cứng SSD có thể dễ dàng lưu trữ và xử lý các bộ sưu tập phim, ảnh, nhạc hoặc tài liệu khổng lồ từ người dùng. Tuy nhiên, nếu có thể thì người dùng được khuyến khích giữ các bộ sưu tập có dung lượng khổng lồ ở nơi khác, có thể là ổ cứng rời chẳng hạn - mà lúc này đây sẽ là thời điểm để bạn già HDD thể hiện năng lực - vì các thao tác ghi, tìm kiếm trong núi tập tin đôi khi khiến ổ cứng SSD phải căng cơ quá mức. Và dẫn đến kết quả là làm giảm tuổi thọ của chính thiết bị.
  • Kích thước dung lượng sẽ tạo nên khác biệt: Người dùng SSD được khuyên nên đầu tư ổ cứng dung lượng lớn nhất nếu điều kiện kinh tế cho phép. Điều này là do cơ chế hoạt động đặc thù của thiết bị này, các ổ cứng dung lượng lớn hơn sẽ thường cho tốc độ làm việc nhanh hơn và tuổi thọ cũng lâu hơn so với những người anh em nhỏ bé. Bên cạnh đó, do các ổ cứng SSD sẽ thường trở nên chậm chạp khi mọi cell bộ nhớ đã bị chiếm dụng bởi thông tin lưu trữ, nên một ổ cứng dung lượng lớn đồng nghĩa với việc kéo dài thêm được thời gian tận dụng tốc độ của nó.
  • Nên bổ sung thêm RAM: Một chiếc máy tính được trang bị RAM dồi dào sẽ giúp cho ổ cứng SSD được yên ổn mà sống mạnh khỏe do tiết kiệm được rất nhiều chu kỳ ghi/tái ghi. Điều này là liên quan đến những người dùng muốn tận dụng dung lượng của ổ cứng để làm bộ nhớ ảo. Do vậy, hãy nâng cấp thêm RAM khi dùng máy tính trang bị ổ cứng SSD.


Chớ dại dột làm những điều sau!


Ở trên chúng ta đã được biết nên làm những gì để sử dụng hiệu quả nhất một ổ cứng SSD, thì tiếp theo sau đây là những điều cần ghi nhớ chớ dại dột thực hiện với máy tính đang sở hữu SSD.

  • Tuyệt đối không thực hiện chống phân mảnh: Như chúng ta đã đề cập ở trên, do cơ chế hoạt động khác nhau nên nếu thao tác chống phân mảnh mang lại hiệu quả tốt cho các ổ cứng HDD thì việc chống phân mảnh lại hết sức có hại với SSD do nó khiến ổ cứng này phải ghi tới ghi lui một lượng lớn dữ liệu, để cuối cùng là khiến nó bị hao mòn chu kỳ P/E. Tóm lại, tuyệt đối không chạy chống phân mảnh cũng như không dùng bất kỳ phần mềm chống phân mảnh nào dù cho là được quảng cáo dành riêng cho SSD - tất cả chỉ nhằm đưa người dùng vào tròng mà thôi.
  • Không dùng các phần mềm tối ưu hóa: Cũng giống ý bên trên, tất cả các phần mềm giúp tối ưu hóa dành cho ổ cứng cơ khí phiến từ HDD đều chỉ khiến ổ cứng SSD mang họa. Thành ra nếu phần mềm ấy không là chính chủ từ nhà sản xuất ổ SSD thì người dùng cần vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ ngay phòng nhiều khi nhầm lẫn. Các tính năng như tạo chỉ mục (indexing) cũng nên được tắt đi khi dùng ổ cứng SSD, hoặc chỉ dùng khi đó là ổ cứng HDD.
  • Không nên nhồi nhét quá nhiều dữ liệu: Chúng ta đã có nói ở trên, khi ghi quá nhiều thông tin (chiếm dung lượng khoảng 90% hoặc hơn) lên SSD sẽ khiến bộ nhớ flash của nó khó nhọc tìm các khe trống còn lại để nhét dữ liệu vào. Mọi thứ sẽ trở nên chậm chạp không khác gì tình trạng ùn tắc giao thông vậy. Vậy nên, lời khuyên hữu ích là người dùng một khi đã lưu được 75% dung lượng bộ nhớ thì nên tìm nơi lưu trữ khác để giảm tải chứ không nên chất chồng cho bằng hết 100% sức chứa.


Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho việc sử dụng và bảo quản ổ cứng SSD của các bạn đúng cách nhất.



http://www.hdvietnam.com/diendan/62-thiet-bi-luu-tru-va-truyen/1095178-hieu-va-su-dung-dung-cach.html

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

[TỔNG HỢP] 10 ỨNG DỤNG ANDROID HAY NHƯNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Các ứng dụng trong bài này có thể chỉ phục vụ tính năng đơn giản như là khóa xoay màn hình cho từng app riêng lẻ, chuyển video YouTube thành file nhạc MP3, phức tạp hơn một chút thì có app quản lý nhiều tài khoản đám mây, app cho phép nhắn tin SMS từ máy tính. Hi vọng những phần mềm mà mình chia sẻ sẽ giúp các bạn xài máy nhanh, tiện và vui vẻ hơn. Như thường lệ, rất hoan nghênh bất kì chia sẻ nào của các bạn về những ứng dụng Android có thể ít người biết nhưng tính năng tốt và giải quyết được những vấn đề mà chúng ta thường gặp khi xài smartphone.

Peggo - chuyển clip YouTube / SoundCloud thành MP3

Peggo là phần mềm cho phép bạn chuyển video YouTube hoặc clip SoundCloud thành một file MP3. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng lợi ích mà phần mềm này mang lại khá nhiều: bạn vừa có thể nghe nhạc offline, vừa không bị bắt buộc phải chạy app YouTube hay SoundCloud thường trực. Tất nhiên, file đã kết xuất thành dạng MP3 rồi nên bạn có thể nghe bằng bất kì trình chơi nhạc nào cũng được, thậm chí chép lên máy tính nghe cũng được. Peggo còn cho phép bạn giới hạn thời gian chơi trước khi xuất ra thành file MP3 nữa, khá hay.


Google Messenger - ứng dụng nhắn tin đơn giản

Ứng dụng nhắn tin này đơn giản, gọn nhẹ và làm đúng với những gì mà một ứng dụng nhắn tin cần phải làm. Các cuộc hội thoại tất nhiên được sắp xếp theo dạng thread như chúng ta đã quen thuộc, màu sắc tươi tắn, và đặc biệt là tuân theo các chỉ dẫn thiết kế Material Design nên rất đẹp và tạo cảm giác mượt mà cho bạn khi sử dụng. Kể từ khi biết Messenger thì mình xài nó luôn chứ không dùng app mặc định của con One M8 nữa.


Unclouded - quản lý nhiều tài khoản đám mây

Bạn có một app cho Dropbox, một app cho Drive, một app nữa cho OneDrive. Vì sao phải chia ra phức tạp như thế? Thay vào đó, hãy sử dụng Unclouded. Bạn chỉ cần một ứng dụng duy nhất là có thể quản lý file của mình trên cả 3 dịch vụ đám mây nổi tiếng này rồi. Unclouded còn cung cấp công cụ phân tích dung lượng trống còn lại cho từng tài khoản, dung lượng đã dùng là bao nhiêu, dùng cho mục đích gì. Bản miễn phí cho bạn quản lý tối đa 2 tài khoản, nếu mua in-app purchase thì bạn có thể quản lý không giới hạn account luôn.



Flynx - mở link dưới nền không bị khó chịu

Bình thường khi bạn nhấn vào một cái link nào đó trên Android, trình duyệt sẽ chạy lên và bạn bị buộc phải thoát app đang dùng (chỉ trừ Facebook và Facebook Messenger là có trình duyệt riêng). Ví dụ, khi bạn đang xem email, muốn mở trước một link để chút nữa xem thì bây giờ bạn lại bị buộc phải thoát app Mail ra nên rất khó chịu.

Để giải quyết, bạn nên cài app Flynx vào. Ứng dụng này sẽ mở trang web trong một “cửa sổ” riêng biệt, mỗi cửa sổ mặc định sẽ thu nhỏ vào trong một cái nút hình tròn nằm trôi nổi trên màn hình. Chỉ khi cần thì bạn mới nhấn vào cái nút tròn này để xem web (không phải chờ load, vì đã load sẵn nội dung rồi). Bạn có thể di chuyển nút tới bất kì vị trí nào bạn cảm thấy tiện, cũng như cách mà chức năng Chat Head của Facebook Messenger hoạt động.


Swivel - khóa xoay màn hình cho từng app riêng lẻ

Khi nằm trên giường xem YouTube, mình thường phải khóa xoay màn hình điện thoại để nó không tự động quay ngược lại theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, việc khóa xoay như vậy áp dụng cho toàn bộ máy nên khi cần chuyển sang app khác thì lại phải mở khóa xoay rất mất thời gian. Ứng dụng Swivel sẽ giúp chúng ta giải quyết rắc rối này bắt cách áp dụng khóa riêng lẻ cho từng ứng dụng một. Khi đó, bạn có thể ép YouTube luôn chạy chiều ngang, Gmail hoặc Facebook luôn chạy dọc, trong khi những phần mềm khác thì vẫn có khả năng tự xoay như bình thường. Swivel hay ở chỗ không chỉ hỗ trợ khóa xoay theo chiều ngang mà còn cho phép bạn chọn ngang hướng (180 độ) lên hoặc hướng xuống (360 độ) tùy theo thói quen. Điều tương tự cũng áp dụng cho chế độ khóa dọc. App này có giá 0,99$ nhưng rất đáng tiền để mua, lại rất dễ dùng.


Intel Remote Keyboard - điều khiển máy tính từ xa

Phần mềm này cho phép bạn xài chiếc điện thoại Android của mình để điều khiển máy tính, rất tiện cho anh em nào cần xài HTPC hay các kiểu PC nhỏ như Intel NUC, Intel Compute Stick mà ngại bỏ tiền mua bàn phím và chuột. App này cũng có bàn phím ảo để bạn nhập liệu luôn, khá tiện, mà lại miễn phí nữa. Yêu cầu duy nhất đó là PC và điện thoại phải kết nối vào chung một mạng Wi-Fi.

Bạn có thể tham khảo cách thiết lập Intel Remote Keyboard trong bài viết này


Microsoft Arrow Launcher, Nokia Z Launcher

Launcher này được Microsoft phát triển cho Android và nó hoạt động khá mượt, cách dùng cũng đơn giản. Thứ mình thích nhất ở Arrow đó là khả năng tìm và chạy app nhanh bằng cách vuốt ngón tay từ dưới màn hình lên trên. Bạn có thể tải file cài của Arrow ở đây.


Một launcher khác cũng khá hay đó là Z Launcher do Nokia phát triển. Điểm nổi bật của Z Launcher đó là khả năng khởi chạy app rất nhanh chóng ngay từ màn hình chính, không bắt buộc phải duyệt qua một danh sách app dài ngoằn như những gì chúng ta thường làm. Z Launcher cũng có tính năng tự học hỏi thói quen của bạn và đề xuất app tùy theo thời điểm, vị trí. Z Launcher cho trên Play Store nhưng không cho Việt Nam xài, bạn cần tải file APK thủ công ở trang web chính chủ của app.

Pushbullet - xem thông báo của điện thoại trên PC, gửi SMS từ PC

Pushbullet sẽ hỗ trợ bạn gửi thông tin nhanh chóng giữa máy tính với điện thoại. Tuy nhiên, chức năng đáng quan tâm nhất của app nào đó là khả năng hiển thị thông báo từ điện thoại Android lên máy tính. Thử tưởng tượng bạn đang ngồi làm việc thì có tin nhắn tới, bạn có thể xem ngay trên PC và trả lời lại luôn, không cần phải cầm điện thoại lên làm gì. Quá sướng.

Xem thêm về cách cài đặt, thiết lập và tính năng của Pushbullet trong bài này.

[​IMG]

VLC for Android - xem phim, nhạc đa định dạng

VLC thì chắc nổi tiếng quá rồi, có điều không nhiều người biết rằng nó cũng app cho Android. Phần mềm này cho phép bạn chơi hầu hết các loại định dạng nhạc và phim phổ biến, chấp luôn cả file MKV mà bạn hay down phim HD trên mạng về xem. Tất nhiên, VLC cũng hoàn toàn miễn phí.


Microsoft Translator - dịch thuật

Như cái tên đã gợi ý, đây là một phần mềm dịch thuật sử dụng bộ nguồn Bing Translator và hiện tại nó hỗ trợ 50 ngôn ngữ khác nhau, có cả tiếng Việt. Ngoài những tính năng dịch thuật cơ bản, Microsoft Translator còn hỗ trợ phát âm, chế độ hiển thị toàn màn hình để nhìn thấy chữ rõ hơn, đánh dấu yêu thích các cụm từ hoặc câu thường dùng, xem những từ đã dịch gần đây, nhận diện giọng nói, copy và paste chữ sang các app khác. Anh em nào có xài đồng hồ Android Wear thì app cũng được đồng bộ sang sau khi đã cài lên điện thoại.

 

https://tinhte.vn/threads/tong-hop-10-ung-dung-android-hay-nhung-co-the-ban-chua-biet.2514643/