Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

ỨNG DỤNG IOS ĐI HỌC: XE BUÝT, TỪ ĐIỂN, OFFICE, THỜI KHÓA BIỂU, GHI CHÚ, VẼ, DỰ ÁN...

Tinhte_ung_dung_iOS_di_hoc_HEADER.
Nếu đang có trong tay một thiết bị iOS, tại sao lại không tận dụng nó cho việc học của các bạn nhỉ? Những ứng dụng miễn phí mà mình chia sẻ trong bài này sẽ giúp bạn áp dụng công nghệ vào việc học tập của mình một cách hiệu quả hơn. Chúng trải dài trên nhiều loại khác nhau, từ ứng dụng tìm đường bằng xe buýt, từ điển Anh Việt cho đến các ứng dụng ghi chú, viết vẽ và không thể thiếu app máy tính. Nếu bạn có thêm app nào hay đang hoặc đã xài cho việc học tập của mình thì xin mời chia sẻ với mọi người luôn nhé.

Xem thêm: Ứng dụng Android dành cho việc học tập

1. Tìm đường đi bằng buýt - Google Maps, BUSITUS

Mình có thử kiếm trên App Store những ứng dụng chỉ đường bằng xe buýt nhưng tìm mãi không có ứng dụng nào ngon, thôi thì chia sẻ với các bạn cách dùng Google Maps để đáp ý cho nhu cầu này vậy. Để sử dụng, bạn chạy Google Maps lên, chọn điểm đi và điểm đến, sau đó kiếm đường như bình thường. Nhưng đến màn hình chọn phương tiện, nhớ chuyển sang biểu tượng hình chuyến tàu hỏa, tức là phương tiện công cụ. Lập tức dữ liệu về xe buýt, tuyến xe, trạm xe sẽ xuất hiện. Thậm chí Google Maps còn gợi ý cho bạn là phải đi bao nhiêu trạm thì xuống xe nữa.

Xe_bus_iOS.

Trong trường hợp cần tra cứu thông tin về xe buýt và tuyến xe, các bạn ở TP.HCM có thể cài ứng dụng BUSITUS. Tuy giao diện app không đẹp nhưng thông tin khá đầy đủ, bạn sẽ biết được tuyến số mấy đi đường nào, cũng có luôn tính năng chỉ đường bằng buýt nữa.

Anh em Hà Nội và các tỉnh thành khác có gợi ý cho mình app nào có chức năng tương tự về buýt không?

Tải về Google Maps (yêu cầu phải có tài khoản Store Mỹ)
Tải về BUSITUS

2. Từ điển - Laban Dict

Phần mềm từ điển trên iOS thì xin giới thiệu đến các bạn ứng dụng Laban Dict, hỗ trợ Anh-Việt, Việt-Anh và Anh - Anh. Phần mềm này có dữ liệu được biên soạn dựa trên từ điển Anh - Việt của Giáo sư Lê Khả Kế. Điểm mình thích ở app đó là nó có thể tự đọc các đoạn văn đã copy rồi hỗ trợ dịch một cách nhanh chóng, không cần paste xuống thủ công. Thậm chí Laban còn có thể tách các từ, cụm từ đã copy ra riêng, bạn chỉ việc nhấn chữ đó để tra thông tin mà thôi. Laban Dict cho phép tải dữ liệu về để sẵn trong máy để dịch offline, tiện khi đi vào trường mà không có Wi-Fi. Bạn cũng có thể đánh dấu yêu thích một số từ nhất định, xem lại lịch sử tra từ cũng như xem bảng chia thì của động từ.

Tải về Laban Dict

Tu_dien_iOS_Laban.

3. Ứng dụng văn phòng - Microsoft Office

Nổi tiếng quá rồi, chắc không cần giới thiệu gì thêm, và có đủ cả OneNote, Word, Excel, PowerPoint. Điểm đáng yêu nhất của Office trên iOS đó là bạn có thể thoải mái chỉnh sửa, tạo mới và biên tập tài liệu mà không cần phải trả chi phí gì cả, thật tuyệt vời, chỉ cần bạn tạo hoặc đăng nhập tài khoản Microsoft Account vào là xong. Bộ Office này còn được tích hợp với OneDrive và Dropbox nên bạn có thể vào giảng đường và mở ngay file tài liệu trên mây của mình, xem, sửa rồi lưu trực tiếp lại lên mây mà không cần qua công đoạn download/upload thủ công.

Bạn nào thường hay thuyết trình cũng có thể xài PowerPoint trên iPhone hoặc iPad để thuyết trình một cách tiện lợi, có điều bạn sẽ cần mua thêm một sợi cáp xuất hình ảnh ra cổng VGA hoặc HDMI tùy theo máy chiếu ở trường của bạn.

Tải về bộ Office dành cho iOS (nhấn vào đây, chọn thiết bị của bạn)

Office_iOS_di_hoc.

4. Quản lý thời khóa biểu - Pocket Schedule

Pocket Schedule sẽ giúp bạn xem thời khóa biểu, phòng học và giáo viên bộ môn một cách hợp lý hơn, ít bị quên hơn, nhất là vụ quên phòng. Ứng dụng này hỗ trợ quản lý lịch học theo từng học kì, từng môn học rõ ràng. Không dừng lại ở đó, Pocket còn có cho phép quản lý luôn cả bài tập và các kì kiểm tra cho từng môn nữa, khi đến gần thời điểm đó thì app sẽ hiện thông báo nhắc nhở cho bạn.

Tải về Pocket Schedule

Thoi_khoa_bieu_di_hoc.

5. Ứng dụng máy tính - PCCalc Lite

Ngoài tính năng tính toán cơ bản, PCalc Lite còn hỗ trợ các phép tính khoa học và những chế độ chuyển đơn vị nữa, khá hay mà lại miễn phí. Giao diện của app được tối ưu tốt cho các thiết bị iOS mới trong khi vẫn giữ lại vẻ đơn giản và dễ dùng. Điểm hay của PCalc Lite còn nằm ở chỗ bạn có thể gắn một widget máy tính vào trung tâm thông báo của hệ điều hành luôn, nhờ vậy mà bạn có thể nhanh chóng tính toán các phép tính cơ bản mà không cần phải mở app PCalc lên.

PS: đi ăn hàng mà cần chia tiền thì dùng PCalc Lite từ thanh thông báo cho nhanh nhé :D mình toàn làm thế.

Tải về ứng dụng PCalc Lite

May_tinh_di_hoc.

6. Ghi chú, nhắc việc - Evernote, OneNote, Wunderlist

Evernote và OneNote là hai ứng dụng ghi chú "đồ sộ" và có rất nhiều tính năng nâng cao. Thậm chí bạn ghi cả bài học vào, in đậm in nghiêng đổi font chữ chèn hình ảnh đều chấp hết. Cả hai đều miễn phí, đều đồng bộ lên mạng nên bạn không lo bị mất dữ liệu trong trường hợp điện thoại hay tablet bị hỏng. Bạn cứ cài hết cả hai và thử dùng xem, thích cái nào thì giữa lại cái đó (cá nhân mình thì thích Evernote hơn). Evernote và OneNote cũng có bản cho máy tính nên ghi chú tạo trên máy tính có thể đồng bộ sang điện thoại để xem.

Evernote_Wunderlist_di_hoc.

Wunderlist thì hơi khác một chút, nó là app tạo danh sách việc cần làm. Ví dụ, bạn có thể soạn một danh sách những thứ cần chuẩn bị trước một kì kiểm tra, những thứ cần mang theo cho chuyến đi chơi xa với lớp, hay chỉ đơn giản là những món bạn muốn tặng bồ. Wunderlist đơn giản, dễ dùng, miễn phí, hỗ trợ phân nhóm một cách hiệu quả, lại có thể chia sẻ dữ liệu với nhiều người dùng khác (tiện khi cần phân việc cho những đồ án nhóm).

Tải về Evernote
Tải về OneNote
Tải về Wunderlist

7. Ứng dụng vẽ, ghi chú bằng bút - Penultimate

Phần mềm này cho phép bạn vẽ tay hoặc dùng bút cảm ứng với iPad, sau đó dữ liệu sẽ được đồng bộ lên tài khoản Evernote của bạn. Thứ tuyệt nhất là bạn vẫn có thể chỉnh sửa nó về sau chứ không phải là vẽ rồi lưu lại dưới dạng ảnh tĩnh như nhiều app khác trên iOS. Mình hay xài Penultimate để vẽ phác thảo đồ thị, sơ đồ tư duy cũng như ghi chú những thứ không thể nhập bằng văn bản. Lưu ý là Penultimate chỉ tương thích iPad, không hỗ trợ iPhone.

Tải về Penultimate

Penultimate_di_hoc_iOS_iPad.

8. Một số ứng dụng cần thiết khác

Feedly - đọc tin tức từ nhiều nguồn trong cùng một giao diện
Simple Mind+ - ứng dụng tạo sơ đồ tư duy mindmap
Ghi âm - dùng app ghi chú mặc định của iOS
Slack - tiện khi cần chat nhóm bạn bè thân thích, chat với các thành viên trong team dự án
Asana - quản lý dự án nâng cao, có rất nhiều tính năng mạnh mẽ về thời gian, giao việc cho từng người...
Trello - tương tự như Asana, cũng là công cụ quản lý dự án
 

https://www.tinhte.vn/threads/ung-dung-ios-di-hoc-xe-buyt-tu-dien-office-thoi-khoa-bieu-ghi-chu-ve-du-an.2499094/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét