Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

[HỌC CHỤP ẢNH] MÀN TRẬP VÀ CHỤP TỐC ĐỘ MÀN TRẬP CHẬM


[Học chụp ảnh] Màn trập và chụp tốc độ màn trập chậm: Hiệu ứng ảnh thú vị
tuanlionsg

2376833_IMG20140203063920 copy.

Màn trập là gì?
Màn trập (shutter) là bộ phận của máy ảnh mà người chụp dùng để quyết định thời lượng cho ánh sáng tiếp xúc với bề mặt phim trong máy chụp dùng film, hoặc bề mặt cảm biến ảnh trong máy số. Thời đầu máy ảnh không có màn trập. Người chụp mở nắp ống kính một quảng thời gian mà họ nghĩ là đủ cho ánh sáng đi vào đúng ý muốn thì họ đóng nắp lại. Về sau, những phim có độ nhạy sáng cao, thời gian cần để lộ sáng rất nhanh nên người ta chế ra cái màn trập và được dùng đến ngày nay. Màn trập có 2 loại:
  • Màn trập nằm trong thân máy (focal plane shutter) gồm hai màn đen bằng nhiều lá thép kết hợp xếp chồng khít lên nhau để cản sáng. Khi bấm nút trập, tấm thứ nhất dịch chuyển sang một bên để lộ mặt bộ cảm biến ra ánh sáng, sau khoảng thời gian ấn định thì tấm thứ hai dịch chuyển theo tấm thứ nhất che kín mặt bộ cảm biến lại, kết thúc việc lộ sáng.
  • Màn trập nằm trong ống kính (leaf shutter) thường kiêm luôn vai trò khẩu độ. Khi nhấn nút trập (shutter release), vòng các lá thép mở ra theo kích thước khẩu độ để ánh sáng đi vào bộ cảm biến, sau đó đóng lại sau thời gian đã được ấn định, kết thúc việc lộ sáng.
filmshutteracroos.

Tốc độ màn trập là gì?

Tốc độ của màn trập là khoảng thời gian ánh sáng sẽ tác động vào bề mặt cảm biến và được điều chỉnh bằng một vòng chỉnh tốc độ trên thân máy (shutter dial). Các chỉ số chỉ tốc độ màn trập là con số tỷ lệ so với 1 giây, như 500 nghĩa là 1/500 giây. Các chỉ số thông thường chỉ tốc độ màn trập: 30s - 15s - 8s - 4s - 2s - 1s - 2 - 4 - 8 - 15 - 30 - 6- - 125 - 250 - 500 - 1000 - 2000 - 4000 - 8000 ...
2788534_screenshot3.
  • Mỗi nấc tốc độ tương ứng thời gian màn trập mở nhanh gấp đôi nấc đứng trước nó và bằng 1/2 nấc đứng sau nó. 1/125 nhanh gấp đôi tốc độ 1/60 và 1/250 nhanh gấp đôi 1/125 chẳng hạn.
  • Màn trập còn có thể thiết đặt tốc độ B (Bulb) hay T (Time). Khi chọn tốc độ này, chừng nào nút bấm chụp còn nhấn xuống thì màn trập còn mở ra cho cảm biến lộ sáng.
Phối hợp tốc độ và khẩu độ là gì?
Tốc độ và khẩu độ sẽ được phối hợp với nhau để điều chỉnh lượng sáng tác dụng vào bộ cảm biến. Để dễ hình dung, ta ví dụ cái ly hứng nước ở cái vòi. Vòi mở lớn, ly nhanh đầy. Vặn vòi nhỏ cho rỉ từng giọt, cái ly đầy nước sau một khoảng thời gian dài. Tốc độ và khẩu độ làm việc với nhau gần như vậy.
2653851_knowledge5_1_1.
  • Với lượng sáng lớn (khẩu độ ống kính lớn) thì cảm biến chỉ cần khoảng thời gian lộ sáng ngắn (tốc độ nhanh) là nhận đủ lượng sáng cần thiết (đủ sáng). Với cùng một cường độ sáng, cặp thông số 1/500 - f/4, 1/125 - f/5.6, 1/60 - f/8 hay 1/30 - f/11 ... có cùng lượng sáng vào bộ cảm biến như nhau.
  • Với cùng một cường độ sáng, ta có thể dùng nhiều cặp tốc độ khẩu độ khác nhau để cho cùng một lượng sáng như nhau đi vào cảm biến ảnh. Nói cách khác, với một giá trị lộ sáng (exposure value - EV), ta có nhiều tuỳ chọn thời chụp (tốc độ phối hợp với khẩu độ) khác nhau tuỳ ý đồ riêng. Chẳng hạn muốn lấy vùng ảnh rõ (DOF) thật sâu thì dùng tốc độ màn trập chậm - khẩu độ ống kính nhỏ (chỉ số f lớn), muốn bắt dính chuyển động thì dùng tốc độ màn trập nhanh - khẩu độ lớn (chỉ số f nhỏ). Chúng ta có bài bàn riêng về khẩu độ.
Thiết lập tốc độ màn trập thế nào?
  • Trên các dòng máy DSLR và nhiều loại máy ảnh khác, có một nút gọi là ưu tiên tốc độ. Thường được đánh dấu bằng chữ “S” (Nikon) hoặc “Tv” (Canon). Bằng cách chuyển qua chế độ ưu tiên tốc độ này, người chụp chủ động kiểm soát tốc độ và để cho máy tuỳ ứng trị số khẩu độ thích hợp cho chính xác với môi trường ánh sáng. Các chỉ số tốc độ thường giới hạn từ 30 giây đến 1/8000 giây trên một số dòng máy mình biết.
2653857_-3.
  • Hoặc chụp chế độ M (manuel mode), để chủ động tuỳ chọn các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập...
  • Ngoài ra, có máy ảnh cho phép chụp với chế độ “Bulb”, cho phép giữ nguyên vị trí màn trập mở khi bấm nút chụp và chỉ đóng khi nút bấm chụp được thả ra. Tốc độ màn trập khi đó dựa vào việc người chụp giữ nút chụp lâu hay mau.
Chụp ở tốc độ màn trập chậm, hoặc chế độ “Bulb”, sự rung lắc là không tránh khỏi, nên phải gắn máy ảnh lên chân máy hoặc đặt máy ảnh cố định trên bề mặt nào đó, thậm chí phải sử dụng một phụ kiện bấm máy bên ngoài, hay gọi là remote, dây bấm mềm...
Camera-Shutter.

Một số gợi ý chụp tốc độ màn trập chậm:
Chuẩn bị:
  • Gắn máy ảnh vào chân máy, hoặc đặt lên bề mặt nào đó vững chắc.
  • ISO thấp nhất (thường là 100 - 200)
  • Tốc độ màn trập tuỳ cơ ứng biến, từ 2s - 30s hoặc Bulb tuỳ hoàn cảnh và ý muốn.
  • Lấy nét thủ công (manuel), vì đôi khi hoàn cảnh thiếu sáng máy khó lấy nét AF
  • Gạt nút che ống ngắm phòng ánh sáng phản chiếu đi vào đến cảm biến ảnh (nếu có).
  • Sử dụng filter ND (neutral density) nếu cần thiết.
Chụp sóng nước bồng bềnh như mây gợn kỳ diệu
Ảnh tualionsg - tốc độ màn trập 32 giây
2566865_8.tinhte.vn.


Tốc độ màn trập 60 giây có filter ND

Ảnh Jonathan Combe
8442539782_0b1ff180b1_k.

Chụp đường xe chạy thành vệt sáng liên tục
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 30 giây

2653859_-4.tinhte.vn.

Cảnh thành phố hoàng hôn, một góc Hà Nội
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 15 giây

DSC01614-copy.

Dùng đèn pin vẽ bằng ánh sáng trong thời gian màn trập mở
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 30 giây

2556903_IMG_1183b.tinhte.vn.

Vừa chụp vừa zoom (in/out)
Ảnh tuanlionsg - phải là ống kính zoom
2557595_SAM_0022.tinhte.vn.

Chụp mặt nước phẳng như đóng băng
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 15 giây

2597167_IMG20140728230702A.tinhte.vn.

Chụp mặt biển yên bình phẳng lặng
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 10 giây

2597155_2566864_7.tinhte.vn.tinhte.vn.

Chụp vệt đường các viên bi-da
Ảnh Oliver Clarke

bida.

Và nhiều chủ đề hấp dẫn khác chờ sự sáng tạo của các bạn, chúc các bạn chụp nhiều ảnh thú vị.
Máy ảnh như công cụ của một nghệ nhân. Làm chủ máy càng chắc, cầm máy càng vững, thành thạo với các chức năng điều khiển máy ảnh, thì khả năng bắt được nhiều hình ảnh thú vị ưng ý, giúp cuộc sống vui hơn.

Các bài cơ bản cho các bạn mới bắt đầu:
  1. Tìm hiểu máy ảnh DSLR, ống kính, và làm chủ thiết bị chụp ảnh
  2. Các yếu tố cơ bản làm chủ máy ảnh
  3. Tìm hiểu cục pin máy ảnh
  4. Các nút điều khiển trên thân máy ảnh P.1
  5. Các nút điều khiển trên thân máy ảnh P.2
  6. Các thông số cơ bản làm chủ máy ảnh: ISO - Tốc độ - Khẩu độ

https://tinhte.vn/threads/hoc-chup-anh-man-trap-va-chup-toc-do-man-trap-cham-hieu-ung-anh-thu-vi.2508719/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét