Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

HƯỚNG DẪN THÊM BỘ CÀI WIN 7 VÀO BẢN HIREN'S BOOT 15.2

bài này mình hướng dẫn các bạn thêm bộ cài win 7 vào bản hiren's boot 15.2
+ cách này có thể thêm 3 bộ cài win 7/xp và win 8 vào hiren's boot 15.2
+ trước tiên máy bạn phải có phần mềm utraiso để chỉnh sửa,nếu chưa có thì có thể tìm trong diễn đàn
+ cách làm :
+ bạn mở iso hiren's boot bằng phần mềm utraiso lên để chỉnh sửa file menu.lst như hình





+ sau đó bạn tìm đến thư mục HBCD để kéo file menu.lst ra ngoài detkop dùng noterpad mở menu.lst lên các bạn tìm đến các dòng sau:

Mã:
#title Windows Setup Menu\n
#find --set-root /HBCD/MenuSetup.lst
#configfile /HBCD/MenuSetup.lst

các bạn xoá các dấu thăng # phía trước các dòng trên sẽ được như bày :

title Windows Setup Menu\n
find --set-root /HBCD/MenuSetup.lst
configfile /HBCD/MenuSetup.lst

sau đó saver menu.lst lại rồi kéo trả vào chỗ cũ nhớ lưu chép đè nha



-đầu tiên các bạn xả nén bộ cài win 7 ra thư mục nào đó = winrar hoặc 7z

tiếp theo bạn xóa bỏ cái file autorun.ini như hình



+ tiếp theo bạn dùng utraiso mở hiren's boot 15.2 lên như hình



+ sau đó kéo tất cả file bộ cài win 7 trong thư mục vào hiren's boot gốc như hình




+ ta được như hình




+ nếu bạn muốn thêm bộ cài win xp thì chỉ cẩn xả nén ra thư mục sau đó cũng xóa file autorun.ini sau đó tìm SUPPORT đổi thành SUPPORTXP đổi tên file SETUP thành SETUPXP sau đó kéo thả như win 7

+tiếp theo từ cửa sổ utraiso bạn chọn mục file từ trình đơn và kéo xuống chọn
mục properties như hình:







+ 1 của sổ hiện lên bạn chọn và tích dấu như hình nhé




+ sau đó bạn chọn mục saver As để chọn nơi lưu iso thế là xong.






+ công nhận viết bài quá vất vả
http://diendanbaclieu.net/diendan/showthread.php?43267-Huong-dan-them-bo-cai-win-7-vao-ban-hiren-s-boot-15-2

GOOGLE SERVICES VÀ NỖI LO HAO PIN TRÊN ANDROID

(GenK.vn) -Không chỉ các ứng dụng được cài vào từ bên ngoài, Google Services cũng là một trong những nguyên nhân ngốn pin đáng kể trên Android

  • Qualcomm ra mắt ứng dụng tiết kiệm pin cho smartphone Android
  • Bí quyết tiết kiệm pin cho điện thoại ASUS Zenfone 4
  • Các cách đơn giản giúp tiết kiệm pin cho Tablet và Laptop chạy Windows 8
  • Ultra Power Saving giúp Galaxy S5 tiết kiệm pin ra sao?
Thời lương pin có lẽ là một trong những vấn đề đau đầu, nan giải nhất trên hệ điều hành Android. Ngoài việc ngốn pin thông qua các ứng dụng được mở, các dịch vụ chạy nền trên thiết bị của bạn cũng khiến thời lượng pin bị giảm sút đáng kể. Không như người dùng thường nghĩ rằng các ứng dụng bên thứ ba được cài vào là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thời lượng pin của thiết bị, thực chất, các ứng dụng và dịch vụ mặc định trên hệ điều hành này cũng là một trong những thủ phạm đang âm thầm chiếm dung lượng pin một cách đáng kể, một trong số đó là Google Services.
google-services-or-google-play-services-battery-drain
Kiểm tra ứng dụng đang ngốn pin trên thiết bị
Hệ điều hành Android mặc định cung cấp cho người dùng công cụ theo dõi pin khá trực quan. Chỉ cần truy cập vào mục Cài đặt, chọn Pin là người dùng có thể xem danh sách các ứng dụng, dịch vụ trên máy và tỉ lệ ngốn pin của nó. Thông thường, thành phần ngốn pin nhiều nhất chính là màn hình. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy "Màn hình" đứng ở vị trí cao nhất trong danh sách, tương đương với tỉ lệ ngốn pin lớn nhất. Đơn giản chỉ cần chỉnh lại độ sáng màn hình và thời gian tắt màn hình là người dùng có thể kéo dài được thời lượng pin của thiết bị kha khá.
Tuy vậy, ngoài màn hình ra, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy một dịch vụ khác ngốn pin không kém, và đáng ngạc nhiên hơn, dịch vụ đó lại của Google, đó chính là Google Services.
android-see-whats-using-battery
Vậy Google Services là gì ?
Thực chất Google Services không phải là một dịch vụ như được hiển thị trong mục kiểm tra pin. Google Services là một tập hợp nhiều dịch vụ cơ bản của Google giúp cho hệ điều hành Android có thể hoạt động hiệu quả nhất dựa trên việc liên kết với các dịch vụ này. Trên phiên bản Android 4.4.4, Google Services gồm có các dịch vụ con như:
- Google Account Manager: Dịch vụ này chịu trách nhiệm đồng bộ các dữ liệu liên quan đến tài khoản Google như email hay các loại dữ liệu khác.
- Google Service Framework: Đây là dịch vụ phụ trách các kết nối, giao tiếp liên quan đến Google, bao gồm các tin nhắn được lưu trữ trên đám mây.
- Google Contact Sync: Như cái tên của nó, dịch vụ này đảm nhiệm việc đồng bộ danh bạ giữa thiết bị và kho lưu trữ danh bạ của Google. Việc đồng bộ này là hai chiều nên người dùng có thể thêm hoặc chỉnh sửa danh bạ từ phía Google và mọi thay đổi sẽ được cập nhật trên thiết bị của bạn, tương tự với chiều ngược lại.
- Google Backup Transport: Dịch vụ này phụ trách việc đồng bộ dữ liệu của các ứng dụng trên thiết bị Android lên các máy chủ của Google. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích trong trường hộp người dùng khôi phục lại cài đặt gốc và có thể nhanh chóng khôi phục lại dữ liệu của các ứng dụng đã cài đặt.
- Google Play Services: Dịch vụ này từng được hiển thị độc lập trong mục kiểm soát pin ở các phiên bản Android trước, nhưng sau đó đã được gộp chung vào Google Services. Về cơ bản, đây là một lớp các dịch vụ cho phép các ứng dụng Android có thể sử dụng. Phổ biến nhất trong số đó là dịch vụ định vị. Đây cũng là dịch vụ gây hao pin nhất trong số các dịch vụ của Google. Google Play Services có thể được cập nhật một cách độc lập mà không cần phải cập nhật toàn bộ hệ điều hành.
android-google-services-battery-use-details
Tinh chỉnh Google Services để đỡ ngốn pin hơn.
Việc Google gom nhóm hầu hết các dịch vụ của Google vào trong Google Services khiến cho vậy, chúng ta vẫn có một số cách khác để có thể tiết kiệm pin một cách triệt để.
Khi một ứng dụng nào đó yêu cầu thông tin về vị trí của thiết bị, nó sẽ gọi đến Google Play Services và dịch vụ này sẽ "đánh thức" phần cứng để tiến hành định vị vị trí chính xác của thiết bị. Quá trình định vị gây tiêu hao rất nhiều pin và tất cả lượng pin tiêu tốn sẽ được thống kê tại Google Play Services chứ không phải tại ứng dụng yêu cầu thông tin định vị.
Để có thể tiết kiệm được lượng pin có thể bị hao tổn bởi dịch vụ định vị, bạn có thể truy cập vào mục Cài đặt -> Vị trí và chuyển đổi lựa chọn ở phần "Chế độ" sang mức "Tiết kiệm pin". Thiết đặt này sẽ ngăn chặn Google Play Services đánh thức phần cứng khi có một ứng dụng yêu cầu về thông tin định vị. Trong trường hợp bạn muốn tắt định vị hoàn toàn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại đây và có thể chỉnh lại sang lựa chọn "Độ chính xác cao" trong trường hợp cần thông tin chính xác về vị trí trong những lần sử dụng sau này.
android-choose-location-mode
Google Now cũng là một thủ phạm ngốn pin khá "kinh hoàng" trên Android vì nó liên tục gửi yêu cầu về vị trí thông qua Google Play Services nhằm cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Tuy vậy, tại Việt Nam, Google Now thực sự không hữu ích lắm cho người dùng nếu không muốn nói là gần như "vô dụng". Để tắt tính năng này, người dùng có thể mở ứng dụng Google được cài trên thiết bị. Sau đó, chỉ việc chọn "Menu" ở phía dưới màn hình và chọn Setting, chuyển công tắc Google Now về chế độ "Tắt" là tính năng này sẽ hoàn toàn được vô hiệu hoá. Nếu như sau khi Google Now được vô hiệu hoá và bạn thấy Google Services không còn "đứng top" trong danh sách các ứng dụng ngốn pin thì xin chúc mừng, bạn đã tìm đúng nguyên nhân.
disable-google-now-on-android-
Trong trường hợp vô hiệu hoá Google Now vẫn không giúp cho Google Services bớt ngốn pin hơn thì có lẽ nguyên nhân nằm ở việc đồng bộ hoá. Bạn có thể truy cập vào mục Cài đặt -> Dữ liệu di động. Tại màn hình này, bạn chọn biểu tượng "Menu" ở phía trên màn hình và bỏ chọn mục "Đồng bộ dữ liệu". Với tuỳ chọn này, thiết bị của bạn sẽ không tiến hành đồng bộ dữ liệu một cách tự động nữa mà bạn phải làm việc đó một cách thủ công. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có thông báo nào xuất hiện khi bạn có email mới mà phải mở ứng dụng để quá trình đồng bộ được thực hiện . Điều này có phần hơi bất tiện nhưng nó giúp thiết bị của bạn "sống lâu" hơn trong suốt một ngày bận rộn.
android-disable-auto-sync-data
Nếu như tất cả những hướng dẫn trên không giúp cho Google Services bớt ngốn pin hơn thì cách tốt nhất là .... khôi phục lại cài đặt mặc định thiết bị của bạn. Cách này nghe có vẻ hơi "ngu xuẩn" nhưng rất nhiều người đã nói rằng nó thực sự khắc phục được việc ngốn pin của Google Services. Nên lưu ý rằng quá trình khôi phục sẽ làm mất dữ liệu trên máy, mặc dù có nhiều ứng dụng lưu trữ dữ liệu lên máy chủ Google và có thể khôi phục lại nhưng cũng không ít ứng dụng không áp dụng tính năng trên. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác này.
android-kitkat-factory-data-reset
Ngoài các cách thủ công trên, người dùng cũng có thể cài đặt một số ứng dụng tiết kiệm pin có trên Play Store, giúp cho bạn không phải thực hiện thủ công quá nhiều mà vẫn có thể tiết kiệm được một lượng pin kha khá đủ để có thể "sống sót" trong suốt một ngày dài.
Tham khảo: Howtogeek

THEO DÕI VÀ CẢI THIỆN THỜI LƯỢNG PIN CHO ANDROID


tinhte_batteryguru_0.

Pin vẫn là mỗi quan tâm hàng đầu của người dùng điện thoại thông minh nói chung và người dùng Android nói riêng. Dưới đây là một số những phần mềm hay mà các bạn nên dùng để theo dõi và quan sát mức độ hao pin của máy, cũng như một số cách khắc phục đơn giản. Một số phần mềm có thể chạy ngay còn một số thì yêu cầu root. Về cơ bản chúng ta sẽ sử dụng ngay chức năng quản lý pin của máy để theo dõi và chuẩn đoán xem chuyện gì đang sảy ra. Sau đó thì sử dụng một số phần mềm tự động để điều chỉnh và rồi theo dõi kết quả đạt được.

1 - Mục Battery trong Settings

Với Android thì trong Settings luôn có mục Battery, truy cập vào đây thì bạn sẽ biết được các yếu tố nào đang tiêu thụ nhiều pin nhất. Tuỳ thuộc vào việc bạn dùng máy để lướt web, chơi games, xem film … hay làm gì khác mà các mục này sẽ khác nhau. Màn hình cũng là một yếu tố gây hao pin rất nhiều, ví dụ như hình dưới đây:

tinhte_batteryguru_1.

Ở đây thì màn hình chiếm đến 57% mức tiêu thụ, một con số rất nhiều. Nhấn vào mục này thì chúng ta có được tổng thời gian mở màn hình, ở mức gần 3 tiếng như hình trên là kém, so với mặt bằng chung những thiết bị mà Tinh tế đã test pin (tham khảo ở đây).


Các thành phần khác trong danh sách tiêu thụ pin cũng phản ánh phần nào việc bạn sử dụng máy để làm gì. Như ở hình trên thì Trình duyệt và Clash of Clans được sử dụng nhiều. Thế nhưng cũng có một số những yếu tố khác mà chúng ta không làm gì nó cũng là tốn pin, có thể kể tên chính xác là Google Services …

Trong trường hợp này các bạn có thể cài thêm Cpu Spy Reborn trên Google Play để theo dõi xung nhịp CPU. Nếu như hết một ngày (từ sáng đến tối) mà chỉ số Deep Sleep chỉ đạt dưới 60% thì phải xem lại. Như vậy là máy chạy ngầm hơi nhiêu, dễ thấy nhất là các chỉ số xung nhịp thấp được kích hoạt trong thời gian dài. Tham khảo thêm: [Android] Bạn thích chạy nhanh - hao pin hay chạy chậm - tiết kiệm pin?.

tinhte_batteryguru_2.

2 - Tắt bớt các dịch vụ của Google Services

Google Services là tổng hợp các dịch vụ mặc định của Android, vì thế mặc dù nó làm hao pin nhưng bạn không thể tắt hoàn toàn nó đi được. Trừ khi không đăng nhập Gmail và không kết nối internet (wifi - 3G). Vì thế chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt bằng cách không sử dụng những thành phần không cần thiết. Một số lưu ý:
  • Không sử dụng tính năng backup hình ảnh bằng Google+: khi mà dùng máy lần đầu tiên thì Google+ hay hỏi bạn có sử dụng tính năng sao lưu hình ảnh lên mây không. Lưu ý là chọn không nhé, sau nhiều lần thử thì mình thấy mục này khá là hao pin. Nếu như bạn không có nhu cầu chia sẻ ảnh lên Google+ thì cũng không cần sử dụng làm gì.
  • Vào Settings -> Account -> Chọn vào Gmail của bạn -> bỏ chọn đi những dịch vụ không dùng và không cho nó đồng bộ. Như mình bỏ chọn: Google Photos Auto Backup, Google Play Books, Google Play Newsstand, Google+, Google+ Photo.
  • Sử dụng một số thủ thuật đơn giản như trong các bài viết sau có liệt kê: Vài thủ thuật nhỏ giúp tiết kiệm pin cho smartphone; Một số thủ thuật tiết kiệm pin cho thiết bị Android.
tinhte_batteryguru_3.

3 - Sử dụng Snapdragon BatteryGuru (Google Play)

Sau khi bạn đã qua 2 bước trên thì đã đến lúc sử dụng một phần mềm tự động để tối ưu hoá máy theo thói quen người dùng. BatteryGuru là phần mềm được chính Qualcomm phát triển để dành riêng cho các thiết bị sử dụng vi sử lý Snapdragon của hãng. Thật may là phần lớn thiết bị Android hiện tại sử dụng SoC này, nếu máy bạn không thuộc diện ưu tiên này thì bỏ qua bước này nhé.

Về cơ bản thì sau khi cài BatteryGuru thì bạn không phải làm gì tiếp cả, cứ sử dụng máy bình thường. Phần mềm này sẽ tự học hỏi thói quen sử dụng của bạn, thời gian học mất khoảng 2 đến 4 ngày. Sau thời gian học thì phần mềm sẽ bắt đầu tối ưu, vậy là xong, không phải bận tâm đến nó nữa. Tham khảo thêm: Qualcomm giới thiệu phần mềm tiết kiệm pin Snapdragon BatteryGuru cho Android.

tinhte_batteryguru_4.

Sau 3 bước trên thì máy bạn đã có thể kéo dài thời gian sử dụng ra thêm một chút, mất thời gian thiết lập ban đầu nhưng sử dụng được lâu dài. Mỗi người có thói quen sử dụng khác nhau, trên đây chỉ là những việc mình thường làm với chiếc Android của mình, bạn hãy chia sẻ cách mà bạn đã làm để tự tối ưu nhé, để mọi người được tham khảo!

Có thể một số bạn sẽ thắc mắc tại sao không có Greenify, không có một số phần mềm tiết kiệm pin như JuiceDefender, Easy Battery Saver, Deep Sleep Battery Saver Pro, hay Set CPU … Do ở đây mình ưu tiên những giải pháp đơn giản, dễ dùng và ưu tiên không root máy để ai cũng có thể áp dụng chứ không phải mò quá nhiều. Nhớ chia sẻ cách bạn đã và đang sử dụng nhé :)
  http://www.tinhte.vn/threads/theo-doi-va-cai-thien-thoi-luong-pin-cho-android.2337809/

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

HƯỚNG DẪN TẠO ĐĨA MULTI-BOOT

THỰC HIỆN
1. Xử lý Hiren's Boot
- Mở file Hiren'sBootCD.iso bằng UltraISO tìm trong thư mục HBCD fileboot.gz



Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

extract nó ra, rồi mở bằng WinRAR được file boot.img -> copy vào thư mục sau: C:\EasyBoot\disk1\ezboot
- Tìm trong thư mục HBCD fileXP.BIN-> copy vào thư mục C:\EasyBoot\disk1\ezboot và đổi tên thànhminixp.bin


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

- Extract toàn bộ thư mục HBCD vào thư mục C:\EasyBoot\disk1

2. Xử lý Windows XP
- Từ ổ ảo của UltraISO, mount file .iso của Windows XP vào (hoặc cho đĩa cài Windows XP vào ổ CD/DVD để chép một số file)


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Copy những file/folder sau vào thư mục: C:\EasyBoot\disk1


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

- Mở file .iso của Windows XP bằng UltraISO


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

lưu file với tên winxp.bif ở thư mục C:\EasyBoot\disk1\ezboot


3.Xử lý Windows 7
- Copy tất cả các file/folder trong đĩa cài Win 7 vào thư mục C:\EasyBoot\disk1


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

- Mở file .iso của Windows 7 bằng UltraISO





lưu file với tên win7.bif ở thư mục C:\EasyBoot\disk1\ezboot

4.Tạo Multi-Boot bằng EasyBoot
Giao diện của phần mềm


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Để thay đổi hình nền và logo khởi động theo phong cách của riêng mình bạn làm theo trình tự sau:


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Sau đó bạn có thể dùng Adobe Photoshop để tạo ra ảnh Bitmap 16bit kích thước 800x600 theo phong cách của riêng mình rồi copy vào thư mục C:\EasyBoot\disk1\ezboot và chỉnh lại tên file ảnh mới của mình ở đây:


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Đây là cái ảnh nền của mình (không để logo khởi động nên chỉ làm 1 ảnh)



Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Sau đó chuyển sang tabLayoutđể thêm bớt chỉnh sửa lại vị trí các khung màu nền,... cho hợp mắt mình


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Bạn cũng có thể dùng chuột ấn trực tiếp vào từng đối tượng để di chuyển vị trí, thay đổi kích thước,...


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

TabTextchỉnh sửa cũng tương tự


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Sau khi chỉnh sửa giao diện trở thành:



Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

TabMenu
Trong tất cả các tab trên bạn có thể chỉnh sửa lại hay để mặc định là tùy. Nhưng ở tab này bắt buộc phải làm chính xác để tránh lỗi không boot được.
Lệnh (command) đối với các hệ điều hành tương ứng là:
Setup Windows 7:run win7.bif


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Tương tự đối với:
- Setup Windows XP:run winxp.bif
- Hiren's Boot:run boot.img
- Start Mini Windows XP:run minixp.bin
- Boot from Hard Disk:boot 80

Sau khi hoàn tất lệnh
Chọn khởi động mặc định khi không ấn gì (ở đây mình chọn Boot from Hard Disk làm mặc định):


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Giờ thì chỉ việc tạo file .iso hoặc nếu tự tin vào độ chính xác trong các thao tác thì bạn có thể burn ra đĩa được rồi (Mình khuyên các bạn nên tạo file .iso của đĩa multi-boot rồi kiểm tra lại trước khi ghi ra đĩa)


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

BƯỚC 3: KIỂM TRA LẠI VÀ GHI RA ĐĨA
DùngMicrosoft Virtual PCđể kiểm tra lại file ISO đã làm đúng chưa (Nếu chưa biết cách sử dụng phần mềm này thì có thể đọc hướng dẫnở đây)

Đã có multi-boot
Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Setup Windows 7


Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Setup Windows XP

Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Hiren's Boot

Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Mini Windows XP

Hướng dẫn tạo đĩa Multi-boot (Setup Windows 7, Setup Windows XP & Hiren's Boot)

Cuối cùng là kiếm cái đĩa nào ngon tí mà ghi cho bõ công chứ đừng ghi đĩa đểu quá mà lại phải sớm chia tay với em nó


http://vntim.blogspot.com/2010/03/huong-dan-tao-ia-multi-boot-setup.html 

ĐÁNH GIÁ HĐH ANDROID 4.4 KITKAT - CÓ NÊN TRÔNG ĐỢI BẢN CẬP NHẬT?

Android 4.4 KitKat là phiên bản mới nhất của Google cho các thiết bị di động. Smartphone "khởi xướng" là Google Nexus 5 cũng cho hiệu suất rất đáng kỳ vọng. Vậy thực chất có gì hot ở phiên bản này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài đánh giá dưới đây.

Giá sản phẩm : Đang cập nhật

Ưu điểm :

  • Android 4.4 giờ đây được tối giản hơn bao giờ hết, tốc độ hơn, mượt mà hơn
  • Google Now đươc cải thiện một cách đáng kể
  • Có thêm nhiều tùy chọn cho việc tăng hiệu suất

Nhược điểm :

  • Giao diện không có quá nhiều thay đổi, kém bao quát
  • Không có quá nhiều điểm mới gây hứng thú cho người dùng
  • Không phải thiết bị nào cũng lên được Android 4.4

Đánh giá chung :

Android 4.4 KitKat là phiên bản được xây dựng dựa trên sự thành công của Jelly Bean trước đó, thế nên nó đã bao gồm đầy đủ vị ngọt của những viên "kẹo dẻo" Jelly Bean rồi. Giờ đây nhiệm vụ của KitKat chỉ là cải thiện tính năng và hiệu suất trên các thiết bị mà thôi. Vậy Android KitKat đem lại tới người dùng những điểm gì nổi bật? Nó có thực sự khác biệt so với Android 4.3 Jelly Bean trước đó không. Câu trả lời sẽ dần hé mở sau khi bạn theo dõi hết bài đánh giá dưới đây.
Các hãng sản xuất thiết bị Android: Samsung, HTC, LG, Sony, Nokia, Motorola, ZTE, Oppo, v.v...

Giao diện & Cách điều khiển

Nếu đã quen dùng các thiết bị Samsung với giao diện TouchWiz trước đó, hẳn là bạn sẽ rất ngạc nhiên với giao diện gốc của KitKat, vì nó mượt mà và tinh tế hơn nhiều so với quá khứ. Đặc biệt khi vuốt qua lại các màn hình cũng như widget, Android 4.4 tạo cho người dùng cảm giác đặc biệt thư thái và dễ chịu.

Màn hình chính sau khi cài đặt
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Màu sắc chủ đạo của Android 4.4 chủ yếu là xám và xanh da trời, cùng với đó là sự kết hợp tinh tế của các màu sắc hòa trộn, khiến cho toàn bộ màn hình trở nên sinh động và đặc sắc hơn rất nhiều. Theo đó sự thay đổi dễ nhận thấy nhất đó là thanh Notification màu đen ở đỉnh máy đã được thiết kế lại trong suốt, tạo nên sự xuyên suốt cho màn hình.
Google cũng là hãng tiên phong trong việc xây dựng hệ thống Notification cho các thiết bị di động. Bằng việc vuốt dọc màn hình từ trên xuống, người dùng có thể truy cập nhanh tới các thiết lập và ứng dụng chẳng hạn như chơi nhạc, ON/OFF Wifi, bluetooth, độ sáng, hay Airplane Mode, v.v... Apple cũng tích hợp tính năng này vào iOS 7, và Microsoft cũng không quên thực hiện động thái tương tự với Windows Phone 8.1 sắp ra mắt trong thời gian tới.


Một điểm thú vị khác khi sử dụng Android đó là Widget. Để thêm 1 widget mới ra màn hình giờ đây rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn và giữ màn hình tại một khoảng trắng nhất định, tiếp đến giao diện Wallpaper/Widgets sẽ xuất hiện. Sau cùng bạn chỉ cần chọn widget mong muốn ra ngoài màn hình và chọn chế độ thiết lập cho nó mà thôi.

Màn hình chính của Android 4.4
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Sau cùng bộ icons của Android 4.4 cũng được vát cong một chút ở 4 cạnh, tạo cảm giác liên kết hơn cho các icon khi sắp xếp trên cùng một mặt phẳng.
Nhìn chung không có gì quá khác biệt về mặt giao diện giữa Android 4.4 và Android 4.3 cả. Hầu hết cách bố trí và điều khiển đều tương tự như các phiên bản Android đã ra mắt trước đó. Thế nên, nếu trông chờ sự thay đổi lớn về mặt giao diện, có lẽ bạn sẽ phải thất vọng dài dài với phiên bản lần này.


Tính năng cơ bản của Android 4.4

Hơn tất cả các HĐH khác, Android là nền tảng cung cấp nhiều tính năng cơ bản và đặc trưng nhất tới người dùng.

1) Khả năng đa nhiệm


Khả năng đa nhiệm trên Android 4.4
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Google từng tuyên bố khả năng đa nhiệm của Android 4.4 sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Cụ thể hơn bộ nhớ RAM của máy sẽ được sử dụng bởi "thành phần chính". Về cơ bản, bạn có thể chạy nhiều ứng dụng và chuyển đổi qua lại nhanh hơn, kéo theo việc thực hiện các tác vụ sẽ diễn ra nhanh hơn.
Trong khi đó việc chuyển đổi ứng dụng cũng diễn ra tương tự các phiên bản trước. Bạn có thể bấm vào nút đa nhiệm gần nút Home trên màn hình để chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang chạy.

2) Gọi điện



Trình gọi điện của Android 4.4 được đặt tại thanh dock trên màn hình chính. Một khi tải, ứng dụng sẽ hiển thị tất cả danh bạ thường xuyên. Trong khi đó thanh tìm kiếm giúp người dùng nhập nhanh tên danh bạ với những gợi ý của Google. Ngòai ra lịch sử cuộc gọi cũng được xếp ở vị trí trên cùng hiển thị thời gian và số điện thoại người gọi.
Bấm vào biểu tượng dial pad dưới cùng màn hình, bạn sẽ được đưa tới trình quay số của thiết bị. Tại đây số máy cũng được gợi ý trong lúc người dùng nhập liệu.

3) Tin nhắn


Tin nhắn được gộp chung với Hangouts
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Thay đổi dễ nhận thấy nhất trong phần tin nhắn đó là nó lớn hơn nhiều so với phiên bản cũ. Về cơ bản Google đã tích hợp trình soạn thảo tin nhắn SMS và MMS vào ứng dụng Hangouts của hãng, phần này sẽ nói chi tiết hơn trong nội dung kế tiếp.

4) Ảnh và video



Nhắc tới ảnh và video, Google cũng chuyển đổi ứng dụng Gallery cũ thành ứng dụng tên là Photos. Quả thực, Photos trông hiện đại hơn với nền trắng và các nút bấm cực kỳ tinh tế theo kèm.
Khi bắt đầu mở ứng dungh, nó sẽ hiển thị tất cả nội dung ảnh có trên Google+, trong khi đó Photos cũng cho phép người dùng ghép ảnh, tạo hoạt cảnh, v.v... Ngoài ra cũng phải kể đến trình tạo video từ các ảnh và video có sẵn theo từng chủ đề và phong cách khác nhau
Nhìn chung, người dùng sẽ phải làm quen một chút với ứng dụng Photos vì quả thực ứng dụng Gallery cũ kỹ đã theo chúng ta nhiều năm tháng nay rồi, thế nên không thể quên các thao tác đi kèm trong ngày một ngày hai được.

5) Trình duyệt


Trình duyệt trên Android 4.4
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Trình duyệt cũng là điểm đáng chú ý trên phiên bản Android 4.4 lần này. Theo đó sự thay đổi lớn nhất đó là việc thay thế bộ WebKit truyền thống bằng phiên bản Chromium hiện đại. Thế nên trình duyệt mới nhất của Android hiện tại sẽ được xây dựng dựa trên Chromium, nhưng có điều là nó không xuất hiện quá nhiều thay đổi qua các bài test.

Tính năng đặc biệt trên Android 4.4

Theo kèm những tính năng cơ bản, Android 4.4 cũng theo kèm rất nhiều tính năng đặc biệt khác. Chúng tôi sẽ điểm mặt những tính năng thú vị và phù hợp nhất với người dùng.

1) Google Now



Google Now tương tự như Siri của Apple hay Cortana của Microsoft, nó là một bộ máy chỉ dẫn phụ giúp người dùng trong một số tác vụ từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể truy cập vào Google Now bằng cách nhấn và giữ phím Home, hoặc bấm vào biểu tượng microphone trên thanh tìm kiếm.
Tương tự những phiên bản trước, Google Now hiển thị thành các thẻ cho bạn biết thông tin về thời tiết, vị trí, địa điểm, hay những tin vắn về thể thao, nhà hàng, v.v... Gã khổng lồ tìm kiếm cũng cho hay, khả năng nhận diện giọng nói của Google Now giờ đây đã tốt hơn trong quá khứ rất nhiều. Mặc dù vậy tính năng mở màn hình bằng cách nói "OK Google" vẫn chưa hoạt động thật sự hiệu quả trên Nexus 5.
Và để so sánh với Siri và Cortana, thực sự Google Now ít có cửa để sánh ngang được. Trong khi Siri thông minh và Cortana dí dỏm thì Google Now chủ yếu chỉ link đến các kết quả tìm kiếm khi người dùng sử dụng giọng nói để tương tác.

2) Hangouts


Hangouts là ứng dụng mục tiêu của Google
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Tương tự iOS, Android liên tiếp cập nhật Hangouts nhằm cung cấp những tính năng của phiên bản máy tính lên di động. Hiện tại Hangouts đã có sự tương thích rất chặt chẽ với Drive, dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Google. Theo đó tất cả những tin nhắn, lịch sử chat có thể đồng bộ với kho dữ liệu trực tuyến này. Bên cạnh đó, điểm gây thú vị nhất đó là việc sát nhập SMS thông thường với tin nhắn qua Google+.
Bạn có thể coi Hangouts tương tự 1 ứng dụng chat như Whatsapp hay Viber, nhưng có điều người dùng sẽ sử dụng tài khoản Google+ của mình để kết nối, bên cạnh đó nó cũng dễ dàng sử dụng và tùy biến. Việc kết nối giữa người dùng Android hiện nay dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Hangouts.

3) Quickoffice



Ứng dụng quan trọng cuối cùng mà chúng tôi muốn liệt kê đó là bộ công cụ văn phòng Quickoffice. Đây là phiên bản office được xây dựng dựa trên bộ Office của Microsoft. Về cơ bản nó cũng hữu hiệu và mạnh mẽ tương tự.
Quickoffice đã xuất hiện trên Android rất nhiều năm rồi, nhưng đến phiên bản Android 4.4 lần này mới được Google tích hợp. Đây quả là tin buồn cho những công ty phát triển ứng dụng tương tự, chẳng hạn như Polaris hay OfficeSuite.
Nhìn chúng QuickOffice cho hiệu suất tốt, mượt mà khi sử dụng, và có khả năng đồng bộ cực kỳ hiệu quả với Google Drive. Lượng Giá Việt đã có dịp đánh giá ứng dụng này trong quá khứ, bạn có thể tham khảo qua Đánh giá QuickOffice - Sau 2 năm về tay Google có gì khác.

Tính bảo mật

Android là HĐH nhận được nhiều sự ưu ái nhất của các hãng gia công phần mềm bảo mật cũng như các hacker. Không bởi Androd kém bảo mật, mà do nó là nền tảng có nhiều phương thức để xâm nhập và tấn công. Một trong phương thức này phải kể đến thói quen thích sử dụng ứng dụng "ngoài" của người dùng. Thay cho việc mua ứng dụng trả phí cho trên Google Store, người dùng thường tìm đến những kho ứng dụng khác hoặc thậm chí tìm kiếm trực tiếp trên Internet để cài đặt. Nhưng vấn đề ở đây đó là những ứng dụng này có thể đã cài sẵn mã độc bên trong, khiến cho người dùng có thể gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Trong khi nếu chỉ cài đặt và sử dụng ứng dụng trên Google Store, bạn gần như sẽ không bao giờ phải đối mặt với những nguy hại kể trên.

Android là HĐH hoàn toàn bảo mật
(Ảnh đánh giá hệ điều hành Android 4.4 KitKat)

Hơn nữa, Android là HĐH cung cấp nhiều phương thức khóa màn hình nhất so với các HĐH khác. Theo đó bên cạnh khóa bằng PIN (số) như thông thường, người dùng có thể sử dụng Pattern (đường kẻ), khuôn mặt, hoặc mới nhất là gõ màn hình để mở khóa. Tuyệt vời hơn, Android cũng là HĐH cung cấp nhiều ứng dụng bảo mật nhất, chẳng hạn bạn có thể khóa hay ẩn video, ứng dụng, văn bản, hoặc hình ảnh với những ứng dụng cung cấp tính năng này. Thế nên hoàn toàn có thể nói Android là một HĐH bảo mật, nhưng kết quả cao hay thấp còn phải phụ thuộc vào cách sử dụng của chúng ta nữa.

Tính dễ sử dụng

Một khi sử dụng Android, bạn sẽ bị nhầm lẫn bởi rất nhiều loại giao diện khác nhau. Chẳng hạn Samsung có TouchWiz, HTC có Sense, LG có Optimus UI, v.v... kéo theo việc trải nghiệm bị "lệch lạc" trên từng thiết bị. Tuy nhiên, nếu đã từng sử dụng qua các máy như Nexus, Moto X, Moto G, bạn sẽ thấy rằng Android dễ sử dụng hơn mình tưởng. Vấn đề là người dùng ít có cơ hội tiếp cận loại giao diện gốc này mà thôi.


Trong khi đó việc nâng cấp phần mềm cũng không thực sự làm người dùng hài lòng. Các bản cập nhật thường được phân phối đối với những hãng sản xuất khác nhau và dòng máy khác nhau. Bạn sử dụng Samsung Galaxy S4, nhưng không có nghĩa bạn sẽ được cập nhật khi Galaxy S5 được cập nhật hoặc ngược lại. Nếu muốn nhận được cập nhật theo cách nhanh nhất, bạn nên sử dụng các thiết bị "Stock", hiểu nôm na là các thiết bị gốc như Nexus 5, Samsung Galaxy S4 Stock, hay HTC One 2013 Stock.

Lựa chọn cho người dùng

Android 4.4 là bản cập nhật tập trung chủ yếu vào những cải tiến xoay quanh hệ thống và hiệu suất của thiết bị. Bạn sẽ không thấy quá nhiều tính năng cũng như thay đổi về mặt giao diện trong phiên bản lần này. Nếu trông đợi một bản cập nhật lớn với nhiều thay đổi cả trong lẫn ngoài, bạn sẽ tự mình chuốc lấy thất vọng mà thôi.

Android 4.4 thích hợp với những người nào?

Android 4.4 phù hợp với người yêu thích những cái mới, dù cho đó chỉ là những thứ nhỏ nhặt và khó có thể nhận biết trong ngày một ngày hai. Bên cạnh đó nó cũng phù hợp với những người đang chờ đón sự hoàn thiện của Google Now, Hangouts, cũng như bộ công cụ QuickOffice đi kèm. Sau cùng sự thay đổi về thanh thông báo và bộ icon cũng là những điểm đáng cân nhắc với phiên bản Android 4.4 lần này.
Nội dung liên quan:
Đánh giá HĐH Windows Phone 8.1 - Nhiều tính năng mới, Cortana dí dỏm
Đánh giá Motorola Moto X - Android 4.4, độc đáo, nhiều tiện ích
Đánh giá Mobogenie - Công cụ đồng bộ Android hoàn hảo
Lai H. (luonggiaviet.com)
  http://luonggiaviet.com/danh-gia/cong-nghe/phan-mem/danh-gia-hdh-android-4-4-kitkat-co-nen-trong-doi-ban-cap-nhat-1059.html