Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

IPHONE, GALAXY, IPAD, NEXUS - GIÁ TRỊ THỰC CHẤT Ở ĐÂU?

Trung tâm kiểm thử của InfoWorld (IDG) đã đánh giá các thiết bị di động smartphone, tablet theo những tiêu chí được xác định trên quan điểm của nhà quản lí trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh, nhất là khi các thiết bị di động này được coi là công cụ làm việc.
Thiết bị di động thông minh như điện thoại và máy tính bảng hiện đều có vẻ đang được kỳ vọng quá cao so với thực tế. Ít ra đó cũng là kết luận của InfoWorld khi thử nghiệm và xem xét hệ thống đánh giá thiết bị di động hiện nay. Các tiêu chí đánh giá đã thay đổi nhiều so với trước đây. Có quá nhiều cải tiến mới được các nhà sản xuất đưa vào sản phẩm của mình làm cho cách đánh giá cũ không còn thích hợp nữa. Mãi tới năm ngoái, tốc độ sáng tạo và đổi mới của ngành di động mới chậm lại và thực sự đã thiết lập một ngưỡng mới cho các tiêu chí thử nghiệm đánh giá. 
Cũng trong giai đoạn này, hệ sinh thái di động cũng có những thay đổi quan trọng. Bảo mật đã không còn là mối quan tâm hàng đầu như thời điểm 4 năm trước đây. Thay vào đó, vấn đề nổi cộm giành được sự chú ý nhiều nhất hiện nay của ngành di động là vấn đề quản trị, khu vực mà hầu hết các nền tảng đều chưa tập trung khai thác. Các nền tảng di động lớn đều tích hợp sẵn các trình duyệt tốt và cung cấp kèm thêm nhiều ứng dụng tiện ích phục vụ người dùng. Ở góc độ này, có thể thấy rõ khoảng cách đã được thu hẹp và việc xác định đối tượng vượt trội trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
Vấn đề nổi cộm giành được sự chú ý nhiều nhất hiện nay của ngành di động là vấn đề quản trị, khu vực mà hầu hết các nền tảng đều chưa tập trung khai thác.
Số lượng các dịch vụ hiện hữu trên các nền tảng cũng tăng mạnh. Có thể kể đến iCloud, Siri của Apple, Google Now và Maps của Google như những minh chứng cho việc thiết bị di động đã chuyển từ thiết bị đầu cuối độc lập trở thành một thành phần của công nghệ điện toán. Hệ thống tính điểm cũ của InfoWorld đã không dự đoán được sự bùng nổ của việc gia tăng các dịch vụ trên nền tảng di động. Do vậy, nhóm thử nghiệm đã xây dựng nên một hệ thống mới với những tiêu chí hợp thời và tính đến cả những thay đổi công nghệ trong tương lai.
Trong bảng dưới đây, độc giả sẽ thấy các điểm số theo tiêu chí mới của các điện thoại thông minh và máy tính bảng tiêu biểu hiện nay. Tiếp theo đó sẽ là mô tả cho từng tiêu chí và các so sánh cơ bản giữa các nền tảng.

Ứng dụng và trình duyệt
Dịch vụ nền tảng
Bảo mật và quản trị
Khả dụng
Phần cứng
Điểm tổng

20%
20%
20%
20%
20%

Apple iPad Air
7
7
8
8
7
7,4 (Tốt)
Apple iPad Mini with Retina Display
7
7
8
8
7
7,4 (Tốt)
Apple iPhone 5c
8
7
8
8
7
7,6 (Tốt)
Apple iPhone 5s
8
7
8
8
8
7,8 (Tốt)
BlackBerry Q10
6
5
8
6
6
6,2 (Trung bình)
BlackBerry Z10
6
5
8
6
7
6,4 (Trung bình)
Google Nexus 5
7
7
6
8
7
7,0 (Tốt)
Google Nexus 7, 2013 edition
7
7
6
8
6
6,8 (Trung bình)
Google Nexus 10
7
7
6
7
6
6,6 (Trung bình)
HTC 8X
6
5
5
6
6
5,6 (Kém)
HTC One
7
6
6
7
7
6,6 (Trung bình)
Motorola Mobility Moto X
7
6
6
6
6
6,2 (Trung bình)
Nokia Lumia 800 series
6
5
5
6
6
5,6 (Kém)
Samsung Galaxy S 4
7
6
6
7
7
6,6 (Trung bình)
Samsung Galaxy Note 10.1, 2013 edition
6
7
6
7
6
6,4 (Trung bình)
ZTE Open
5
5
5
5
5
5,0 (Kém)

Ứng dụng và trình duyệt
Hệ thống tính điểm cũ của nhóm thử nghiệm đã tách các tiêu chí trình duyệt và hỗ trợ Internet, kết nối doanh nghiệp, ứng dụng hỗ trợ chiếm tới 55% tổng điểm đánh giá. Kiểu chấm này đúng với thời gian đầu khi điện thoại thông minh vẫn còn là một thiết bị mới mẻ trên thị trường. Còn hiện giờ, các ứng dụng và trình duyệt ưu tú đã khác xa so với những người tiền nhiệm trên các thế hệ di động cũ với đại diện “sừng sỏ” là điện thoại thiên về hướng tương tác với thư và tin nhắn của BlackBerry. Vấn đề đang được quan tâm là liệu thiết bị di động có thể chính thức trở thành công cụ làm việc chứ không chỉ còn là thiết bị dành cho cá nhân. 
Thiết bị di động đã chuyển từ thiết bị đầu cuối độc lập trở thành một thành phần của công nghệ điện toán.
 Cho tới nay, ranh giới giữa trình duyệt và ứng dụng trở nên rất mong manh và chúng trở thành những tính năng cơ bản được cung cấp trên mọi nền tảng di động. Và một điều ai cũng có thể nhận ra là điện thoại thông minh và máy tính bảng đã thực sự trở thành những công cụ làm việc hiệu quả. Do đó nhóm thử nghiệm đã nhập các tiêu chí liên quan tới trình duyệt web và ứng dụng cũng như các tính năng kết nối doanh nghiệp liên quan tới ứng dụng (như email, lịch làm việc, quản lý danh bạ) vào chung một nhóm gọi là Ứng Dụng và Web đồng thời giảm số điểm của tiêu chí này xuống ở mức 20%.
Tuy vậy một số điểm khác vẫn dùng để đánh giá thiết bị di động. Hệ điều hành iOS có bộ sưu tập ứng dụng đáng giá nhất cả về chất lẫn về lượng, đặc biệt là các ứng dụng hỗ trợ công việc, trình duyệt Safari của nó cũng rất tuyệt. Trình duyệt Chrome thì được cho là tốt hơn Safari bởi lẽ nó hỗ trợ HTML 5 nhưng hệ điều hành Android thì rõ ràng thua kém đối thử iOS về ứng dụng.
Các hệ điều hành khác như Windows Phone, BlackBerry và những tên tuổi tiềm năng khcas như FireFox OS hay Ubuntu Touch đều tỏ ra yếu kém ở tiêu chí ứng dụng, ngay cả khi so sánh chúng với thế hệ iPhone đầu tiên ra đời năm 2007, có chăng chỉ hơn được về mặt trình duyệt. Hiện tại cả Microsoft và BlackBerry dã cho thấy những nỗ lực của họ để cải thiện vấn đề này và chúng ta hy vọng sẽ sớm thấy được những đột phá của họ trong tương lai.
Dịch vụ nền tảng
Đây là tiêu chí mới trong hệ thống tính điểm, nó bao gồm các dịch vụ mà nền tảng di động cung cấp cho người dùng trên thiết bị của mình thông qua điện toán đám mây hoặc nhà mạng. Trước đây tiêu chí này chỉ nằm khiêm tốn trong mục Ứng dụng hỗ trợ thuộc tiêu chí Kết nối doanh nghiệp của hệ thống tính điểm cũ. Còn hiện giờ tiêu chí Dịch vụ nền tảng này chiếm 20% tổng điểm đánh giá, tăng gần gấp đôi so với cách làm cũ.
Tiêu chí này bao gồm các dịch vụ cài đặt trên thiết bị làm gia tăng trải nghiệm người dùng cũng như gia tăng những tính năng cho chính bản thân thiết bị:
• Apple: Dịch vụ điện toán đám mây iCloud (bao gồm iCloud Keychain, đồng bộ dữ liệu, chia sẻ không gian lưu trữ), AirPlay, iTunes, hệ thống thông báo, bảo vệ dữ liệu, Apple Maps và các tính năng liên quan như Find My Friends cũng những dịch vụ viễn thông như iMessage và FaceTime.
• Google: Google Now và các dịch vụ liên quan đến tìm kiếm hồ sơ người dùng, Google Maps và các dịch vụ định vị liên quan, hệ thống thông báo, Google Drive cùng các dịch vụ gắn liền với tài khoản Google khác.
• BlackBerry: BlackBerry Messenger (BBM) và BlackBerry Hub.
• Microsoft: Dịch vụ điện toán đám mây OneDrive và các tính năng đồng bộ dữ liệu liên quan, các dịch vụ liên quan tới tài khoản Microsoft Account, Bing Maps (sớm được thay thế bằng Here Maps của Nokia) và các dịch vụ định vị khác, các dịch vụ viễn thông khác bao gồm cả Skype khi được tích hợp vào hệ điều hành.
iOS là hệ điều hành cung cấp các dịch vụ phong phú và toàn diện nhất. Android cũng cung cấp nhiều dịch vụ song có thể nhận thấy Google chỉ mang tới rất ít dịch vụ có ích cho cá nhân người sử dụng, hãng này thiên về các dịch vụ liên quan đến hồ sơ cá nhân và phục vụ mục đích quảng cáo. Microsoft thì sao chép một số dịch vụ cốt lõi của cả Apple và Google nhưng phần lớn là không được chỉn chu. Trong số các tên tuổi nền tảng di động lớn, BlackBerry cung cấp những dịch vụ nền tảng kém nhất, hãng chỉ hơn được các nền tảng mới cung cấp ứng dụng dựa trên nền web như Ubuntu Touch và Firefox OS.
Bảo mật và quản trị
Mãi đến năm 2010, Apple mới cung cấp các API liên quan tới bảo mật cho iPhone. Trước đó, chỉ có duy nhất BlackBerry chú trọng tới vấn đề này và đó là lý do tại sao các doanh nghiệp chỉ chọn dùng nền tảng này trong khoảng thời gian từ cuối những năm 90 thiên niên kỷ trước cho tới tận năm 2012. Mặc dù trong giai đoạn những năm 2000, nền tảng Windows Mobile cũng có cung cấp một số tính năng bảo mật thông qua giao thức Exchange ActiveSync, nhưng bất hạnh là Microsoft đã bỏ rơi không chú trọng đến Windows Mobile trong khoảng thời gian mà iPhone chưa xuất hiện. Kết quả là hiện nay chúng chỉ được dùng hạn chế ở một số cơ quan chính quyền mà thôi.
Apple vẫn luôn nỗ lực hoàn thiện các API bảo mật của mình và giờ đây, iPhone đã thay thế cho các điện thoại BlackBerry trong doanh nghiệp, chỉ trừ một số doanh nghiệp quá nhạy cảm với công tác bảo mật. Google cũng tiến hành phương thức tiếp cận thị trường tương tự với Apple mặc dù cung cấp ít tăng hơn so với đối thủ. Còn hệ điều hành di động mới của Microsoft - Windows Phone thì vẫn không thể so sánh được với người tiền nhiệm Windows Mobile trong lĩnh vực bảo mật. Hiện giờ, ngay cả khi Microsoft đã tung ra phiên bản thứ ba cho Windows Phone, song nó vẫn chưa được chấp nhận tại đa số cộng đồng doanh nghiệp.
Vấn đề đang được quan tâm là liệu thiết bị di động có thể chính thức trở thành công cụ làm việc chứ không chỉ còn là thiết bị dành cho cá nhân.
Có thể nói trong số các nền tảng di động hiện nay, BlackBerry và iOS cung cấp khả năng bảo mật tốt nhất, Google kém hơn một chút còn Microsoft thì lựa chọn phương thức tiếp cận lộn xộn, thiếu nhất quán và không tương thích. Có thể thấy rõ rằng khả năng bảo mật hiện nay chính là chìa khóa tiếp cận với khối dianh nghiệp của các nhà cung cấp thiết bị di động. Hầu hết các tác vụ được thực hiện trong tương lai sẽ được quản lý thống nhất trên môi trường di động cũng như máy tính bàn mà không cần phát sinh thêm các giải pháp ràng buộc trung gian rắc rối nào.
Kết quả là sự đổi mới sáng tạo dành cho lĩnh vực bảo mật không còn được chú trọng như trước nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể nhận ra sự chú ý đang được hướng tới lĩnh vực quản lý như phân phối ứng dụng, cấp phép ứng dụng, bản quyền số và kiểm soát nội dung. Các nhà cung cấp bảo mật di động thông minh hơn đã sớm nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau cho việc quản lý bản quyền và nội dung số, song đây vẫn là một thị trường cực kỳ tiềm năng. iOS 7 của Apple đã có một bước tiến dài khi cung cấp các phương thức bảo mật cho các lĩnh vực nêu trên nhưng hãy tin rằng các đối thủ cạnh tranh của nó đều đang chạy đua để cung cấp những tính năng tương tự hoặc tốt hơn ngõ hầu mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng chứ không chỉ nhắm vào bảo vệ dữ liệu. Trong cơ chế tính điểm mới, các tiêu chí liên quan đến bảo mật vẫn chiếm 20% song các thành tố dính đến quản lý có cơ hội để giành lấy những điểm số cao hơn cho chính bản thân mình.
Tính khả dụng
Đây có lẽ sẽ là sự thay đổi gây tranh cãi nhiều nhất của lần thay đổi tiêu chí này khi tổng điểm của nó nhảy từ 15% lên 20%. Sở dĩ có sự thay đổi này vì rõ ràng hiện nay thiết bị di động không còn là một ngành mới nữa mà tính khả dụng của chúng chắc chắn nên được quan tâm như một tiêu chí quan trọng khi so sánh thiết bị. Các tiêu chí khác vẫn được giữ nguyên so với hệ thống cũ như dễ sử dụng, dễ bắt sóng cũng như tính tương thích hệ thống ngày càng cao mà không còn quá phụ thuộc bào nền tảng cung cấp nữa. Trong thời điểm hiện nay, chỉ có duy nhất Apple là mang đến sự hài lòng với tất cả những tính năng nêu trên. Các dịch vụ của BlackBerry và Microsoft xếp bét bảng bất chấp việc chúng đều có các thiết bị đầu cuối thiết kế không tệ.
Phần cứng
Nhóm thử nghiệm đã tăng tổng điểm của lĩnh vực Phần cứng lên thành 20% so với mức 10% trước đây do phần cứng ngày càng được thiết kế tinh vi hơn so với bốn năm trước. Máy ảnh tinh vi hơn, âm thanh chất lượng hơn cũng như sự bùng nổ của công nghệ cảm biến đã trợ giúp rất nhiều cho khả năng hỗ trợ kết nối ngoại vi và một loạt tính năng độc đáo khác như nhận diện vân tay Touch ID của Apple, tính năng tương tự của Motorola X8 và Samsung đã làm cho tiềm năng của các thiết bị di động hiên tại khác xa với các thiết bị tiền nhiệm.
Mặt khác, nhóm thử nghiệm cũng đã hạ thấp tiêu chí để dự phòng cho sự thay đổi của phần cứng trong tương lai. Hiện tại các thiết bị được tính đủ chuẩn phục vụ trong doanh nghiệp đều có màn hình cảm ứng,m có khả năng xuất video và khả năng kết nối Bluetooth 4 chuẩn 4. Các thiết bị này đều sẽ được làm bằng vật liệu bền, tuổi thọ pin cao đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày cũng như cung cấp đủ không gian lưu trữ và khả năng tương tác hệt như máy tính truyền thống.
Các thiết bị di động có điểm số tối thiểu là 6 đều ở loanh quanh khu vực này. Các thiết bị có điểm số cao hơn thuộc về các sản phẩm có phần cứng tốt hơn hoặc mang tới những tính năng trội hơn thông thường. Với cách tính mới này, hầu hết các thiết bị chỉ đạt điểm 6 hay 7. Điểm số tệ nhất thuộc về ZTE Open và không có sản phẩm nào được 8 điểm.
Cách tính điểm
Trung tâm thử nghiệm của InfoWorld đã đưa ra mức điểm mới từ 5 (kém) đến 10 (xuất sắc). 6 là trung bình, 7 là tốt, 8 là rất tốt. Độc giả có thể thắc mắc về việc không có điểm kém hay nói cách khác những thiết bị hay bị mất dữ liệu, không an toàn sẽ nhận được điểm dưới 5. Mặc dù vậy, nhóm thử nghiệm sẽ lấy mốc thấp nhất là 5.
Tuy nhiên,với hệ thống tính điểm mới, độc giả sẽ có cơ hội có những sản phẩm thú vị hơn, tìm thấy lỗ hổng cũng như quan sát được những thuận lợi, tương đồng và khác biệt quan trọng giữa các thiết bị, và bạn sẽ có thể nhìn thấy những chi tiết ảnh hưởng đến thiết bị thử nghiệm.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

TẤT CẢ TV ĐỀU PHẢI TÍCH HỢP DVB-T2 TỪ 1/4

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng khẳng định, từ ngày 1/4 tới, toàn bộ thiết bị TV nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam đều phải tích hợp chuẩn công nghệ số DVB-T2, không có trường hợp ngoại lệ.

Tất cả TV đều phải tích hợp DVB-T2 từ 1/4
Thứ trưởng Lê Nam Thắng tại Họp báo Công bố kế hoạch thông tin, tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất và Biểu tượng số hóa truyền hình. Ảnh: Vietnamnet

"Đây là quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc mà tất cả các thiết bị, tất cả các thương hiệu đều phải cam kết áp dụng", Thứ trưởng Thắng nhấn mạnh.
Dự kiến sau ngày 1/4, sẽ có tới 84 loại TV được tích hợp sẵn bộ thu kỹ thuật số DVB-T2 lưu hành trên thị trường Việt Nam. Các dòng TV đang bán ra thị trường từ trước sẽ được xem xét tích hợp và dán nhãn hợp quy sau, chưa bị xử phạt song các hãng sản xuất vẫn phải tiến hành sớm, theo đúng Thông tư hướng dẫn từ Bộ TT&TT.
Cũng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn việc triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất nói trên, các Doanh nghiệp TV sẽ có thể tự công bố hợp quy mà không cần phải chứng nhận hợp quy từ cơ quan quản lý. Đây thực chất là mô hình hậu kiểm, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với công bố của mình, đại diện Bộ TT&TT giải thích.
Tất cả các TV bày bán trên thị trường đều phải được dán dấu hợp quy, nhãn hàng hóa và logo biểu trưng của Đề án số hóa truyền hình để người dùng có thể dễ dàng nhận ra đâu là những thiết bị đã tích hợp DVB-T2. Đối với những hộ cận nghèo, hộ nghèo đã có TV nhưng không đủ điều kiện tài chính để trang bị đầu thu kỹ thuật số, Nhà nước sẽ trích một nguồn từ Quỹ Viễn thông công ích (trị giá 1710 tỷ đồng) để hỗ trợ đầu thu cho họ. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ đầu thu còn người dân sẽ phải tự sắm máy thu hình, Thứ trưởng Thắng lưu ý.
Việc mua TV tích hợp sẵn DVB-T2 sẽ giúp người dân không phải mua thêm đầu thu kỹ thuật số, không cần dùng tới 2 điều khiển và giá thành chắc chắn cũng sẽ rẻ hơn so với việc mua hai thiết bị riêng rẽ, các chuyên gia cho biết.
Để tuyên truyền cho đề án số hóa truyền hình mặt đất, Bộ TT&TT sẽ gửi tin nhắn trên các mạng viễn thông di động như Viettel, VinaPhone, MobiFone, thiết lập các trang thông tin điện tử chính thức về số hóa truyền hình và tổng đài điện thoại để tư vấn cho người dân.
Theo Vietnamnet

BOX.COM MIỄN PHÍ 50GB LƯU TRỮ

(e-CHÍP Online) - Mặc định, khi đăng ký tài khoản miễn phí tại dịch vụ Box.com bạn sẽ có 10GB lưu trữ, nhưng với chương trình khuyến mại dành cho HP, bạn sẽ nhận ngay 50GB khi đăng ký thành công tài khoản.

Bạn truy cập địa chỉ sau, điền đầy đủ các thông tin yêu cầu vào form đăng ký như: họ, tên, email, mật khẩu, số điện thoại,… rồi nhấn Continue.
Khi thấy thông báo Confirm your email address, bạn đăng nhập vào hộp thư, mở email có tiêu đề Please complete your Box signup, nhấn nút Verify Email để xác thực và kích hoạt tài khoản. Xong, bạn nhấn Let’s get startedxem qua hướng dẫn và bắt đầu sử dụng Box.com.
Để kiểm tra dung lượng lưu trữ, bạn nhấn biểu tượng bánh răng cưa ở góc phải phía trên giao diện > chọn Account Settings trong menu xổ ra.
AN NHƠN
http://echip.com.vn/boxcom-mien-phi-50gb-luu-tru-a20140313224219168-c1077.html

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

PHÂN BIỆT HÀNG APPLE CHÍNH HÃNG VÀ XÁCH TAY APPLE TẠI VIỆT NAM (KỲ 1)

Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)

(Techz.vn) Loạt bài viết giới thiệu cách phân biệt giữa hàng xách tay và hàng chính hãng của Apple, một khái niệm đang thực sự bị 'loạn' tại Việt Nam.

Techz.vn tuyển dụng 03 BTV tại TP.HCM  HOT
Kỳ 1: Thế nào là hàng xách tay, thế nào là hàng chính hãng?
Hiện nay thị trường hàng Apple (iPad, iPhone, Macbook) ở Việt Nam cực kỳ hỗn loạn. Điều đáng ngạc nhiên là với đủ chủng loại hàng hóa, nhưng hầu như tất cả các cửa hàng chuyên doanh mặt hàng Táo Khuyết đều khẳng định nguồn hàng của mình là chính hãng, rất hiếm nơi nhận là hàng “xách tay”. Vậy làm sao để phân biệt được hàng “xách tay” hay hàng “chính hãng”? Đây là một vấn đề quan trọng, liên quan tới quyền lợi của người tiêu dùng, vì chính sách của Apple đối với 2 loại mặt hàng này là rất khác nhau.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những cách thức để phân biệt 2 loại mặt hàng này.
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Tiêu chuẩn để được công nhận là hàng chính hãng
Hiện nay có rất nhiều cách phân biệt được phổ biến trên mạng, nhưng để có câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi đã tiến hành liên hệ với anh Nguyễn Thế Kha, Phó giám đốc Trung tâm Apple - Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, đơn vị được ủy quyền phân phối chính thức sản phẩm Apple tại Việt Nam.
Khi được hỏi về thế nào là hàng chính hãng Apple, anh Kha đưa ra những tiêu chí bắt buộc khi 1 sản phẩm muốn được coi là sản phẩm chính hãng Apple như sau:
1.  Là sản phẩm được sản xuất bởi hãng Apple.
2.  Được nhập khẩu bởi các công ty Apple đã ký hợp đồng nhập khẩu (Đối tác nhập khẩu của Apple).
3.  Có hoá đơn VAT (với thông tin thể hiện đúng và đủ với tên máy).
4.  Có tem nhập khẩu và tem kiểm định chất lượng ICT.
5.  Được bảo hành theo chính sách bảo hành công bố của hãng Apple.
Riêng về tiêu chí thứ 5, anh Kha cho biết, ngoại trừ iPhone chỉ được bảo hành tại quốc gia bán ra, thì các mặt hàng như iPad hay Macbook đều hưởng chế độ bảo hành toàn cầu, nghĩa là cho dù mua từ nước ngoài mang về thì các sản phẩm này vẫn được các địa chỉ bảo hành của Apple ủy quyền giải quyết khi gặp lỗi, hỏng hóc. Do đó, nhiều cửa hàng vin vào việc “sản phẩm được bảo hành chính hãng nên là hàng chính hãng” hoàn toàn không chính xác.
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Không như iPhone, iPad và Macbook nhận được sự bảo hành toàn cầu, có nghĩa là chỉ dựa vào điều kiện này không thể nhận xét là sản phẩm có chính hãng hay không
Khi đi mua hàng, cửa hàng được ủy quyền bán hàng chính hãng từ Apple sẽ có các loại chứng từ:
1. COO (giấy chứng nhận nhập khẩu).
2. Thư uỷ quyền của Apple.
3. Hoá đơn VAT cần phải có có cho từng sản phẩm bán ra dù khách là cá nhân hay doanh nghiệp. Đồng thời hoá đơn phải ghi rõ tên đầy đủ về sản phẩm được bán ra (thay vì chỉ ghi chung chung là Máy tính bảng, Điện thoại, hay Máy tính).
Trên hàng hóa sẽ có các loại tem:
1. Tem đơn vị nhập khẩu (Đơn vị này phải là đối tác của Apple)
2. Tem ICT (với tên đơn vị nhập khẩu và được cấp bởi Bộ Thông tin Truyền Thông).
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Sản phẩm phân phối chính hãng phải có cả tem của nhà nhập khẩu được ủy quyền, và tem ICT của Bộ Thông tin & Truyền thông
Danh sách các cửa hàng được ủy quyền bán hàng của Apple sẽ có trên trang chủ của hãng tại địa chỉ sau đây:
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Danh sách các cửa hàng được ủy quyền bán sản phẩm Apple có thể tìm thấy trên website của hãng
Về điều kiện hóa đơn VAT, nhiều cửa hàng thường viện cớ máy mới về kho, chưa xuất được hóa đơn nên hẹn khách lúc khác quay lại để lấy sau. Thực tế, cho dù khách có quay lại để lấy thì hóa đơn này cũng ghi không rõ ràng, nếu có rõ thì khi kiểm tra IMEI cũng không đúng với trên máy bán ra. Bạn đọc cần chú ý rõ.
Cũng theo anh Kha, còn một loại hàng hóa khác cũng có thể gọi là hàng “chính hãng”: đó là các loại hàng được nhập không thông qua nhà phân phối mà nhập chính thức từ các đại lý từ nước ngoài, qua đường hải quan, có đóng thuế đầy đủ, có hóa đơn khi yêu cầu. Loại hàng này so với loại hàng chính hãng kể trên thì chỉ thiếu tem của đơn vị nhập khẩu chính thức. Tuy vậy, do phải qua quy trình khá “dài dòng” như vậy nên mức giá của những sản phẩm này nhiều khi còn cao hơn cả hàng chính hãng (tiêu biểu có thể thấy là các mặt hàng được bán ở đợt đầu, khi mà các đơn vị phân phối chính thức chưa có hàng). Để giảm giá thành cũng như tối đa hóa lợi nhuận, các đơn vị kinh doanh nhiều khi thực hiện các thủ thuật như tráo đổi phụ kiện, thậm chí tráo đổi cả máy rồi đóng lại seal, khách hàng không cẩn thận check trên website của Apple có thể mua nhầm.
Phân biệt hàng Apple chính hãng và xách tay Apple tại Việt Nam (Kỳ 1)
Cần chú ý check thông tin trên trang của Apple khi mua hàng
Các mặt hàng không đáp ứng được các tiêu chí trên thì không được phép gọi là hàng chính hãng, mà phải được phân loại là hàng xách tay. Hàng xách tay theo luật chỉ được sử dụng với mục đích cá nhân, không được phép kinh doanh thương mại (bán hàng, xuất hóa đơn). Đó là lý giải cho việc đa phần các cửa hàng bán đồ xách tay phải “cãi sống cãi chết” rằng hàng hóa của mình là hàng chính hãng. Họ thường không để hàng tại cửa hàng, showroom chính thức mà khi khách có nhu cầu sẽ được dặn là “chờ một lúc, để lấy hàng từ kho”. Lý do là việc đặt hàng xách tay tại các địa điểm này sẽ gặp rất nhiều rắc rối khi gặp các đoàn thanh, kiểm tra, quản lý thị trường.
Theo: Techz.vn/NĐT