Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MAC OS X MAVERICKS CHO NGƯỜI DÙNG… WINDOWS

ICTnews - Nếu vẫn quen dùng máy tính hệ điều hành Windows mà sắp chuyển sang với máy Mac chạy Mac OS X của Apple thì bạn chắc chắn phải học lại một số thao tác sử dụng cơ bản…

Dòng máy Mac (iMac, Mac Pro hay MacBook) của Apple không được ưa chuộng cuồng nhiệt đến mức như iPhone, nhưng cũng chạy một hệ điều hành riêng có nhiều ý tưởng và dấu ấn thiết kế độc đáo, đó là Mac OS. Với những ai đang quen dùng máy Windows mà hứng thú chuyển sang Mac OS thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lạ lẫm ban đầu.
Để hỗ trợ cho những người chuyển đổi sang Mac OS, ICTnews sẽ hướng dẫn sử dụng phiên bản mới nhất OS X 10.9 Mavericks với những điểm khác biệt cơ bản nhất so với Windows. So với các đời OS X trước thì Mavericks cũng có nhiều nâng cấp đáng kể về các ứng dụng và được miễn phí tải về trên kho iTunes…
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks
Tìm bảng điều khiển “Control Panel”
Nếu như người dùng Windows có bảng điều khiển Control Panel để tùy chỉnh hệ thống thì OS X cũng có mục tương đương nhưng gọi là System Preferences. Bạn vào mục này bằng cách nhấn biểu tượng Apple phía trên cùng bên trái giao diện chính OS X Mavericks và chọn System Preferences.
1-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Bạn vào “Control Panel” bằng cách nhấn biểu tượng Apple phía trên cùng bên trái giao diện chính và chọn System Preferences (mũi tên).
Sử dụng chân đế Dock
+ Không có Start Menu và không có Taskbar, giao diện chính của Mac OS hoàn toàn được điều hành bởi chân đế Dock nằm phía dưới, nơi để những ứng dụng bạn hay dùng nhất. Để xem toàn bộ danh sách ứng dụng trong máy giống như Start Screen của Windows 8, hãy nhấn biểu tượng Launchpad (thứ 2 từ trái sang).
B1-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Để xem toàn bộ danh sách ứng dụng trong máy, hãy nhấn biểu tượng Launchpad (thứ 2 từ trái sang) nằm trên Dock.
+ Để thêm một ứng dụng vào Dock, bạn chỉ cần kéo thả biểu tượng ứng dụng đó xuống chỗ muốn để. Để bỏ một ứng dụng nào đó ra khỏi Dock, bạn chỉ cần kéo bỏ biểu tượng ra vùng trống.
B2-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Để thêm một ứng dụng vào Dock, bạn chỉ cần kéo thả biểu tượng ứng dụng đó xuống chỗ muốn để.
+ Dock cũng có chức năng tương tự như thanh Taskbar trên Windows, nơi lưu trữ những cửa sổ ứng dụng đang mở được thu gọn xuống.
B3-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Dock cũng có chức năng tương tự như thanh Taskbar trên Windows, nơi lưu trữ những cửa sổ ứng dụng đang mở được thu gọn xuống.
Tắt ứng dụng
Nhấn nút màu đỏ trên góc cửa sổ ứng dụng không đồng nghĩa rằng bạn đã tắt ứng dụng đó như thông thường trên Windows. Để tắt hoàn toàn, bạn phải kích vào tên ứng dụng đang mở nằm trên thanh Menu trên cùng giao diện chính rồi chọn Quit.
D1-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Để tắt hoàn toàn một ứng dụng đang mở, bạn phải kích vào tên ứng dụng nằm trên thanh Menu trên cùng giao diện chính rồi chọn Quit (mũi tên). Trong hình ta đang tắt ứng dụng Mail.
Phím tắt “Ctrl”
Trên Windows, người ta đã quen với những tổ hợp phím tắt với phím Ctrl, ví dụ như Ctrl + C là sao chép, Ctrl + V là dán hay Ctrl + P là in. Với Mac OS, người sử dụng cũng có những tổ hợp phím tắt tương tự nhưng thay cho phím Ctrl là phím Command (bàn phím máy Mac).
E1-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Người sử dụng Mac OS cũng có những tổ hợp phím tắt nhưng thay cho phím Ctrl trên Windows là phím Command. Ví dụ trong hình là tổ hợp Command + C để sao chép.
“Windows Explorer” phiên bản Mac OS
Người dùng Windows quản lý tất cả file trên máy bằng File Explorer, hay còn gọi là Windows Explorer, trong khi người dùng Mac OS sẽ phải dùng Finder. Trình quản lý Finder bao giờ cũng nằm đầu hàng Dock.
F1-Huong-dan-su-dung-Mac-OS-X-10.9-Mavericks.jpg
Hướng dẫn sử dụng Mac OS X 10.9 Mavericks: Người dùng Windows quản lý tất cả file trên máy bằng File Explorer, hay còn gọi là Windows Explorer, trong khi người dùng Mac OS sẽ phải dùng Finder. Finder bao giờ cũng nằm đầu hàng Dock.

Anh Hào

TRÊN TAY NIKON D750 - THÂN HÌNH NHỎ, SỨC MẠNH PRO


TMH_3818.JPG

Ngay sau khi chiếc Nikon D750 được giới thiệu tại triễn lãm Photokina vào 16-21/9 vừa qua (Tinh Tế đã có bài đưa tin) thì những chiếc đầu tiên đã sẵn sàng Việt Nam chỉ sau chưa tới một tuần.

Theo như tên gọi thì Nikon D750 là phiên bản nâng cấp của chiếc D700 đã ra đời cách đây 6 năm. Một số tay máy D700 kỳ vọng 750 có một thân máy pro như D700 với tính năng ưu việt nhất. Tuy nhiên dường như Nikon đã "tái cấu trúc" lại phân khúc Fullframe và cho ra đời D750 với thân hình prosumer của D6xx và não bộ professional của D8xx.


Tóm tắt video:
  • Thân vỏ bề ngoài và bố trí nút tương tự như chiếc Nikon D610 (không có nút AF-On, không có khe ngắm tròn ...).
  • Sensor 24.3 Megapixel (có kính lọc AA) là đủ cho nhu cầu của phần lớn các tay máy.
  • Chip đo nét Multi-Cam 3500FX II tương tự và ưu việt hơn D810 và D4s.
  • Bộ phận đo sáng 91,000-pixel RGB tương tự D810 và D4s
  • Tuổi thọ trung bình của màn trập là 150,000 so với 200,000 của D810.
  • Tốc độ chụp liên tiếp 6.5 khung hình/giây so với D800 là 5fps
  • Tích hợp Wi-fi dễ dàng tải file tới các thiết bị di động và có thể chụp không dây bằng thiết bị di động.
  • Màn hình lật lên xuống thuận lợi cho những góc chụp khó.
  • Tay nắm được thiết kế lại giúp cầm nắm thoải mái hơn.
  • Các tính năng quay video tương tự D810 như FLAT, AUTO ISO.

Hiện tại Nikon đang có 5 chiếc Fullframe: D610, D750, D810, D4s và Df. Với những thông số kỹ thuật của D750, ta có thể nhận thấy rằng nó đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng của đối tượng chuyên nghiệp cũng như các tay chơi nghiêm túc với một cường độ làm việc không quá căng thẳng và khắc nghiệt.

Công ty Vic sẽ rao bán chiếc D750 với giá 55 triệu đồng, tuy nhiên người mua có thể có giá khá hợp lý từ đại lý chính hãng.

Tinh tế sẽ sớm có bài trải nghiệm với hình chụp từ chiếc máy này.

Cảm ơn công ty Vicvietnam đã cho mượn thiết bị

https://www.tinhte.vn/threads/tren-tay-nikon-d750-than-hinh-nho-suc-manh-pro.2364499/

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

10 THỦ THUẬT TRÁNH HAO PIN CHO THIẾT BỊ IOS 8

iOS 8 vừa ra đời với nhiều tính năng cải tiến nhưng lại nhận nhiều phàn nàn về thời lượng dùng pin. Với vài thủ thuật sau, bạn có thể nhanh chóng khắc phục vấn đề sau khi đã nâng cấp lên phiên bản mới nhất này.
1. Xác định những ứng dụng “ngốn” pin
Một trong những tính năng mới hữu ích nhất trong iOS 8 là cho phép xem ứng dụng nào sử dụng nguồn pin nhiều nhất. Bạn có thể kiểm tra bằng cách vào mục Settings > General > Usage > Battery Usage và sẽ thấy một danh sách những ứng dụng đang có trong máy cùng với tỷ lệ % mức pin mà chúng đã sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Từ danh sách này, bạn có thể biết được ứng dụng nào là thủ phạm gây ra tình trạng mau hết pin và bạn có thể tự đóng nó nếu không cần dùng đến nữa trong trường hợp máy sắp hết pin.2. Tắt tính năng parallax
Parallax là một hiệu ứng hình ảnh khá thú vị được giới thiệu lần đầu tiên trong phiên bản iOS 7 vào năm ngoái. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mau hết pin cho các thiết bị iOS. Bạn có thể tắt tính năng này bằng cách vào mục Settings > General > Accessibility rồi bật thiết lập Reduce Motion lên.3. Tắt các kết nối không dây nếu không dùng đến
AirDrop là một tính năng hữu ích để truyền nội dung qua mạng không dây giữa các nền tảng của Apple như Mac OS X và iOS. AirDrop trên Mac OS X được thực hiện qua kết nối Wi-Fi trong khi trên iSO thực hiện trên cả Wi-Fi và Bluetooth. Để tiết kiệm, bạn có thể tắt các kết nối không dây bằng cách vuốt màn hình thiết bị iOS từ dưới lên để làm xuất hiện Control Center. Tại đây bạn có thể chuyển chế độ Wi-Fi, Bluetooth sang OFF. Tương tự, kết nối 4G cũng làm cho thiết bị iOS mau hết pin. Nếu không cần đến mạng Internet, đặc biệt là khi thiết bị của bạn sắp hết pin, hãy tắt kết nối 4G đi bằng cách chọn Settings > Cellular > Enable LTE/Enable 4G.4. Ngưng tìm kiếm Wi-Fi
Không cần thiết phải để thiết bị của bạn tìm kiếm Wi-Fi ở những nơi không có mạng. Một số người có thói quen tắt Wi-Fi khi ra khỏi nhà. Nhưng thay vào đó, bạn có thể tắt tính năng tìm kiếm các mạng Wi-Fi để tiết kiệm pin. Khi đó, thiết bị iOS sẽ tự động kết nối vào các mạng Wi-Fi đã lưu nhưng không tìm kiếm những mạng khác nữa. Để thực hiện, hãy vào mục Settings > Wi-Fi và tắt tùy chọn “Ask to Join Networks”.5. Vô hiệu hóa các dịch vụ định vị
Google Maps cần kết nối với dịch vụ GPS để cho ra kết quả tìm đường đi chính xác nhất. Tương tự như vậy, một số ứng dụng như Facebook cũng sẽ cần đến tính năng định vị cho một số bài post, hình ảnh. Việc tắt các dịch vụ định vị sẽ giúp tiết kiệm đáng kể dung lượng pin cho thiết bị iOS. Vào mục Settings > Privacy > Location Services, bạn sẽ thấy một danh sách các ứng dụng đang cần đến tính năng định vị và có thể tắt các ứng dụng không cần thiết.6. Tắt tính năng cập nhật ứng dụng chạy nền
Việc luôn kiểm tra và tự động cập nhật các phiên bản phần mềm mới rất cần thiết nhưng sẽ làm thiết bị mau hết pin. Bạn có thể tắt tính năng tự động cập nhật và chuyển sang chế độ tự thực hiện khi cần thiết. Hãy vào mục Settings > iTunes & App Store rồi cuộn xuống phía dưới để thấy tùy chọn Updates trong mục Automatic Downloads, sau đó tắt nó đi.7. Tắt tính năng refresh ứng dụng chạy nền
Chế độ đa nhiệm là một điểm nổi trội của iOS 8 nhưng nhược điểm của nó là sẽ rất hao pin vì có nhiều ứng dụng chạy nền. Để tắt tính năng này, hãy vào Settings > General > Background App Refresh và bạn có thể vô hiệu hóa từng ứng dụng chạy nền nếu nó không quan trọng, hoặc có thể tắt tất cả bằng cách vô hiệu tùy chọn “Background App Refresh”.8. Tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng màn hình
Tính năng auto-brightness sẽ giúp màn hình thiết bị tùy chỉnh độ sáng phù hợp với môi trường xung quanh, có lợi cho mắt của người dùng đặc biệt khi xem ở nơi tối. Song tính năng này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hao pin cho thiết bị di động. Để tắt tính năng này, hãy vào mục Settings > Display & Brightness và chuyển nó sang chế độ OFF.9. Hạn chế những hiển thị thông báo
Có lẽ bạn không cần mọi ứng dụng trên thiết bị hiển thị thông báo, nhất là những thông báo từ các game. Để tắt bớt thông báo từ những ứng dụng không cần thiết, hãy vào mục Settings > Notifications và cuộn xuống phía dưới phần Include, sau đó chọn những ứng dụng không cần thiết và tắt thông báo.10. Không push và fetch email, dữ liệu
Nếu email không quan trọng đối với công việc của bạn, hoặc trường hợp bạn có nhiều tài khoản email, hãy chuyển những tài khoản có độ ưu tiên thấp sang chế độ Fetch thay vì Push. Khi đó, thiết bị sẽ tự động nhận email sau một khoảng thời gian định trước và giúp tiết kiệm pin hơn. Để chuyển đổi, hãy vào mục Settings > Mail, Contacts, Calendar > Fetch New Data và thiết lập thời gian kiểm tra email.

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2014/09/1236139/10-thu-thuat-tranh-hao-pin-cho-thiet-bi-ios-8/

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT IOS 8 (PHẦN CUỐI)

iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Phần 1: Đánh giá chi tiết iOS 8
AssistiveTouch & Trung tâm Kiểm soát (Control Center)
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
AssistiveTouch (trái) và Control Center (phải)
Phần đông người dùng iOS sử dụng tính năng AssitiveTouch để có thể sử dụng các tính năng của nút Home mà không cần nhấn nút vật lý. Trên iOS 8, "nút Home ảo" này đã được tăng cường thêm 2 tính năng mới: kích hoạt Trung tâm Kiểm soát và Trung tâm Thông báo. Như vậy, thay vì phải sử dụng cử chỉ trượt tay từ trên hoặc dưới màn hình khá rườm rà và tốn thời gian, bạn có thể truy cập vào Trung tâm Thông báo và Trung tâm Kiểm soát chỉ bằng một lần bấm trên Assistive Touch.
Trung tâm Kiểm soát (Control Center) trên iOS 8 không có khác biệt nào về mặt tính năng so với iOS 7. Giao diện mới khiến các nút bấm nhỏ hơn và… mờ ảo hơn, song Apple vẫn không cho phép người dùng tùy biến các điều chỉnh trên Trung tâm Kiểm soát. Trong khi các tính năng khác đã được "mở" ra khá nhiều, lựa chọn tiếp tục đóng Trung tâm Kiểm soát trên iOS 8 có thể coi là một quyết định hơi thất vọng của Apple. Một số tùy chọn như bật/tắt Dữ liệu Di động hoặc các phím tắt vào các ứng dụng/tính năng thường dùng ở phía cuối màn hình Trung tâm Thông báo thay cho đồng hồ bấm giờ hoặc máy tính sẽ là tiện dụng hơn rất nhiều.
Tìm kiếm Spotlight & Siri
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Tìm kiếm Spotlight
Tính năng tìm kiếm Spotlight được Apple coi là một trọng tâm của phiên bản iOS mới. Bên cạnh các tính năng tìm kiếm các nội dung có trên iPhone, Spotlight có thể tìm kiếm các nội dung từ các trang web, từ Apple Maps hoặc tìm định nghĩa từ bách khoa mở Wikipedia. Theo khẳng định của Apple, Spotlight thậm chí còn có thể gợi ý các ứng dụng từ chợ ứng dụng App Store.
Tuy vậy, trong thử nghiệm của chúng tôi, Spotlight chỉ có thể tìm kiếm các nội dung lưu sẵn trên iPhone và iPad. Không hiểu vì lý do gì, iOS 8 không thể bật các tùy chọn Gợi ý Spotlight và tìm kiếm từ Bing (sau khi thoát khỏi màn hình cài đặt, các tùy chọn này tự động bị hủy).
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Siri với những tính năng rất quen thuộc
Số lượng thay đổi đối với trợ lý ảo Siri là không đáng kể. Cô trợ lý ảo nổi tiếng của Apple vẫn có thể thực hiện được một số tác vụ căn bản như gọi điện, gửi tin nhắn, thay đổi tùy chỉnh… cùng một số tác vụ "cao cấp" hơn như trả lời câu hỏi tìm kiếm thông tin, lên lịch hẹn.
Bổ sung mới nhất vào Siri là 2 tính năng mới: nhận diện bài hát (qua nền tảng Shazam) và khả năng "luôn luôn lắng nghe… nếu như cắm sạc".  Để kích hoạt tính năng nhận diện bài hát, bạn chỉ cần hỏi Siri "What is this/the song" và sau đó hướng microphone về phía màn hình. Siri thậm chí còn có thể nhận diện cả một số bài hát tiếng Việt, đặc biệt là các bài hát đã được đưa lên iTunes Store.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Siri nhận diện cả bài hát tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Lưu ý rằng các lựa chọn tiếng Việt hơi hạn chế.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Đánh thức Siri bằng từ khóa "Hey Siri" (khi cắm sạc) và truy vấn thông tin
Tính năng "luôn luôn lắng nghe" của iPhone và iPad chưa thể đạt đến đẳng cấp của Google Now trên Moto X. Chỉ khi đang cắm sạc cho thiết bị iOS của mình, bạn mới có thể "đánh thức" Siri bằng câu "Hey Siri" và ra lệnh cho cô trợ lý ảo này thực hiện các tác vụ cần thiết. Dù sao, đây cũng có thể coi là một bước tiến (rất nhỏ) của Siri. Những người thường xuyên kết nối iPhone/iPad cùng các bộ dock và xe hơi chắc chắn sẽ thích tính năng này, nhưng chắc hẳn những người còn lại sẽ không thích phải đứng cạnh... ổ cắm để trò chuyện cùng một chiếc smartphone hay máy tính bảng.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Vẫn là những tính năng quen thuộc từ iOS 7. Không có gì đặc biệt cả.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8. iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Tính năng nhắn tin đã hỗ trợ nhận diện tiếng Việt rất chính xác. Bao giờ thì Siri mới có tiếng Việt?
Siri tiếp tục mang trong mình một điểm trừ trầm trọng đối với người dùng Việt: không hỗ trợ tiếng Việt. Tuy vậy, trong ứng dụng Tin nhắn, khi kích hoạt tính năng nhận chữ bằng giọng nói, bàn phím của iOS 8 có thể nhận diện rất tốt câu nói của người dùng. Theo quan sát của người viết, trong trường hợp nhận diện nhầm các từ trong câu hoặc trong trường hợp nhận được một câu nói vô nghĩa, iOS 8 thậm chí còn có thể thay đổi và sắp xếp lại các từ này để tạo thành một câu tiếng Việt hoàn chỉnh. Khả năng xử lý tiếng Việt của Quả Táo chắc chắn đã tiến rất xa, và chắc chắn chúng ta sẽ sớm được ra lệnh cho Siri "Nhắn má đừng chờ cơm" trong một bản cập nhật iOS rất, rất gần.
Nhạc & Trình chơi Video
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Giao diện của ứng dụng Nhạc được giữ nguyên
Thay đổi đầu tiên đối với ứng dụng Nhạc là các yếu tố giao diện đã được thu nhỏ rõ rệt. Chữ viết dù vẫn rất dễ đọc nhưng có vẻ đã bị thu nhỏ kích cỡ; các biểu tượng ở phía dưới màn hình ứng dụng giờ đây cũng chỉ còn chiếm diện tích khoảng 2/3 so với iOS 7.
Về mặt tính năng, iOS 8 cung cấp thêm cho người dùng khả năng tạo danh sách Genius ngay từ các bài hát có sẵn trên iPhone/iPad. Bạn có thể thực hiện tác vụ này từ màn hình danh sách bài hát hoặc từ màn hình chơi nhạc.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Cũng giống như iOS 7, ứng dụng Nhạc trên iOS 8 vẫn mang trong mình một số "cải lùi" so với iOS 6: bạn sẽ không thể lựa chọn xóa nhiều bài hát cùng lúc; bạn không thể chơi nhạc của toàn bộ một thể loại hay từ một nhà soạn nhạc.
Tại sự kiện ra mắt iPhone vừa qua, Apple cũng đã cùng với ban nhạc Rock huyền thoại U2 "tặng" album Songs of Innocence tới người dùng. Kết quả là dù muốn hay không, album này cũng sẽ xuất hiện trong ứng dụng Nhạc của bạn. Dù sao, đây cũng là một cách quảng bá khá tốt của Apple nhằm trình diễn khả năng phát nhạc trực tiếp từ đám mây mỗi khi người dùng cần nghe bài hát. Đáng tiếc, Beats Music (dịch vụ phát nhạc) và Beats Audio (công nghệ từ Beats by Dre) vẫn chưa hề đặt chân lên iOS mới.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Màn hình đầy đủ của ứng dụng video mới. Chú ý một số tùy chọn mới ở góc dưới màn hình.
Ứng dụng chơi video của iOS 8 vẫn rất đơn sơ. Với các đoạn video có tỷ lệ không phù hợp với tỷ lệ 16:9 của màn hình iPhone hay 4:3 của màn hình iPad, người dùng có thể lựa chọn phóng to toàn màn hình (cắt bớt phần thừa trên video) hoặc xem ở tỷ lệ chuẩn (có các dải màu đen ở các góc màn hình). Khi xem video YouTube, bạn cũng có thể lựa chọn phụ đề cho video.
Camera & Ứng dụng Ảnh
Trong nhiều năm liền, ứng dụng Camera của iOS vẫn bị chỉ trích vì có số lượng tùy chỉnh và tính năng quá thua kém so với chất lượng phần cứng camera. Trên iOS 8, lời than phiền này vẫn tiếp tục… chính xác, song Apple cũng đã mang tới một số tính năng mới cho người dùng.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Quay video Time-lapse (trái) và chỉnh mức phơi sáng cho ảnh/video (phải).
Đầu tiên là khả năng thay đổi mức phơi sáng khi chụp ảnh. Khi lựa chọn điểm lấy nét trên màn hình camera, một thanh điều chỉnh độ sáng sẽ xuất hiện trên màn hình để bạn tùy chỉnh bức ảnh của mình. Thay đổi thứ 2 là khả năng hẹn giờ chụp ảnh với khoảng thời gian chờ là 3 giây hoặc 10 giây. Cuối cùng là tính năng quay phim tốc độ cao (time-lapse) hoàn toàn mới. Với tính năng này, bạn có thể thu lại toàn bộ các chuyển động nhộn nhịp của khung cảnh trước mặt trong một đoạn video có độ dài chỉ vài giây.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Hẹn giờ chụp (trái) và quay panorama (phải)
Nhìn chung, trải nghiệm chụp ảnh trên ứng dụng Camera của iOS 8 không khác nhiều so với iOS 7. Tính năng quay video tốc độ cao không mấy thú vị, bởi ít ai có đủ kiên nhẫn để ngồi im một chỗ quay cảnh vật thay đổi trong thời gian dài. Tính năng hẹn giờ chụp ảnh không thực sự hữu dụng trên iPhone, bởi thiết kế của iPhone khiến người dùng khó có thể lựa chọn hẹn giờ trên màn hình rồi đặt điện thoại vào một vị trí hợp lý để chụp các bức ảnh có đông người (vốn cần thời gian chờ để không để sót các thành viên).
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Ảnh được chia thành các album. Bạn có thể tìm kiếm theo thời điểm chụp (ảnh bên phải) hoặc vị trí.
Ứng dụng quản lý ảnh cũng nhận được nhiều cải tiến. Ảnh vẫn được chia làm nhiều album hoặc dựa theo khoảnh khắc. Album Cuộn Camera (Camera Roll) đã được đổi tên thành "Thêm Gần đây". Đồng thời, một album mới có tên "Đã xóa Gần đây" (Recently Deleted) sẽ giúp lưu trữ lại các bức ảnh đã bị bạn lựa chọn xóa. Đây thực chất là một dạng "thùng rác" tương tự như Recycle Bin trên Windows. Ảnh chụp bị lựa chọn xóa sẽ được đưa vào album này và bị xóa hoàn toàn sau 30 ngày. Dĩ nhiên, người dùng cũng có thể lựa chọn làm trống album "thùng rác" này bất cứ khi nào họ muốn.
Tính năng tìm kiếm ảnh sẽ cho phép người dùng tìm kiếm dựa theo thời gian và địa điểm. Điều khó hiểu là Apple không cung cấp khả năng đặt tựa đề (Caption) cho các bức ảnh.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Chỉnh sửa ảnh từ ứng dụng Ảnh hoặc thông qua extension do các ứng dụng bên thứ 3 cung cấp
Một nút bấm hình trái tim sẽ cho phép bạn lựa chọn các bức ảnh ưa thích. Các bức ảnh này sẽ được đưa vào một album riêng để bạn tiện theo dõi. Cũng từ ứng dụng Ảnh, bạn có thể chỉnh sửa màu sắc, độ sáng dùng các bộ filter được Apple cung cấp sẵn. Bạn cũng có thể lựa chọn tính năng tự động điều chỉnh (hình bút lông) của ứng dụng này, song theo kinh nghiệm sử dụng thực tế, tính năng này sẽ không giúp cải thiện nhiều cho các bức ảnh có sẵn. Nhờ có khả năng mở rộng của iOS, bạn có thể sử dụng các màng lọc, hiệu ứng từ các ứng dụng của bên thứ ba ngay từ ứng dụng Ảnh mặc định của iOS 8.
App Store & Đa nhiệm
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Giao diện App Store trên iPad
iOS 8 mang tới rất nhiều thay đổi, đặc biệt là về hiệu năng đồ họa và khả năng mở rộng. Bởi vậy mà Apple cũng đã cập nhật App Store để gia tăng sức hút cho hệ điều hành di động mới của mình. Giao diện của App Store vẫn gần như được giữ nguyên toàn bộ so với trước đây, song Apple cũng đã đưa ra những nội dung mới để quảng bá cho nền tảng đồ họa Metal và tính năng mở rộng Extensibility.
Trải nghiệm mua ứng dụng trên App Store vẫn rất dễ chịu và hoàn chỉnh. Màn hình Nổi bật đưa ra danh sách các ứng dụng đáng chú ý nhất, bao gồm từ các trò chơi "đỉnh" ra mắt đã lâu nhưng mới được cập nhật cho đến danh sách các ứng dụng và game mới nhất. 3 bảng xếp hạng Trả phí, Miễn phíTop doanh thu cũng như màn hình Khám phá (chia ứng dụng thành các tuyển tập) sẽ kích thích ham muốn tìm hiểu ứng dụng của bạn. Cũng giống như iOS 7, bạn có thể lựa chọn cập nhật toàn bộ các ứng dụng có sẵn trên iPhone/iPad hoặc lựa chọn cập nhật tự động mỗi lần cắm sạc cho thiết bị iOS của mình.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Danh sách ứng dụng có đi kèm extension chỉnh sửa ảnh để kết hợp mở rộng với iOS 8
Các nội dung mới nhất được đưa vào các danh sách trong mục Nổi bật. Một số danh sách ứng dụng đáng chú ý bao gồm danh sách game có hỗ trợ Metal trên iOS 8 và danh sách ứng dụng có hỗ trợ Extensibility (ví dụ như chia sẻ mạng xã hội, bàn phím của bên thứ 3).
Màn hình đa nhiệm trên iOS 8 có một thay đổi nhỏ: các liên lạc thường xuyên sử dụng nhất sẽ được hiển thị phía trên các thẻ ứng dụng. Khi chạm tay vào các biểu tượng liên lạc này, bạn sẽ được cung cấp tùy chọn nhắn tin (trên iPad) hoặc nhắn tin/gọi điện thoại/gọi Facetime (trên iPhone).
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Đa nhiệm trên iPhone 5
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Và iPad Air
Cuối cùng, các ứng dụng trên iOS (và cả ứng dụng Mac) đã có thể kết hợp một cách rất thuận tiện thông qua đám mây iCloud. Ví dụ, khi bạn lưu một file trên ứng dụng chỉnh sửa Pages, Keynotes hoặc Numbers từ iPhone, các thiết bị iOS cùng tài khoản Apple ID khác sẽ ngay lập tức nhận được file đã chỉnh sửa này. Bạn cũng có thể dùng tính năng iCloud Drive để truy xuất các tài liệu/file nội dung đã lưu trên iOS.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Các chỉnh sửa trên bộ ứng dụng iWorks (Pages, Keynotes và Numbers) sẽ được chuyển từ iPad lên iPhone...
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
...ngay vào thời điểm mà người dùng nhấn nút "Xong" để lưu thay đổi
Rất tiếc, iPad vẫn chưa được cung cấp khả năng phân chia màn hình cho nhiều ứng dụng như các dòng tablet Samsung Galaxy Note. Đây là một điểm trừ cho Tim Cook và cộng sự, nhưng người dùng vẫn có thể hy vọng rằng bản thử nghiệm đa-cửa-sổ của iPad sẽ sớm xuất hiện trong tương lai.
Hiệu năng & Thời lượng pin
Với chiếc iPhone 5 đã có 2 năm tuổi đời, iOS 8 vẫn mang tới trải nghiệm ứng dụng không có gì đáng để chê trách. Các hiệu ứng nhìn chung không gây ra hiện tượng chậm, giật; quá trình chuyển đổi từ màn hình này sang màn hình khác của ứng dụng cũng diễn ra khá mượt mà. iOS 8 không gặp phải bất kỳ hiện tượng chậm giật nào khi xem các đoạn video độ phân giải cao trên YouTube.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Asphalt 8 không hề bị chậm giật trên iPhone 5
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Nhưng Amazing Battle Creatures thì lại có thời gian tải (load) quá lâu
Trong một số trường hợp, iPhone 5 gặp hiện tượng giật nhẹ trên các màn hình có hiệu ứng đồ họa quá "nặng" (ví dụ như hiệu ứng làm mờ hình nền). Thời gian tải (Load) các game cũng chưa đủ tốt như mong đợi. Ví dụ, trò chơi Amazing Creature Battle có thời gian tải mỗi màn lên tới gần 1 phút – quá dài đối với một màn chơi kéo dài chỉ 2, 3 phút. Khi thoát ra màn hình Home rồi trở lại với game, bạn sẽ phải chờ đợi trò chơi tải thêm một lần nữa.
Các trò chơi cũ cũng không bị chậm, giật trên iOS mới. Asphalt 8 vẫn rất mượt mà và tương đối ấn tượng. Các trò chơi mới như Plunder Pirates! (được Apple sử dụng để quảng bá cho nền tảng đồ họa Metal) không gặp phải bất kỳ vấn đề nào trên iPad Air. Chất lượng đồ họa trên iOS đã tiến những bước rất dài trong thời gian gần đây, và ít nhất iOS 8 cũng đã không khiến cho trải nghiệm game trên chiếc iPhone 5 cũ kỹ của chúng tôi trở nên tồi tệ hơn.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Plunder Pirates, một trong các ứng dụng được Apple dùng để quảng bá cho Metal
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Race Team Manager trên iPad Air
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Amazing Battle Creatures trên iPad Air
Về mặt thời lượng pin, theo nhận định chủ quan (chưa có đo đạc chính xác) của chúng tôi, iOS 8 không gây tốn pin hơn iOS 7 nếu như bạn vẫn có thói quen sử dụng 3G. Trên iOS 8, lựa chọn chuyển từ 3G về kết nối EDGE đã bị thay thế bởi lựa chọn chuyển từ LTE về 3G. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn muốn sử dụng kết nối EDGE để tiết kiệm pin, bạn sẽ phải chờ đợi các bản jailbreak trong tương lai.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Một cải tiến rất đáng chú ý với iOS là khả năng hiển thị mức độ sử dụng pin trong màn hình Cài đặt / Cài đặt chung / Sử dụng. Bạn có thể đánh giá xem ứng dụng nào đang tiêu tốn nhiều pin nhất, trong đó các ứng dụng có sử dụng đến mạng di động khi tín hiệu 3G quá yếu (gây tốn pin hơn) và có sử dụng dưới nền (tải nội dung khi đã chuyển về trạng thái chạy nền) sẽ được chú thích đặc biệt. Bằng cách này, người dùng có thể phát hiện và loại bỏ các ứng dụng đang "ngốn" pin nhiều nhất.
Kết luận
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Vào năm ngoái, iOS 7 đã mang tới một trải nghiệm người dùng mới hoàn toàn nhờ có giao diện lần đầu tiên thực sự thay đổi so với iOS 6. Tuy vậy, nếu xét về mức độ cải tiến, có lẽ hậu duệ iOS 8 còn là một thay đổi toàn diện hơn cả iOS 7. Lần đầu tiên trong lịch sử, iOS được "mở" tới một mức độ nhất định và bắt đầu hỗ trợ widget, bàn phím của bên thứ ba cùng với các tiện ích mở rộng cho Safari. Người dùng cũng sẽ thích các cải tiến như khả năng phối hợp "liền mạch" giữa các thiết bị iOS cùng tài khoản, khả năng "luôn lắng nghe… khi cắm sạc" của Siri hay một số thay đổi nhỏ về mặt tính năng đối với các ứng dụng Ảnh, màn hình đa nhiệm và Safari.
Chính những thay đổi này cho thấy Apple đã bắt đầu thực sự lắng nghe những gì người dùng cần và cải tiến hệ điều hành di động con cưng theo hướng tất yếu. iOS 8 dù không mới mẻ như iOS 7 nhưng thực chất lại là một trải nghiệm choáng ngợp và hoàn thiện hơn rất nhiều. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khám phá hết iOS 8, chưa kể các nền tảng HealthKit và HomeKit sẽ mang tới nhiều trải nghiệm mới mẻ nằm-ngoài-iPhone-và-iPad trong tương lai (Apple Watch, nhà thông minh v…v…). Số lượng thay đổi giao diện quá ít ỏi sẽ khiến một số ít người dùng mếch lòng, song khi trải nghiệm thực tế, bạn sẽ nhận thấy rằng iOS 8 là phiên bản iOS dễ chịu nhất, hoàn thiện nhất từ trước đến giờ.
iOS 8 không mới mẻ đến mức lạ lẫm như iOS 7 nhưng vẫn đủ khác biệt để mang tới một trải nghiệm hoàn thiện cho người dùng. Trong phần cuối của loạt bài, hãy cùng đánh giá các tính năng đa phương tiện, thời lượng pin và hiệu năng ứng dụng của iOS 8.
Tại thời điểm hiện tại, sức ép lên máy chủ của Apple đã giảm sút rất nhiều. Bởi vậy, nếu đang sử dụng iOS 7 (và nếu bạn có một chiếc iPhone/iPad tương đối mới), hãy cập nhật ngay lập tức lên iOS 8. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi trang bị một trải nghiệm hoàn thiện hơn, đầy đủ tính năng và "mở" hơn cho iPhone và iPad của mình.
Lê Hoàng
 
http://vnreview.vn/danh-gia-chi-tiet-di-dong/-/view_content/content/1345487/danh-gia-chi-tiet-ios-8-phan-cuoi